Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (Đ)

Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (Đ)
Sổ tay Thuật ngữ Địa Lý (Đ)

Đ

ĐA CANH : chế độ khai thác đất đai bằng cách trồng nhiều loại cây, thu nhiều sản phẩm khác nhau trên  cùng một diện tích.     
ĐÁ ( nham thạch)  vật liệu có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp rắn của Trái Đất. Đá có thể được cấu tạo do một loại khoáng thuần  nhất  như : đá hoa ( do canxit tạo thành) hoặc do nhiều loại khoáng như : granit  ( do phenxpat, thạch anh và mica tạo thành). Cũng có loại đá được cấu tạo do  sự gắn kết nhiều khối nhỏ của các loại đá khác như : đá  cuội kết, đá dăm kết v.v... Tuỳ theo nguồn gốc, đá được phân ra 3 nhóm : đá măcma, đá trầm tích và đá biến chất. Đá măcma được hình thành do quá trình đông đặc và nguội lạnh của khối măcma nằm sâu trong  lòng đất. Đặc điểm của các loại đá măcma là có các tinh thể hình thành trong quá trình kết tinh. Vì  vậy, người ta cũng gọi loại đá này là đá kết tinh hoặc đá hoả thành. Đá măcma lại phân ra hai loại : đá phún xuất ( khi măcma trào ra ngoài mặt đất. Ví dụ: đá riôlit, đá badan...) và đá xâm nhập ( khi  măcma chưa lên tới  mặt đất, còn nằm xen trong các lớp gần mặt đất như : granit ...). Đá trầm tích  được hình thành do sự  tích tụ các vật liệu trầm lắng ở các đáy biển, đáy hồ v.v...Đặc điểm của đá  trầm tích là có các lớp song  song, nhiều khi khác  nhau về màu sắc, về tính chất thô, mịn  ( tuỳ theo  sự trầm lắng của các loại vật liệu khác  nhau, qua các thời kì), ví dụ : đá phiến, đá vôi v.v... Đá biến  chất được hình thành do quá trình nóng chảy và tái kết tinh của các loại đá măcma hoặc  trầm tích  bị vùi trong các lớp đất sâu, chịu  áp lực lớn, nhiệt độ cao hoặc nằm gần kề các lò măcma nóng chảy. Đặc điểm  của đá biến chất là vừa  có cấu trúc tinh thể,vừa có cấu trúc phân lớp. Ví dụ : đá  gơnai ( do granit biến chất, đá hoa do đá vôi biến chất ...)   
ĐÁ AXIT : đá  có hàm lượng ôxyt silic ( SiO2) tương đối cao ( từ 65% trở lên), ví dụ : đá granit. Nếu hàm  lượng ôxyt silic dưới 55% thì là đá kiềm hay đá badơ, ví dụ : đá badan. Nếu hàm lượng ôxyt silic từ 55% đến  65% thì đá được coi là trung tính, ví dụ : đá điôrit...
ĐÁ BỌT :  đá hình thành từ tro núi lửa, xốp, nhẹ, cứng, thường được dùng làm đá mài. Đá bọt có  thể  nổi trên mặt nước, do trong cấu trúc có nhiều lỗ hổng chứa không khí.
ĐÁ CÁT :  ( sa thạch) đá trầm tích có thành phần chủ yếu gồm các hạt thạch anh gắn kết với nhau bằng chất  ximăng silic hoặc vôi. Đá cát được dùng nhiều trong các công trình xây dựng, để lát đường hoặc  làm đá mài dao.
ĐÁ GỐC :  lớp đá còn nguyên vẹn, chưa bị phong hoá, nằm ở tầng dưới cùng của phẫu diện thổ nhưỡng, được kí hiệu là tầng D.
ĐÁ KIỀM :   X.   Đá axit.
ĐÁ LỞ :  hiện tượng đá tảng ở các sườn dốc bị tách ra, lăn từ trên cao xuống chân núi. Nguyên  nhân  chủ yếu là do quá trình phong hoá lâu ngày đã làm cho lực liên kết các khoáng vật trong đá giảm  đi. Khi có chấn động mạnh hoặc mưa lớn, từ các vết nứt nẻ, đá mất thăng bằng và lao xuống chân  núi do  trọng lực. Hiện tượng đá lở thường gây ách tắc đối  với đường xá giao thông, phá hoại cầu cống và ảnh hưởng cả  đến sinh hoạt của con người ở các miền núi.
ĐÁ MẸ :  lớp đá bị vỡ vụn, nhưng chưa bị phong hoá hoàn toàn, nằm ngay ở  phía trên tầng đá gốc trong phẫu diện  thổ nhưỡng. Lớp đá mẹ được kí hiệu là tầng C.
ĐÁ QUÝ :  khoáng vật có nhiều màu sắc đẹp, có độ trong và độ phản xạ ánh sáng cao, được dùng trong  ngành mĩ  nghệ để làm các đồ trang sức cho phụ nữ  như : kim cương, ngọc xanh, ngọc đỏ ( rubis), ngọc lam vv...
