HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Atlatvn - Dân tộc

Atlatvn - Dân tộc

Trang 16



Trên bản đồ chính thể hiện các ngữ hệ bằng phương pháp nền chất lượng, các nhóm ngôn ngữ biểu hiện bằng phương pháp vùng phân bố. Các ngữ hệ được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.
Ví dụ:
-Màu hồng: ngữ hệ Nam Á
-Màu đỏ thắm: ngữ hệ Nam Đảo
Các nhóm dân tộc hoặc chiếm giữ một khoảng không gian nhất định, hoặc sống xen kẽ lẫn nhau trong từng vùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ:
-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường sống xen với nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme ở vùng phía nam tỉnh Điện Biên, Sơn La...
Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ dân tộc và hành chính Việt Nam, HS đọc rồi trả lời các câu hỏi:
-Hãy xác định: các dân tộc Việt Nam thuộc mấy ngữ hệ ? Mỗi ngữ hệ phân bố ở đâu ? Gồm bao nhiêu dân tộc ?
-Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố ở những tỉnh nào ?
-Nhóm ngôn ngữ Tày Thái phân bố ở những tỉnh nào ?
-Kể tên các dân tộc trong các nhóm ngôn ngữ sống xen kẽ trên lãnh thổ Việt Nam ?
Bảng mẫu:
Dân tộc
Số người
Phân bố ( tên tỉnh )



Ngoài bản đồ hành chính, trang bản đồ này còn thiết kế biểu đồ cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam và bảng số liệu thống kê theo điều tra dân số (ngày 1 tháng 4 năm 1999) về số lượng người của các dân tộc Việt Nam. GV có thể khai thác những nội dung này để tìm hiểu sâu về các dân tộc, nhằm hình thành trong HS những thông tin cần thiết trong bài học địa lý.
* Các nhóm dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ)
* Các dân tộc Việt Nam (theo số liệu Tổng điều tra dân số 1-4-1999)
3. Thông tin phản hồi:
3.1. Cộng đồng dân tộc Việt Nam:
         a. Là nước có nhiều thành phần dân tộc:
         -Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 8 nhóm và đại diện các nhóm, 3 dòng.
         -Tỷ lệ các nhóm ngôn ngữ:
         +87,8% là nhóm Việt Mường
         +5,0 là nhóm Thái-Kađai
         +2,8% là nhóm Môn-Khơme
         +1,8% là nhóm H’Mông, Dao
         +1,1% là nhóm Nam Đảo
         +1,5% là nhóm Hán-Tạng
Kết luận: nhóm Việt Mường là bản địa có tỷ lệ lớn, có vai trò lớn và là nòng cốt hình thành dân tộc Việt Nam.
         b. Sự phân bố các nhóm:
         + Việt Mường: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
         + Môn-Khơme: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, đảo Phú Quốc, vùng Hà Tiên.
         + Tày Thái: Trung du-miền núi Bắc Bộ, Tây và Bắc trung bộ.
         + H’Mông, Dao: Hà Giang, Tây bắc và thượng du sông Mã, Cả.
         + Nam Á khác: Trung du-miền núi Bắc Bộ
         + Nam Đảo: Đắc Lắc
         + Hán: Quảng Ninh, Hà Giang, Mường Xén. Ngoài ra còn có ở các thành phố lớn như  thành phố Hồ Chí Minh...(tuy trên bản đồ không thể hiện rõ nhưng cần nêu lên).
         + Tạng-Miến: chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai.
         So sánh với bản đồ địa hình để thấy các thành phần dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, còn người Việt Mường chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển.
         3.2. Sự phát triển dân số qua khai thác biểu đồ và tháp dân số:
         *Biểu đồ:
         -Đặc điểm dân số nước ta tăng nhanh.
         -Dân số tương đối đông.
         *Tháp dân số:
         Đáy rộng, đỉnh nhọn và thu hẹp nhanh.
         Kết luận: tỷ lệ tăng dân số cao, độ tuổi sinh đẻ nhiều, tuổi thọ trung bình thấp dẫn đến tỷ lệ ngoài tuổi lao động không cao, có bổ sung lực lượng lao động nhiều, gây sức ép dân số đến chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.
         3.3. Sự phân bố dân cư:
         *Mật độ dân số:
         -Mật độ dân số trên 2.000 người/km2: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh.
         -Mật độ dân số từ 1.001-2.000 người/km2: hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
         -Mật độ dân số từ 501-1.000 người/km2: hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
         -Mật độ dân số từ 201-500 người/km2: Duyên hải miền Trung, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đắc Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở Cao Bằng, Tây Ninh.
         -Mật độ dân số  từ 101-200 người/km2: một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung, Cà Mau, Bạc Liêu.
         -Mật độ dân số từ 50-100 người/km2: Bắc và Đông bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
         -Mật độ dân số < 50 người/km2: Kon Tum, Gia Lai, Tây Bắc.
         So sánh bản đồ địa hình: dân cư tập trung đông ở đồng bằng và duyên hải, thưa dân ở miền núi.
* Các điểm dân cư lớn:
         -Thành phố trên 1 triệu người: Hà Nội, thành phố  Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
         -Thành phố từ 500.001-1.000.000 người: Cần Thơ, Biên Hoà, Đà Nẵng.
         -Thành phố từ 200.001-500.000 người: Nam Định, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Xuyên.
         -Thành phố từ 100.001-200.000 người: rất nhiều
         -Thành phố dưới 100.000 người: Sơn La, Lào Cai, Hà Tỉnh...

         Kết luận: các thành phố, thị xã chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển.


- Website/app: iDiaLy.com
- Group:idialy.HLT.vn
- Fanpage: dialy.HLT.vn


iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí
Atlat Việt Nam Bản đồ Hình ảnh 12 Kỹ Năng Atlat Lớp 12 Tin tức
Lên đầu trang