HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 2 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

BÀI 2 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

BÀI  2 .    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – PHẠM VI LÃNH THỔ

Bài dạy online

 
Bài dạy online





Bài 2:  Vị trí địa lí,  phạm vi lãnh thổ
1. Vị trí địa lí
 - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam  .
- Hệ toạ độ địa lí:
 + Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 1020109Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).


2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
 - Diện tích đất liền và các hải đảo 33 12 12 km2.
- Biên giới:
   + Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
   + Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
   + Phía đông và nam giáp biển 3260km
 - Nước ta có 4000 đảo, trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
 b. Vùng biển
 Diện tích khoảng 1 triệu km2.
 Gồm : vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
 c. Vùng trời
 Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.


3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
 a. Ý nghĩa về tự  nhiên
-  Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đđa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc - Nam. Đông - Tây, thấp - cao.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
 b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng
-  Về kinh tế:
  + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường hng không với các nước trên thế giới, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giơí
  + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).
-  Về văn hoá - xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 - Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam .


...............................................................
BÀI  2 .    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ PHẠM VI LÃNH THỔ


- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Tọa độ địa lý (phần  đất liền) :
  Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B
  Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B
  Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ
  Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ
-Trên vùng biển,  còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông=> Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn,  nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
II-Phạm vi lãnh thổ.( Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào?)
1-Vùng đất:  tổng diện tích ( đất liền+ đảo) : 331212 Km2.
- Đường biên giới trên đất liền hơn 4.600 km, phần lớn biên giới VN nằm ở vùng núi=> việc thông thương giữa các nước qua các cửa khẩu.
- Hải giới: 3.260 km ( 28/63 tỉnh thành phố giáp biển) => thông thương voi các nước, khai thác tiềm năng của biển. Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
2-Vùng biển
-Diện tích: trên 1 triệu Km2
- Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước (Trung Quốc, các nước ĐNÁ).
- Gồm 5 bộ phận:
+ Nội thủy: Là vùng tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
+ Lãnh hải:Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải:Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền các nước ven biển, rộng 12 hải lí.
+Vùng đặc quyền về kinh tế:Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
   + Thềm lục địa: Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu 200m hoặc hơn nữa.
3-Vùng trời.
Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta
III-Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ. (Vị trí địa lí nước ta mang đến thuận lợi và khó khăn nào cho quá trình phát triển KT-XH?)
1-Ý nghĩa tự nhiên. (Nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí VN?)
*Thuận lợi:
- Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao, nắng nhiều, có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao.
- Nằm tiếp giáp với lục địa và đại dương => phát triển tổng hợp KT biển.
- Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông => thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
- Nước ta nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => khoáng sản , sinh vật rất phong phú.
- Có sự  phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.
*Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán => cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.      
2-Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng. (Nêu ý nghĩa KT- VH-XH và quốc phòng của vị trí địa lí)
- Kinh tế.
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng => thuận lợi  giao lưu với các nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên TG, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
- Văn hóa – xã hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
An ninh quốc phòng.
+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

______________________________
1) Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT- XH?
a) Thuận lợi:
- Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b) Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
2) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a) Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động- thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc- Nam, miền núi và đồng bằng…
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b) Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
=> Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
* Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.

3) Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta?
- Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
- Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản…
- Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển.
- Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai.
- Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
------------------------------------------------------------------------
BÀI 2 : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1.Khung hệ tọa độ nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:
A.  23021’B                             B. 23022’B                             C. 23023’B                 D. 23024’B
Câu 2. Khung hệ tọa độ nước ta có điểm cực Tây ở kinh độ:
A.  102008’Đ                          B. 109024’Đ                          C. 102009’Đ              D. 109024’Đ
Câu 3. Vùng biển nước ta có kinh độ kéo dài từ:
A.  1010Đ – 109024’Đ tại biển Đông                                  B. 1020Đ – 117024’Đ tại biển Đông
C. 1020Đ – 117020’Đ tại biển Đông                           D. 1010Đ – 117020’Đ tại biển Đông
Câu 4. Việt Nam nằm trong múi giờ số:
A.  6                                         B. 7                                         C. 8                                         D. 9
Câu 5. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:
A.  Phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.
B.  Phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, dãy núi.
C.  Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
D.  Thuận tiện cho việcđảm bảo an ninh quốc gia.
Câu 6. Đường bờ biển nước ta dài:
A.  2360km                 B. 3260km                 C. 2630km                 D. 3620km
Câu 7. Tổng diện tích phần đất của nước ta (2006) là:
A.  313.221km2              B. 331.212km2                  C. 313.212km2               D. 331.221km2     
Câu 8.Hai quần đảo lớn của nước ta lần lượt là:
A. Cô Tô, Trường Sa                                                B. Hoàng Sa, Côn Sơn
C. Trường Sa, Hoàng Sa                                                       D. Hoàng sa, Cô Tô
Câu 9.Nội thủy là vùng:
A.   Nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở
B.   Có chiều rộng 12 hải lí
C.   Tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
D.   Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí
Câu 10. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km2)
A.  1,0                                      B. 2,0                                      C. 3,0                                      D. 4,0
Câu 11. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:
A.  Tiếp giáp với biển Đông
B.  Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương – Địa Trung Hải
C.  Trên đường di lưu, di cư của nhiều loài động vật.
D.   Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

Câu 12. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là:

A. Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.

C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

D. Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản.

Câu 13. Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lý nước ta là:

A. Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.

C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

D. Có nhiều điều kiện để phát triển giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không với các nước trên thế giới.

Câu 14. Ý nghĩa an ninh quốc phòng của vị trí địa lý nước ta là:

A. Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.

C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

D. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Câu 15. Nhờ tiếp giáp với biển Đông nên nước ta có:

A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng     

B. Thiên nhiên bốn mùa xanh tốt

C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt 

D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.


Dựa vào atlat trang 4 – 5, 23 hãy trả lời các câu sau:

Câu 16. Tỉnh nào sau đây tiếp giáp với ba quốc gia Việt nam – Lào – Campuchia:

A. Lai Châu 

B. Điện Biên 

C. Kon Tum 

D. Gia Lai

Câu 17 .Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung

A. Lao Bảo 

B. Hữu Nghị 

C. Mộc Bài 

D. Tây Trang

Câu 18. Tỉnh, thành phố nào sau đây của Việt Nam không tiếp giáp biển:

A. Hải Phòng 

B. Hà Nội 

C. Quảng Nam 

D. Phú Yên

Câu 19. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nước ta lần lượt thuộc tỉnh, thành phố:

A. Khánh Hòa, Đà Nẵng     

C. Đà Nẵng, Hải Phòng

B. Đà Nẵng, Khánh Hòa     

D. Khánh Hòa, Bà Rịa Vủng Tàu

Câu 20. Quốc gia nào sau đây tiếp giáp với Việt Nam cả trên biển và đất liền:

A. Trung Quốc 

B. Thái Lan 

C. Singapo 

D. Philippin

Câu 21. Số tỉnh nước ta tiếp giáp với Campuchia là:

A. 7 

B. 8 

C. 9 

D. 10

Câu 22. Số tỉnh, thành phố trực thuộc TW tiếp giáp với biển Đông là:

A. 28 

B. 26 

C. 24 

D.29

Câu 23. Các cửa khẩu tương ứng từ Bắc vào Nam nước ta là:

A. Nậm Cắn, Lao Bảo, Tây Trang, Mộc Bài 

C. Lao Bảo, Tây Trang, Mộc Bài, Nậm Cắn

B. Tây Trang, Nậm Cắn, Lao Bảo, Mộc Bài 

D. Nậm Cắn, Tây Trang, Mộc Bài, Lao Bảo

Câu 24. Điểm cực Bắc và cực Nam nước ta lần lượt thuộc tỉnh:

A. Hà Giang, Điện Biên                               

B. Điện Biên, Khánh Hòa

C. Cà Mau, Hà Giang                                     

D. Hà Giang, Cà Mau

Câu 25. Khoảng cách vĩ độ giữa điểm cực Bắc và cực Nam trên đất liền của nước ta là:

A. 13040’     

B. 14040’     

C. 14049’     

D. 13049’



=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....

ATLAT

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?

          A. Điện Biên.              B. Hà Giang.                   C. Cao Bằng.                  D. Lào Cai

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào trên đất liền?

          A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.                       B. Trung Quốc, Lào.

          C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma.                D. Lào, Campuchia, Thái Lan.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với nước nào dài nhất?

          A. Trung Quốc.                                                    B. Lào.                

          C. Campuchia.                                                     D. Câu A và C đúng.  

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?

           A. Ninh Bình.            B. Bắc Ninh.                  C. Thái Bình.                   D. Hà Nam

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là

           A. dãy Hoành Sơn.                                              B. dãy Trường Sơn.  

           C. dãy Bạch Mã.                                                  D. dãy Ngọc Linh

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết chiều rộng của tỉnh, thành phố nào sau đây chưa đầy 50 km?

         A. Hà Tĩnh.                  B. Quảng Bình.              C. Quảng Trị.            D. Quảng Ngãi

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh nào?

          A. Sơn La.                     B. Điện Biên.                   C. Lai Châu                 D. Lào Cai

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào ?

          A. 10.                             B. 11.                               C. 12.                           D. 13.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào ?

A. Điện Biên.                 B. Sơn La                        C. Kon Tum.                 D. Gia Lai.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào của nước ta là “Ngã ba Đông Dương”?

          A. Đà Nẵng.                  B. Kon Tum.                 C. Gia Lai.                   D. Đắk Lắk.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết số tỉnh, thành phố có chung đường biên giới với Campuchia là

          A. 10.                             B. 11.                                C. 12.                          D. 13.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc và Lào?

          A. Lai Châu.                 B. Điện Biên.               C. Sơn La.                       D. Lào Cai.


Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang