news
Tài liệu ôn tập địa lý học kì 1 lớp 11 (2022-2023)
Đăng bởi: Admin - 29/11/2021
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM
BÀI 5. TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN CỦA KHU VỰC ĐỀ MĨ LA TINH
Câu 1: Vùng núi lớn nhất ở Mĩ Latinh là
A. Anđét. B. Anpơ. C. Antai. D. Coođie.
Câu 2: Mĩ Latinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?
A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 3: Vốn đầu tư nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985 - 2004 do
A. nền chính trị không ổn định. B. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
C. tình hình kinh tế suy thoái. D. chính sách thu hút đầu tư không phù hợp.
Câu 4: Nhận xét nào đúng về vị trí địa lí của Mĩ La tinh?
A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương.
C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Câu 5: Dân cư Mĩ la tinh có đặc điểm nào dưới đây?
A. Gia tăng dân số thấp. B. Tỉ suất nhập cư lớn
C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Dân số đang trẻ hóa.
Câu 6: Mĩ Latinh bao gồm các bộ phận lãnh thổ
A. Trung Mĩ và Nam Mĩ. B. Trung Mĩ và quần đảo Caribê.
C. Quần đảo Caribê và Nam Mĩ. D. Trung Mĩ, Nam Mĩ và quần đảo Caribê.
Câu 7: Loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Mĩ Latinh là
A. Dầu mỏ, khí đốt. B. Kim loại màu và kim loại quý và nhiên liệu
C. Kim loại đen. D. Than đá.
Câu 8: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
B. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc.
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
D. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.
Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về tài nguyên thiên nhiên ở Mĩ La Tinh?
A. Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhất là kim loại màu, kim loại quý.
B. Các khoáng sản kim loại tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét.
C. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển nhiều ngành.
D. Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
Câu 10: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là
A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. có nhiều loại đất khác nhau.
C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng. D. có khí hậu nhiệt đới điển hình.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh?
A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.
Câu 12: Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh gây ra hậu quả là
A. hiện đại hóa sản xuất. B. thất nghiệp, thiếu việc làm.
C. quá trình công nghiệp hóa. D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên của Mĩ La tinh?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng. B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Khoáng sản chủ yếu là kim loại màu. D. Hầu hết lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 14: Tên gọi Mĩ Latinh được bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản nào?
A. Đặc điểm văn hoá và ngôn ngữ. B. Từ sự phân chia của các nước lớn.
C. Do cách gọi của Côlômbô. D. Đặc điểm ngôn ngữ và kinh tế.
Câu 15 : Phần lớn diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm ở Mĩ La Tinh tập trung ở
A. đồng bằng A - ma - dôn. B. đồng bằng La Pla - ta.
C. sơn nguyên Bra - xin. D. sơn nguyên Guy - an.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật của dân cư Mĩ Latinh hiện nay là
A. Tốc độ gia tăng dân số thấp. B. Phân bố dân cư đồng đều.
C. Tỷ lệ dân thành thị cao. D. Thành phần chủng tộc thuần nhất.
Câu 17: Biểu hiện rõ rệt của việc cải thiện tình hình kinh tế ở nhiều nước Mĩ La tinh là
A. giảm nợ nước ngoài, đẩy mạnh nhập khẩu.
B. xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát.
C. công nghiệp phát triển, giảm nhanh xuất khẩu.
D. tổng thu nhập quốc dân ổn định, trả được nợ nước ngoài.
Câu 18: Mặc dù các nước Mĩ la tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do
A. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
B. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở.
C. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
D. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập- tự chủ.
Câu 19: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về Mĩ La tinh?
A. có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt.
B. đại bộ phận người dân được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước.
C. đất đai và khí hậu thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.
D. sông Amadon có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
Câu 20: Vốn đầu tư nước ngoài vào Mĩ La tinh giảm mạnh từ sau năm 1985 do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo. B. Tình hình chính trị không ổn định.
C. Xảy ra nhiều thiên tai, kinh tế suy thoái. D. Chính sách thu hút đầu tư không phù hợp.
Câu 21: Các nước Mĩ La tinh nằm giữa hai đại dương là
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 22: Vấn đề kinh tế - xã hội còn tồn tại lớn nhất ở các nước Mĩ La tinh hiện nay là
A. tình trang đô thị hóa tự phát. B. xung đột về sắc tôc, tôn giáo.
C. sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc. D. sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
BÀI 5. TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC
Câu 1: Diện tích của khu vực Trung Á rộng khoảng
A. 7,8 triệu km2. B. 5,6 triệu km2. C.7,5 triệu km2. D. 5,7 triệu km2.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. sự phức tạp của thành phần sắc tộc, tôn giáo.
B. nguồn dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng.
C. vị trí địa chính trị và lịch sử khai thác lâu đời.
Câu 3: Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là
A. đông dân và gia tăng dân số còn cao. B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.
C. phần lớn dân cư theo đạo Hin du. D. phần lớn dân số sống theo đạo Ki-tô.
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây làm cho Tây Nam Á luôn trở thành “điểm nóng” của thế giới?
A. Xung đột quân sự, sắc tộc, tôn giáo kéo dài. B. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí.
C. Khu vực thường xuyên mất mùa, đói kém. D. Điều kiện khí hậu ở đây nóng và khô hơn.
Câu 7: Diện tích của khu vực Tây Nam Á rộng khoảng
A. 7,8 triệu km2. B. 7 triệu km2. C. 7,5 triệu km2. D. 5,7 triệu km2.
Câu 8: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.
B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
C. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 9: Địa danh đã từng là cái nôi của nền văn minh Cổ đại của loài người là
A. Sơn nguyên Iran. B. Bán đảo Arập
C. Đồng bằng Lưỡng Hà. D. Vịnh Pecxich
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng về vị trí của các nước Trung Á?
A. Vị trí chiến lược cả về kinh tế, chính trị và quân sự.
B. Nằm ở trung tâm của châu Á.
C. Giáp với nhiều cường quốc ở cả hai châu lục Á và Âu.
D. Giáp với nhiều biển và đại dương.
Câu 11: Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng trong khu vực Tây Nam Á
A. Đạo Hồi B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo. D. Hindu giáo.
Câu 12: Cả khu vưc Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm chung là
A. quốc gia nào cũng tiếp giáp với biển. B. các quốc gia đều có trữ lượng dầu lớn.
C. nằm trên “con đường tơ lụa” trong lịch sử. D. có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp
Câu 13: Mâu thuẫn chủ yếu giữa Ixraen và Palextin là
A. tôn giáo và sắc tộc. B. tranh giành lãnh thổ.
C. tranh giành nguồn nước. D. tranh giành nguồn dầu mỏ.
Câu 14: Điểm tương đồng về mặt tự nhiên khu vực Tây Nam Á và Trung Á
A. nằm ở vĩ độ rất cao, giàu tài nguyên rừng. B. có khí hậu khô hạn, giàu tài nguyên dầu mỏ.
C. có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng. D. có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản.
Câu 15: ở Tây Nam Á, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng bao trùm đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực là
A. Văn học. B. Nghệ thuật. C. Tôn giáo. D. Bóng đá.
Câu 16: Quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. Ả- Rập-xê-út. B. I- rắc. C. Thổ Nhĩ Kì. D. Cô-oét.
Câu 17: Năm 2005, số dân của khu vực Tây Nam Á là
A. gần 310 triệu người. B. hơn 313 triệu người.
C. gần 330 triệu người. D. hơn 331 triệu người.
Câu 18: Khu vực Tây Nam Á bao gồm
A. 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. B. 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
C. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. D. 23 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Câu 19: Quốc gia ở Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Iran. B. Irắc. C. Côoét. D. Arập Xêút
Câu 20: Cuộc xung đột dai dẳng, khó giải quyết nhất từ trước tới nay ở Tây Nam Á là giữa
A. Iran và Irắc. B. Irắc và Côoét. C. Ixraen và Palextin. D. Ixraen và Libăng.
BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Câu 1: Hoa Kì có diện tích lớn
A. thứ 2 thế giới. B. thứ 3 thế giới. C. thứ 4 thế giới. D. thứ 5 thế giới.
Câu 2: Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của Hoa Kì chia thành mấy nhóm ngành?
A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm D. 5 nhóm.
Câu 3: Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn
A. thứ 1 thế giới. B. thứ 2 thế giới. C. thứ 3 thế giới. D. thứ 4 thế giới.
Câu 4: Lãnh thổ Hoa Kì không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương.
Câu 5: Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về
A. muối mỏ, hải sản. B. hải sản, du lịch. C. kim cương, đồng. D. du lịch, than đá.
Câu 6: Hiện nay ở Hoa Kì, người Anh điêng sống tập trung ở vùng
A. đồi núi hiểm trở phía Tây. B. đồi núi phía Đông. C. đồng bằng phía Nam. D. đồi gò phía Bắc.
Câu 7: Dân cư Hoa Kì có nguồn gốc chủ yếu từ
A. Châu Âu. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Mĩ La tinh.
Câu 8: Bang Alaxca nổi tiếng nhất với loại khoáng sản
A. Than và quặng sắt. B. Thiếc và đồng. C. Dầu mỏ và khí đốt. D. Vàng và kim cương
Câu 9: Vùng ven bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có khí hậu
A. Cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. B. Cận nhiệt đới và bán hoang mạc
C. Cận nhiệt đới và hoang mạc. D. Bán hoang mạc và ôn đới hải dương
Câu 10: Vùng phía Đông Hoa Kỳ có địa hình chủ yếu là
A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn, núi thấp. B. Đồng bằng ven biển tương đối lớn, núi thấp
C. Cao nguyên cao, đồ sộ và núi thấp. D. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, núi thấp
Câu 11: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành
A. nông nghiệp. B. thủy sản.
C. công nghiệp chế biến. D. công nghiệp khai khoáng.
Câu 12: Địa hình chủ yếu của vùng Trung tâm Hoa Kỳ là
A. cao nguyên thấp và đồi gò thấp. B. cao nguyên cao và đồi gò thấp.
C. đồng bằng lớn và cao nguyên thấp. D. đồng bằng lớn và đồi gò thấp.
Câu 13: Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên là
A. vùng phía Tây, vùng trung tâm, vùng phía Đông.
B. vùng phía Bắc, vùng Trung tâm, vùng phía Nam.
C. vùng Coóc- đi-e, vùng Trung tâm, vùng núi Apalát.
D. vùng Coóc-đi-e, vùng Apalát, ven Đại Tây Dương.
Câu 14: Các bộ phận chính hợp thành lãnh thổ Hoa Kỳ là
A. lục địa Bắc Mỹ và quần đảo Hai-i-ti.
B. phần trung tâm lục địa Bắc Mĩ và bán đảo A-la-xca.
C. lục địa Bắc Mỹ, quần đảo Haoai và bán đảo A-la-xca.
D. phần trung tâm lục địa Bắc Mỹ, bán đảo Alaxca và quần đảo Ha-oai.
Câu 15: Dân cư thành thị của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở các thành phố có quy mô
A. lớn và cực lớn. B. lớn và vừa. C. vừa và nhỏ. D. cực lớn.
Câu 16: Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là
A. Mixixipi - Mitxuri. B. Côlôrađô. C. Côlumbia. D. Xanh Lôrăng.
Câu 17: Khu vực có nhiều người châu Á sinh sống nhiều nhất hiện nay ở Hoa Kì là
A. Ven Thái Bình Dương. B. Ven Đại Tây Dương C. Ven Vịnh Mêhicô. D. Trong nội địa
Câu 18: Loại hình giao thông vận tải có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Hoa Kì hiện nay là
A. đường bộ. B. đường biển. C. đường hàng không. D. đường sông hồ.
Câu 19: Luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, hoá chất, dệt,… là các ngành công nghiệp chủ yếu của
A. vùng Phía Tây. B. vùng Đông Bắc. C. vùng phía Nam. D. vùng Nội địa.
Câu 20: Dân số Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu do
A. nhập cư. B. tỉ suất sinh cao. C. gia tăng tự nhiên. D. tỉ suất tử thấp.
Câu 21: Diện tích phần trung tâm lục địa Bắc Mỹ là khoảng
A. 8 triệu km2. B. 5,6 triệu km2. C.7,5 triệu km2. D. 5,7 triệu km2.
Câu 22: Về tự nhiên, Alatxca của Hoa Kỳ không có đặc điểm chung nhất là
A. Là bán đảo rộng lớn. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi
C. Khí hậu ôn đới hải dương. D. Trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên
Câu 23: Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông. B. Vùng phía Đông và vùng trung tâm.
C. Vùng trung tâm và bán đảo Alaxca. D. Bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai.
Câu 24: Hai đại dương ngăn cách Hoa Kì với các châu lục khác là
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?
A. Dân đông nhờ một phần lớn vào nhập cư. B. Người châu Âu chiếm tỉ lệ lớn dân cư.
C. Chi phí đầu tư ban đầu cho nhập cư cao. D. Nguồn nhập cư là nguồn lao động lớn.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp Hoa Kì?
A. Tính chuyên môn hóa cao. B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Gắn với công nghiệp chế biến D. Hợp tác xã là hình thức sản xuất chủ yếu.
Câu 27: Lợi ích lớn nhất do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là
A. nguồn lao động có trình độ cao. B. nguồn vốn đầu tư lớn.
C. nền văn hóa đa dạng. D. đa dạng về chủng tộc.
Câu 28: Lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kì làm cho tự nhiên thay đổi từ
A. Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. B. Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
C. thấp lên cao, từ ven biển vào nội địa. D. Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
Câu 29: Khí hậu của vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương của Hoa Kì thuận lợi cho trồng
A. cây lương thực và cây ăn quả. B. cây công nghiệp và cây ăn quả.
C. cây dược liệu và cây công nghiệp. D. cây công nghiệp và cây dược liệu.
Câu 30: Hoá dầu, hàng không vũ trụ, điện tử, viễn thông là các ngành công nghiệp chủ yếu của
A. vùng Đông Bắc. B. vùng Nội địa.
C. Alaxca và Haoai. D. phía Nam và ven thái Bình Dương.
Câu 31: Miền Đông Bắc Hoa Kì sớm trở thành cái nôi của ngành công nghiệp Hoa Kì, nhờ có
A. nguồn than, sắt và thuỷ điện phong phú. B. đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu.
C. dầu mỏ và khí đốt phong phú. D. giao thông vận tải phát triển.
Câu 32: Nhận định nào dưới đây không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kì hiện nay?
A. Dịch vụ là sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì. B. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
C. Hoạt động dịch vụ rất đa dạng. D. Hoạt động dịch vụ chủ yếu là du lịch.
Câu 33: Ngành nào sau đây hoạt động khắp thế giới, tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho nền kinh tế của Hoa Kì hiện nay?
A. Ngân hàng và tài chính. B. Du lịch và thương mại.
C. Hàng không và viễn thông. D. Vận tải biển và du lịch.
Câu 34: Hướng di chuyển chủ yếu trong phân bố dân cư Hoa Kì hiện nay là
A. vùng Đông Bắc xuống vùng Đông Nam.
B. vùng Đông Bắc sang vùng núi cao phía Tây.
C. vùng Đông Bắc vào vùng đồng bằng trung tâm.
D. vùng Đông Bắc đến vùng phía Nam và ven TBD.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình vùng phía Tây Hoa Kỳ?
A. Các dãy núi trung bình , sườn thoải.
B. Ven Thái Bình Dương là đồng bằng nhỏ hẹp.
C. Các dãy núi trẻ chạy song song theo hướng Tây - Đông.
D. Ven Thái Bình Dương là đồng bằng rộng lớn.
Câu 36. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp của Hoa Kỳ
A. Vùng nông nghiệp. B. Trang trại.
C. Thể tổng hợp nông nghiệp. D. Các hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 38: Đặc điểm chủ yếu của ngành Công nghiệp Hoa Kì hiện nay
A. là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
B. là ngành tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Hoa Kì.
C. tỉ trọng trong GDP có xu hướng tăng lên.
D. khai thác là ngành có giá trị cao nhất trong cơ cấu công nghiệp.
Câu 39: Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên của vùng Trung tâm Hoa Kỳ là
A. Phần phía Tây và phía Bắc có địa hình đồi gò thấp, nhiều đồng cỏ.
B. Phần phía Nam là đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi trồng trọt.
C. Khoáng sản có nhiều loại vơi trữ lượng lớn như than, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
D. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam ven vịnh Mê-hi-cô có khí hậu nhiệt đới.
Câu 40: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e?
A. gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng Bắc-Nam.
B. xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
C. dãy núi già cao trung bình khoảng 1000-1500m, sườn thoải.
D. có nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn.
Câu 41. Ngành kinh tế chiếm tỉ trọng cao trong GDP của Hoa Kỳ
A. Công nghiệp. B nông nghiệp.
C Dịch vụ. D. Thương mại
Câu 42: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến phía Nam và ven Thái Bình Dương chủ yếu do
A. Đông Bắc kinh tế chậm phát triển. B. Đông Bắc có khí hậu khắc nghiệt.
C. chủ trương di dân của nhà nước. D. sản xuất công nghiệp được mở rộng.
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Bài 1. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì giai đoạn 1984 – 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 1984 | 1994 | 2003 | 2004 | 2010 | 2014 |
Xuất khẩu | 291,0 | 703,3 | 1020,5 | 1147,2 | 1852,3 | 2341,9 |
Nhập khẩu | 399,3 | 801,7 | 1517,0 | 1764,3 | 2365,0 | 2871,9 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì các năm 1984 và 2004.
2. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì các năm 2003 và 2014.
3. Nhận xét cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì các năm 1984 và 2014.
4. Nhận xét cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì các năm 2010 và 2014.
5. Giải thích tại sao lại có sự biến đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kì các năm 1984 - 2014.
Bài 2. Cho bảng số liệu: Sản lượng than sản xuất phân theo các châu lục trên thế giới năm 2000 và năm 2010. (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | 2000 | 2010 |
Châu Phi | 255 854 | 285 839 |
Châu Mĩ | 1 221 197 | 1 270 186 |
Châu Á | 1 970 147 | 4 870 519 |
Châu Âu | 1 062 477 | 1 084 829 |
Châu Đại Dương | 342 056 | 469 132 |
Thế giới | 4 851 731 | 980 505 |
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng than sản xuất phân theo các châu lục trên thế giới năm 2000 và năm 2010.
b. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng than sản xuất phân theo các châu lục trên thế giới năm 2000 và năm 2010.
Bài 3. Cho bảng số liệu: GDP của một số nước mĩ latinh năm 2017 (Đơn vị: tỉ USD)
a. Vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP và tổng số nợ của các quốc gia Mĩ La tinh?
b. Nhận xét
Bài 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a năm 2013 (Đơn vị: %)
a. Vẽ biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a năm 2013 ?
b. Nhận xét