ĐÁ RIÔLIT : loại đá măcma phún xuất, có thành phần tương tự  như đá granit, nhưng có tinh thể nhỏ và mịn   hơn. Ví dụ : đá riôlit ở khối núi Tam Đảo nước ta.
ĐÁ SỢI :   X.   Amiăng.
ĐÁ TAN :  (talc)  đá có lớp mỏng, óng mềm. Thành phần chủ yếu là silicat manhê. Đá tan thường gặp  trong các loại đá phiến kết tinh. Khi nghiền nhỏ thành bột, được dùng trong nhiều ngành công  nghiệp, như : công nghiệp hoá chất ( chế tạo cao su), công nghiệp giấy v.v...Bột đá tan cũng được  dùng để chế phấn  xoa rôm cho trẻ em.
ĐÀ ĐIỂUài  :  loài chim to ( có thể cao tới 2m, nặng khoảng 100kg) sống thành từng đàn trong các xavan  và  hoang mạc ở  châu Phi, châu Uc. Đà điểu có cánh ngắn, không bay được, nhưng nhờ đôi  chân to,  khoẻ có thể chạy với tốc độ  40km/h.
ĐÀI NGUYÊN :   X.   Đồng rêu
ĐẠI :  khoảng thời gian tương ứng với một giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử Trái Đất và của giới hữu cơ. Trong lịch sử địa  chất, người ta chia ra 5 đại : đại Thái Cổ (AR), đại Nguyên sinh ( PR), đại  Cổ  sinh (PZ), đại Trung sinh (MZ) và đại Tân sinh (KZ). Mỗi đại có thời gian kéo dài từ vài  chục triệu  năm đến trên một nghìn triệu năm. Mỗi đại  lại chia ra nhiều kỉ.
          -  Đại Thái cổ là đại cổ nhất trong lịch sử địa chất của Trái Đất. Thời gian kéo dài khoảng 1.000  triệu năm  và cách đây khoảng 3.500 triệu năm. Các loại đá được hình thành trong đại Thái cổ hiện biết ( tìm  được ở Nam Phi) có mức độ biến chất rất mạnh. Phần lớn chúng đều có tuổi trên 3.000 triệu năm. Đây là thời kì xảy ra  nhiều hiện tượng xâm nhập và nhiều vận động kiến tạo lớn.
          -  Đại Nguyên sinh có thời gian kéo dài khoảng từ 600 đến 800 triệu năm. Các loại đá  được  hình  thành trong đại này cũng là đá biến chất mạnh, nhưng thường có mức độ kém hơn. Trong đại Nguyên  sinh đã có các sinh vật đơn  giản chưa có xương. Theo dự đoán của các nhà địa chất, thì  chỉ đến cuối đại  Nguyên sinh các nhóm động vật có  xương, mới xuất  hiện (trừ nhóm động vật có xương  sống).
          -  Đại Cổ sinh kéo dài vào khoảng 300 - 350 triệu năm. Trong đại này, giới sinh vật đã rất phong phú. Động  vật có xương sống đã xuất hiện với các loài cá và bò sát. Thực vật chủ yếu là các  loài tảo và dương xỉ. Đây cũng là thời kì hình thành nhiều mỏ than đá lớn trên thế  giới. Về kiến  tạo, đã có các vận động tạo sơn Calêđôni  và Hecxini. Đại Cổ sinh có 6 kỉ: Cambri,  Oócđôvich, Silua, Đềvôn, Cacbon và Pecmi.
          -  Đại Trung sinh bắt đầu cách đây khoảng 230 triệu năm và kéo dài trong hơn 160 triệu năm. Đại này có 3 kỉ : Triat, Giura và Crêta (Bạch Phấn). Trong đại Trung sinh, nhiều vùng trên thế giới  có vận động tạo sơn.  Mạnh nhất là vận động tạo sơn Kimmêri hay Inđôxini ( cuối Triat, đầu  Giura)  xảy ra ở ven bờ Tây Thái Bình Dương. Vận động tạo sơn này có vai trò quan  trọng trong việc hình  thành địa hình khu vực Đông Nam A, trong đó có  nước ta. Giới sinh  vật trong đại này rất phong  phú. Động vật có các loài khủng long,chim. Các loài có vú cũng bắt đầu xuất hiện. Thực vật có : dương  xỉ, cây lá kim và các cây hạt kín (bí tử).
