Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (G)

Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (G)
Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (G)


G


GATT : thuật ngữ viết tắt của: "General Agreement on Tariffs and Trade" chỉ  hiệp ước chung về
      thuế  quan và thương mại của gần 100 nước trên thế giới, chiếm trên 90% tổng giá trị buôn
      bán quốc tế. Mục tiêu của hiệp ước này là từng bước xoá bỏ các hàng rào bảo hộ mậu dịch,
      nhằm thiết lập một nền thương mại tự do. Là một  hiệp ước về thương mại, nhưng đồng
      thời cũng là một cơ quan tiến hành các cuộc đàm phán đa phương về thương mại và là diễn
      đàn thảo luận về những vấn đề mậu dịch quốc tế.
GẤU ĂN MẶT TRỜI :  cách gọi hiện tượng nhật thực trong dân gian . X.   Nhật thực  
GẤU ĂN TRĂNG :  cách gọi hiện tượng nguyệt thực trong dân gian . X.   Nguyệt thực
GẤU TRÚC ( panda) loài thú ăn thịt, sinh sống ở Himalaya, có thân hình khá lớn, dài tới 1,5m
      và nặng từ 120 đến 135kg. Gấu trúc có lông màu đen pha trắng, là động vật quý, hiếm, có
      trong danh sách các loài thú được bảo vệ của thế giới. Còn thấy ở vùng núi phía tây Trung Quốc.
GÂYDE :  (geyser)  thuật ngữ có gốc từ tiếng địa phương, chỉ các nguồn phun nước nóng tự  nhiên,
      hoạt động  theo chu kì. Có những nguồn phun theo chu kì cố định, nhưng cũng có những nguồn 
      phun theo chu kì không cố định. Các gâyser được hình thành chủ yếu ở những vùng có núi lửa 
      hiện đại ( doc theo các vùng có  những đứt gãy kiến tạo, theo các dãy núi trẻ...). Các gâyser được
      phân bố nhiều ở Hoa Kì, trong khu vực  vườn quốc gia Ienlâuxtôn ( có tới 200 cái), ở bán đảo
      Camchatca thuộc Liên bang Nga ( gần 100 cái), ở Aixơlen ( khoảng 30 cái) và ở Niu Ailen.
GDP :  giá trị tổng sản lượng của các ngành kinh tế quốc dân hoạt động ở trong nước,bao gồm cả 
      giá trị  sản  lượng của các tổ chức kinh tế  nước ngoài, hoạt động trên lãnh thổ quốc gia.
GIA TĂNG DÂN SỐ :  quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ, một quốc gia hoặc trên toàn
      thế  giới, trong một thời gian nhất định ( thường tính từ 1 năm trở lên). Sự gia tăng dân số có thể
      dương, nếu số dân  sau một thời gian nhất định, tăng hơn số dân trước đó. Nếu số dân  giảm đi,
      thì  sự gia tăng dân số là âm. Sự gia tăng dân số  là tương quan tỉ lệ, tính bằng phần  trăm (%)
      (có tài liệu tính bằng phần nghìn) giữa số người tăng lên ( hoặc giảm đi) so với số dân ở thời
      điểm trước đó. Ví dụ: số người tăng lên trong một năm là 4.000 người so với số dân có trước đó
      là 200.000 người. Tỉ suất gia tăng dân số là : 2%.  X. thêm : Tỉ  suất gia tăng dân số.
GIAO THÔNG VẬN TẢI :  ngành sản xuất độc đáo, tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng
      phục vụ  đắc lực  cho việc lưu thông, vận chuyển các nguyên liệu, hàng hoá từ nơi sản xuất đến
      nơi tiêu thụ. Ngành giao thông vận tải chia ra : ngành giao thông vận tải đường bộ ( gồm có giao
      thông bằng ô tô và đường sắt), đường thuỷ (gồm giao thông đường sông, đường biển) và đường
      không. Ngành giao thông vận tải  đòi hỏi phải có nhiều công trình xây dựng đường sá, bến cảng
      và nhiều loại phương tiện khác  nhau, từ thô sơ đến hiện đại.
GIÁO HỘI LA MÃ : (giáo hội Rôma)  tổ chức tôn giáo của đạo Kitô có trụ sở ở Rôma ( toà thánh
      Vaticăng). Từ thế  kỉ III sau CN, đạo Kitô đã trở thành chính giáo của đế quốc La Mã. Sau đó,
      được  chia thành hai phái từ giữa thế kỉ XI, ở phía Tây Âu là đạo Thiên Chúa, phụ thuộc  vào
      giáo hội La Mã, còn ở phía Đông Âu là đạo Chính  thống hay Chính giáo.
GIECMANH : 1- Các tộc người thuộc nhóm Ân-Âu, hiện sinh sống ở Tây Âu, Trung Âu và Bắc
      Âu.  
                        2- Nhóm ngôn ngữ của các bộ tộc Giecmanh, nguồn gốc của tiếng Anh, tiếng Đức,
      tiếng Đan Mạch  và các ngôn ngữ Bắc Âu.
GIÊÔIT :   X.   Địa cầu thể.
GIÊXU :  tên phiên  âm  Jesus Christ, nguồn gốc của từ Gia Tô  (đạo Gia Tô).
GIẾNG PHUN :  giếng trong các thung lũng miền núi, nơi có các nguồn cung cấp nước mạch nằm
      ở độ  cao đáng kể so với mặt giếng. Nước trong giếng, vì chịu áp suất, nên  thường xuyên phun
      ra  ngoài  thành cột nước cao  ( theo nguyên tắc bình thông nhau).
GIÓ :  hiện tượng chuyển động của không khí theo chiều ngang, từ nơi có khí áp cao về nơi có khí
      áp  thấp. Mức chênh khí áp càng lớn, gió càng mạnh. Trên bề mặt Trái Đất, những vành đai khí 
      áp cao và khí áp thấp được phân bố theo quy luật, do đó có các vành đai gió thường  xuyên cấp
      hành tinh  như : tín phong, gió Tây...Các loại gió khác được coi là gió địa phương  như : gió
      mùa, gió Phơn, gió Bora vv...
           Sức mạnh của gió được tính bằng tốc độ (km/h) theo thang đo gió 12 cấp ( thang Bôpho)
                         Cấp                                                                         Tốc độ gió (km/h)
               Từ    1  đến    4                                                                  Từ      6    đến        26 
                 "     4     "      6                                                                     "     26       "          44
                 "     6     "      8                                                                     "     44       "          65
                 "     8     "    10                                                                     "     65       "          90
                 "   10    "     12                                                                     "     90       " trên 120
GIÓ BIỂN, GIÓ ĐẤT :  gió địa phương có tính chất thường xuyên, thổi ở vùng bờ biển, ban ngày
      từ ngoài  khơi vào bờ, ban đêm từ đất liền ra biển. Nguyên nhân sinh ra loại gió đất - gió biển là
      sự thay đổi  luân lưu khí áp ngoài biển và trong đất  liền, giữa ngày và đêm. Ban ngày, nhiệt độ
      không khí  trong đất liền cao hơn ngoài  biển. Không khí nóng bốc lên cao, không khí ở biển
      lạnh hơn, tràn vào thay thế. Ban đêm, không khí ngoài biển  nóng hơn  trong đất liền ( vì không
      khí trong đất liền bị lạnh đi nhanh hơn), nên bốc lên cao, không khí trong  lục địa lại tràn ra thay
      thế. Loại gió này cũng có cả ở  các vùng ven bờ các hồ lớn ( ở vùng nhiệt  đới và vĩ độ trung
      bình).
GIÓ LÀO :  loại gió khô, nóng ở nước ta, trong mùa hạ thổi từ phía tây dãy Trường Sơn sang,
      nên có tên là gió Lào.  X.  Gió Phơn. 
GIÓ LỐC :  gió thổi xoáy vòng tròn, rồi bốc lên cao, cuốn theo đất, đá, cát bụi, thường xảy ra trong
      các buổi chiều  mùa hạ có nắng nóng. Gió lốc sinh ra khi có hai luồng không khí di chuyển trái
      chiều, với tốc độ lớn gặp  nhau. Những cơn lốc mạnh nhiều khi gây thiệt hại đáng kể như : làm
      đổ cây  cối, làm hư hỏng nhà cửa, phá  hoại vườn tược, mùa màng v.v...
GIÓ  MẶT  TRỜI : thuật  ngữ  chỉ  sự bức xạ các hạt phôtôn, prôtôn, êlectrôn, anpha...của Mặt Trời
      ra  xung quanh.
GIÓ MẬU DỊCH :  ( trade wind)  gió thường xuyên , cấp hành tinh. Gọi là mậu dịch, vì xưa kia nó
      đã  giúp các thuyền buồm đi lại trên mặt biển, tiến  hành các hoạt động buôn bán, trao đổi
      hàng hoá giữa các lục địa.  X.  thêm :  Tín phong .
GIÓ MIXTRAN : loại gió địa phương, thổi dọc theo các thung lũng ở vùng trung và hạ lưu sông
      Rôn  ( Pháp), theo  hướng từ bắc hoặc tây-bắc xuống nam, tốc độ khoảng 100km/h. Ơ một
      vài nơi có thể tới 150km/h.
GIÓ MÙA :  loại gió thổi trên những vùng rộng lớn của các lục địa A, Phi và Ôxtrâylia theo mùa
      ( chủ yếu trong  các mùa hạ và đông). Nguyên nhân sinh ra gió mùa rất phức tạp. Ở đây có ảnh
      hưởng rất rõ rệt của sự tác động qua lại giữa lục địa và đại dương, giữa các khối khí di chuyển
      theo hướng tín phong ở hai bán cầu và cả của những dạng địa hình lớn như các khối núi và cao
      nguyên  đồ sộ ở Trung Á, Tây Tạng vv...Khu vực có gió  mùa điển hình là Ấn Độ và Đông Nam
      Á. Ở châu Á, về mùa đông có gió mùa đông bắc, về mùa hạ có gió mùa tây nam và đông nam.
      Mùa đông nói  chung khô khan, còn mùa hạ nhiều mưa.
           Ở châu Phi, gió mùa có cả ở Đông Phi và Tây Phi, mùa đông có gió khô hanh từ hoang mạc 
      thổi ra, mùa  hạ có gió tây nam đem theo nhiều mưa. Ơ Đông Phi do lục địa được phân bố đều ở 
      cả hai bán cầu, cho nên  hai loại gió mùa : mùa đông và mùa hạ đều không đem  mưa tới. Mưa
      chỉ  có vào các thời kì chuyển mùa.
GIÓ NÚI, GIÓ THUNG LŨNG :  loại gió địa phương ở vùng núi, ban ngày thổi từ các thung lũng
      lên cao  theo sườn  núi, còn ban đêm lại từ các sườn núi cao thổi xuống thung lũng. Nguyên
      nhân chủ yếu  là do ban ngày, không khí trong thung lũng bị hun nóng, nở ra nhiều hơn. Không
      khí trên các  sườn núi, tạo thành những luồng gió trườn lên cao. Ban đêm có hiện tượng ngược
      lại với ban  ngày.
