HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Vẹt Ngực Hồng
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 20/04/2022
Vẹt Ngực Hồng
Vẹt ngực hồng là loài động vật dễ thương, kháu khỉnh. Và một đặc điểm mà khiến người nuôi thích thú là các loài vẹt có khả năng nhại nói lại giọng nói của chúng ta. Các chú vẹt ngoài ra còn rất thông minh. Như trong các câu truyện xa xưa. Vẹt thường được các cướp biển nuôi vì bộ lông tuyệt đẹp, thông minh và có thể nói và hiểu tiếng người.
Vẹt Ngực Hồng được xem là một trong những loài chim vô cùng khôn ngoan cùng với khả năng bắt chước rất điệu nghệ của chúng. Do đó, loài vẹt này đang được rất nhiều người yêu thích và nuôi làm chim kiểng. Và nếu bạn muốn biết rõ hơn về loài vẹt này, cũng như giải đáp được những thắc mắc như loài vẹt này giá bao nhiêu? Nuôi thế nào? Có biết nói không?
Vẹt ngực hồng, là loại vẹt được nuôi làm thú cưng phổ biến ở Việt Nam là một trong số giống vẹt có thể nhại nói tiếng người. Hãy cùng idialy tìm hiểu về loài vẹt này nhé.
Vẹt Ngực Hồng là chim gì?
Vẹt Ngực Hồng là một trong những loài vẹt phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Ở nhiều nơi thì người ta thường gọi loại vẹt này là két. Nếu như bạn sinh sống ở các vùng như Tây Nguyên, hay các khu vực đồi núi khi vào vụ mùa ngô, bắp thì sẽ số lượng vẹt đổ về để kiếm ăn là rất lớn, có những bầy có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn con.Loài vẹt được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng được biến đến với số lượng rất lớn và là loài vẹt phổ biến nhất ở quần đảo Andaman và Indonesia. Cho đến hiện nay, thì loài vẹt này đã được tìm thấy ở hầu hết tại các khu vực trên thế giới như Châu Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ… Tuy nhiên, hiện nay do nạn săn bắt động vật trái phép diễn biến phức tạp, nên số lượng loài này cũng đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng.
Vẹt ngực hồng có nguồn gốc từ đâu?
Vẹt ngực hồng là giống vẹt quen thuộc tại Việt Nam còn được gọi với cái tên khác là Két. Loài vẹt này thường sinh sống ở khu vực vùng cao, Tây Nguyên. Chúng rất thích ăn bắp, vì vậy tới mùa ngô chín ở các tỉnh vùng cao chúng tụ tập thành từng bầy đàn bay lượn trên trời và kêu vang gọi nhau kiếm ăn.
Loài vẹt hồng được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới với số lượng lớn như: Indonesia, khu vực Đông Nam Á, Nam Á và quần đảo Andaman. Vẹt ngực hồng rất thông minh, loài vẹt này linh hoạt, nhanh nhẹn và hoạt bát nên được những người yêu chim cảnh rất yêu thích. Cách nuôi Vẹt ngực hồng cũng rất đơn giản và dễ dàng huấn luyện.
Khi nhốt trong lồng thì Vẹt ngực hồng vẫn luôn chân di chuyển chứ không hề ngồi yên một chỗ. Vẹt ngực hồng rất dễ huấn luyện, tuy nhiên loài vẹt này có khả năng bảo vệ lãnh thổ do đó khi bị xâm chiếm chúng sẽ rất hung dữ. Vì vậy trong quá trình nuôi bạn tuyệt đối không được cho trẻ nhỏ tiếp xúc sẽ bị tấn công.
Đặc điểm ngoại hình của Vẹt Ngực Hồng
Vẹt Ngực Hồng là một trong những loài vẹt có kích thước khá to kèm với chiếc đuôi khá dài khiến tổng thể kích thước của chúng tăng lên khá đáng kể. Một con vẹt khi trưởng thành có thể đạt chiều cao khoảng hơn 20cm cùng với bộ lông khá nổi bật. Chúng sở hữu một bộ lông rất sặc sỡ, với phần cánh và lưng thường có màu xanh nổi bật, phần ngực sẽ có màu hồng nhạt. Loài vẹt này có một chiếc mỏ quặp khá to, thường có màu đỏ, tuy nhiên khi nhỏ thì mỏ của chúng thường sẽ là màu nâu hoặc màu xanh, lớn lên mới chuyển thành màu đỏ hồng.Ngoài ra, loài vẹt này có khả năng di chuyển rất tốt nhờ đôi chân vô cùng linh hoạt. Ngoài sử dụng chân để di chuyển, thì loài vẹt này còn sử dụng chân kết hợp với mỏ để bóc tách thức ăn, di chuyển một cách vô cùng thuần thục. Theo các chuyên gia cho biết, thì máu sắc của lông, lông ngực hay mỏ của chúng phụ thuộc khá nhiều vào thức ăn lẫn môi trường sống của chúng. Do đó chúng sẽ thay đổi màu sắc sao cho phù hợp nhất với môi trường sống.