          -  Đại Tân sinh bắt đầu cách đây 67 triệu năm và còn kéo dài cho đến ngày nay. Đại này chia ra  3 kỉ :  Palêôgen, Nêôgen ( còn gọi là kỉ Đệ Tam) và Antrôpôgen ( kỉ Nhân sinh hay kỉ  Đệ Tứ). Trong đại Tân sinh  những biến đổi lớn trên bề mặt Trái Đất đã  tạo nên sự phân bố các lục địa và  đại dương như hiện nay. Vận động tạo sơn mãnh liệt đã hình thành nên các núi lửa hiện đại và các hệ  núi cao nhất  bên bờ Đông Thái Bình Dương ( trên châu Mĩ), ở Nam Âu ( Anpi) và ở châu A ( Himalaya).  Vào cuối Nêôgen, đầu kỉ Đệ Tứ, khí hậu trên Trái Đất trở  nên rất lạnh đã làm cho băng hà lục địa phát triển, bao phủ nhiều vùng đất đai rộng lớn  trên các lục địa Âu - A và Bắc Mĩ.  Giới sinh vật đã phát triển gần giống  như hiện nay. Con  người cũng bắt đầu xuất hiện vào đầu kỉ  Đệ Tứ.
ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI :  khoảng nước rộng lớn, nằm cả ở hai bán cầu, chiếm tới 70,8% diện tích bề mặt  Trái Đất. Đại dương thế giới gồm có 4 đại dương, nối thông với nhau : Thái Bình Dương ( 180 triệu km2), Đại Tây Dương ( 93 triệu km2), ấn Độ Dương ( 75 triệu km2) và Bắc Băng Dương ( 13 triệu km2).
ĐẠI ĐỊA HÌNH :  dạng địa hình lớn, xác định kiểu địa hình của một bộ phận đất đai rộng lớn trên bề  mặt Trái  Đất. Ví dụ : bình nguyên, cao nguyên, khối núi vv...
ĐẠI LỤC  :  khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất, xung quanh có biển và đại dương bao bọc. Đại lục có hai bộ phận : bộ phận nổi trên mặt nước biển là bộ phận lớn nhất. Bộ phận nhỏ hơn, chìm dưới  mặt nước là rìa lục  địa, gồm có : thềm lục địa, sườn hay dốc lục địa và bờ lục địa. Trên Trái Đất có  6 đại lục là : đai lục A - Âu, rộng 50,7 triệu km2, đại luc Phi rộng 29,8 triệu km2, đại lục Nam Mĩ  rộng 17,6 triệu km2,, đại lục Nam Cực rộng 14 triệu km2 và đại lục Ôxtrâylia rộng 7,6 triệu km2. Theo thuyết " lục địa trôi" thì tất cả các đại lục trên bề mặt Trái Đất đều từ một đại lục thống nhất ban đầu tách ra, trôi giạt theo các hướng khác nhau. Hiện nay, quá trình trôi giạt  của các đại  lục này vẫn còn tiếp diễn.
ĐẠI MẠCH : cây lương thực, họ hoà thảo, mọc ở ôn đới, có hạt kết tụ thành bông, giống như bông lúa mì, nhưng có râu dài hơn. Hạt đại mạch dùng làm lương thục cho người, cho gia súc và dùng  trong công nghiệp làm  rượu bia.
ĐẠO CHÍNH THỐNG :  ( Trực giáo)  một giáo phái từ Kitô giáo tách ra. Từ năm 1504 đã trở thành một  giáo phái  hoàn toàn độc lập. Quyền hành tối cao nằm trong tay quốc vương. Đạo chính thống mang tính bảo thủ, huyền bí và phi lí trong các giáo điều cũng như trong các tổ chức. Giáo hội  chính thống vẫn tuân theo các giáo điều và luật lệ cũ từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII, từ chối mọi đổi  mới của giáo hội La Mã. Ví dụ: đạo chính thống ở Nga từ chối không sử dụng lịch do Giáo Hoàng  La Mã Grêgoa cải tiến, vì vậy khi Cách mạng tháng 10 nổ ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1917, thì  lịch cũ của Nga mới là ngày 25 tháng 10 năm 1917.
ĐẠO CƠ ĐỐC :  Cơ Đốc cũng như Kitô là những phiên âm khác nhau của từ Christ trong Jesus Christ. X.  đạo  Kitô
ĐẠO GIA TÔ :  cũng là đạo Kitô, do phiên âm từ đầu của tên Jesus Christ. X  đạo Kitô.
ĐẠO HỒI :  ( Hồi Giáo, Islam)  tôn giáo do Mohamet thành lập vào thế kỉ VII trên bán đảo Arap. Trong các thế kỉ  IX và X đạo Hồi được truyền bá đến bán đảo Ân Độ vùng Địa Trung Hải và vùng bờ biển châu Phi phía Đại  Tây Dương. Ơ châu A, từ khi các Hoàng đế Mông Cổ ngả theo đạo Hồi, đạo này được truyền bá rộng rãi ở  Trung Quốc. Về sau, người Thổ Nhĩ Kì lại truyền bá đạo Hồi  sang các nước Đông Âu sau khi  chiếm được  thành phố Côngxtantinôp. Hiện nay, đạo Hồi rất  thịnh hành ở các nước Tây Nam A, Bắc Phi, Inđônêxia. Do có ảnh hưởng từ đạo Giuđa và đạo Kitô, đạo Hồi vừa là một tôn giáo, vừa là một nền văn  hoá của người Arap. Kinh của đạo Hồi là Coran. Tôn giáo này rất đơn giản trong lễ nghi cúng bái,  chỉ thờ một vị thần : thánh Ala. Tuy nhiên, giáo điều lại rất khắt khe. Hàng ngày tín đồ phải hành  lễ, hướng về phía thánh địa Mecca. Mỗi năm vào tháng 9 ( lịch Hồi giáo) tín đồ phải làm lễ nhịn ăn  trong 1 tháng. Đây cũng là tôn giáo mà hàng      năm có những cuộc hành hương đông đảo của tín đồ  về thánh địa Mecca.
ĐẠO KI TÔ :  ( đạo Cơ Đốc, đạo Gia Tô)  tôn giáo xuất hiện vào đầu Công nguyên. Từ thế kỉ III trở  thành quốc  giáo của La Mã và là một trong những tôn giáo có nhiều tín đồ nhất thế giới ( khoảng trên 150 triệu). Theo giáo lí của nhà thờ, Chúa Giêxu là người sáng lập ra đạo Kitô. Do sự khác biệt  về kinh tế, chính trị và văn hoá giữa Đông và Tây La Mã nên đạo Kitô dần dần tách ra thành  2 giáo phái chính : đạo Thiên Chúa ở phía Tây và đạo chính thống ở phía  Đông. Sự phân chia này kết thúc vào năm 1654. Từ đầu thế kỉ 16, xuất hiện thêm  giáo phái  thứ ba là đạo Tin Lành hay đạo Kitô mới.
ĐẠO PHẬT :  (Phật Giáo)  tôn giáo bắt nguồn ở Ân Độ từ 600 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên hiện  nay vị trí  của đạo Phật ở Ân Độ lại không mạnh bằng ở một số nước khác như : Nhật Bản, Trung Quốc ( Tây Tạng), bán đảo Trung ấn. Đạo Phật lấy lòng từ bi, cứu người làm mục tiêu, phản đối  sự phân chia và phân biệt đẳng cấp trong xã hội.
ĐẠO THIÊN CHÚA :  (Công Giáo)  một giáo phái của đạo Kitô ở Tây Âu. Đứng đầu giáo hội là Giáo  hoàng La Mã, đồng thời là người đứng đầu toà thánh Vaticăng. Đạo Thiên Chúa tin vào đức thánh  Cha ( người sáng tạo ra thế giới) , công nhận quyền tuyệt đối của Giáo hoàng .
ĐẠO TIN LÀNH :  một giáo phái thuộc đạo Kitô, xuất hiện trong thời kì Cải cách tôn giáo vào đầu thế kỉ  XVI, chống đối lại giáo hội La Mã, không công nhận các thánh, thiên thần và phủ nhận việc thờ Đức Mẹ. Điều đặc biệt lớn nhất là họ không cần thông qua nhà thờ và giới tu sĩ để liên hệ với  Thượng Đế, mở đầu cho sự yêu cầu tự do, dân chủ tư sản và phát triển cá nhân của giai cấp tư  sản. Việc thờ cúng vì vậy được đơn giản hoá.  Đạo Tin Lành có  3 nhánh nhỏ : một nhánh truyền bá  ở Đức và các nước Bắc Âu, nhánh thứ hai truyền bá ở  Pháp, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Xcôtlen và Hoa Kì. Nhánh thứ ba truyền bá ở Anh.
ĐẢO :  bộ phận đất nổi,nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Đảo có thể  đứng lẻ loi, riêng biệt hoặc tụ họp thành quần đảo. Về nguồn gốc hình thành, đảo có thể  là một bộ  phận của đất liền bị tách ra do hiện tượng sụt lún của lục địa ( Ví dụ : đảo Mađagaxca, Calimantan, Grơnlen vv...) hoặc có thể do dung nham của núi lửa phun ngầm ở dưới đáy biển, đại  dương tạo thành ( các đảo trong quần đảo Haoai  trong Thái Bình Dương, đảo Xanh Hêlen trong Đại Tây Dương vv...) hoặc cũng có thể do san hô tạo thành ( các đảo thuộc quần đảo Macsan trong Thái Bình Dương vv...).
ĐẦM LẦY :  bộ phận đất trũng thấp, có độ ẩm quá thừa, vì vậy nước thường xuyên đọng lại thành lớp trên mặt, bên dưới là một lớp than bùn. Lớp phủ thực vật chủ yếu là các loại cây ưa ẩm. Đầm lầy được phân bố ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, đặc biệt phổ biến là ở đới đồng rêu.
ĐẬP :  công trình xây dựng chắn ngang một dòng sông hoặc một eo biển nhằm mục đích làm cho mực  nước ở phía trên được nâng cao. Các đập thường được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp, khai thác thuỷ năng phát điện và giao thông vận tải.
ĐẤT BẠC MÀU :  đất đã bị giảm độ phì nhiêu do có tỉ lệ mùn và chất dinh dưỡng thấp. Thành phần cơ giới chủ yếu là các hạt cát thô và mịn, có màu xám sáng, vì vậy có tên : đất bạc màu. Đất bạc màu thường thấy phổ biến ở miền trung du nước ta, hình thành trên vùng phù sa  cổ.
ĐẤT CHUA :  đất có phản ứng axit, độ pH thấp hơn 7 ( ở tầng canh tác). Nguyên nhân chủ yếu là do đất được hình thành ở những vùng đá gốc chua hoặc đã trải qua một quá trình lâu dài rửa trôi các  chất kiềm. Mức độ chua được biểu hiện ở độ pH như sau : nếu từ 5,5 đến 6,5 là chua ít; từ 4,5 đến  5,5 là chua; từ 3 đến 4,5 là chua  nhiều; dưới 3 là rất chua. Nếu đất có độ pH = 7 là đất trung tính, trên 7 là đất kiềm.
ĐẤT ĐEN :  đất có màu xẫm hoặc đen, chủ yếu do tỉ lệ mùn cao. Thông thường, thuật ngữ dùng để chỉ  đất  Checnôdiom hình thành ở vùng thảo nguyên ôn đới khô ( ở Đông Âu). Tuy nhiên, không phải chỉ có Checnôdiom mới có màu đen mà cả đất vùng preri (Bắc Mĩ), đất macgalit cũng có màu  đen. Tuy về nguồn gốc phát sinh và tính chất các loại đất này có  khác  nhau, nhưng đất đen  thường có độ phì cao vì có lượng mùn khá  lớn.
ĐẤT ĐỎ :  tên gọi chung của các loại đất màu đỏ, vì có tỉ lệ thành phần ôxyt sắt (Fe2O3) cao. Đất  đỏ  được hình thành phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có nhiều loại đất đỏ khác nhau  như : Pheralit, Latêrit, Tera Rôtxa, Rendin vv...
ĐẤT HẠT GIẺ :  đất có màu nâu nhạt ở các vùng thảo nguyên khô, có lượng mùn thấp : từ 2 đến  5%. Đất hạt giẻ khá phì nhiêu, nếu có lượng ẩm đầy đủ.
ĐẤT KIỀM :  (đất badơ)  đất có độ pH trên 7 . X.  thêm  : đất chua.
đất mặn : đất  có chứa một tỉ lệ muối cao, thường gặp ở các vùng hoang mạc ( nơi có độ bốc hơi  mạnh, làm cho lượng muối hoà tan trong dung dịch đất đọng lại trên mặt đất) hoặc ở các vùng  đất thấp ven biển, ven các cửa  sông, nơi còn chịu ảnh hưởng rõ rệy của thuỷ triều.
ĐẤT PHÈN :  đất chua mặn ở nhiệt đới và cận nhiệt đới phát triển trên các vùng đất thấp của đồng bằng châu thổ. Nguyên nhân hình thành loại đất này có liên quan đén sự hình thành các hợp chất  độc hại của lưu huỳnh, như : AlSO4 ở các vùng cửa sông, ven biển. Ơ nước ta, đất phèn chiếm một  diện tích rất rộng ở đồng bằng Nam Bộ. Việc cải tạo đất phèn đòi hỏi phải có các công trình thuỷ  lợi, dẫn nước ngọt về rửa phèn và từng bước khoanh vùng, sử dụng đất vào sản xuất.
ĐẤT THỤC :  ( đất thuộc)  đất đã được cày bừa nhiều lần, xốp, nhuyễn, thuận lợi cho việc gieo trồng thực vật.
ĐẦU MỐI GIAO THÔNG :  nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông vận tải cùng loại, hoặc khác loại.  Ví dụ : đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ, đường không vv...Đầu mối giao thông vận tải thưòng là các thành phố công nghiệp, các cảng biển lớn....
ĐẦU TƯ :  hoạt động tài chính của nhà nước hoặc của các tổ chức tư bản ( công ti xuyên quốc gia vv...)  nhằm sử dụng tiền vốn vào việc xây dựng các công trình, phát triển các đề án kinh tế, khoa học-kĩ  thuật vv...
ĐỀVÔN :  ( D)  kỉ thứ 3 của đại Cổ sinh. X.   Đại.  
đenta :  đồng bằng có hình tam giác do phù sa bồi đắp ở cửa sông. Trên đồng bằng thường có nhiều  nhánh  sông chảy ra biển. X. thêm : Châu thổ.
ĐÈO :  nơi trũng thấp vượt qua một dãy núi, thuận lợi cho việc đi lại, giao thông vận tải. Ví dụ :  đèo Khế, đèo Hải Vân ...
ĐILUVI :  1 - sản phẩm trầm tích của nước lũ
               2 - phù sa Đệ Tứ của những con sông hiện đại
ĐỊA BÀN :  dụng cụ để xác định phương hướng, đo tính các góc phương vị, rất cần thiết đối với các  nhà du lịch, đi biển, đo vẽ bản đồ, nghiên cứu địa chất vv...Địa bàn có nhiều loại, tuỳ theo công dụng, nhưng về nguyên tắc, chúng đều có bộ phận chính là một kim nam châm quay trên một trục cố định. Tất cả thường được đặt  vào trong một hộp tròn có chia độ và ghi tên các hướng  chính. Cũng có tên khác là : la bàn.
ĐỊA CẦU :   X.   Trái Đất.
ĐỊA CẦU THỂ :  (géoid)  hình dáng thực của Trái Đất, căn cứ vào độ cao trung bình của mặt nước các  đại dương.  Địa cầu thể không giống bất cứ một hình hình học nào.
ĐỊA CHẤN HỌC :  khoa học nghiên cứu về các chấn động trong lớ vỏ Trái Đất.
ĐỊA CHẤN KÍ  :  dụng cụ rất nhạy dùng để ghi lại cường độ cũng như thời gian xảy ra các chấn động  trong lớp  vỏ Trái Đất  ở một vùng hay ở một địa phương.
ĐỊA CHẤT HỌC :  hệ thống các khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc và sự phát triển của lớp vỏ  Trái Đất trước kia và hiện nay. Trong Địa chất học có nhiều ngành nhỏ nghiên cứu về từng mặt  của lớp vỏ Trái Đất. Ví  dụ : ngành nghiên cứu về các loại đá là: Nham thạch học, về thành phần  của các loại đá là: Khoáng vật học, về  sự phát triển của lớp vỏ Trái Đất và các biến động của nó do nội lực gây ra là: Địa chất kiến tạo học, về sự phát  sinh và phát triển của giới hữu cơ đặc trưng cho  các thời kì địa chất là: Cổ địa chất học và Địa
      chất cổ sinh vv...
ĐỊA DANH :  danh từ riêng về địa lí, chỉ tên các lãnh thổ, núi non, sông ngòi, biển, đại dương, các điểm quần cư  như thành phố, thị trấn, làng mạc vv...Ví dụ : Braxin, Himalaya, Mê Công, Hồng Hải, Hà Nội vv...
ĐỊA ĐỒ :  X.   Bản đồ
ĐỊA HÀO :  bộ phận đất sụt do nguyên nhân kiến tạo, hình thành một vùng trũng thấp, giới hạn giữa hai đường đứt gãy song song. Ví dụ : Hồng hải và các hồ dài,hẹp ở Đông Phi đều là những địa hào bị ngập nước.
ĐỊA HÌNH APALAT :   loại địa hình núi già được trẻ hoá,hoạt động xâm thực lại tiếp tục xảy ra trên một bề mặt  san bằng.
ĐỊA HÌNH ĐẢO NGƯỢC ĐỊA :  địa hình biến đổi hoàn toàn ngược với địa hình lúc ban đầu. Ví dụ : địa hình núi trước kia nay trở thành thung lũng ( một nếp lồi bị xâm thực lâu ngày trở thành vùng lõm vv...)
ĐỊA LÍ BỘ PHẬN :  các ngành thuộc khoa học Địa lí nghiên cứu các thành phần riêng biệt của lớp vỏ địa lí và các  cảnh quan trên Trái Đất. Thuộc về các khoa học địa lí bộ phận có : Địa mạo học, Thuỷ văn học, Khí hậu học, Địa lí thổ nhưỡng, Địa lí thực vật, Địa lí động vật v.v....
ĐỊA LÍ CHÍNH TRỊ HỌC :  môn học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia và đường lối chính trị  của các  nước này dựa trên những điều kiện về tự nhiên. Môn học này trước đây,  đã được một số học giả tư sản phát  triển để phục vụ cho ý đồ xâm lược của các nước đé quốc .
ĐỊA LÍ HỌC  :  hệ thống các khoa học có liên quan với nhau, nghiên cứu về lớp vỏ địa lí, các lãnh thổ, các quốc  gia, cả về mặt tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Địa lí học gồm có các khoa học : địa lí tự  nhiên, địa lí xã hội ( nhân văn) và địa lí kinh tế.  Các khoa học bộ phận khác như : địa mạo học, khí  hậu học, thuỷ văn học vv...trước kia thuộc khoa học địa lí, nay hợp lí hơn, đã tách ra, thuộc vào các khoa học về Trái Đất.