GIÓ PHƠN :  thuật ngữ có gốc tiếng Đức, chỉ loại gió địa phương, thổi vượt qua núi, từ sườn bên
      này qua sườn  bên kia. Khi vượt núi có hiện tượng ngưng tụ hơi nước và mưa do không khí càng
      lên  cao, càng hoá lạnh. Cứ lên cao 100m, không khí ẩm lại giảm đi 0,6o C . Khi vượt qua đỉnh
      núi, không khí trở nên khô, bị dồn nén xuống thấp, cứ 100m tăng lên 1o C . Kết cục, khi  xuống
      đến chân núi, trở thành một loại gió rất khô và nóng. Ví  dụ : không khí khi phải vượt qua một
      dãy núi  cao 2.000m, nếu ở chân núi, nơi xuất phát, nhiệt độ của không khí  là  25o C, thì khi lên
      đến đỉnh  núi, không khí đã giảm đi :  (0,6o x 2000) : 100 = 12o C , nhiệt độ chỉ còn 13o C . Khi
      xuống núi, không khí tăng lên : ( 1o  x 2000) : 100 = 20o C . Như  vậy, sau khi vượt qua núi,
      không khí đã  trở nên khô và nóng tới : 13o + 20o = 33o C . Loại gió nóng, khô thổi trong mùa hạ
      từ sườn tây sang sườn đông dãy Trường Sơn  nước ta, chính là loại gió Phơn mà nhân dân ta quen 
      gọi là gió Lào.
GIÓ TÂY ÔN ĐỚI :  loại gió cấp hành tinh, xuất phát từ các khu cao áp cận nhiệt đới, thổi tương
      đối  thường  xuyên và gần  như quanh năm về phía các vùng cực. Theo sự chuyển động biểu kiến
      của Mặt Trời, về mùa  đông, giới hạn phía nam của khu vực có gió Tây ở bán cầu Bắc lùi xuống,
      lấn cả vào khu vực Địa Trung Hải  và vùng lặng gió chí tuyến, làm cho các khu  vực này có mưa
      (vào mùa đông). Về mùa hạ, giới hạn của khu  vực có gió Tây lại tiến lên phía bắc, vì vậy ở bán
      cầu Bắc, chỉ có khu vực từ vĩ tuyến 35o B trở lên, mới có gió  Tây thổi  quanh năm. Tình hình ở
      bán cầu  Nam cũng tương tự như vậy. Sở dĩ gọi là gió Tây, vì hướng chủ yếu  của loại gió này là
      hướng  Tây ( thực ra, ở bán cầu Bắc là tây-nam, còn ở bán  cầu Nam là tây-bắc). Ơ bán cầu Bắc,
      gió Tây có  hướng hay thay đổi và cường độ không ổn  định. Thậm chí, ở châu Âu, có lúc gió
      Tây chuyển  hướng thành gió Đông, vì vậy trongkhu vực có gió Tây thổi, về mùa đông, thời tiết
      chuyển biến  rất phức tạp.  Các khu áp thấp và áp  cao luôn luôn thay thế  nhau. Ơ bán cầu Nam,
      gió Tây phần  lớn thổi trên mặt đại  dương, nên tương đối ổn định và theo đúng quy luật  hơn.
GIỒNG : dải đất cao ở hai bên bờ sông (giống như những dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp
      phù sa được bồi cao dần  sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Ơ các sông lớn, các giồng ở hai bên
      sông là những nơi tụ tập làng ,xóm, dân cư đông đúc.
GIỜ ĐỊA PHƯƠNG :  giờ thực của các địa phương nằm trên cùng một kinh tuyến, tính theo vị trí
      của Mặt  Trời.  Trên bề mặt Trái Đất không thể có bất cứ một địa phương nào nằm trên một
      đường kinh tuyến khác (dù ở phía Tây hoặc phía Đông) kinh tuyến nói trên, mà lại có giò
      trùng với giờ này.
GIỜ G.M.T. : giờ của kinh tuyến đi qua đài thiên văn  Grinuyt  ở ngoại  ô thành phố  Luân Đôn
      ( GMT = Greenwich Meridian Time). Theo thoả thuận của Hội nghị quốc tế năm 1884, khu vực
      có  kinh tuyến Greenwich đi qua  chính giữa, được coi là khu vực gốc, đánh số 0. Giờ của khu
      vực này  cũng được coi là giờ gốc để tính ra giờ  của các khu vực khác. Giờ chuẩn được tính theo
      giờ ở khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa đó, gọi là  giờ G.M.T.
GIỜ KHU VỰC :  giờ thống nhất cho toàn bộ tất cả các địa điểm nằm trong một khu vực giờ. Giờ
      này lấy theo giờ  của kinh tuyến ở chính giữa khu vực. Trên Trái Đất có tất cả 24 khu vực giờ.
      Mỗi khu  vực rộng 15o kinh độ, được đánh số từ 0 đến 23. Khu vực giờ gốc là khu vực giờ có
      kinh tuyến 0o  đi qua chính giữa. Các khu vực khác được đánh số tiến dần về phía đông. Nước ta
      nằm trong khu vực giờ thứ 7 ( có kinh tuyến  105o Đ đi qua chính giữa). Những nước có lãnh thổ
      rộng lớn  như  Trung Quốc có 5 khu vực giờ, Liên bang Nga có 11 khu vực giờ v.v...
GIỜ PHÁP ĐỊNH :  giờ thống nhất theo những quy định về luật pháp của từng nước để tiện cho việc
      quản lí  hành  chính hoặc phục vụ cho những mục đích nhất định. Ví dụ : để tiết kiệm năng
      lượng, ở nhiều nước giờ mùa hạ  được quy định sớm hơn giờ thực một giờ  v.v...
GLÂY :  hiện tượng các ôxyt sắt ba (Fe2O3) bị khử ôxy trong các loại đất ẩm thừa nước. Trong
      điều kiện thiếu  không khí, các ôxyt sắt hai ( FeO)  hình thành, làm cho đất chuyển từ màu vàng
      đỏ v.v... sang màu xám  xanh.
GNP : giá trị tổng sản lượng của các ngành kinh tế quốc dân hoạt động ở trong nước và cả ở nước 
      ngoài.GOENRÔ :  ( GOELRO)  kế hoạch điện khí hoá đất nước do Uỷ ban quốc gia về điện khí hoá nước
      Nga đề ra vào  năm 1920. Theo kế hoạch này thì nước Nga sẽ cải tạo nền kinh tế cũ trên cơ sở kĩ
      thuật  mới, dựa vào kế hoạch điện khí hoá. Kế hoạch đã được hoàn thành trong vòng 10 năm. 
GOANACÔ :  tên của giống Lama hoang dại ở vùng núi Anđet thuộc Chilê (Nam Mĩ).
GÓC PHƯƠNG VỊ :  góc hình thành giữa hướng Bắc địa lí và hướng của đối tượng cần đo ngắm
      ở một  địa điểm  quan sát trên thực địa, hoặc trên bản đồ. Góc được đo bằng địa bàn và tính
      từ 0o đến  360o theo chiều thuận  của kim đồng hồ.
GRAĐIÊNG ĐỊA NHIỆT : mức tăng nhiệt độ mỗi khi xuống sâu 100m trong lòng đất (kể từ vùng
      có nhiệt độ ổn  định). Građiêng địa nhiệt không hoàn toàn như nhau ở các địa điểm và các độ
      sâu khác nhau.
GRANIT : (đá hoa cương)  loại đá măcma rất phổ biến trong lớp vỏ Trái Đất. Granit được hình
      thành trong điều kiện mắcma xâm nhập, chỉ lộ ra ngoài mặt đất khi lớp phủ trên mặt bị bào mòn
      hết. Đá có cấu trúc tinh thể dạng hạt thô. Thành phần chủ yếu gồm : thạch anh, phenxpat và

      mica. Tỉ trọng khoảng 2,6.


HLTcoffee.com
Lên đầu trang