Tính cách của Vẹt Ngực Hồng
Đây là một trong những loài vẹt vô cùng thông minh, linh hoạt, hiếu động và khả năng bắt chước vô cùng nhanh chóng. Loài vẹt này sở hữu một chiếc mỏ vô cùng sắc bén, chúng có thể cắn đứt sợi dây hoặc chuồng nuôi bằng tre, gỗ để thoát ra. Do đó, nếu không may bị chúng căn thì sẽ gây trầy da và chảy máu đấy nhé.
Khi có nhu cầu nuôi một chú vẹt để làm kiểng, thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn một chú vẹt non để nuôi. Bởi loài vẹt có khả năng đề kháng rất tốt, do đó nuôi chim non cũng không gặp nhiều khó khăn. Và khi chú vẹt con được nuôi lớn thì chúng sẽ rất dạn người, quấn người và vô cùng tình cảm với bạn.
Vẹt Ngực Hồng sinh sản thế nào?
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì mùa sinh sản của Vẹt Ngực Hồng rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch hằng năm. Như vậy, thì vào khoảng đầu tháng 1 thì chúng sẽ tiến hành tìm kiếm bạn tình, ghép cặp và giao phối. Đến những tháng sau thì chúng sẽ cùng nhau làm tổ, đẻ trứng và ấp trứng.
Cũng như như nhiều loài chim hay động vật khác, thì khi vào mùa giao phối loài vẹt này thường rất hiếu động, ồn ào cũng như hung dữ. Chúng ồn ào để tìm kiếm, kêu gọi bạn tình, hung dữ để tranh giành bạn tình. Đặc biệt là chúng thường rất hung dữ khi có sự xâm phạm đến tổ, trứng hay con non của chúng. Vì thế, nếu bạn có làm tổ để cho chúng sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, thì nên tìm vị trí yên tĩnh, giúp chúng phát triển ổn định nhất.
Cách phân biệt Vẹt Ngực Hồng trống và mái
Đối với những người nuôi chim kiểng thường hay có tâm lý là lựa chọn những chú chim trống, bởi chim trống thường nổi bật, khoẻ mạnh và linh hoạt hơn chim mái. Tuy nhiên, việc phân biệt trống mái đối với loài vẹt thì thường khá khó khăn, bởi giữa chim trống và chim mái không có quá nhiều sự khác biệt đặc trưng. Và để phân biệt được thì cần phải có nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng không phải là không có đặc điểm để phát hiện trống mái của loài vẹt này và dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số đặc điểm mà bạn có thể dựa vào đó để phân biệt.
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt trống mái đó là dựa vào chiếc mỏ. Tuy nhiên cần phải đợi đến lúc chúng được khoảng 18 tháng tuổi mới có thể nhận biết được. Bởi:
+ Kể từ lúc nở ra đến khoảng 4 tháng tuổi thì mỏ của con trống và mái đều có màu đen nâu.
+ Tuy nhiên, khi được khoảng 18 tháng tuổi thì mỏ của con trống sẽ chuyển sang màu đỏ còn mỏ của con mái vẫn là màu đen nâu.
Có thể thấy, việc nhận biết hay phân biết trống mái thường rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Do đó để yên tâm thì có thể lựa chọn mua vẹt khi chúng được 18 tháng tuổi trở lên hoặc lựa chọn nuôi nhiều con non để có tỷ lệ ra trống nhiều hơn.
Chọn giống
Thông thường, bạn nên chọn những chú Vẹt Ngực Hồng non, mới nở được khoảng từ 10-15 ngày để chăm sóc là tốt nhất. Bởi thời điểm này thì vẹt đã đủ khoẻ và quá trình nuôi dưỡng dễ dàng hơn. Bạn nên lựa chọn những chú vẹt háu ăn, to mồm khi đói thì quá trình nuôi sẽ dễ dàng và vẹt sẽ phát triển nhanh chóng. Bước chọn vẹt ban đầu khá quan trọng, vì nó quyết định cả quá trình chăm sóc thuận lợi hay không.
Lồng nuôi
Lồng nuôi cũng khá quan trọng, bởi Vẹt Ngực Hồng có cái mỏ khá sắc và chắc nên bạn cần lựa chọn lồng bằng kim loại để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu như nuôi chim non thì bạn cần phải lót thêm vài miếng vải, khăn để làm tổ và giữ ấm cho chim. Bạn cần thay vải thường xuyên, dọn phân để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển và tấn công gây bệnh cho vẹt.
Còn nếu khi vẹt đã lớn thì bạn có thể nuôi chúng trong những chiếc lồng bằng kim loại hoặc sử dụng các giá treo bằng kim loại có dây xích để nuôi vẹt. Lồng nuôi cần phải được trang bị đầy đủ cóng thức ăn, nước uống, máng phân, cây đậu. Nên lựa chọn lồng phù hợp với kích thước của vẹt, làm sao có đủ không gian để vẹt bay nhảy thoải mái.
Vẹt Ngực Hồng ăn gì?
Thức ăn của Vẹt Ngực Hồng là các loại hạt như hạt kê, hạt điều, hạt thóc, hạt bắp, hạt đậu, trái cây… ngoài ra chúng có thể ăn thêm một vài loại côn trùng để cung thêm các loại khoáng chất.
Dễ hiểu thì thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi vẹt hay bất cứ loài chim nào khác. Đặc biệt, loài vẹt này có phác đồ thức ăn khá phức tạp, thay đổi theo từng giai đoạn trưởng thành của chúng. Vì thế, khi nuôi bạn cần tìm hiểu và nắm rõ từng loại thức ăn trong từng giai đoạn để giúp chúng phát triển nhanh chóng và ổn định nhất:
+ Thức ăn cho Vẹt khi mới nở tới 1 tháng tuổi:
Ở giai đoạn này cần bỏ nhiều công sức và thời gian ra để chăm sóc vẹt. Bởi lúc này vẹt còn rất nhỏ và sức khỏe cũng rất yếu và chư ăn được thức ăn cứng. Khi vẹt mới nở thì bạn có thể cho chúng ăn cháo ngô hoặc bột ngô pha loãng. Còn khi vẹt được khoảng 1 tháng tuổi thì có thể cho ăn hạt ngô non, mềm và không quá già. Hoặc có thể sử dụng thức ăn chuyên dùng cho vẹt để cho chúng ăn trong giai đoạn này.
+ Thức ăn cho Vẹt từ 2 tháng tuổi:
Lúc này vẹt cũng đã tương đối lớn và bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn hơn. Ngoài cho ăn hạt ngô/bắp, thóc, đậu phộng thì có thể cho ăn thêm hoa quả chín như đu đủ, ổi, thanh long, xoài…
+ Thức ăn cho Vẹt trên 3 tháng tuổi:
Khi vẹt được hơn 3 tháng tuổi trở đi thì đã đủ lớn để ăn hầu hết các loại thức ăn rồi. Ngoài các loại thức ăn bình thường, thì bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn sống như thịt, côn trùng hoặc rau xanh, hoa quả tươi để giúp cung cấp thêm khoáng chất cho vẹt. Những loại thức ăn này giúp lông của chúng mượt hơn và óng ả hơn.
Cách chăm sóc Vẹt Ngực Hồng
Quá trình chăm sóc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển của vẹt. Lúc vẹt còn nhỏ thì bạn cần phải giữ ấm cho chim, loại bỏ phần thường xuyên và cho chúng ăn uống đầy đủ. Còn khi lớn lên, ngoài việc cho ăn uống đầy đủ thì bạn cần phải cho chúng tắm mát, tắm nắng thường xuyên. Vào mùa đông lạnh giá ở khu vực miền bắc thì ban đêm cần sưởi ấm cho vẹt, hoặc sử dụng vải trùm lồng cho vẹt.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh, khử khuẩn lồng nuôi thường xuyên, giúp loại bỏ các loại vi khuẩn bám vào lồng để tránh chúng tấn công và gây bệnh cho vẹt.
Cách tắm cho Vẹt ngực hồng
Trong quá trình nuôi bạ cần chú ý cho vẹt tắm thường xuyên để tránh các loại ký sinh trùng và rận gây bệnh. Nên tắm cho vẹt bằng nước muối đặc và xà phòng hoặc dầu gội. Tuy nhiên, nên để cho xà phòng lưu trên lông của vẹt khoảng vài phút rồi rửa sạch. Việc tắm cho vẹt không chỉ sạch sẽ, mà còn giúp vẹt nhanh thuần người hơn.
Phòng bệnh cho Vẹt Ngực Hồng
Đây là loài vẹt được đánh giá là loài chim có sức đề kháng rất cao và hiếm khi bị bệnh. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng các bạn cần phải thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để phòng bệnh cho chim. Ngoài ra có thể cho chúng sử dụng thêm các loại men tiêu hoá phù hợp để giúp vẹt cải thiện khả năng tiêu hoá. Ngoài ra, trong thời kỳ thay lông thì bạn cần bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để vẹt nhanh phục hồi và quá trình thay lông diễn ra nhanh hơn.
Vẹt Ngực Hồng có biết nói không?
Theo các chuyên gia và những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi và huấn luyện chim kiểng cho biết: Chúng là một loài vẹt có khả năng bắt chước và học tiếng người khá thuần thục. Tuy nhiên cần phải dành nhiều thời gian để huấn luyện chúng. Bởi khả năng nói của loài vẹt này chậm hơn các loài vẹt khác. Và để giúp cho chúng nói chuyện, thì bạn cần thực hiện những điều sau đây:
+ Thường xuyên trò chuyện với vẹt mỗi ngày, nên nhắc đi nhắc lại một vài câu nói để vẹt ghi nhớ và nhận biết.
+ Bạn nên đặt tên cho chúng và thường xuyên gọi tên của chúng để chúng nhớ và ghi nhớ tên mình khi được gọi. Và nên gọi tên chúng liên tục khi cho ăn.
+ Có thể mở đài hoặc ghi âm giọng nói để chúng nghe thường xuyên và dần quen với giọng nói của bạn.
+ Lâu dần chúng sẽ có phản ứng khi được gọi tên.
+ Tập cho chúng nói những từ đơn giản, như gọi tên ba, tên mẹ. Khi đã quen thì mới tập cho chúng nói những từ khó và dài hơn.
Bạn đang thắc mắc không biết Vẹt ngực hồng có nói được không? Theo tôi để vẹt có thể nói được và nói tốt, bạn cần chú ý tới chế độ nuôi dưỡng và huấn luyện bài bản. Dưới đây là một số lưu ý khi nuôi Vẹt ngực hồng giúp chúng nói bài bản:
Nên nuôi vẹt từ khi còn nhỏ, sau đó dạy vẹt những cử chỉ đơn giản. Việc làm này sẽ giúp vẹt dần quen với bạn hơn và thuận lợi cho việc dạy chúng.
Mỗi ngày nên vuốt ve vẹt và vuốt đôi bàn chân. Khi nào bạn lại gần và thấy vẹt giơ chân lên có nghĩa là chúng đã rất thân với bạn đó.
Dạy vẹt học nói những âm thanh cơ bản và nên dành thời gian nói chuyện với vẹt thường xuyên giúp chúng nhận biết được nhiều loại âm thanh khác nhau.
Khi vẹt nói được bạn hãy dạy chúng học các từ có âm đơn giản và lặp lại nhiều lần để chúng dễ nhớ. Thời gian học nói lý tưởng nhất là 6 – 7 giờ sáng hoặc 17 – 18h chiều.
Để dạy vẹt Ngực hồng nói bạn cần kiên trì và mất một khoảng thời gian nhất định. Và tới khi Vẹt nói được bạn sẽ thỏa thích giải trí cùng chúng mỗi ngày.
Cách huấn luyện vẹt Ngực hồng
Để Vẹt ngực hồng có thể nói tốt nhất, bạn nên huấn luyện chúng từ khi còn nhỏ để dần quen với những gì bạn dạy. Đây là loài vẹt rất thông minh và có khả năng tiếp thu cũng như ghi nhớ rất tốt. Tùy theo mục đích huấn luyện như thế nào, mà bạn hãy chọn cho mình cách dạy chúng nói sao cho hiệu quả nhất nhé.
................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.
iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí