HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐÀN GUITAR

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐÀN GUITAR

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐÀN GUITAR
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐÀN GUITAR

Bạn có biết ai đã phát minh ra đàn guitar không? Hãy tìm hiểu thêm về lịch sử của nhạc cụ yêu thích của bạn. Bài viết này xem xét nguồn gốc của guitar và cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các sự kiện và con người đã hình thành nên sự phát triển của nó.

Nguồn gốc của đàn guitar

Trong lịch sử, ranh giới giữa thực tế và huyền thoại có thể mơ hồ. Các nhà khảo cổ học và sử học cố gắng giải thích ý nghĩa của quá khứ bằng những bằng chứng mà họ tìm thấy. Nguồn gốc của guitar không chính xác vì không có hồ sơ chi tiết nào cả. Bằng chứng về các nhạc cụ có dây xuất hiện từ 4000 đến 5000 năm trước. Bạn có thể thấy mô tả của những nhạc cụ này trong chữ tượng hình Ai Cập.

Tại thời điểm nào thì một nhạc cụ có dây được coi là tổ tiên trực tiếp của guitar? Một số học giả cho rằng cây phả hệ bắt đầu với đàn lia Hy Lạp. Những người khác cho rằng câu chuyện về cây đàn guitar bắt đầu từ việc đàn oud Ả Rập đến châu Âu trong cuộc xâm lược của Tây Ban Nha.

Thời điểm chính xác khi một nhạc cụ có dây trở thành đàn guitar có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy các nhạc cụ đã biến đổi như thế nào qua nhiều thế kỷ.

Sự phát triển của guitar

Vô số nhạc cụ có dây có hình dạng độc đáo và tạo ra âm thanh đặc biệt đã được chơi qua nhiều thời đại như: đàn lia, kithara, đàn luýt thời phục hưng, guitar baroque, sitar, oud ả rập…

Guitar thế kỷ 19

Khoảng năm 1800, chúng ta bắt đầu thấy cây đàn guitar một dây. Tuy nhiên, chúng vẫn nhỏ hơn một chút so với guitar hiện đại. Với những nhạc cụ này, dây ruột được quấn hoàn toàn bằng kim loại, tạo cho chúng âm thanh cơ bản lớn và mạnh mẽ, tạo nên một cuộc cách mạng trong âm nhạc guitar vào thời điểm đó. Với các dây đơn, việc điều chỉnh nhạc cụ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Vì có ít dây hơn nên việc sản xuất nhạc cụ thuận tiện và giá cả phải chăng hơn rất nhiều.

Cây đàn thế kỷ 19 có 22 phím đàn bằng kim loại (nhiều hơn đáng kể so với các phiên bản trước). Ngoài ra, với dây kim loại, cần có những đổi mới để cố định chúng vào cơ thể. Một cây cầu ghim kim loại giữ cố định các dây. Các nhà sản xuất nhạc cụ sẽ khoan lỗ trên thân đàn guitar và ghim dây.

Từ guitar thế kỷ 19, chúng ta chuyển sang guitar cổ điển.

Ai đã phát minh ra đàn guitar cổ điển?

Antonio Torres Jurado (1817-1892) là nghệ sĩ guitar, nghệ nhân làm đàn người Tây Ban Nha và là nhà sản xuất đàn guitar quan trọng nhất của thế kỷ 19. Được coi là cha đẻ của guitar cổ điển hiện đại, nhờ những cải tiến của ông mà guitar hiện đại có hình dạng, kích thước và cách điều chỉnh.

Thân của guitar cổ điển sâu hơn và rộng hơn, cho phép nó tạo ra âm thanh lớn hơn, đầy đủ hơn và to hơn. Tuy nhiên, có thể cho rằng khía cạnh thay đổi trò chơi nhiều nhất là ở các chốt điều chỉnh. Thay vì chốt điều chỉnh đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước, guitar cổ điển được trang bị bánh răng điều chỉnh. Các bánh răng cho phép các nhạc sĩ tinh chỉnh nhạc cụ của họ–việc xoay chúng sẽ di chuyển các dây theo từng bước nhỏ hơn.

Bất chấp những đổi mới quan trọng về công nghệ, guitar cổ điển vẫn là thiết kế cơ bản mà các nhà sản xuất sử dụng ngày nay.

Ai đã phát minh ra đàn guitar điện?

Adolph Rickenbacker đã phát minh ra đàn guitar điện vào năm 1931. Rickenbacker sinh ra ở Basel, Thụy Sĩ, vào năm 1887. Ông di cư đến Hoa Kỳ vào năm 1896 và định cư ở Los Angeles, nơi ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thợ máy và thợ chế tạo công cụ.

Năm 1909, ông và hai đối tác thành lập Công ty Sản xuất Rickenbacker, chuyên sản xuất khuôn dập kim loại cho ngành ô tô. Công ty sau đó đã đa dạng hóa sang các sản phẩm khác, bao gồm cả guitar điện.

TÌM HIỂU VỀ CHẤT LIỆU GỖ LÀM ĐÀN GUITAR

Alder (Alnus rubra) – Gỗ Tống Quán Sủi ( Gỗ Alnus rubra):

Alder được dùng rộng rãi để làm thân đàn vì trọng lượng nhẹ của nó (khoảng 4 pound cho thân đàn Guitar dáng Strat®) và chất âm dày. Vân gỗ sát nhau nên nó dễ dàng xử lý hơn. Màu sắc tự nhiên của Gỗ này vàng nhạt với đường vân Gỗ rõ ràng và nhỏ, xử lý bên ngoài theo kiểu Sunburst hoặc màu trơn tự nhiên là rất đẹp. Vì giá thành rẻ hơn và những đặc điểm tốt đó, Gỗ Alder được trồng phổ biến tại Bang Washington. Âm sắc Gỗ này được cho là cân bằng nhất giữa các tần âm Thấp, Trung, Cao. Gỗ Alder được dùng làm thân đàn cho đàn Fender từ nhiều năm nay và những đặc tính âm thanh với độ bền bỉ của nó đã trở thành một phần cho nền Âm Nhạc hiện đại ngày nay. Cùng Việt Thương tìm hiểu về chất liệu gỗ làm đàn Guitar?

Ash (Fraxinus americana) – Gỗ Tần Bì (Fraxinus Americana):

Có 2 loại khác nhau: một là Gỗ Tần Bì Cứng Bắc Phương và Gỗ Tần Bì Mèm Nam Phương.

Gỗ Tần Bì Bắc Phương rất cứng, nặng và đặc. Thân đàn Strat® thông thường nặng 5 lbs trở lên. Độ đặc của Gỗ này cho ra một âm thanh trong và vang dài, có màu kem nhạt, nhưng nó cũng loại bên trong thân Gỗ có màu hồng hoặc nâu nhạt, trên thớ Gỗ có nhiều lỗ nên mất nhiều công để trám lại.

Gỗ Tần Bì Nam Phương là loại Gỗ trời cho theo nhiều lý do khác nhau. Với đặc tính nhẹ, nên bạn dễ dàng phân biết được nó với Gỗ Tần Bì Cứng Bắc Phương. Một thân đàn Strat® thông thường nặng 5 lbs. Trong thập niên 50, Fender được làm từ Gỗ TBNP. Thớ Gỗ thường hở và có màu kem nhạt. Loại Gỗ này là một lựa chọn tốt để màu trơn bên ngoài Guitar. Gỗ TBNP là loại Gỗ thứ 2 phổ biến nhất. Nó mang nhiều chất ấm và tươi sáng, cộng với một chút chất “Pop” nữa. 

Basswood (Tilia americana) – Gỗ Đoạn:

Loại Gỗ này thường được dùng cho thân đàn dưới 4 lbs của Strat®. Có màu trắng nhưng thường có những đường sọc xanh khó chịu trên đó. Đây là loại Gỗ có thớ Gỗ sát nhau, nhưng nó có thể thu hút nhiều cách xử lý bề mặt khác nhau. Tuy nhiên, nếu để màu trơn thì sẽ không đẹp. Trọng lượng Gỗ này khá nhẹ, và không thể xử lý mạnh tay với nó được. Về mặt âm thanh, Basswood có chất âm ấm, hơi khô nhưng lại hay ở tầng trung. Là loại Gỗ ưa thích cho dòng đàn Shredders trong thập niên 80 vì âm thanh của nó đáp ứng rất tốt tầng trung khi ráp vào dàn âm thanh.

Bubinga (Guibourtia demeusei) – Gỗ Bubinga:

Là loại Gỗ rất cứng chủ yếu dùng cho cần đàn Guitar Bass và xử lý làm Gỗ ép. Được Rickenbacker sử dụng làm mặt cần đàn và thân đàn Bass Warwick (của Đức). Khi được dùng làm cần đàn, nó cho ra một âm thanh có tần trung tươi sáng và dày, sâu. Thân đàn làm từ Gỗ Bubinga sẽ rất nặng nhưng độ vang của nó thì kéo dài cả ngày.

Koa (Acacia koa) - Gỗ Keo Acacia:

Loại Gỗ rất đẹp này chỉ đặc biệt đến từ Hawaii nhưng được cung cấp rất hạn chế, đa dạng về trọng lượng từ trung bình đến nặng và mang âm thanh tuyệt vời cho thân đàn Guitar Bass. Gỗ Koa có một chất âm ấm tương tự như Gỗ Mahogany, nhưng có phần sáng hơn một chút. Cũng giống như Gỗ Walnut, loại Gỗ này có thể được sơn dầu, nhưng nhìn chung thì nó sẽ đẹp hơn nếu được sơn bóng. Đôi khi Koa cũng có những hoa văn hình lửa.

Figured Koa (Acacia koa) - Gỗ Koa in họa tiết:

Gỗ Koa đặc biệt đẹp khi được vẽ thêm những họa tiết hình lửa. Có sẵn ở Guitar có mặt đàn làm bằng Gỗ ép mỏng và đôi khi ở các dòng cao cấp hơn.

TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐÀN GUITAR

Ngày xưa có một cụ già và người con gái sống ở miền Nam Tây Ban Nha trong một ngôi nhà gỗ. Thời đó, cụ già nổi tiếng là một người thợ mộc giỏi, có người còn nói cụ là người thợ mộc tài danh nhất! Con gái của cụ tên là Citra. Nàng có giọng hát tuyệt vời có một không hai.
 Mỗi lần nàng cất tiếng hát, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức... Đâu chỉ có thế, giọng hát của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ. Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha thường tìm đến yêu cầu nàng hát mỗi khi có dịch bệnh phát sinh.

Một đêm mưa bão, có người gõ cửa ngôi nhà gỗ của cha con nàng! Họ mở cửa. Đứng trước ngưỡng cửa là một bà già khốn khổ, áo quần tả tơi ướt đẫm. Bà già lạnh cóng, cơ hồ đứng không muốn nổi. Hai cha con vội vàng nhóm bếp lò và mang quần áo khô cho bà cụ, rồi cho bà uống sữa nóng với mật ong cho lại sức.

Sáng hôm sau, khi bà cụ đã hồi sức, bà cho Citra biết cụ có một cô cháu nội đang ốm nặng sắp chết vì mắc phải một căn bệnh là kỳ khiến mọi lang y đều bó tay. "Đó là lý do một bà già như lão phải lặn lội cả tháng trời đến đây gặp cô, Citra ạ, chỉ để cầu xin cô cứu cháu nội tôi." Và bà lão ngồi hàng giờ kể cho Citra nghe về cô cháu.

Càng nghe, Citra càng cảm thấy gần gũi, gắn bó với cô gái đáng thương chưa quen biết như thể đã thân thiết tự bao giờ.

Hôm sau, nàng cáo từ cha già để theo bà lão đi cứu cô cháu bằng chính giọng hát của nàng. Người cha nhờ hai người bạn đi theo hỗ trợ và sau mấy tuần lễ họ đã đến một ngôi làng ở Asturias. Cô cháu của bà cụ đã ngất liệm, thoi thóp gần chết.

Citra liền cất tiếng hát. Chưa bao giờ trong đời mình nàng hát hay đến như thế! Nàng hát mãi không thôi... cho đến ngày thứ ba thì cô gái mở mắt tỉnh dậy. Căn bệnh quái ác đã được cứu chữa!

Nhưng trên đường về, một trận bão tuyết trên vùng núi lạnh đã chôn vùi Citra và hai người bạn già đồng hành. Khi bão đã tan, may sao một đoàn người bắt gặp Citra vùi sâu trong tuyết và lạnh cứng như chết. Họ đã cứu nàng và đưa về với người cha già.

Citra thoát chết, nhưng vì thanh quản đã bị liệt vì tuyết lạnh, nàng không bao giờ còn cất tiếng hát được nữa. Thế là nàng trở nên u sầu, lúc nào cũng đắm chìm trong một trạng thái ưu uất đáng sợ...

Nóng lòng muốn cứu con gái, người cha bỗng nhớ ra mình còn một khúc gỗ hồng trong nhà kho chứa đồ làm mộc của mình. Thế là ngày ngày ông cụ hết chăm lo cho Citra lại đục đẽo trong nhà kho âm thầm làm một món quà cho con gái.

Ông cưa gọt cả năm ròng và cuối cùng hoàn thành một thứ nhạc cụ lạ kỳ nhưng xinh đẹp mang hình dáng một người thiếu nữ. Sau đó ông nhờ những người thợ săn trong làng săn về cho ông hai con naị Một con lớn, ông lấy gân chân căng ra làm những sợi dây trầm; còn con tơ, ông ấy gân căng làm những dây bổng.

Khi cây đàn hoàn tất, ông đứng trước cửa nhà vuốt ngón tay trên những sợi dây đàn gân thú. Một chuỗi âm thanh sâu lắng, quyến rũ ngân rung... Lần đầu tiên, từ khi bình phục, Citra bước ra ngưỡng cửa tìm xem những âm thanh thần tiên ấy phát ra từ đâu.

Người cha trao cho nàng cây đàn độc đáo ấy. Citra nâng đàn lên và bắt đầu dạo nhạc. Tiếng đàn bay bổng... Dân chúng khắp miền nam Tây Ban Nha tìm đến xem chiếc đàn lạ lùng ấy. Mỗi lần nàng cất tiếng đàn, mọi người đều dừng lại lắng nghe, ngay cả chim trên cành cũng im hót để thưởng thức...

Đâu chỉ có thế, tiếng đàn của Citra còn có năng lực chữa bệnh thần kỳ như tiếng hát của nàng ngày trước. Dân chúng thường tìm đến yêu cầu nàng đàn mỗi khi có dịch bệnh phát sinh....

Cái tên Citra dần lan truyền khắp thế giới và cây đàn đã được đặt theo tên nàng cũng được mô phỏng ở khắp nơi. Ở Ấn Độ, cây đàn của nàng được gọi là đàn Sitar (hay Chitar), ở Ý nhạc cụ này được gọi là Chitarra.

Một số nơi khác, chữ "C" được đổi thành chữ "G" và thế là ngày nay ta có đàn Gitara ở Tây Ban Nha, đàn Guitare ở Pháp, đàn Guitar ở Anh-Mỹ, và đàn Ghi-ta ở Việt Nam.

................................................
Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. idialy.com không chịu bất cứ trách nhiệm nào nếu có sự cố xảy ra. Cảm ơn.

iDiaLy.com - Tài liệu , videos địa lý miễn phí
- Webiste/app: idialy.com

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé
iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí



Guitar Tin tức
Lên đầu trang