Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (B)


Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (B)



B


BACBA : (barbara)  trước đây,người Hi Lạp gọi tất cả các dân tộc khác, kể cả người La Mã, có nền
      văn  minh khác của họ là Bacba. Trong lịch sử, thuật ngữ Bacba dùng để chỉ các đội quân đã
      xâm lược  và lật đổ đế  quốc La Mã ( từ thế kỉ 4 đến thế kỉ 6). Nói chung, thuật ngữ Bacba chỉ
       các dân tộc  ngoại lai  với ý nghĩa khinh miệt.
BACKHAN : cồn cát hình lưỡi liềm, hình thành trong các sa mạc do tác động của gió. Bộ phận lồi
      của  hình lưỡi liềm bao giờ cũng quay về hướng gió thổi. Backhan có hai sườn không đối xứng:
      sườn  hướng gió thoải hơn sườn khuất gió. Cồn cát thường cao từ 30m trở lên và có thể di
      chuyển với tốc  độ mỗi năm vài chục hoặc vài trăm mét, làm cho nhiều ruộng, vườn, nhà cửa bị
      vùi lấp.
BADAN : loại đá phún xuất kiềm, màu xẫm, có tinh thể mịn, đặc trưng cho những vùng có dung
      nham  núi lửa. Đá badan thường phủ những diện tích rộng hàng trăm, hàng nghìn km2. Đá được
      dùng  làm vật liệu  xây dựng. Khi bị phân huỷ, trở thành loại đất đỏ phì nhiêu, thuận lợi cho
      việc trồng  các loại cây công  nghiệp quý như: cao su, cà phê, hồ tiêu vv...
BÃI BỒI :  bộ phận của thung lũng sông do phù sa bồi đắp, thường bị ngập nước vào mùa lũ. Kích 
      thước của bãi bồi rộng hẹp, tuỳ thuộc vào vị trí của nó trong thung lũng sông và chiều rộng của 
      các dòng sông. Ơ gần cửa sông và trong các thung lũng lớn, bãi bồi có thể dài, rộng hàng chục
      km. Đất trên các bãi bồi thường phì nhiêu, có thể canh tác được vào mùa nước cạn.
BÃI TRIỀU : dải đất thấp ven biển bị ngập nước lúc triều lên và lộ ra lúc triều xuống. Bãi triều
      thường  là nơi  có đầm lầy hoặc rừng ngập mặn. 
B.A.M. :  (Baikal-Amour-Magistral)  tên viết tắt chỉ đường xe lửa chạy điện trên lãnh thổ Liên bang
      Nga (ở phía bắc đường sắt cũ xuyên Xibia) nối vùng hồ Baican với vung sông Amua, dài trên 
      4.000km. Đường được hoàn thành vào năm 1987. Dọc theo đường này, có tới 4.000 công trình
      xây  dựng lớn, trong đó có khoảng trên 150 cầu dài hàng trăm mét.
BAN TU :  tên chỉ các tộc người da đen sống ở phía nam vùng xích đạo châu Phi, họ có ngôn ngữ
      gần  nhau, nhưng thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Người Ban tu có tóc quăn, thân hình cao lớn
      (từ trung bình trở lên), sinh sống chủ yếu về săn bắn, chăn nuôi trâu, bò. Một số ít cũng làm
      nông nghiệp.
BÁN BÌNH NGUYÊN :  khái niệm cũ chỉ loại bình nguyên được hình thành do hoạt động xâm thực của  nước  chảy, làm cho địa hình hạ thấp. Kết quả là địa hình có dạng tương đối bằng phẳng, mềm  mại với những thung lũng sông mở rộng. Hiện nay, người ta dùng thuật ngữ bề mặt san bằng để  chỉ loại địa hình này.
BÁN CẦU :  (nửa cầu)  bộ phận của Địa cầu khi chia đôi thành hai nửa bằng nhau.
            -  nếu mặt chia cắt là mặt phẳng xích đạo, thì nửa cầu có chứa cực Bắc là bán cầu Bắc,
      nửa  cầu  có chứa  cực Nam là bán cầu Nam.
            -  nếu mặt cắt là mặt phẳng chứa vòng kinh tuyến 20oT - 160oĐ, thì nửa cầu trên đó có
      các  châu  lục Âu, A, Phi, Ôxtrâylia là bán cầu Đông, nửa cầu trên đó có toàn bộ châu Mĩ là
      bán  cầu Tây. Việc phân chia hai bán cầu Đông, Tây theo vòng kinh tuyến 20oT , 160oĐ có
      thuận  lợi là bảo  đảm được  sự toàn vẹn của lãnh thổ nước Anh khi biểu hiện nó trên bán cầu
      Đông.
BÁN ĐẢO :  bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có 3 mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt
      gắn  với lục địa. Ví dụ: bán đảo Đông Dương, bán đảo Triều Tiên vv...
BÁN HOANG MẠC :  1.-  kiểu cảnh quan ở các vùng có khí hậu khô hạn
                                       2.-  đới tự nhiên trên lục địa, có vị trí giữa các đới thảo nguyên và hoang
      mạc (trong các vòng đai ôn đới và cận nhiệt) hoặc giữa các đới hoang mạc và xavan (trong vòng 
      đai nhiệt đới). Đới bán  hoang mạc được phân bố trên khắp các lục địa (trừ Nam Cực), chủ yếu ở
      các  vùng giữa và gần bờ phía tây vùng vĩ độ thấp, có khí hậu lục địa khô khan. Lượng mưa hàng
      năm  không quá 300mm (ít hơn lượng  nước bốc hơi 5 - 6 lần). Mùa hạ nóng (nhiệt  độ trung
      bình từ 20  đến 30oC), mùa đông lạnh (ở ôn đới bán  cầu Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới
      0oC, ở cận  nhiệt đới từ 0 đến 10oC, ở nhiệt đới  từ 12 đến 20oC).
         Thổ nhưỡng chủ yếu là đất xám nhạt, đôi chỗ có đất mặn. Thực vật chính là các loài cây gai,
      cây  lá bóng  hoặc cây bụi và cỏ. Đới bán hoang mạc có ở Trung A, ở châu Phi (phía nam 
      Xahara), ở  Nam Mĩ và ở Ôxtrâylia.
BÁN NHẬT TRIỀU :  loại hình nước triều lên xuống theo chế độ mỗi ngày có hai lần lên và hai lần xuống. Ví  dụ : thuỷ triều ở bờ biển phía Đông miền Nam nước ta. Chế độ bán nhật triều là chế độ hoạt  động của thuỷ triều ở phần lớn những vùng biển mở rộng ra đại dương, không  bị các
      đảo và quần  đảo che chắn.
BẢN ĐỊA :  tại chỗ, có gốc ở địa phương. Ví dụ : dân bản địa là dân sinh sống lâu đời tại địa 
      phương.
BẢN ĐỒ CHUYÊN MÔN : bản đồ biểu hiện  sự phân bố những hiện tượng và quá trình có liên quan đến  một  ngành chuyên môn,có mục đích và tính chất chuyên dụng như: bản đồ hàng  hải, bản đồ hàng không vv....
BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ :  hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt
      phẳng, dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các 
      thông tin cần thiết về địa lí.
           Về nội dung, các bản đồ địa lí được phân ra hai nhóm lớn: bản đồ địa lí tự nhiên và bản đồ
      địa  lí kinh tế  xã hội. Trong mỗi nhóm lại có những bản đồ chuyên đề, thể hiện những thông tin
      về một  loại yếu tố hoặc  hiện tượng địa lí như: bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thuỷ
      văn, bản đồ dân  cư, bản đồ công nghiệp, bản đồ nông nghiệp vv...
            Các bản đồ địa lí chuyên đề rất phong phú về đề tài và về phương pháp thể hiện. Có những 
      bản đồ phân tích chỉ quan tâm đến việc thể hiện một mặt cụ thể nào đó của đề tài như: bản đồ 
      phân bố các thành phần dân tộc, bản đồ mật độ dân số vv...,nhưng cũng có những bản đồ tổng
      hợp  lại quan tâm tương đối đầy đủ đến các mối quan hệ giữa các yếu tố (cả về mặt số lượng
      cũng như  chất lượng) như: bản đồ sản xuất nông nghiệp, bản đồ địa lí  công nghiệp vv...
            Trên bản đồ, việc biểu hiện các lãnh thổ lớn bao giờ cũng có những biến dạng về phương 
      hướng, về khoảng cách và về diện tích.
            Cơ sở của việc vẽ bản đồ là lưới chiếu (mạng lưới kinh vĩ tuyến). Để giúp cho việc sử dụng
      bản đồ được thuận tiện,trên bản đồ bao giờ cũng có ghi tỉ lệ bảng chú giải.
            Tỉ lệ bản đồ có thể phân ra: tỉ lệ lớn (> 1/200.000), tỉ lệ trung bình (từ 1/200.000 đến
      1/1.000.000) và tỉ lệ nhỏ ( < 1/1.000.000).
            Số lượng địa danh và kí hiệu ghi trên bản đồ phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, bởi vì khi biểu hiện 
       diện tích  1km2  mặt đất thực tế lên bản đồ, thì với :
                  -  tỉ lệ 1/1.000,        diện tích  1km2  trên bản đồ là     1m2
                  -  tỉ lệ 1/10.000         "        "        "          "      "          1dm2
                  -  tỉ lệ 1/100.000       "        "        "          "      "          1cm2
                  -  tỉ lệ 1/1.000.000    "        "        "          "      "          1mm2
            Tỉ lệ bản đồ càng nhỏ, những chi tiết ghi trên bản đồ càng bị hạn chế, do đó số lượng các
       đối  tượng lựa chọn để ghi lên bản đồ càng phải giảm bớt.  
BẢN ĐỒ HỌC :  khoa học nghiên cứu về lí luận, phương pháp và các biện pháp kĩ thuật để xây dựng bản đồ,sử dụng bản đồ cũng như các sản phẩm khác có liên quan đến bản đồ như : quả địa cầu, các mô hình, lát cắt...
BẢN ĐỒ TÔPÔ :  loại bản đồ có tỉ lệ lớn (từ 1/200.000 trở lên) biểu hiện một cách chính xác và chi tiết  mặt đất  các lãnh thổ. Các yếu tố biểu hiện bao gồm : vị trí, hình dáng lãnh thổ, các đặc
      điểm địa  hình (bằng các  đường bình độ), và những đối tượng địa lí cụ thể cố định trên lãnh thổ
      (bằng các kí  hiệu) như : đường xá, thành phố, làng xóm vv...Hai mép bên phải, bên trái  bản đồ
      bao giờ cũng trùng với hướng của các đường kinh tuyến.
BẢN ĐỒ XINÔP : bản đồ phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Trên bản đồ Xinôp có ghi vẽ những số
      liệu,  những kí  hiệu về nhiệt độ,khí áp,độ ẩm,về hướng di chuyển của các khối khí,các phrông  
      vv....  
BẢN SẮC DÂN TỘC :  tính bền vững và độc đáo của dân tộc thể hiện trong truyền  thống về ngôn
      ngữ,  tư duy,nghệ thuật,phong tục,tập quán vv...
BAO BAP :  (Adansonia digitata)  cây to ở vùng xavan nhiệt đới châu Phi và Ôxtrâylia. Thân cây
      có  chu vi từ 20 đến 30m, dự trữ được nhiều nước để sử dụng trong mùa khô. Quả có thể ăn được.
      Cây bao bap sống được tới 4 - 5 nghìn năm.
BÁO :  thú ăn thịt, thuộc họ Mèo, leo trèo giỏi, có lông màu vàng đốm đen, sống ở châu A,châu Phi
      và  châu Mĩ.
BÀO MÒN :  (corrasion)  tác dụng làm mòn các lớp đất đá khi bề mặt các lớp này chịu sự cọ xát của những vật liệu rắn do các dòng nước chảy hoặc băng hà mang theo.
BẢO VỆ ĐẤT :  hệ thống những biện pháp nhằm ngăn ngừa các hiện tượng : xói mòn, phá huỷ, ô
      nhiễm đất...cũng như việc sử dụng đất không hợp lí, kém hiệu quả.
BÃO :  gió mạnh kèm theo mưa rất to do sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp rất sâu. Tốc 
      độ gió từ  65km/h trở lên. Bão thường có sức phá hoại rất lớn như : làm đổ cây cối, phá hoại nhà 
      cửa, gây ngập úng.
BÃO CÁT :  hiện tượng gió mạnh cuốn theo cát bụi mù mịt, thường xảy ra ở các vùng hoang mạc 
      và bán  hoang mạc. Rất nguy hiểm cho sự đi lại của người và súc vật trên  sa mạc. Khối cát di 
      chuyển  nhiều khi  có thể vùi lấp hàng nghìn ha đất trồng trọt ở những vùng xung quanh.
BÃO TUYẾT :  hiện tượng mưa tuyết lớn kèm theo gió mạnh, xuất hiện ở những vùng có khí hậu
      lạnh.
BATLEN :  (badland)  thuật ngữ gốc tiếng Anh, chỉ loại địa hình bị xâm thực rất mạnh, nên có một
      hệ thống khe rãnh dày đặc, thường gặp ở những miền trước núi hoặc đồi thấp có phủ trầm tích
      sét,  sét pha, nhưng không có lớp phủ thực vật ( do đã bị phá huỷ). Loại địa hình này không
      những không thích hợp cho việc canh tác mà còn gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc giao
      thông, đi lại.
BATÔLIT :  khối đá xâm nhập lớn, thuộc loại đá granit, thường không có hình thù nhất định, nằm
      xen  giữa các lớp đá trầm tích và chiếm những diện tích rộng hàng trăm km 2.
BẮC CỰC :  khu vực ở xung quanh cực Bắc, phía nam được giới hạn ở đường đẳng nhiệt 10oC về 
      mùa  hạ. Nằm trong khu vực Bắc cực có Bắc Băng Dương, vùng rìa phía bắc của các đại lục 
      Âu - A, Bắc Mĩ và các đảo phụ cận. Diện tích khu vực rộng khoảng 25 triệu km2 , trong đó  3/5
      là biển và đại  dương, thường xuyên bị băng bao phủ. Chiều dày của lớp băng từ 2 đến  4m.  
      Trong khu vực Bắc  cực cũng có nhiều núi  băng trôi, hầu hết theo hướng từ đông sang tây. Khu
      vực Bắc cực có khí hậu  lạnh giá, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở bộ phận trung tâm  vào khoảng - 40oC .Nhiệt độ thấp nhất  ghi được là - 52oC ,cao nhất là +6oC . Lượng mưa dao động từ 100mm ở trung tâm đến 400mm ở rìa phía nam. Độ bốc hơi rất yếu, vì  vậy không khí ở đây lúc nào cũng bão hoà hơi nước. Đêm cực trong khu vực kéo dài từ vài ngày ở 66o33' B đến 179 ngày ở ngay điểm cực Bắc. Kiểu  cảnh quan chủ yếu trong khu vực là đới băng tuyết vĩnh cửu và đài nguyên.
BĂNG BIỂN :  Lớp băng mỏng dày từ 2 đến 4m hình thành ở lớp nước trên mặt của các biển và
      đại  dương, về mùa đông trên các vùng vĩ tuyến cao. Về mùa hạ, lớp băng này nứt vỡ thành từng
      mảng, trôi theo các dòng hải lưu, nhiều khi chờm ghếch lên nhau thành các khối băng trôi cao
      tới   8 - 10m.
BĂNG HÀ :  hình thức di chuyển chậm của các khối băng lớn từ cao xuống thấp, doc theo các sườn 
      hoặc thung lũng núi ở các miền núi cao có băng tuyết. Các khối băng này được hình thành do
      quá trình tích tụ và bị nén chặt của một khối lượng lớn tuyết trên các núi cao. Tốc độ di chuyển
      của băng hà rất khác  nhau, có thể từ 10 đến 100m/năm. Tốc độ lớn nhất quan sát được là tốc độ
      của một số băng hà trên đảo Grơnlen (10 - 40m/ngày).
          Trong quá trình di chuyển,ngay các bộ phận trong nội bộ một băng hà cũng có tốc độ khác 
      nhau, vì  vậy băng hà thường có nhiều khe nứt, chiều rộng đôi khi đạt tới vài mét và chiều sâu tới 
      vài chục mét.  Các khe nứt này thường có một lớp tuyết mỏng phủ kín, nên rất  nguy hiểm đối
      với  những nhà thám  hiểm, nghiên cứu băng hà.
            Trong quá trình di chuyển, băng hà cũng bào mòn các lớp đá, vận chuyển theo nó các khối
      đá tảng ở trước lưỡi băng, ở hai bên sườn hoặc ở giữa (nếu có sự gặp nhau của hai băng hà) tạo
      thành  các dải đôi thạch đầu, đôi thạch bờ và đôi thạch giữa.
            Về mùa đông, dòng chảy của băng hà bao giờ cũng kéo dài, lấn xuống dưới đường giới hạn 
      tuyết. Về mùa xuân, khi bộ phận đầu của lưỡi băng hà tan thành nước, băng hà lại rút lui về phía
      trên đường giới hạn tuyết.
            Nước băng tan là nguyên nhân gây ra các trận lũ mùa xuân của các sông bắt nguồn ở các 
      vùng núi  cao.  Băng hà có ở hầu khắp các châu lục (trừ Ôxtrâylia).
BĂNG HÀ HỌC :  Khoa học nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh, sự phát triển, các hoạt động và sự
      phân  bố địa lí của các băng hà trên bề mặt Trái Đất. Hiên nay, các băng hà bao phủ khoảng trên
      10%  diện tích  các lục địa và giữ lại một khối lượng nước ngọt bằng khoảng 240  triệu km3.                
BĂNG KẾT VĨNH CỬU :  lớp băng phủ lâu dài (từ hàng chục đến hàng vạn năm) ở trên mặt và cả
      ở trong  các lớp đất sâu của những vùng có khí hậu rất lạnh ( vùng hai cực và trên các núi cao).
BĂNG LỤC ĐỊA :  lớp băng cứng và dày ( từ vài trăm mét đến 1500m) ,bao phủ những diện tích
      rộng lớn trên các đảo vùng Bắc cực ( Grơnlen, Bapphin vv...) và trên lục địa Nam cực. Băng lục
      địa luôn  luôn di  chuyển từ những nơi cao ở vùng trung tâm ra vùng ngoài rìa, rồi trườn  xuống
      biển. Khi đứt gãy, trở thành các núi băng trôi. Độ cao của băng nổi trên mặt nước biển  thường
      từ 30 đến  50m. Các núi băng  này rất nguy hiểm cho tàu bè đi lại trong các biển và đại dương
      vùng gần cực.
BẬC THỀM :  dạng địa hình bồi tụ trông giống như những bậc thềm, được hình thành trong các
      thung  lũng sông, trên các dải bờ biển, bờ hồ do kết quả hạ thấp mực nước của lòng sông, của
      biển hay  của hồ, khi các loại địa hình này bị nâng cao.
BECBE :  tộc người sinh sống trước đây ở các vùng núi thuộc Bắc Phi. Tôn giáo chính của họ là đạo 
      Hồi. Ngôn ngữ Becbe cũng là ngôn ngữ cổ nhất ở vùng này ( hiện nay còn được dùng ở một số 
      vùng núi  thuộc các quốc gia Angiêri và Marôc). Sau này người Becbe chịu ảnh hưởng của văn
      hoá và ngôn ngữ Aráp, nên được gọi là người  Becbe - Aráp.
BENGALI :  ngôn ngữ của các tộc người sinh sống ở vùng Bengan, ở phía đông bắc bán đảo Ân Độ.
BENTÔT :  thuật ngữ chỉ chung các loài sinh vật sinh sống ở đáy các biển, đại dương hoặc ở đáy các
      hồ nước ngọt.
BÊĐUIN :  (Bédouins)  thuật ngữ chỉ các tộc người Aráp sống du mục trong các hoang mạc ở Bắc
      Phi  và Trung Đông.
BỀ MẶT SAN BẰNG :  dạng địa hình tương đối bằng phẳng trên các lục địa được hình thành do tác
      động bào mòn của các ngoại lực. Dạng địa hình này trước đây được gọi là bán bình nguyên.  X. 
      Bán  bình  nguyên.
BẾN CẢNG : khoảng bờ biển, bờ hồ, bờ sông được che khuất sóng, gió vv...thuận lợi cho việc ra vào,
      trú ẩn của tàu, thuyền , xây dựng các công trình phục vụ cho việc giao thông, vận tải và bốc dỡ
      hàng hoá.
BICH BANG : (Bigbang=tiếng nổ lớn) thuyết về sự hình thành vũ trụ,cho rằng vũ trụ lúc đầu chỉ là
      một  khối vật chất hết sức nhỏ bé,đậm đặc và vô cùng nóng goị là"nguyên tử nguyên thuỷ".Các
      nhà  thiên văn học  cũng gọi nó là "trứng vũ trụ."Cách đây 15 tỉ năm,sau một vụ nổ lớn,vũ trụ
      được  hình thành.Hiện  nay nó  đang giãn nở và loãng dần.
BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ :  khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại ghi đượ trong một khoảng thời gian (một ngày, một tháng, một năm...). Ví dụ :  ở một địa phương, nhiệt độ cực tiểu và cực đại trong một ngày đêm là 280C và 330C, chúng ta nói : biên độ nhiệt độ trong ngày hôm đó là 50C, ở  một địa phương khác, nhiệt độ cực tiểu và cực đại trong một tháng là: 180C  và 250C , chúng ta nói : biên độ nhiệt độ trong tháng đó là : 70C  vv...
BIÊN GIỚI :  đường ranh giới phân chia lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia này với quốc gia khác.
      Biên  giới quốc gia bao gồm : đường biên giới trên đất liền ,đường biên giới trên biển và đường
      biên giới trên  không. Đường biên giới trên đất liền được vạch ra trên cơ sở thoả thuận giữa các
      quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp, kề nhau. Đường biên giới quôc gia trên đất liền thường dựa vào
      các yếu tố tự nhiên như: địa hình (sống núi, dải đồi, thung lũng...), thuỷ văn  (dòng chảy của
      sông,  suối,...) hoặc theo các đường quy ước như các đường thẳng nối các  điểm mốc, các đường
      kinh  tuyến, vĩ tuyến vv...Đường biên giới trên  biển là ranh giới phía  ngoài của vùng lãnh hải
      của quốc  gia đó được quy định đúng theo luật pháp và tập quán  quôc tế . Trong điều kiện lãnh
      hải của các  quốc gia kề nhau hoặc đối diện có sự chồng lấn lên  nhau, thì đường biên giới trên
      biển sẽ được  hoạch định thông qua thương lượng giữa các bên có liên  quan. Còn đường biên
      giới trên không là  đường chiếu thẳng từ biên giói trên  đất liền và trên biển lên không ( đến một
      độ cao nào, thì hiện  nay  chưa có một văn bản  pháp lí nào quy định rõ).             
BIẾN CHẤT :  hiện tượng thay đổi tính chất ( cả về mặt vật lí và hoá học) của các loại đá măcma và trầm tích thường trong điều kiện có nhiệt độ cao và áp lực lớn. Đièu kiện này chỉ có thể xảy ra khi  các lớp đá bị vùi  sâu trong lòng đất hoặc nằm cạnh các lò măcma nóng chảy của núi lửa.
       Một số  loại đá biến chất thưòng gặp là: đá gơnai, đá hoa,đá phiến thạch mica vv....
BIỂN :  bộ phận của đại dương, nằm ở gần hoặc xa đất liền,, nhưng có những đặc điểm riêng, khác
      với  vùng nước của đại dương bao quanh (như về nhiệt độ, độ mặn, chế độ thuỷ văn, các vật liệu
      trầm  tích đáy, các sinh vật vv...). Theo thói quen, thuật ngữ biển còn dùng để gọi  những hồ có
      diện tích  rất lớn như: biển Aran, biển Caxpi, biển Chết vv...Tuỳ theo vị trí  (nằm ở ven bờ hoặc
      ăn sâu vào  các lục địa) mà biển lại phân ra: biển ven bờ, biển nội lục hoặc biển kín .... Biển ven
      bờ là những  biển nằm sát ngay bờ các lục địa . Phần lớn các biển này đều rộng, nông, có chế độ
      thuỷ văn riêng  và thường mở rộng ra đại dương.
         Cũng  có khi phía ngoài bi ển có đảo hoặc quần đảo ngăn cách với đại dương như: biển Nhật 
      Bản, biển Măngsơ...Biển nội lục hoặc biển kín là những biển nông,nằm lõm sâu vào các lục địa,
      chỉ thông với đại  dương nhờ những eo biển hẹp như Biển Đen, biển Bantich vv...Đặc biệt, cũng
      có biển  nằm giữa đại  dưong,nhờ có tính độc đáo về sinh vật như: biển Xacgat với rừng tảo  nổi
      ở giữa Đại  Tây Dương......
BIỂN THOÁI :  hiện tượng nước biển rút ra xa bờ lục địa, làm cho diện tích đất liền tăng lên. Nguyên  nhân  của hiện tượng này có thể là do mực nước của đại dương thế giới hạ thấp xuống hoặc do sự  vận động nâng lên của lục địa. Hiện tượng này trái ngược với hiện tượng biển tiến. Hiện tượng biển tiến và thoái là những quá trình xảy ra rất chậm chạp, lâu dài và  kế tiếp nhau trong suốt quá trình phát triển của các lục  địa.               
BIỂN TIẾN :  hiện tượng nước biển tràn vào đất liền, phủ ngập các vùng đất thấp ven biển do
      nguyên  nhân lục địa dần dần bị hạ thấp hoặc do mực nước biển dâng cao trong quá trình tan
      băng trên các  lục địa.  Biển tiến là hiện tượng ngược lại với biển thoái.
BIỂU ĐỒ : hình thức trực quan hoá các số liệu thống kê trong các mối quan hệ giữa số lượng,thời
      gian  và không gian bằng các cấu trúc đồ hoạ. Ví dụ: biểu đồ cơ cấu các ngành công nghiệp,
      biểu đồ phát  triển dân số thế giới, biểu đồ mật độ dân số, biểu đồ phân bố dân cư vv....
          Về hình thức biểu hiện, biểu đồ có các loại : hình tròn, hình cột, hình vuông, đường biểu
      diễn  vv...
BÌNH NGUYÊN : loại địa hình thấp,rộng, bề mặt tương đối bằng phẳng, đôi khi có xen đồi hoặc
      gợn  sóng. Độ cao trên mực nước biển không quá 200m là bình nguyên thấp hay vùng đất thấp.
      Từ  200m đến 500m  là bình nguyên cao hay vùng đất cao, trên 500m mà bề mặt vẫn tương đối
      bằng  phẳng và có sườn dốc là  cao nguyên.( Cách phân loại trên đây phù hợp với  các loại địa
      hình bị  băng hà bào mòn ở ôn đới . Đối với các loại địa hình ở nhiệt đới có lẽ về mặt hình thái
      và độ cao  có khác, nhưng chưa được nghiên cứu kĩ).
BÌNH SƠN NGUYÊN :  bộ phận rộng lớn của địa hình miền núi, có bề mặt tương đối bằng phẳng,
      đôi khi  gợn sóng và bị nhiều thung lũng sâu cắt xẻ. Độ cao từ 500 đến 1000m. Thuật ngữ bình
      sơn  nguyên  ít được sử dụng trong các tài liệu địa lí. Phần nhiều nó được thay thế bằng  thuật
      ngữ cao  nguyên.  Ví dụ  : cao nguyên Trung Xibia, cao nguyên Iran vv...Thực ra, khái  niệm cao
      nguyên có khác với  bình sơn  nguyên ở chỗ : cao nguyên bao giờ cũng có sườn rất  dốc, còn
      bình sơn nguyên thì không.         
BIÔTIT : khoáng vật silicat màu đen, thành phần gồm có các ôxyt silic, nhôm, sắt, mangan và kali.
      Còn  gọi là mica đen.
BOM NÚI LỬA : khối dung nham đặc quánh hoặc đã đông cứng ( có đường kính tới vài mét) ở
      miệng  núi lửa bị đẩy bật lên không trung, kèm theo tiếng nổ khi núi lửa hoạt động.
BORA :  loại gió lạnh, mạnh như gió bão thường xuất hiện trong những thánh mùa đông ở các
      vùng bờ biển gần các dãy núi cao ven Hắc Hải và Địa Trung Hải. Nguyên nhân chủ yếu là do sự
      chênh lệch khí  áp đột ngột giữa biển ( khí áp thấp) và lục địa ( khi áp cao). Khi gió Bora thổi,
      thường  đem theo mưa tuyết lớn, kéo dài tới vài ngày.
BÓC MÒN :  ( denudation) hiện tượng phá huỷ các loại đất đá do ngoại lực (nước, băng hà, gió v.v...) bằng cách bóc dần từng lớp mỏng trên mặt và vận chuyển các sản phẩm phong hoá đi  nơi khác.
BÓN LÓT, BÓN PHÂN LÓT :  biện pháp kĩ thuật trong nông nghiệp được thực hiện bằng cách bón phân trước khi gieo hạt hoặc trồng cấy các cây trồng, nhằm mục đích cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thực vật trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng.
BÓN THÚC, BÓN PHÂN THÚC :  biện pháp kĩ thuật nông nghiệp được thực hiện bằng cách bón
      thêm phân, chuẩn bị cho thực vật bước vào một giai đoạn quan trọng của quá trình sinh trưởng,
      nhằm  đẩy mạnh việc nâng cao năng suất. Ví dụ : bón thúc cho cây để chuẩn bị cho giai đoạn ra
      hoa, kết  quả vv...
BÓNG THÁM KHÔNG : bóng bơm loại khí nhẹ, dùng trong các trạm nghiên cứu khí tượng để thả
      lên các tầng khí quyển trên cao. Bóng thường mang theo một máy phát vô tuyến để chuyển về
      mặt đất  những thông tin về tình trạng của các yếu tố khí tượng trên cao như : nhiệt độ, khí áp,
      gió vv...
BÔXIT : loại đá trầm tích có màu hồng, nâu vv...Thành phần chủ yếu gồm có : hyđrôxit nhôm lẫn
      với  các chất khác như : sắt, silic ...Từ bôxit có thể tách ra chất alumin ( Al2O3), nguyên liệu
      chính để luyện nhôm trong các lò điện phân.
BỒI TÍCH :  tác động bồi đắp và tích tụ phù sa của một con sông. Bồn địa :  địa hình trũng, thấp,
      dạng  chậu hoặc lòng chảo, hình thành do kết quả của nhiều quá trình địa  chất như : sự sụt lún
      của một  bộ phận vỏ Trái Đất, sự bào mòn của băng hà vv...Bồn địa thấp nhất trên bề mặt Trái
      Đất là bồn  địa Tuôcphan , nằm ở phía đông dãy Thiên Sơn thuộc đất Tân Cương, Trung Quốc
      (154m dưới  mực nước biển). Có những bồn địa bị ngập nước, tạo thành các hồ như : hồ Caxpi,
      hồ Aran vv... Bồn địa còn gọi là vùng trũng.
BỜ BIỂN :  dải đất tiếp xúc với mép nước biển và chịu tác động qua lại giữa biển và đất liền. Phạm
      vi  của dải bờ biển được giới hạn trên đất liền ở chỗ mực nước biển tràn vào xa nhất
      khi thuỷ triều lên  hoặc khi có gió bão, còn ở ngoài biển là khoảng nước, mà tác động của
      sóng không còn ảnh hưởng  gì đến đáy biển.      
BỜ LỤC ĐỊA : bộ phận của rìa lục địa tương đối bằng phẳng, nằm ở phía ngoài dốc lục địa, có độ
      dốc trung bình khoảng trên dưới 1/300, rộng từ 100 đến 1000km., và chấm dứt ở một vùng
      có độ sâu từ 2000 đến  5000m. Ngoài bờ lục địa là đáy đại dương.
BUA :  (Boers)  dân tộc sinh sống ở Nam Phi, vốn là dòng dõi những người dân gốc Hà Lan di
      cư  đến  đây vào giữa thế kỉ 17. Đã lập nen hai quốc gia : nước Cộng hoà Tranxvan và nước tự trị 
      Ôrêngiơ.
BỤI TINH THẠCH :  ( Bụi vũ trụ)  khối vật chất  nhỏ, rải rác trong không gian vũ trụ với mật độ
      tập trung thấp. Giả thuyết về sự hình thành Trái Đất của O. Xmit đã cho rằng : Trái Đất là một
      thiên  thể được hình thành từ một đám mây bụi tinh thạch. Những hạt bụi này, khi  bị sức hút của
      Trái Đất, rơi vào lớp khí quyển, bốc cháy sáng rực, trở thành các ngôi sao sa.
BÙN LỤC NGUYÊN :  bùn trầm tích ở thềm lục địa có nguồn gốc từ những vật liệu trên lục địa, bị
      xâm  thực  và bị cuốn trôi xuống biển theo các dòng chảy.
BÙNG NỔ DÂN SỐ :  sự phát triển dân số vượt bậc về số lượng đã xảy ra ở các nước châu Âu vào
      thế kỉ  19, khi tỉ lệ sinh vẫn không thay đổi, nhưng tỉ lệ tử giảm xuống rất thấp, nhờ những tiến
      bộ về y tế, và nhờ việc cải thiện những điều kiện sinh hoạt.
           Hiện nay, hiện tượng bùng nổ dân số vẫn đang xảy ra, chủ yếu trong các nước đang phát triển 
      ở châu Phi, châu A và châu Mĩ Latinh.
BỨC XẠ :  quá trình toả năng lượng của một vật thể. Bức xạ mặt trời là quá trình toả năng lượng
      của Mặt  Trời ra khoảng không gian vũ trụ. Một phần xuống đến mặt đất dưới hình thức nhiệt
      năng, làm cho mặt  đất nóng lên. Mặt đất ban ngày tiếp thu được nhiệt năng của Mặt Trời, ban
      đêm lại  bức xạ ra không trung, rồi dần dần lạnh đi.

BƯNG : (miền Nam) chỗ đất trũng giữa cánh đồng, mùa khô không có nước đọng, mùa mưa thì nước đọng khá sâu và có cỏ lác mọc. Mùa nước ở bưng thường có rất nhiều cá đồng.

HLTcoffee.com

Lên đầu trang