ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÝ - Đề thi 14
ĐỀ
THI THỬ TỐT NGHIỆP
Câu
1: (2,0 điểm)
Chứng minh rằng
cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Tại sao có sự phân hóa đó?
Câu
2: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlát
Địa lí Việt Nam
trang Giao thông và những kiến thức đã học, hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có
quốc lộ 1 chạy qua. Vai trò của tuyến đường này đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội nước ta?
Câu
3: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlát
Địa lí Việt Nam
phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Trình
bày hiện trạng phát triển và phân bố cây cà phê ở vùng này?
Câu
4: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước
ta.
(Đơn vị: %)
Năm
|
Trồng trọt
|
Chăn nuôi
|
Dịch vụ nông
nghiệp
|
1990
|
79,3
|
17,9
|
2,8
|
1995
|
78,1
|
18,9
|
3,0
|
2000
|
78,2
|
19,3
|
2,5
|
2004
|
76,3
|
21,6
|
2,1
|
2008
|
71,4
|
27,1
|
1,5
|
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể
hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước
ta, giai đoạn 1990 – 2008.
b) Nhận xét về sự thay đổi cơ
cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 –
2008.
HẾT
Câu hỏi
|
Nội dung
|
Thang điểm
|
Câu 1
|
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- ĐBSH
& vùng phụ cận có mức độ tập trung công
nghiệp theo
lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo các hướng với các cụm chuyên môn
hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác
than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học,
VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ
khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất,
giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt,
ximăng, điện.
-
Ở Nam Bộ:
hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm:
tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu ,khí; thực phẩm,
luyện kim, điện tửàtp.HCM là TTCN
lớn nhất cả nước.
- DHMT:
Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điệnàĐà Nẵng là
TTCN lớn nhất vùng.
- Vùng núi: công nghiệp chậm
phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
*Sự phân trên là kết quả tác động của
nhiều yếu tố:
vị trí địa lý, TNTN, nguồn lao động có tay nghề, thị trường tiêu thụ, kết cấu
hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài.
- Khu
vực TD-MN còn hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố trên, nhất là GTVT
kém phát triển.
|
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
|
Câu 2
|
- Các tỉnh, thành
phố có quốc lộ 1 chạy qua là: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Vai trò
của tuyến đường này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta
+ Quốc lộ
1 chạy theo chiều dài của đất nước tạo nên tuyến đường xương sống của nước
ta.
+ Là tuyến
đường huyết mạch của đất nước, có khả năng kết hợp với nhiều tuyến đường khác
và nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau.
|
1.0
0.5
0.5
|
Câu 3
|
Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây
cà phê ở Tây Nguyên.
- Đất đỏ badan,
giàu chất dinh dưỡng, có tầng phong hóa
sâu, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng
chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, mùa khô
kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản các sản phẩm. Lên cao 400-500m khí hậu
khô nóng, độ cao 1000m lại mát mẻ có thể trồng cây công nghiệp nhiệt đới
& cận nhiệt.
Hiện trạng phát triển
Café chiếm 4/5 diện
tích trồng café
cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là có diện
tích café lớn
nhất (259.000 ha), nổi tiếng là café Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
Phân bố cây
cà phê ở vùng
Café chè: trồng nơi có khí hậu
mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Café vối: trồng nơi có khí hậu nóng
hơn: Đắc Lắk.
|
0.75
0.75
0.5
0.5
0.5
|
Câu 4
|
-
Vẽ biểu đồ miền: có 3 miền
+ Chính xác
+ Thẫm mỹ,
khoa học
+ Có bảng chú
giải
+ Tên biểu đồ
+ Ghi số liệu
rõ ràng
+ Khoảng cách
giữa các năm đúng
Thiếu mỗi ý
trừ 0.25 điểm
-
Nhận xét
+ Cơ cấu giá
trị sản xuất ngành trồng trọt từ 1990 – 2008 giảm 7,9% chiếm tỉ trọng cao
nhất
+ Cơ cấu giá
trị sản xuất ngành Chăn nuôi từ 1990 – 2008 giảm 9,2% chiếm tỉ trọng thứ hai
+ Cơ cấu giá
trị sản xuất Dịch vụ nông nghiệp từ 1990 – 2008 giảm 1,3%
Sự chuyển dịch cơ cấu trên là tích cực phù hợp với định hướng phát
triển ngành nông nghiệp nhưng còn chậm
|
2.0
0.25
0.25
0.25
0.25
|