news
Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 005
Đăng bởi: Admin - 06/04/2017
Câu 1. Vùng đất của nước ta không phải là
A. toàn bộ đất liền và các hải đảo.
B. chiều dài của đường biên giới ở miền núi và đồng bằng.
C. chiều dài đường bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên.
D. trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
Câu 2. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi
Trường Sơn Nam có địa hình
A. mở rộng và
nâng cao, hạ thấp về phía đông.
B. hẹp
và nâng cao, dốc về phía đông.
C. hẹp
và nâng cao, hạ thấp về phía đông.
D. mở rộng và
nâng cao, dốc về phía đông.
Câu 3. Vùng nào sau đây có diện mưa bão hẹp, nhưng lượng mưa bão
rất lớn chiếm tới 1/3 lượng mưa cả năm của vùng?
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Vùng
ven biển miền Trung.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư nước ta?
A.
Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị.
B. Dân
cư tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. Dân
cư thưa thớt ở đồng bằng.
D. Dân cư tập
trung đông ở đồng bằng.
Câu 5. Vùng nào sau đây nuôi nhiều bò nhất nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc
Trung Bộ.
Câu 6. Các bãi tắm nổi tiếng như Sầm
Sơn, Lăng Cô, Cửa Lò,... thuộc vùng kinh tế nào của nước ta
A. Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
B. Đông Nam
Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên
hải Nam Trung Bộ.
Câu 7. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm bao gồm A. chế
biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản.
B. chế
biến các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
C. chế
biến các sản phẩm từ thịt, sữa, trứng.
D. chế biến
đường mía, nước ngọt, rượu, bia.
Câu 8. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du,
đồng bằng và ven biển được thể hiện trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm –
ngư nghiệp của vùng
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông
Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
Câu 9. Các loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, sến, trắc...
được trồng và phân phố nhiều ở vùng nào?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 10. Yếu tố cơ bản hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch là
A. các thắng cảnh đẹp.
B. nguồn vốn.
C. nguồn nhân lực.
D. cơ sở hạ
tầng.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt
Nam trang 13, hãy sắp xếp độ cao của các dãy núi giảm dần? A. Tây Côn Lĩnh, Yên
Tử, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca.
B. Tây
Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử.
C. Tây
Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Yên Tử, Pu Tha Ca.
D. Tây Côn
Lĩnh, Yên Tử, Pu Tha Ca, Kiều Liêu Ti.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết
trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng?
A. Cần
Thơ.
B. Nha Trang.
C. Quy Nhơn.
D. Đà Nẵng.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết
tỉnh nào sau đây của vùng Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng cao nhất?
A. Khánh Hòa.
B.
Đà Nẵng.
C. Bình Thuận.
D. Bình Định.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết thời
gian nào nước ta có tổng lượng mưa thấp nhất?
A. Từ tháng XI đến tháng IV.
B. Từ tháng V đến tháng X.
C. Từ tháng tháng I đến tháng VI.
D. Từ tháng VII đến tháng XII.
Câu 15. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam
khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió náo sau đây gây ra?
A. Gió mùa Tây Nam.
B. Gió phơn Tây Nam.
C. Gió Mậu dịch Bắc bán cầu.
D. Gió Mậu dịch Nam bán cầu.
Câu 16. Đâu là biểu hiện suy thoái đất ở đồng bằng của nước ta A.
đất bị ô nhiễm và canh tác quá mức.
B. đất
bị bạc màu trơ sỏi đá.
C. đất
bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực.
D. đất trống,
đồi núi trọc gia tăng.
Câu 17. Trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo, chiếm tỉ
lệ cao nhất trong những năm gần đây là lao động
A. Cao đẳng,
Đại học và trên Đại học.
B. Trung
cấp chuyên nghiệp.
C. có
chứng chỉ nghề sơ cấp.
