BÀI
33. VẤN
ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I.
Các thế mạnh chủ yếu của vùng:(
Átlat trang 26)
-Vùng
gồm 10 tỉnh, thành phố (Atlat)
-Diện
tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% cả nước) , số dân 18,2 triệu người
– 2006 ( 21,6% cả nước ) .
( Phân tích những nguồn lực ảnh
hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu KT ở ĐBSH.)
1. Vị trí địa lý
:
-Trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tạo
động lực phát triển vùng và các vùng khác.
-Giáp
TDMN BB, BTB và vịnh Bắc Bộ => thuận lợi giao lưu các vùng trong nước (đường
bộ…) và các nước trong khu vực ( đường biển…)
-
Gần các vùng giàu tài nguyên.
2. Tự nhiên :Đa
dạng, phong phú.
-
Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh => cơ cấu cây trồng đa dạng.
- Đất : Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng
bằng ( đất phù sa màu mỡ 70%) => thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Nước
: Phong phú : nước trên mặt, nước
dưới đất, nước nóng, nước khoáng=> phát triển du lịch, giao thông,nuôi trồng
thủy sản, sản xuất nông nghiệp.
- Biển : Bờ biển dài 400 km=>khai thác thủy
hải sản,du lịch, cảng
- Khoáng sản : Đá vôi, sét cao lanh. Than nâu.
Khí tự nhiên => nguyên liệu cho công nghiệp.
-
Tài nguyên du lịch: phong phú.
+
Nhân văn: Hồ Gươm, Lăng Bác. Cổ Loa.
+Tự
nhiên: Đồ Sơn. Tam Đảo.
3. Kinh tế - xã hội
- Dân cư – lao động : Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ
- Cơ
sở
hạ tầng, cơ sở
vật chất – kỹ thuật tốt, giao thông
phát triển mạnh.
- Thị trường rộng, lịch sử khai thác lãnh thổ
lâu đời.
-
Hai trung tâm KT- XH, đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
-
Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
4.Các hạn chế chủ yếu
của vùng.
-
Dân số đông nhất cả nước, mật độ DS cao (1.225 người/km2 ) gấp 4,8
lần mật độ trung bình của cả nước(2006) => gây khó khăn cho giải quyết việc
làm.
-
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
-
Thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán …
-
Tài nguyên thiên nhiên : không thật phong phú, khai thác và sử dụng chưa hợp lý -> một số loại tài nguyên (
đất, nước trên mặt …) bị xuống cấp.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.
II.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và
các định hướng chính.
(Sự chuyeån dòch cô caáu KT theo ngaønh
ôû ÑBSH diễn
ra như thế nào?. Neâu
nhöõng ñònh höôùng chính trong töông lai.)
1.Thực trạng :
-
Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. (Năm 2005 nông- lâm-
ngư nghiệp:25,1%- CN- XD: 29,9% - Dịch vụ: 45,0% )
-
Chuyển dịch theo chiều hướng tích cực , nhưng còn chậm.
2.
Các định hướng chính
- Giữa
các ngành
:
+ Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông –
lâm – ngư nghiệp)
+ Tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công
nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh
tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và
môi trường.
- Trong nội bộ từng ngành
:phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và
dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
+ khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng
trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản =>trong trồng trọt giảm tỉ trọng của cây lương thực ,tăng tỉ
trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ khu vực II: hình thành các ngành công nghiệp
trọng điểm.( chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử.)
+ khu vực III, tăng cường phát triển du lịch
(đặc biệt Hà Nội , Hải Phòng có rất nhiều tiềm năng), các dịch vụ khác như tài
chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo … cũng phát triển mạnh
3.Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu KT
theo ngành ở ĐBSH? Vì:
- Vai trò đặc biệt của ĐBSH trong
chiến lược phát triển KT- XH của đất nước:
Là vựa lúa thứ 2 của nước ta.Là địa bàn phát triển CN và DV quan trọng
của cả nước.
- Cơ cấu KT theo ngành của vùng còn
nhiều hạn chế, không phù hợp tình hình phát triển KT- XH hiện nay và trong
tương lai.
- Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp
nổi lên hàng đầu.
+ Trong NN: Lúa chiếm vị trí chủ
đạo, các ngành khác trong NN còn kém phát triển.
+ CN tập trung chủ yếu ở các đô thị
lớn, các ngành DV còn chậm phát triển.
-Số dân ở ĐBSH rất đông, mật độ
cao. Việc phát triển KT với cơ cấu cũ không đáp ứng được yêu cầu SX và đời
sống.
- Việc chuyển dịch cơ cấu KT nhằm
khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của ĐBSH, góp phần cải thiện đời
sống nhân dân.
_______Câu hỏi ôn tập_________
1/ Tại sao lại phải có sự
CDCC kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
- Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội: Là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta và là vùng phát triển công nghiệp
dịch vụ quan trọng của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế không phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng,
công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phát triển.
- Số dân đông, mật độ cao, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng
yêu cầu sản xuất và đời sống.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn
có, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
2/ Phân tích những nguồn lực
ảnh hưởng đến sự CDCC kinh tế ở ĐBSH?
a) Vị trí địa lý:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo động lực phát triển vùng và
các vùng khác
+ Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.
+ Gần các vùng giàu tài nguyên.
b) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng:
- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760. 000 ha, trong
đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông
nghiệp chiếm 51,2% DT vùng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa
dạng.
- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều
ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự
nhiên.
c) Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Dân cư đông nên có lợi thế:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền
thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.
+ Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.
- Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…)
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ
lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng
nghề truyền thống…với 2 trung tâm KT- XH là Hà Nội và Hải Phòng.
* Hạn chế:
- Dân cư đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
- Sự suy thoái tài nguyên, môi trường.
3/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo ngành ở ĐBSH diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng trong tương lai?
a) Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II v à III.
- Trước 1990, khu vực I chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III
chiếm tỷ trọng cao nhất (45%).
b) Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ
trọng khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề
XH và môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I:
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
Trong trồng trọt: giảm tỷ trọng cây LT, tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ăn
quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa
vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến LT- TP, dệt may,
da giày, cơ khí, điện tử…
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo
dục- đào tạo,…
4/ Tại sao ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất
cả nước. Các biện pháp chính giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH.
a) Nơi tập trung đông dân cư, vì:
- ĐKTN thuận lợi: ĐBSH là đồng bằng lớn thứ 2 sau ĐBSCL, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp &
cư trú.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Tập trung nhiều TTCN & đô thị dày đặc.
- Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động.
b) Biện pháp giải quyết:
- Triển khai KHHDS nhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số.
- Phân bố lại dân cư & lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng (di dân đến Tây Nguyên, ĐNB…)
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng
cuộc sống nhân dân.
- Áp dụng KH- KT, thâm canh tăng năng suất & sản lượng LT- TP.
------Trắc nghiệm------
Câu
1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm mấy tỉnh?
A.
13. B. 14. C. 15. D. 16
Câu 2. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là: A.Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,
Hà Giang.
B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
D. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.
Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hải
Dương.
B. Tuyên Quang.
C. Thái Nguyên. D. Hà
Giang.
Câu 4. Diện tích tự nhiên của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên cả nước?
A. 20,5%. B. 30,5%. C. 40,5%. D. 50,5%.
Câu 5. Số dân ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2006 là hơn:
A. 11 triệu
người.
B. 12 triệu người.
C. 13 triệu
người.
D. 14 triệu người.
Câu 6. Ý nào sau đây
không đúng với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Gốm hai vùng Đông Bắc và
Tây Bắc.
B. Diện tích lớn
nhất nước ta ( trên 101 nghìn km²).
C._Chiếm 30,5% số
dân cả nước.
D._Gồm có 15
tỉnh.
Câu 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận
lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở,
nhờ có:
A. Vị trí địa lí đặc biệt.
B. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu
tư, nâng cấp.
C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
D.
Cả A và B đúng.
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với dân cư-xã hội của vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ? A. Là vùng thứ dân.
B.
Có nhiều dân tộc ít người.
C.
Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có
nhiều tiến bộ.
D.
Là vùng có căn cứ địa cách
mạng.
Câu
9. Mật độ dân số ở miền núi của vùng trung du và
miền núi Bắc Bộ là khoảng:
A. 50-100 người/km² B. 100-150
người/km²
C. 150-200 người/km² D. 200-250
người/km²
Câu 10. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc
Bộ? A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
B.
Khai thác và chế biến khoáng
sản, thủy điện.
C.
Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là
vịt đàn).
D.
Trồng và chế biến cây công
nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu
11. Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A.
Có cửa ngõ giao lưu với thế
giới
B.
Giáp hai vùng kinh tế, giáp
biển
C.
Có biên giới chung với hai
nước, giáp biển
D.
Giáp Lào, giáp biển
Câu
12. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú
chủ yếu của dân tộc ít người
A. Tày, Ba Na, Hoa. B. Thái, Vân Kiều,
Dao
C. Tày, Nùng, M'nông D. Tày, Nùng, Mông
Câu
13. Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở
Trung du và miền núi Bắc bộ?
A. Sắt.
B.
Đồng. C. Bôxit. D. Pyrit
Câu
14. Trữ năng thủy điện trên hệ thống sông Hồng
chiếm hơn
A. 1/3. B. 2/3. C. 1/2 D. 3/4
Câu 15.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về
A. Luyện kim đen. B. Luyện
kim màu
C. Hóa chất phân bón. D. Năng
lượng
Câu
16. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi
Bắc bộ là
A. Đậu tương. B. Cà phê. C. Chè. D. Thuốc lá
Câu
17. Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát
triển do
A.
Sản phẩm phụ của chế biến thủy
sản
B.
Sự phong phú của thức ăn trong
rừng
C.
Nguồn lúa gạo và phụ phẩm của
nó
D.
Sự phong phú của hoa màu, lương
thực
Câu
18. So với cả nước, đàn trâu của vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ chiếm khoảng
A. 1/5. B. 2/5. C. 3/5. D. 4/5
Câu
19. Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La. B. Hòa Bình, Thác
Bà, Trị An
C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La. D. Đa Nhim,
Thác Bà, Sơn La
Câu 20. Nguyên nhân chủ
yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là
A. Khí hậu toàn cầu nóng dần lên. B. Độ dốc của địa hình
lớn
C. Lượng mưa ngày càng giảm sút. D. Nạn du canh, du cư
Câu 21. Sắt tập trung chủ yếu ở
A. Sơn La. B. Yên Bái. C. Lai Châu. D. Cao Bằng
Câu 22. Ở trung du
của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, mật độ dân số là (người/km²)
A. 50-100. B. 100-150. C. 150-200. D. 100-300
Câu 23. Trữ năng thủy điện trên sông Đà là khoảng (triệu kw)
A. 11. B. 6. C. 9. D. 7
Câu 24. Đất chiếm phần lớn diện tích của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đất phù sa
cổ B.
Đất đồi.
C. Đất feralit
trên đá vôi. D.
Đất mùn pha cát
Câu 25. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn
Câu 27. Các đồng cỏ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có độ cao trung bình (m)
A. 500-600. B. 600-700. C. 700-800. D. 500-700
Câu 28. Bò sữa được nuôi nhiều ở
A. Cao Bằng. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Bắc Kạn
Câu 29. Đàn bò của vùng chiếm bao nhiêu phần trăm đàn bò của cả nước (năm 2005)?
A. 16% B. 21% C. 25% D. 19%
Câu 30. Thiết và Bôxit tập trung chủ yếu ở
A. Lào Cai. B. Cao Bằng. C. Yên Bái. D. Lai Châu
Câu 31. Thế mạnh nào sau đây không phải là của Trung du miền núi Bắc Bộ ?
A. Phát triển kinh tế biển và du lịch
B. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy
điện
C. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê,
lợn
D. Trồng cây công nghiệp dài ngày điển hình
cho vùng nhiệt đới
Câu 32. Vùng biển Quảng Ninh đang đầu tư phát triển
A. Đánh bắt xa
bờ. B. Nuôi
trồng thủy sản
C. Du lịch biển
đảo. D. Tất cả đều đúng
Câu 33. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ
cao
B. Khoáng sản phân bố rải rác
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn
D. Khí hậu diễn biến thất thường
Câu 34. Ý nghĩa về mặt kinh tế của Trung du miền núi Bắc bộ là
A. Góp phần giải quyết việc làm cho người dân
B. Tạo thêm nguồn lực phát triển cho vùng và
cho cả nước
C. Xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa
trung du, miền núi với đồng bằng
D. Củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc
Câu 35. Cho các nhận định sau về Trung du và miền núi Bắc Bộ
(1). Là vùng giàu
tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
(2). Lực lượng
lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm
(3). Chỉ có Sa Pa
mới có thể trồng được rau ôn đới
(4). Phú Thọ,
Thái Nguyên, Yên Bái là những vùng nổi tiếng trồng chè
Số nhận định sai là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3
Câu 36. Công nghiệp khai thác và chế biến gỗ phát triển mạnh ở
A. Cao Bằng, Lạng Sơn. B. Lai Châu, Yên Bái
C. Cao Bằng, Quảng Ninh. D. Lạng Sơn, Quảng Ninh
Câu
37. Các loại cây dược liệu quý (tam thất, đương
quy, đỗ trọng...) trồng nhiều ở
A. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. B. Cao Bằng, Lạng Sơn
C. Yên Bái, Lào Cai. D. Câu A và B đúng
Câu
38. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông
Bắc là
A. Khí hậu lạnh hơn. B. Khí hậu ấm và
khô hơn
C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng. D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu
39. Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là
A. Thủy điện. B. Khai thác than, cơ khí
C. Chế biến gỗ, phân bón. D. Vật liệu xây dựng, khai
thác than
Câu
40. Đất hiếm phân bố chủ yếu ở
A. Lào Cai. B. Lai Châu. C. Cao Bằng. D. Yên Bái
-----Bôi đen phía dưới để thấy đáp án-----
1B 2B 3B 4A 5B 6C 7C 8A 9B
10D 11B 12B 13B 14A 15B 16C 17B 18B
19A 20C 21B 31A 22B 32C 23B 33B 24D
34C 25C 35C 26D 27C 28A 29C 30D 36B
37A 38A 39D 40B
=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net