• Hotline: 0979 789 285
  • HLTcoffee.com
  • Subscribe
Tài liệu Địa Lý miễn phí ....iDiaLy.com
  • TQK
  • HLT.vn
  • 18 +
  • Cà phê +
  • Tải apps
  • Lời hay ý đẹp
  • Facebook
  • Modul
  • STEM-STEAM
  • Giáo án
  • Sơ đồ tư duy
  • Atlat VN
  • Công thức
  • Trắc nghiệm 10
  • Trắc nghiệm 11
  • Trắc nghiệm 12
  • TQK
Cho thuê máy cà phê trọn gói
Liên hệ/zalo 0979789285 để có thông tin chính xác nhất
  • Home
  • Biểu đồ
  • Biểu đồ cột
  • Biểu đồ đường
  • Biểu đồ miền
  • Biểu đồ tròn
  • Cách vẽ biểu đồ
  • CÁCH LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐỊA LÍ

    Share
    Xem

    CÁCH LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐỊA LÍ

    CÁCH LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐỊA LÍ

    Bài viết sau hướng dẫn các bạn lựa chọn biểu đồ phù hợp và đúng với yêu cầu trong câu hỏi đề thi Địa lý và những lưu ý khi vẽ biểu đồ đó.

    I. DẠNG BIỂU ĐỒ TRÒN

    • Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ.

    Những lưu ý khi vẽ biểu đồ hình tròn:

    •  Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì ta phải tính bán kính hình tròn.
    •  Nếu vẽ hai hoặc ba hình tròn, phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang.
    •  Khi chia cơ cấu trong hình tròn, thì tia đầu tiên cần bắt đầu từ tia số 12 (kim đồng hồ số 12) và vẽ theo chiều chuyển động của kim đồng hồ.

    Các dạng biểu đồ tròn:

    •  Biểu đồ tròn đơn.
    •  Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.
    • Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu.

    II. DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT

    • Là dạng biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh qui mô (độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu đồ cột chồng).

    Những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột:

    •  Biểu đồ được thể hiện trên một trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị các đại lượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).
    •  Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các giá trị của các đại lượng.
    • Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trục hoành.
    •  Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.
    • Chân cột ghi thời gian (năm).
    •  Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cách nhất định để đảm bảo tính trực quan cao của biểu đồ.
    • Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.

    Các dạng biểu đồ cột:

    • Biểu đồ cột đơn.
    • Biểu đồ cột ghép. Có hai loại: biểu đồ ghép có cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau.
    • Biểu đồ cột chồng.
    • Biểu đồ thanh ngang.
    Cách lựa chọn biểu đồ trong bài thi Địa lí

    III. DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ (ĐƯỜNG)

    •  Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.

     Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ đường:

    •  Biểu đồ được vẽ trên một hệ tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng (đơn vị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị tương đối %). Trục hoành là năm.
    • Có khoảng cách năm rõ ràng.
    • Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100.
    • Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung.
    • Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ phân biệt.
    • Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng, phải đổi ra cùng đơn vị.

    Các loại biểu đồ dạng đường:

    •  Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
    • Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
    Cách lựa chọn biểu đồ trong bài thi Địa lí

    IV.DẠNG BIỂU ĐỒ KẾT HỢP

    • Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan.

     Những lưu ý khi vẽ biểu đồ kết hợp:

    • Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung với hai đơn vị khác nhau. Vẽ lần lượt theo từng đại lượng.
    • Nếu biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ tọa độ.
    • Chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí đã thể hiện trên biểu đồ.

    Các dạng biểu đồ kết hợp:

    • Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.
    • Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ tròn và cột.

    V. DẠNG BIỂU ĐỒ MIỀN

    • Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được thu nhỏ thành một đường thẳng đứng. Biều đồ miền thường dùng để thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm nhiều.

    Những lưu ý khi vẽ biểu đồ miền:

    • Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể.
    • Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.
    • Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).
    • Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối).

    Các dạng biểu đồ miền:

    • Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu.
    • Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối.

    HLTcoffee.com - Vị thật cafe Việt
    Share:

    cùng chuyên mục

    xem thêm

    Đăng kí kênh trên youtube

    Hãy đăng kí để theo dõi kênh youtube những video từ idialy nhanh nhất nhé.

    Môn học khác

    • Sinh học
    • Tin học
    • Giáo dục công dân
    • Lịch sử
    • Ngữ văn
    • Anh văn
    • Toán học
    • Vật Lý
    • Hoá học

    Cung cấp cafe cho quán

    Liên hệ quảng cáo

    Tin nổi bật

    • ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MODUN 2
    • Sơ đồ tư duy địa lý lớp 10
    • Sơ đồ tư duy địa lý lớp 11
    • Cách tính cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ tròn và miền
    • Các vùng công nghiệp của Việt Nam
    • Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học là thước đo trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của các quốc gia trên thế giới?

    Đọc nhiều

    • BÀI 8 .TIẾT 3 : THỰC HÀNH TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI GDP VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA
    • Sơ đồ tư duy địa lý lớp 10
    • BÀI 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TÒAN CẦU HÓA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
    • Cách tính giờ trên trái đất - ví dụ cụ thể
    • 39 CÂU HỎI VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM (Có đáp án)

    HLT.vn - cafe sạch nguyên chất

    Có thể bạn quan tâm

      Cà phê làm đẹp

      Liên hệ quảng cáo
      Liên hệ để có thông tin chính xác nhất
      Liên hệ quảng cáo
      Home
      Hotline: 0979 789 285
      Liên hệ quảng cáo
      RSS
      Lên đầu trang
      HLTcoffee.com

      Team HLT:

      Since 2003

      Địa chỉ: 822/1 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM
      Email: HLTcoffee.com@gmail.com
      Liên hệ quảng cáo: 0979.789.285
      Website: HLT.vn - HLTcoffee.com - ChoCaPhe.vn - DayNgheCaPhe.vn