ĐỊA LÍ KIẾN THIẾT :  khái niệm chỉ một khuynh hướng mới trong Địa lí học, có mục đích giải quyết  những vấn đề thực tiễn như : cải tạo và phát triển các tổng thể tự nhiên và kinh tế một  cách hợp lí, sự điều hoà và phân bố  dân cư vv....Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với Địa lí kiến thiết là : cảnh quan học nhân sinh, địa lí học dự báo, cảnh quan học viễn cảnh, địa lí tương lai học vv...
ĐỊA LUỸ :  bộ phận nhô cao giữa hai đường đứt gãy song song trong khu vực có địa hình đoạn tầng.
ĐỊA MÁNG : máng trũng cổ trong các đại dương, ở đó có sự tích tụ của các lớp đá trầm tích rất dày và dẻo. Khi  các mảng lục địa chuyển dịch, va vào nhau, các lớp trầm tích trong địa máng bị nén ép, uốn nếp và nhô lên thành các dãy núi.
ĐỊA MẠO HỌC :  khoa học nghiên cứu về hình thái các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất và quá trình phát sinh, phát triển của chúng.
ĐỊA NHIỆT :  nguồn nhiệt phát sinh từ các lớp đất sâu ở bên trong Trái Đất.
ĐỊA PHƯƠNG CHÍ :  tài liệu nặng về mô tả, ghi lại một cách chi tiết những hiểu biết về một địa phương ( trong đó có lịch sử, địa lí, sản vật, các danh nhân và phong tục ,tập quán của nhân dân ở địa phương ....)
ĐỊA PHƯƠNG HỌC :  môn học nghiên cứu về thiên nhiên, về các hoạt động kinh tế - xã hội ở các lãnh thổ nhỏ có tính cách địa phương như một làng, xã, huyện, tỉnh...Địa phương học được khuyến  khích phát triển trong các trường phổ thông, với mục đích không những cung cấp cho học sinh  những kiến thức chung về quê hương, về địa phương trường đóng, mà còn giáo dục cho các em  lòng yêu và ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.
ĐỊA TỪ  :  tính chất từ của Trái Đất. Với tính chất này, Trái Đất giống như một khối nam châm khổng  lồ, có  hai từ cực Bắc và Nam. Hai từ cực này có vị trí không trùng với hai cực địa lí, vì vậy các  đường từ sức cũng không phù hợp với các kinh tuyến địa lí. Các kim nam châm  để trên mặt đất, chỉ hướng Bắc - Nam cũng là hương Bắc - Nam từ. Hướng này không trùng  với hướng Bắc - Nam  địa lí,  mà thường chếch khỏi hướng Bắc - Nam  địa lí một góc nhất  định, tuỳ theo từng nơi. Góc  đó là độ từ thiên. Trên các bản đồ địa hình chi tiết, đều có ghi  rõ độ từ thiên để cho người dùng  xác định được toạ độ địa lí một cách chính xác.
ĐỊA Y :  thực vật bậc thấp sống trên mặt đất, trên thân cây hay trên đá, chịu được những điều kiện  khắc nghiệt  về nhiệt độ và độ ẩm.
ĐIỂM CẬN NHẬT :  điểm có vị trí gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo. Khi ở vị trí này, Trái Đất cách  xa Mặt Trời khoảng 147 triệu km. Lúc đó là vào khoảng những ngày đầu năm của dương lịch ( thường vào ngày mồng 3 tháng 1).
ĐIỂM ĐỐI CHÂN :  điểm trên bề mặt Trái Đất đối xứng qua tâm của nó với một điểm khác. Ví dụ : quần  đảo Niu Dilen  nằm ở gần điểm đối chân với nước Pháp.
ĐIỂM VIỄN NHẬT :  điểm có vị trí xa Mặt Trời nhất trên quỹ đạo. Khi ở vị trí này, Trái Đất cách  xa Mặt  Trời khoảng 152 triệu km. Lúc đó là vào khoảng những ngày đầu tháng 7 dương lịch.
ĐIỀN : (miền Nam) vùng rộng hàng trăm, hàng nghìn hecta ruộng thuộc quyền sở hữu của địa chủ trước đây, hoặc thực dân thời Pháp thuộc. ậ Bạc Liêu xưa, điền của địa chủ giàu phải rộng từ 500 mẫu trở lên. Điền lớn được gọi là đồn điền.
ĐIỆN KHÍ HOÁ :  quá trình xây dựng và sử dụng nguồn điện một cách rộng rãi vào các lĩnh vực sản  xuất và phục  vụ đời sống của một quốc gia, một địa phương.
