Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 009
Câu 1. Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, tao điều kiện cho nước ta
A. chung sống
hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
B. chung
sống hòa bình, ổn định chính trị, hợp tác phát triển với các nước.
C. ổn
định lâu dài, hợp tác hữu nghị và cùng nhau phát triển với các nước.
D. ổn định lâu
dài, hòa bình hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực.
Câu 2. Ý nào sau đây không
phải là đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Có các dãy núi chạy song
song và so le.
B. Chạy
dài từ nam sông Cả tới đèo Hải Vân.
C. Núi
chạy theo hướng Tây bắc – đông nam.
D. Địa hình mở
rộng và nâng cao, dốc về phía Đông.
Câu 3. Hiện tương cát bay, cát chảy diễn ra mạnh nhất ở vùng nào?
A.
Đồng bằng sông Hồng.
B. Ven biển miền
Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Dân số nước ta tăng nhanh vào cuối thế kỉ thứ XX dẫn đến
hiện tượng
A. già hóa dân số.
B. bùng nổ dân số.
C. dân nhập cư tăng.
D. dân cư phân bố không đều.
Câu 5. Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao sản cao nhất nước ta
hiện nay?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 6. Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,
homestay có tiềm năng rất lớn và đang phát triển mạnh ở vùng kinh tế nào?
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D.
Tây Nguyên.
Câu 7. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy Hiệp Phước, Thủ Đức là
A. than và gỗ.
B. dầu và khí tự nhiên.
C. dầu.
D. khí tự nhiên.
Câu 8. Các loại đất như feralit trên đá phiến, đá vôi, đá mẹ khác
chiếm phần lớn diện tích ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không
đúng về vùng Tây Nguyên?
A. Là vùng duy nhất không giáp biển.
B. Có diện tích đất badan rộng
lớn.
C. Có trữ năng thủy điện khá.
D.
Có độ che phủ rừng thấp.
Câu 10. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng lên liên tục trong
những năm gần đây là do
A.
nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. mở
rộng và đa dạng hóa thị trường.
C. sản
xuất nhiều hàng công nghiệp nhẹ.
D. tạo ra
nhiều nông sản có giá trị.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, các vườn quốc
gia lần lượt từ Bắc vào Nam?
A. Ba Bể, Chư Mom Ray, Cát Tiên
B. Ba Bể, Cát Tiên, Chư Mom Ray.
C. Chư Mom Ray, Cát Tiên, Ba
Bể.
D.
Chư Mom Ray, Ba Bể, Cát Tiên.
Câu 12. Căn
cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau
đây tiếp giáp với Lào và Campuchia?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D.
Tây Nguyên.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các
trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn
của vùng đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Long Xuyên, Cần Thơ.
B. Sóc Trăng, Cần Thơ.
C. Cà Mau, Cần Thơ.
D. Cà Mau, Rạch Giá.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết
nhận xét nào sau đây đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước
ta giai đoạn 1995 – 2007?
A. Khách nội
địa thấp hơn khách quốc tế qua các năm.
B. Doanh
thu du lịch tăng liên tục qua các năm.
C. Khách
quốc tế tăng chậm hơn khách nội địa qua các năm.
D. Khách nội
địa biến động qua các năm.
Câu 15. Từ tháng XI đến tháng IV,Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô do
ảnh hưởng của
A. gió mùa Đông Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió Tây khô nóng.
D. gió Tín phong Bắc bán cầu.
Câu 16. Giá trị kinh tế của tài nguyên rừng là
A. cung
cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch.
B. chống
xói mòn đất, hạn chế lũ lụt.
C. điều
hòa khí quyển, giữ mực nước ngầm.
D. ngăn lũ quét, chống xói mòn.
Câu 17. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta có
sự thay đổi theo hướng
A. giảm
tỉ trọng lao động thành thị.
B.
tăng tỉ trọng lao động nông thôn.
C. giảm tỉ trọng lao động nông thôn.
D. lao động thành thị ít biến động.
Câu 18. Hiện nay, chăn nuôi lợn và gia
cầm phát triển nhanh ở các đồng bằng châu thổ của nước ta không phải là do
A. nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
B. cơ sở thức ăn đảm bảo.
C. dịch vụ thú y còn hạn chế.
D.
nguồn vốn được đáp ứng.
Câu 19. Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta?
A. Dịch vụ thủy
sản, chế biến thủy sản ngày càng mở rộng.
B. Nhân
dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng.
C. Nhu
cầu thị trường các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng.
D. Phương tiện
đánh bắt, hệ thống cảng cá chậm đổi mới.
Câu 20. Ở Nam Bộ ngành công nghiệp tương đối non trẻ nhưng phát
triển mạnh là
A. dầu khí – điện – phân đạm từ khí.
B. dầu khí – điện – luyện kim.
C. cơ khí – điện – phân đạm từ khí.
D. cơ khí – dầu khí – hóa chất.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không
đúng với khai thác thế mạnh về lâm nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A.
Hạn chế về tài nguyên rừng giàu.
B.
Rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất.
C.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý, chim thú có giá trị.
D.
Độ che phủ rừng trên 50%, chỉ đứng sau Tây Nguyên.
Câu
22. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA GIAI ĐOẠN
1979-2014
Năm
|
1979
|
1989
|
1999
|
2009
|
2014
|
Dân số (triệu người)
|
52,7
|
64,4
|
76,3
|
86,0
|
90,7
|
Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
|
2,16
|
2,1
|
1,51
|
1,06
|
1,08
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015,
Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số nước
ta không ổn dịnh giai đoạn 1979-2014
B. Giai
đoạn 1989-1999, dân số nước ta tăng nhanh nhất.
C. Tỉ lệ
gia tăng dân số giảm nhanh giai đoạn 1979-2014.
D. So với năm
1979, tỉ lệ gia tăng dân số giảm hơn gấp đôi vào năm 2014.
Câu 23. Ở Đông Nam Bộ, tác dụng trực tiếp của thủy lợi đối với đời
sống nhân dân là
A. điều tiết
nước cho các dòng sông trong mùa mưa và khô.
B. tiêu
nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và La Ngà.
C. giải
quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô.
D. cung cấp
nước sạch cho sinh hoạt trong mùa khô.
Câu 24. Căn cứ vào
Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Miền Trung ?
A. Thuận An, Chân Mây, Kỳ Hà.
B. Hải
Phòng, Tiên Sa, Kỳ Hà.
C. Chân
Mây, Kỳ Hà, Quy Nhơn.
D. Quy Nhơn, Chân Mây, Thuận An.
Câu 25. Đặc điểm không đúng với
đô thị hóa ở nước ta hiện nay là A. diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
B. tỉ lệ
dân thành thị tăng.
C. phân
bố đô thị không đều giữa các vùng.
D. dân cư tập
trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
Câu 26. Hệ sinh thái nào được thể hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa ở nước ta?
A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
B. Thực
động vật thích hợp với khí hậu ôn đới hải dương.
C. Thực,
động vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
D. Các loài
thực vật ở rừng thảo nguyên.
Câu 27. Đặc điểm khí hậu nào sau đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam
Bộ?
A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
B. Nền
nhiệt độ cao, biên độ nhiệt nhỏ.
C. Phân
thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. Mùa đông
trời nhiều mây, mùa hạ nắng nóng.
Câu 28. Cây công nghiệp hằng năm như lạc, mía, thuốc lá phân bố
nhiều ở Bắc Trung Bộ do vùng này có
A. nguồn lao
động kỹ thuật.
B. khí
hậu cận xích đạo thích hợp.
C. cơ sở
chế biến hiện đại.
D. thổ nhưỡng,
khí hậu thích hợp.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp ở
vùng Tây Nguyên?
A. Là vùng chuyên canh cây cà phê số 1 của nước ta.
B. Là
vùng trồng cao su đứng thứ hai của cả nước.
C. Là
vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
D. Có tỉnh Lâm
Đồng đứng đầu cả nước về diện tích trồng chè.
Câu 30. Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu
là do
A. thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế.
B.
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
C. nâng cao chất lượng lao động.
D.
mở rộng buôn bán với các nước.
Câu 31. Trong phát triển nông nghiệp ở Duyên Hải Nam Trung Bộ,
ngành có thế mạnh lớn nhất là
A. trồng lúa,
cây công nghiệp hàng năm.
B. phát
triển nuôi trồng và khai thác hải sản.
C. cây
công nghiệp hằng năm và nuôi tôm xuất khẩu.
D. nuôi tôm
xuất khẩu.
Câu
32. Nhân tố tự nhiên nào sau đây giúp Đồng bằng sông Cửu Long trở thành
vùng sản xuất lương thực – thực phẩm trọng điểm của cả nước?
A. Đất phù sa và khí hậu cận xích đạo.
B. Đất
feralit và khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. Đất
mặn và khí hậu cận xích đạo.
D. Đất phèn và
khí hậu có mùa đông lạnh.
Câu 33. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC,
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013
(Đơn vị: nghìn ha)
Cả nước
|
Trung du và mi ền núi Bắc Bộ
|
Tây nguyên
|
|
Cây công nghiệp lâu năm
|
2134,9
|
142,4
|
969,0
|
Cà phê
|
641,2
|
15,5
|
573,4
|
Chè
|
132,6
|
96,9
|
22,9
|
Cao su
|
978,9
|
30,0
|
259,0
|
Cây khác
|
382,2
|
0,0
|
113,7
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản thống kê, 2015)
Dựa vào băng số liệu trên, hãy cho
biết trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên tỉ trọng cây cà phê
chiếm bao nhiêu?
A. 79,2%. B. 69,2% C. 59,2% D. 49,2%
Câu 34. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đem lại kết quả quan trọng
nhất là
A. khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế biển.
B. tạo
thêm việc làm cho người lao động.
C. nâng
cao mức sống cho người dân vùng biển.
D. hiệu quả
kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Câu 35. Để phát triển kinh tế xã hội đồng đều giữa các vùng lãnh
thổ, vùng kinh tế trọng điểm nào cần ưu tiên đầu tư?
A. Vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc.
B. Vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
Câu 36. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC
NĂM (%)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.
B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và
đang có xu hướng tăng lên.
C. Tỉ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước
tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
giảm.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ
nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.
Câu 37. Thế mạnh kinh tế
biển quan trọng nhất của Đồng bằng sông Hồng là
A. giao thông, du lịch, thủy
hải sản.
B. khoáng
sản, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
C. du
lịch, đóng tàu, giao thông.
D. làm muối,
du lịch biển, đảo.
Câu 38. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng đến
A. cơ cấu mùa
vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
B. áp
dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. việc
huy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn.
D. việc phát
triển các nông sản đặc trưng của vùng miền.
Câu 39. Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết
nhận xét nào sau đây không đúng về
tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000-2008?
A.
Diện tích lúa mùa đang có xu hướng giảm.
B.
Năng suất lúa cả năm tăng khá nhanh.
C.
Diện tích lúa cả năm biến động không nhiều, nhưng có xu
hướng tăng.
D.
Năng suất tăng do áp dụng các biện pháp kĩ thuật, thâm
canh. Câu 40. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000-2013
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
|
Trồng
và nuôi rừng
|
Khai
thác và chế biến lâm sản
|
Dịch vụ lâm nghiệp
|
|
2000
|
1 131,5
|
6 235,4
|
307,0
|
|
2005
|
1 403,5
|
7 550,3
|
542,4
|
|
2010
|
2 711,1
|
14 948,0
|
1 055,6
|
|
2013
|
2 949,4
|
24 555,5
|
1 538,2
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014,
Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Để thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp của
nước ta thời kỳ 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B.
Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Sưu tầm từ bạn THÁI
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 009
Bôi đen trong khung bảng để hiện đáp án.
Chỉ để tham khảo
Câu sai các bạn comment dưới để mình sửa lại nhé.
THANKs
1.
A
|
2.
D
|
3.
B
|
4.
B
|
5. C
|
6.
C
|
7. C
|
8.
C
|
9.
D
|
10. B
|
11.
A
|
12.
D
|
13.
C
|
14.
B
|
15. D
|
16.
A
|
17. C
|
18.
C
|
19.
D
|
20. A
|
21.
O
|
22.
D
|
23.
D
|
24.
B
|
25. D
|
26.
C
|
27. D
|
28.
D
|
29.
C
|
30. A
|
31.
B
|
32.
A
|
33.
O
|
34.
D
|
35. B
|
36.
D
|
37. A
|
38.
A
|
39.
C
|
40. D
|
Hướng dẫn chi tiết:
Câu 21. Lỗi ở câu
hỏi nên k có đáp án.
Câu 33. Lỗi do
đáp án nên k có câu trả lời.