D. có trình độ
thạc sĩ và kỹ sư.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không phải xu hướng trong phát triển
ngành chăn nuôi ở nước ta? A. Chăn nuôi
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. B. Chăn nuôi theo hình thức trang trại phổ
biến.
C. Các
sản phẩm chăn nuôi để tiêu dùng tại chỗ.
D. Tăng tỉ
trọng của các sản phẩm không qua giết thịt.
Câu 19. Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá lớn nhất
nước ta không phải là do A. diện tích mặt nước tự nhiên lớn.
B. khí
hậu có tính chất cận xích đạo.
C. dân
cư có kinh nghiệm.
D. cơ sở chế
biến đảm bảo.
Câu 20. Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta
hiện nay là
A. hoá chất - phân bón - cao su.
B. luyện kim.
C. chế biến lâm sản.
D. khai thác
than.
Câu 21. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở trung
du và miền núi bắc bộ
A. Khoáng sản phân bố rãi rác.
B. Địa hình dốc, hiểm trở.
C. Khí hậu biến đổi thất thường.
D. Vốn đầu tư lớn và phương tiện hiện đại.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC
TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
|
Công nghiệp khai thác
|
Công nghiệp chế biến
|
Sản
xuất, phân phối điện, khí đốt và nước
|
2005
|
110 919
|
818 502
|
59 119
|
2007
|
141 606
|
1 245 850
|
79 024
|
2010
|
250 466
|
2 563 031
|
150 003
|
2012
|
384 851
|
3 922 589
|
199 316
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê,
2014)
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giá trị sản
xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành đều tăng.
B. Giá
trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành có sự biến động.
C. Giá
trị sản xuất công nghiệp chế biến tăng nhanh nhất.
D. Ngành công
nghiệp chế biến có giá trị sản xuất cao nhất.
Câu 23. Ý nào sau đây không
đúng với điều kiện phát triển công
nghiệp ở Bắc Trung Bộ? A. Hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn.
B. Nguồn
lao động dồi dào, tương đối rẻ.
C. Một
số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.
D. Hạn chế về
nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết
trung tâm công nghiệp nào ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất
(theo giá thực tế năm 2007) từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? A. Thái Nguyên. B. Cẩm Phả. C. Hạ Long. D. Bắc Ninh.
Câu 25. Nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi thất thường, thời tiết
không ổn định là trở ngại lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền nào?
A. Miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ.
B. Miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
C. Miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Miền Trung
và Nam Trung Bộ.
Câu 26. Sự phân hóa thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi
Tây Bắc chủ yếu là do A. tác động của
Tín Phong với độ cao địa hình.
B. tác
động của vĩ độ địa lí và hướng các dãy núi.
C. tác
động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
D. hoạt động
của gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 27. Hạn chế trong việc đào tạo nguồn lao động của nước ta hiện
nay là A. thiếu kĩ sư.
B. thừa
công nhân lành nghề.
C. thiếu
lao động có kĩ thuật cao.
D. sử dụng
triệt để lao động đã qua đào tạo.
Câu 28. Tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất
nước ta?
A. Đất feralit
trên đá phiến, có mùa đông lạnh.
B. Đất
đỏ badan, khí hậu cận xích đạo.
C. Đất
feralit trên đá vôi, khí hậu cận nhiệt.
D. Đất đỏ
badan, khí hậu nhiệt đới.
Câu 29. Hạn chế chủ yếu về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng trong
việc phát triển nông nghiệp là do
A. các cơn bão
nhiệt đới hoạt động quanh năm.
B. lũ
quét, sạt lở bờ biển thường xuyên xảy ra vào các tháng cuối năm.
C. nhiều
công trình thủy lợi bị xuống cấp, mức độ thủy triều ngày càng cao.
D. các tài
nguyên đất, nước trên mặt, nước ngầm dưới đất bị suy thoái.
Câu 30. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển giao thông
đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. mạng
lưới sông ngòi dày đặc.
C. địa
hình thấp, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. có nhiều
thiên tai.
Câu 31. Đâu không phải là
cách để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng Duyên hải Nam trung
Bộ?
A.
Đẩy mạnh thâm canh lúa.
B.
Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng với các vùng
khác.
C.
Tăng thêm khẩu phần cá, thịt và rau củ trong bữa ăn.
D.
Xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu theo
mùa vụ thích hợp để vừa đảm bảo sản xuất, vừa tránh tiên tai.
Câu 32. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô có ảnh hưởng rất lớn đối
với tự nhiên, thể hiện A. Làm cho việc
sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
B. Làm
cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện rộng.
C. Gây
thiếu nước ngọt để phục vụ canh tác.
D. Gây mất
mùa, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
Câu 33. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THAN SẠCH VÀ DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn)
SẢN LƯỢNG KHAI THÁC THAN SẠCH VÀ DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn)
Sản lượng khai thác
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
Than sạch
|
44 835,0
|
46 611,0
|
42 083,0
|
41 064,0
|
41 076,0
|
Dầu thô
|
15 014,0
|
15 185,0
|
16 739,0
|
16 705,0
|
17 392,0
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng
khai thác than sạch luôn cao hơn sản lượng dầu thô.
B. Sản
lượng khai thác dầu thô tăng liên tục qua các năm.
C. Sản
lượng khai thác dầu thô có nhiều biến động.
D. Sản lượng
khai thác than sạch không ổn định và có xu hướng giảm.
Câu 34. Vấn đề đặt ra trong hoạt động của dầu khí nước ta là
A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
B. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
C. đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu.
D. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành.
A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
B. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
C. đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu.
D. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành.
Câu 35. Nhận định nào sau đây không
đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Có thế mạnh khai thác tổng
hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
B. Có quốc lộ 5 và 18 gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải
Phòng – Cái Lân.
C. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại
hàng đầu cả nước.
D. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
Câu
36. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào
dưới đây?
A. Giá trị
khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
B. Giá
trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
C. Tình
hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
D. Sản lượng
ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
Câu 37. Điều kiện then chốt để phát triển sản xuất lương thực, thực
phẩm ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là
A. đất phù sa
màu mỡ.
B. thời
tiết thuận lợi.
C. nguồn
lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao.
D. hệ thống
thủy lợi phát triển mạnh.
Câu 38. Để góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
nước ta cần
A. phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa.
B. đẩy mạng phát triển nông sản xuất khẩu.
C. thay đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa.
D. thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Câu 39. Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ trên, hãy cho biết
nhận xét nào sau đây không đúng?
A.
Cây cao su có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kế đến là
cây chè, cây cà phê có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
B.
Cây cao su có tốc độ tăng trưởng vào năm 2014 là 137,3%
so với năm 2000.
C.
Cây chè có tốc độ tăng trưởng vào năm 2014 là 10,9% so
với năm 2005.
D.
Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kế đến là
cây cao su, cây chè có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Đơn vị: %)
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Đơn vị: %)
Năm
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
Cả nước
|
100
|
106,4
|
105,4
|
124,6
|
136,8
|
Đồng bằng sông Hồng
|
100
|
100,5
|
109,5
|
113,0
|
122,9
|
Đồng bằng sông Cửu Long
|
100
|
105,4
|
108,2
|
127,0
|
142,0
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng
trưởng sản lượng tôm nuôi nước ta giai đoạn 2010-2014 theo bảng số liệu trên là
A. biểu đồ tròn.
B. biểu đồ đường.
B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ cột.
D. biểu đồ cột.
--------------------
HẾT --------------------
Thí sinh được sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm
2009 đến năm 2016.
Đề sưu tầm từ bạn Nguyễn Trường Thái
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 005
Bôi đen trong khung bảng để hiện đáp án.
Chỉ để tham khảo
Câu sai các bạn comment dưới để mình sửa lại nhé.
THANKs
Chưa làm đáp án
D
|