HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 008

Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 008

Câu 1. Ranh giới quốc gia trên biển là 
A. ranh giới nội thuỷ. 
B. ranh giới lãnh hải.
C. ranh giới tiếp giáp lãnh hải.            
D. ranh giới đặc quyền kinh tế.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của địa hình đồi núi nước ta?             
A. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Hệ thống núi chạy dọc bờ biển Đông. 
C. Núi cao tập trung chủ yếu ở Tây Bắc.
D. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 3. Khu vực nào sau đây của nước ta chịu tác động mạnh nhất của hạn hán? 
A. Các thung lũng khuất gió (Sơn La, Bắc Giang).
B.   Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C.   Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
D.  Các vùng thấp của Tây Nguyên. 
Câu 4. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số
A. còn ở mức khá thấp.           
B. thấp hơn nhiều so với đồng bằng.
C. khá cao nhưng chưa hợp lý. 
D. hợp lý nhưng còn thấp. 
Câu 5. Vùng nào sau đây đã hình thành các vùng chuyên canh trồng mía?           
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.  
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.           
D. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 6. Cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sữa và sản phẩm từ sữa ở nước ta là           
A. các đồng cỏ tự nhiên.   
B. các hoa màu lương thực.          
C. các khu đô thị lớn.
D. các cơ sở chăn nuôi. 
Câu 7. Hiện nay, hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng           
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. 
          C. Đồng bằng sông Cửu Long.           D. Đông Nam Bộ.
Câu 8. Ở Tây Nguyên, cà phê chè được trồng ở những nơi có
          A. mưa nhiều, nắng ấm.          B. khí hậu mát mẻ.
          C. cao nguyên tầng thấp.        D. mưa ít, nắng nhiều.
Câu 9. Việc trồng rừng phòng hộ ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ nhằm mục đích chủ yếu là  
A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B.   điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ.
C.   ngăn chặn nạn cát bay, sạt lở bờ biển.
D.  làm giảm tác động của thủy triều.
Câu 10. Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông của nước ta là
A.                 chi phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
B.                 bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.
C.                 lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán.
D.                 sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào có độ cao cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?
           A. Kon Tum.         B. Đắk Lắk.        C. Mơ Nông.   D. Lâm Viên.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết hai vùng nào sau đây chuyên canh chè lớn ở nước ta? 
A.  Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
B.   Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
C.   Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
D.  Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các ngành của trung tâm  công nghiệp Huế?
A.  Chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, cơ khí.
B.   Chế biến nông sản, đóng tàu, cơ khí.
C.   Chế biến nông sản, chế biến gỗ, cơ khí.
D.  Chế biến nông sản, dệt, may, cơ khí.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công  nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ? A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B.   Biên Hòa, Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh.
C.   TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa.
D.  Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
Câu 15. Vùng Duyên hải miền Trung mưa về thu - đông là do nằm ở sườn núi đón gió           
A. Tây Nam.            B. Đông Bắc.             C. Đông Nam.              D. Tây Tây Nam.
Câu 16. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng nước ta vẫn suy thoái, vì
A.  rừng giàu hiện nay còn rất ít.
B.   chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
C.   diện tích rừng nghèo mới phục hồi chiếm phần lớn.
D.  diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên.
Câu 17. Ý nào sau đây đúng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta? 
A. Tăng dân số độ tuổi dưới lao động.
B.   Tăng dân số độ tuổi lao động và trên lao động.
C.   Giảm dân số độ tuổi lao động và dưới lao động.
D.  Giảm dân số độ tuổi lao động và trên lao động.
Câu 18. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở nước ta không nhằm mục đích 
A. giải quyết việc làm, tạo thu nhập. 
B. hạn chế tình trạng du canh, du cư.
C. phân bố lại dân cư giữa các vùng. 
D. chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu.
Câu 19. Thuận lợi chủ yếu cho việc khai thác thủy sản ở nước ta là do A. có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
B.   có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
C.   có các ô trũng ở giữa các đồng bằng.
D.  có bốn ngư trường trọng điểm.
Câu 20. Công nghiệp phân bố rời rạc ở Tây Nguyên chủ yếu do A. là một trong những vùng thưa dân của nước ta. 
B.   trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với các vùng khác.
C.   địa hình gặp nhiều khó khăn, hạn chế giao thông vận tải.
D.  khó khăn trong phát triển công nghiệp cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.  Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B.   Các mỏ phi kim loại phân bố nhiều ở tiểu vùng Đông Bắc.
C.   Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên sông Hồng.
D.  Than Quảng Ninh được xếp vào loại than tốt nhất Đông Nam Á.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
2000 – 2015
Năm
T ổng số dân (nghìn người)
Dân số thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)
2000
77635
18772
1,36
2005
82392
22332
1,31
2010
86947
26515
1,03
2015
91713
31131
0,94
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A.  Tổng số dân, dân số  thành thị giảm, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng.
B.   Tổng số dân giảm, dân số  thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng. 
C.   So với năm 2000, năm 2015 tổng số dân gấp 1,2 lần; dân số thành thị gấp 1,7 lần. 
D.  So với năm 2000, năm 2015 tổng số dân gấp 1,7 lần; dân số thành thị gấp 1,4 lần. 
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng? A. Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên.
B.   Có nhiều tai biến từ thiên nhiên (bão, hạn hán, lũ lụt,...).
C.   Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt,...) bị xuống cấp.
D.  Là cùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở vùng Tây Nguyên, nơi phân bố khoáng sản Asen là
          A. phía đông cao nguyên Plây Ku.     B. trên cao nguyên Mơ Nông.
          C. phía nam cao nguyên Kon Tum.     D. phía tây nam cao nguyên Di Linh.
Câu 25. Đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh do A. nhiệt ẩm cao, mưa ít, địa hình núi thấp.
B.   mưa nhiều theo mùa, địa hình núi thấp.
C.   mưa nhiều, địa hình đồi núi, mất lớp phủ thực vật. 
D.  địa hình đồi núi cao, mưa ít.
Câu 26. Điểm khác nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ so với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không phải là

A.  Địa hình thấp hơn, đối núi thấp chiếm ưu thế.
B.   Có mùa đông đến sớm và sâu sắc hơn.
C.   Tài nguyên rừng phong phú hơn. 
D.  Khoáng sản nhiều và đa dạng hơn.
Câu 27. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta là A. ý thức trách nhiệm rất cao.
B.   nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề.
C.   chất lượng lao động ngày càng tăng.
D.  lao động có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ lớn.
Câu 28. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất cả nước, không phải do
          A. lao động có trình độ cao.    B. khí hậu cận xích đạo.
          C. nhu cầu của thị trường       D. vốn đầu tư phát triển.
Câu 29. Ý nào sau đây là thế mạnh tự nhiên để phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A.  Sự giàu có về nguồn lợi tôm, cá.
B.   Bờ biển có nhiều vũng, đầm phá.
C.   Các dòng biển nóng, lạnh gặp nhau.
D.  Các bãi biển đẹp, thu hút nguồn lợi hải sản.
Câu 30. Số lượt du khách nội địa tăng tăng lên nhanh chóng này do yếu tố nào quyết định?           A. Có nhiều tiềm năng du lịch.      B. Cơ sở vật chất được đầu tư.
          C. Khách nước ngoài tăng nhanh.      D. Mức sống người dân nâng cao. 
Câu 31. Để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là
A.  xây dựng và phát triển thủy lợi.
B.   thay đổi cơ cấu cây trồng.
C.   bảo vệ vốn rừng của vùng.
D.  đẩy mạnh công nghiệp chế biến sau thu hoạch.
Câu 32. Hạn chế về mặt khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển nông nghiệp là
A.  mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
B.   tài nguyên khoáng sản hạn chế.
C.   thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
D.  đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.
Câu 33. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014
Năm
Số lao động đang làm việc (triệu người)

Cơ cấu (%)

Nông-lâm-ngư
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
2005
42,8
57,3
18,2
24,5
2014
52,7
46,3
21,3
32,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A.  Tỉ trọng nông – lâm – ngư tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
B.   Tỉ trọng nông – lâm – ngư giảm, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
C.   Tỉ trọng nông – lâm – ngư và dịch vụ tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng giảm.
D.  Tỉ trọng nông – lâm – ngư và công nghiệp – xây dựng giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng.
Câu 34. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo  
A. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền của vùng biển nước ta.
B.   là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
C.   là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
D.  là nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 35. Hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không phải là 
A. phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
B.                 đầu tư vào các ngành công nghệ cao.
C.                 hạn chế việc hình thành các khu công nghiệp tập trung.
D.                 đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 
Câu 36. Cho biểu đồ: 
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012

Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2012?
A.  Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh.
B.   Diện tích cây công nghiệp hằng năm lại giảm. 
C.   Giá trị sản xuất tăng nhanh và liên tục.
D.  Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh. 
Câu 37. Với vị trí tiếp giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ được 
            A. thu hút vốn đầu tư.                            B. đầu tư phát triển du lịch.  
            C. cung cấp lương thực, thực phẩm.      D. bổ sung nguồn lao động kĩ thuật.
Câu 38. Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp hiện đại?
A.                 Năng suất lao động cao.
B.                 Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
C.                 Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.
D.                 Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc. 
Câu 39. Cho biểu đồ: 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC

KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu bực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2010?
A.  Tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm.
B.   Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng.
C.   Tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhẹ.
D.  Tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định, có giảm nhẹ.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA GIAI ĐOẠN 2005-2015
Năm
Tổng số dân (nghìn người)
Dân số thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)
2005
82392
22332
1,31
2010
86947
26515
1,03
2015
91713
31131
0,94
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện tổng số dân, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta thời kỳ 2005 – 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
          A. Biểu đồ tròn.          B. Biểu đồ miền.
          C. Biểu đồ đường        D. Biểu đồ kết hợp.

-------------------- HẾT --------------------

ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 008
Bôi đen trong khung để hiện đáp án
Chỉ để tham khảo

1. B
2. B
3. C
4. B
5. C
6. D
7. D
8. B
9. C
10. B
11. D
12. C
13. D
14. A
15. B
16. B
17. B
18. D
19. D
20. D
21. B
22. C 
23. A
24. A
25. C
26. C
27. C
28. A
29. D
30. D
31. A
32. A
33. B
34. B
35. C
36. D
37. C
38. C
39. D
40. D



- Xem thêm tại đây - Sưu tầm bởi www.HLT.vn
Đề thi Đề thi 12 Kiểm tra Tài liệu tham khảo Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang