HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 006

Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 006

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta ?
A.  Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực.
B.   Tạo thuận lợi trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.
C.  
Thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực.
D.  Tạo điều kiện cho nước ta mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 2. Địa hình đồi núi nước ta nghiêng theo hướng tây bắc-đông nam biểu hiển rõ rệt nhất ở 
A. các khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ.
B.   vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam.
C.   khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
D.  khu vực từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chịu ngập úng nghiêm trọng vào mùa mưa?
A. Mức độ đô thị hóa của vùng khá cao.           
B. Lũ nguồn kèm theo nước biển dâng.

C. Địa hình tương đối thấp, đê biển bao bọc.    
D. Mưa lớn, diện mưa bão rộng.
Câu 4. Hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta là 
A. cung cấp nguồn lao động dồi dào.
B.   thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C.   gây sức ép cho kinh tế xã hội và môi trường.
D.  thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Câu 5. Cây công nghiệp chủ yếu của nước ta có nguồn gốc từ

A. cận xích đạo.              
B. nhiệt đới.               
C. cận nhiệt đới.       
D. ôn đới.
Câu 6. Dầu khí trên vùng thềm lục địa là tài nguyên khoáng sản nổi bật của vùng kinh tế nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                           
B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.                                 
D. Đông Nam Bộ.
Câu 7. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điệnmiền Nam là 

A. dầu và khí tự nhiên.                                      
B. than và dầu. 
C. gỗ, than và dầu.                                            
D. than và khí tự nhiên.
Câu 8.  Khai thác và chế biến lâm sản là một trong những thế mạnh quan trọng cần được quan tâm của vùng 

A. Tây Nguyên.                                                
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                          
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Câu 9. Với khí hậu nhiệt đới thể hiện rõ rệt tính cận xích đạo, vùng nào sau đây có hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra liên tục quanh năm?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                         
B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.                               
D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu làm nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta còn cao là do
A. chất lượng lao động thấp.                           
B. chi phí cao về đầu tư trang thiết bị.
C. các nước nhập khẩu đánh thuế rất cao.       
D. phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập. 
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô vừa của vùng đồng bằng Sông Hồng? 
A. Hải Phòng, Hải Dương.                              
B. Hải Dương, Nam Định.
C. Nam Định, Hạ Long.                                  
D. Hải Phòng, Nam Định.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
A. Nguyên, nhiên, vật liệu.                             
B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
C. Hàng tiêu dùng.                                          
D. Thủy sản.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế tập trung cao ở vùng nào?
A.  Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B.  
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C.   Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D.  Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. 
Cơ khí.               
B. Đóng tàu.                    
C. Sản xuất ô tô.           
D. Dệt may.
Câu 15. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng của khu vực châu Á gió mùa, là nơi 
A. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng.
B.  gió mùa mùa Hạ hoạt động quanh năm. 
C.  gió mùa mùa Đông hoạt động quanh năm.
D.  giao tranh giữa các khối khí hoạt động theo mùa.
Câu 16. Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc  
A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí .
B.   sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
C.   áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất .
D.  phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
Câu 17. Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là 
A. chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn.
B.  đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên.
C.  thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hoà dân số giữa các vùng.
D.  phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi, cao nguyên.
Câu 18. Ở trung du miền núi, có thế mạnh là trồng các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn do 
A. khí hậu phân hóa theo đai cao.
B.   điều kiện đất trồng, khí hậu thích hợp.
C.   đất rộng, người thưa, nhiều đồng cỏ.
D.  đất dốc, việc làm thủy lợi khó khăn.
Câu 19. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
A.  Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B.   Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C.  
Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D.  Tăng cường đánh bắt và chế biến.
Câu 20. Nhân tố kinh tế - xã hội quan trọng nhất làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là
A. 
Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
B.   Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C.   Cơ sở hạ tầng phát triển.
D.  Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng với phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A.                 Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng.
B.                 Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng.
C.                 Đã xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Hàm Thuận - Đa Mi.
D.                 Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của vùng.  

Câu 22. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2009
2010
2012
2014
Cây chè
87,7
122,5
127,1
129,9
129,8
Cây cà phê
561,9
 497,4
538,5
 554,8
 637,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê, 2015)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Diện tích cây chè và cà phê có đều tăng.
B.  Diện tích cây chè tăng nhanh hơn cây cà phê.
C.  Diện tích cây cà phê lớn hơn cây chè.
D. 
Diện tích cây cà phê tăng liên tục qua các năm.
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng?  A. Diện tích đất phù sa màu mỡ lớn.
B.  
Tài nguyên nước rất phong phú.
C.   Tiềm năng khá lớn về khoáng sản.
D.  Khả năng cung cấp điện nước được đảm bảo.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đâu vừa là vườn quốc gia vừa là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Cần Giờ.                    
B. Ba Bể.                 
C. Hoàng Liên.          
D. Cát Tiên.
Câu 25. Vùng phía đông Bắc Bộ là nơi
A. trồng được các loại rau ôn đới ở đồng bằng.
B. lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
C. mùa đông lạnh và rất khô hanh.
D. cảnh quan thiên nhiên ôn đới trên núi phổ biến nhiều nơi.
Câu 26. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là
A. mùa mưa và thu đông.                                
B. mùa mưa vào hạ thu.

C. có một mùa khô sâu sắc.                             
D. có gió Tây khô nóng và mùa hạ.
Câu 27. Đặc điểm nào không được xét làm tiêu chí để phân loại đô thị nước ta? 
A. Số dân của đô thị.
B.   Chức năng của đô thị.
C.   Tốc độ gia tăng dân số của đô thị.
D.  Tỉ lệ dân số hoạt động phi nông nghiệp.
Câu 28. Cây chè không được trồng rộng rãi ở Đông Nam Bộ là vì

A. đất phù sa cổ chiếm diện tích.                    
B. khí hậu có tính chất cận xích đạo.
C. nguồn lao động dồi dào.                             
D. cơ sở chế biến rộng khắp. 
Câu 29. Ý nào sau đây là thế mạnh về mặt tự nhiên để xây dựng và phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên?
A.  Đất badan khá màu mỡ với tầng phong hóa sâu.
B.  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa vào thu đông.
C.  Có một mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
D. 
Diện tích đất badan rộng, tập trung với những mặt bằng rộng lớn.
Câu 30. Trong những năm gần đây ngành thương mại của nước ta có tốc độ phát triển nhanh không phải là do
A.  xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
B.   thị trường mở rộng theo hướng đa phương hóa.
C.  
hạn chế quyền tự chủ đối với các doanh nghiệp, địa phương. 
D.  nhà nước tăng cường thống nhất quản lý bằng pháp luật.
Câu 31. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện là một trong những thế mạnh chủ yếu cần được đầu tư phát triển ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.                                           
B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                   
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 32. Để Đồng bằng sông Cửu Long giữ vững là vựa lúa lớn của cả nước, vấn đề nào không thích hợp trong việc sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng?
A.                 Tiến hành thau chua rửa mặn và tạo ra các giống lúa chịu phèn, mặn.
B.                 Mở rộng diện tích đất canh tác, cải tạo đất phèn, đất mặn. 
C.                 Nâng cao hệ số sử dụng đất, giải quyết tốt vấn đề thủy lợi. 
D.                
Cần tách hoạt động kinh tế của con người để tránh suy thoái tài nguyên.  
Câu 33. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2012-2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2012
2014
Giá trị sản xuất thuỷ sản
176 548
188 083,9
Nuôi trồng thủy sản
106 570
115 060,6
Khai thác thủy sản
69 977,9
73 023,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A.  Giá trị nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm.
B.  
Giá trị nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng.
C.   Giá trị nuôi trồng thủy sản giảm, giá trị khai thác thủy sản tăng.
D.  Giá trị nuôi trồng thủy sản tăng, giá trị khai thác thủy sản giảm.
Câu 34. Hiện nay, dầu khí của nước ta chưa được sử dụng cho công nghiệp  
A. làm khí hóa lỏng.                                   
B. làm phân bón.

C. sản xuất điện tuốc bin khí.                     
D. hóa dầu.
Câu 35. Điểm tương tự về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là 
A. lịch sử khai thác lâu đời.
B.     trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
C.    nguồn lao động lớn, chất lượng cao.
D.    cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật khá tốt và đồng bộ.  
Câu 36. Cho biểu đồ:


BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN, NĂM 2013
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nối về cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2013
A.  Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích cây cà phê thấp hơn Tây nguyên.
B.   Diện tích chè ở tây nguyên thấp hơn diện tích chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ 
C.  
Diện tích cây cao su ở Tây Nguyên đứng thứ hai sau cây cà phê.
D.  Diện tích các loại cây khác trong cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng bằng nhau.
Câu 37. Với vị trí tất cả các tỉnh giáp biển, giúp cho Bắc Trung Bộ được 
A. phát huy thế mạnh nghề làm muối.
B.  giao lưu với các nước trong khu vực.
C.  tiếp cận với các ngư trường xa bờ dễ dàng.
D.  thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. 
Câu 38. Nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta không phải chủ yếu dựa trên 
A. sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
B.  tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú. 
C.  nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào.
D.  người lao động có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Câu 39. Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A.                 Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng nhanh và liên tục qua các năm.
B.                 Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng gấp hơn 3 lần giai đoạn 2005-2010.
C.                
Khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp nhà nước đều có giá trị xuất khẩu tăng.
D.                 Khu vực doanh nghiệp FDI tăng chậm hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC
TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2010
2011
2012
2014
Lâm nghiệp
5 902
6 316
6 786
7 388
Chăn nuôi
18 482
26 051
31 326
36 824
Thủy sản
21 801
38 784
50 082
57 068
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) 
Để thể hiện giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2014, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
            A. biểu đồ kết hợp.                                        B. biểu đồ miền.

            C. biểu đồ đường biểu diễn.                          D. biểu đồ cột.

-------------------- HẾT --------------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm
2009 đến năm 2016.


Sưu tầm từ bạn THÁI
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 006
Bôi đen trong khung bảng để hiện đáp án.
Chỉ để tham khảo
Câu sai các bạn comment dưới để mình sửa lại nhé.
THANKs

1. C
2. C
3. D
4. C
5. B
6. D
7. A
8. A
9. D
10. D
11. B
12. A
13. B
14. C
15. D
16. C
17. D
18. B
19. C
20. A
21. C
22. D
23. C
24. D
25. A
26. C
27. C
28. B
29. D
30. C
31. C
32. D
33. B
34. D
35. C
36. D
37. D
38. D
39. D
40. D


- Xem thêm tại đây - Sưu tầm bởi www.HLT.vn
Đề thi Đề thi 12 Kiểm tra Tài liệu tham khảo Tin tức Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang