Trắc nghiệm 12 - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :
A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 3. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho : 
A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 4. Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :
A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.
B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 5. Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :
A. Độ cao trên 1 000 m. B. Độ cao trên 2 000 m.
C. Độ cao trên 2 400 m. D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 6. Địa hình đồi núi đã làm cho :
A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :
A. Nhiệt đới ẩm thường xanh.
B. Á nhiệt đới.
C. Ôn đới.
 D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :
A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 11. Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta :
A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ.
B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 12. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :
A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.
D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.

Câu 13. Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :
A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.

Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :
A. Nước ta là nước nhiều đồi núi.
B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 15. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

ĐÁP ÁN 
1. D
2. B
3. C
4. B
5. C
6. C
7. C
8. A
9. A
10. B
 11.D     
12. B     
   13. B     
14. A    
15. C




_____________________________
Câu 1. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. 
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 2. Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy : 
A. Sông Gâm. B. Đông Triều. C. Ngân Sơn. D. Bắc Sơn
Câu 3. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.
A. Tây bắc - đông nam. B. Đông bắc - tây nam.
C. Bắc - nam. D. Tây - đông.
Câu 4. Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :
A. Plây-cu. B. Mơ Nông. C. Đắc Lắc. D. Di Linh.
Câu 5. Các sườn đồi ba dan lượn sóng ở Đông Nam Bộ được xếp vào loại địa hình :
A. Đồng bằng. B. Các bậc thềm phù sa cổ.
C. Các cao nguyên. D. Các bán bình nguyên.
Câu 6. Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:
A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.
B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 7. “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 8. Dãy Bạch Mã là :
A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.
B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.
Câu 9. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 10. Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :
A. Thường xuyên bị lũ lụt.
B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.
Câu 11. Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở :
A. Vùng núi Trường Sơn Nam. B. Vùng núi Tây Bắc.
C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc.
Câu 12. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :
A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
D. Rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 13. Cao nguyên đất đỏ ba dan rộng lớn nhất ở nước ta là :
A. Đắc Lắc. B. Lâm Viên. C. Plây-cu. D. Di Linh.
Câu 14. Vùng núi thượng nguồn sông Chảy có đặc điểm :
A. Cấu tạo chủ yếu bởi đá vội. B. Gồm những đỉnh núi cao trên 2000 m.
C. Có cấu trúc vòng cung. D. Chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Câu 15. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :
A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã.
C. Sông Hồng và sông Cả. D. Sông Hồng và sông Mã.

ĐÁP ÁN 
1. C
2. A
3. A
4. B
5. D
6. C
7. D
8. C
9. D
10. D
11. B
12. D
13. A
14 B
15.C





Xem thêm tại đây...
=>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang