Đề thi thử môn địa lý TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 2 - ĐỒNG THÁP (Có đáp án)
SỞ GD & ĐT
ĐỒNG THÁP KỲ THI TN THPT
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH 2 Môn
thi: Địa Lí – Giáo dục trung học phổ thông
Đề thi đề thử Thời gian làm bài
90 phút ( không kể thời gian giao đề )
-----Ω-----
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (
8,0 điểm )
Câu I. ( 3,0 điểm )
1.
Hãy nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
2. Cho bảng số liệu sau:
Số dân và sản lượng lương thực nước ta, giai đoạn 1995 - 2007
Năm
|
1995
|
1999
|
2007
|
Số dân ( nghìn người )
|
71995
|
76596
|
85171
|
Sản lượng lương thực ( nghìn tấn )
|
26142
|
33150
|
40247
|
a. Tính bình quân lương
thực theo đầu người các năm 1995, 1999 và 2007.
b. Nhận xét mối quan hệ
giữa dân số và sản lượng lương thực nước ta trong giai đoạn 1995 - 2007.
Câu II. ( 2,0 điểm )
Cho bảng số liệu :
Sản lượng thủy sản nước
ta giai đoạn 1990 - 2008 (đơn vị : nghìn tấn)
Năm
|
1990
|
1995
|
2000
|
2006
|
2008
|
Sản lượng
|
890
|
1584
|
2250
|
3720
|
4602
|
1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản
lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2008
2. Nhận xét tình hình sản xuất ngành
thủy sản nước ta gia đoạn 1990-2008.
Câu III. ( 3,0 điểm )
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến
thức đã học, hãy :
1. Kể tên các tỉnh, thành phố của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam
Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
2. Nhận xét sự phân bố các tung tâm công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên Hải Nam Trung Bộ.
II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN ( 2,0
điểm )
Câu IV.a. Theo
chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến
thức đã học, hãy kể tên ở vùng Đông Nam Bộ :
1. Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
2. Các vườn quốc gia và khu dự trữ
sinh quyển.
3. Các mỏ dầu.
Câu IV.b. Theo
chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết
khả năng và thực trạng sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long.
----- Hết -----
Học sinh được
sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
HƯỚNG DẪN
CHẤM ĐỀ THI ĐỀ THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Câu
|
Đáp án
|
Điểm
|
|||||||
Câu I
( 3 đ )
|
1. Hãy nêu thế mạnh và hạn
chế của khu vực đồng bằng.
a. Thế mạnh:
- Là nơi có
đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa
dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
- Cung cấp các
nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
- Thuận lợi
cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công
nghiệp…
- Phát triển
GTVT đường bộ, đường sông.
b. Hạn chế:
- Bão, lũ lụt, hạn hán
…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc
màu và tạo thành các ô trùng ngập nước.
- ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh
mẽ của thuỷ triều và song biển, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn
lớn.
- Đồng bằng ven biển miền
Trung nhỏ hẹp, bị chia cắt, đất nghèo
dinh dưỡng.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
|||||||
2. Xử lý bảng số liệu
a. Bình
quân lương thực theo đầu người qua các năm.
b. Mối quan
hệ giữa dân số và sản lượng LT.
- Dân số nước ta giai đoạn
từ 1995-2007 tăng 1,18 lần, sản lượng LT tăng 1,5 lần.
- Mức tăng SLLT nhanh hơn
dân số kéo theo bình quân LT đầu người không ngừng tăng, năm 1995 là 363,1
kg/người đến năm 2007 là 472,5 kg/người.
|
0,5
0,25
0,25
|
||||||||
Câu II
(2,0 đ)
|
![]()
Vẽ biểu đồ hình cột đúng đủ các yêu cầu : có tên BĐ,
các cột đúng tỉ lệ có số liệu trên đầu mỗi cột, có đơn vị ở trục tung, trục
hoành có năm…thiếu sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm
|
1,5
|
|||||||
2. Nhận xét :
Từ năm 1990 đến năm 2008
sản lượng thủy sản nước ta :
- Tăng liên tục
- Tăng không đều
|
0,25
0,25
|
||||||||
Câu III
(3,0đ)
|
a. Các tỉnh thành phố của vùng BTB và DHNTB theo thứ
tự từ Bắc xuống Nam
- BTB :
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
- DHNTB:
TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
b. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của
hai vùng.
- BTB có các TTCN như : Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế. Một số điểm
CN như: Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh, Đồng Hới. TTCN có quy mô lớn nhất là Thanh Hóa.
- DHNTB có
các TTCN như : Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, phan Thiết. Một số
điểm CN như: Tam kỳ, , Tuy Hòa,…TTCN có quy mô lớn nhất là Đà Nẵng, kế đến là
Nha Trang.
- Hầu hết các TTCN và các
điểm CN của hai vùng trên đều phân bố ở phía Đông.
- Nằm cặp duyên hải có
nhiều cảng biển, dọc theo quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam.
|
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
|
|||||||
Câu IV.a
(2,0đ)
|
Theo chương
trình Chuẩn
1. Các nhà mày thủy điện:
Trị An/S.Đồng Nai(400MW), Trên sông Bé gồm Thác Mơ(150MW) và mở rộng(75MW),
Cần Đơn.
2. Nhiệt điện: Các nhà máy
tuốc bin khí Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa, Nhơn Trạch...(hơn 4000MW), một số nhà
máy chạy bằng dầu.
3. Các vườn quốc gia và khu
dự trữ sinh quyển: Nam Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Khu dự trữ sinh quyển
Cần Giờ.
4. Các mỏ dầu tập trung ở thềm lục
địa nam biển Đông: Hồng Ngọc, Rạng Đông Bạch Hổ,
Rồng, Mỏ Đại Hùng.
Lưu Ý : Kể từ ba mỏ dầu trở lên
|
0,5
0,5
0,25
0,75
|
|||||||
Câu IV.b
(2,0đ)
|
Theo
chương trình Nâng cao
-Khả
năng sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long :
+ Đồng bằng lớn nhất cả nước (khoảng 4
triệu ha, đất sử dụng cho nông nghiệp khoảng 3 triệu ha). Chủ yếu đất phù sa
màu mở được bồi đắp hàng năm gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
+ Khí hậu, nguồn nước thích hợp trồng lúa
- Thực trạng sản xuất lương thực ở đồng bằng sông
Cửu Long :
+ Diện tích lúa lớn nhất nước (3828 nghìn
ha năm 2005)
+ Năng suất (50,4 tạ/ha năm 2005) cao hơn
năng suất trung bình chung cả nước, đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.
+ Sản lượng lúa vượt quá ½ sản lượng lúa
toàn quốc trung bình từ 17-19 triệu tấn/năm.
+ Bình quân lương thực đầu người 1000kg/năm,
gấp hơn 2 lần mức trung bình của cả nước.
+ Các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa
lớn : Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An.
|
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
-----Hết-----
Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net