ĐIỆN NGUYÊN TỬ :  năng lượng điện được sản xuất bằng cách tạo ra phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt  nhân của các nguyên tử nặng như Uran  235, Thôri  232, Plutôni  239 vv...trong các lò phản ứng. Khi bị phá vỡ, chúng giải thoát một nguồn nhiệt rất lớn dùng để chạy các tuôcbin phát điện.  Trong những năm gần đây, do việc  cung cấp nguồn năng lượng dầu mỏ có nhiều vấn đề phức  tạp ( tranh chấp, khủng hoảng vv...) cho nên nhiều  quốc gia trên thế  giới đã tập trung vào hướng  phát triển các nhà máy điện nguyên tử. Hiện nay, trên thế giới  đã có hàng trăm nhà máy điện loại  này. Các nhà máy điện nguyên tử không những chỉ có ở các nước phát  triển, mà còn có cả ở các  nước đang phát triển như Braxin,Ân Độ, Triều Tiên, Philippin vv...
ĐIỆN NHIỆT HẠCH :  ( điên hạt nhân)  năng lượng điện được tạo ra do sự kết hợp hạt nhân của hai dạng hyđrô nặng là đơtê ri (H2) và triti (H3)  thành hạt nhân Heli (He4). Quá trình kết hợp này sẽ giải  thoát được một  nguồn năng lượng nhiệt rất lớn, dùng để chạy các tuôcbin phát điện. Hiện nay, phản ứng nhiệt hạch mới chỉ được thực hiện trong các phòng thí nghiệm. Người ta dự đoán : trong tương lai, các nhà máy điện nhiệt hạch sẽ thay thế các nhà máy điện nguyên tử, bởi vì phản ứng kết hợp nhiệt hạch tạo ra một nguồn nhiệt năng lớn  hơn phản ứng phá vỡ hạt nhân rất nhiều. Các  nhà máy điện nhiệt hạch vừa có công suất lớn hơn, vừa không có vật liệu phế thải làm ô nhiễm  môi trường. Nguyên liệu cũng là một nguồn không hạn chế, vì nó có thể khai thác được trong nước biển, do đó giá thành của  điện  nhiệt hạch sẽ rất rẻ.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :  khả năng của toàn bộ các thành phần trong môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng  đến cuộc  sống và các hoạt động của con người trên một lãnh thổ ( ví dụ : vị trí địa lí, địa hình, tài  nguyên thiên nhiên, khí hậu, các nguồn nước, các nguồn động, thực vật vv...). Điều kiện tự nhiên  là một nguồn lực quan trọng trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đối với từng quốc gia, nó  có những mặt thuận lợi và khó khăn không hoàn toàn  giống nhau. Để làm rõ được vai trò của nó, cần phải có sự đánh giá tỉ mỉ và toàn diện.
ĐINGÔ :  loài chó hoang dại trên lục địa Ôxtrâylia, nguồn gốc của nó là giống chó nhà.
ĐIÔRIT :  loại đá măcma phún xuất có thành phần gồm : plagiôcladơ và một hoặc nhiều khoáng vật  màu ( khoảng 30%) như : biôtit, pirôxen, vv....
ĐOẠN TẦNG :  hiện tượng đứt gãy của các lớp đất đá trong lớp vỏ Trái Đất do nội lực, làm cho các  khối đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa hào,địa luỹ. Còn gọi là phay hay đứt gãy.
ĐÔLÔMIT :  khoáng vật có nhiều màu, trắng, xám nhạt vv... Thành phần chủ yếu là canxi và  manhê cacbônat  [ C aMg (CO3)2] . Đôlômit là nguyên liệu để sản xuất các vật liệu chịu lửa, làm chất trợ dung trong công nghiệp thuỷ tinh, đồ gốm vv...     
ĐÔ THỊ :  điểm quần cư có một số dân được quy định và có những chức năng riêng không thuộc  lĩnh vực sản  xuất nông nghiệp. Tuỳ theo sự quy định của các quốc gia, tiêu chuẩn số dân tối thiểu để phân biệt đô thị với  các điểm quần cư nông thôn có khác nhau. Một đô thị ở Pháp phải có : 2.000  dân. ở Hoa Kì : 2.500 dân, ở Hà Lan :20.000 dân, ở Aixơlen : 200 dân v.v...Số dân này ở một số nước cũng được quy định rõ là phải có một tỉ lệ nhất định, không sống về nông nghiệp.
ĐÔ THỊ HOÁ :  1 - Quá trinh phát triển các thành phố trong một quốc gia hoặc quá trình làm cho các  điểm quần  cư có tính chất các đô thị. 2 - Quá trình thực hiện toàn bộ các biện pháp kĩ thuật, hành chính, kinh tế và xã hội làm cho các thành phố được phát triển một cách hài hoà, hợp lí, phục vụ  tốt cho cuộc sống của dân cư trong  nội thị.
ĐỒ THỊ  hình thức biểu hiện một cách trực quan các số liệu thống kê bằng phương pháp đồ hoạ.Đơn vị thiên văn  đơn vị đo khoảng cách giữa các thiên thể trong vũ trụ. Đơn vị này được quy ước tính bằng khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời,tức 149,6 triệu km
ĐỘ KHÔNG KHÍ  ẨM:  khả năng chứa một lượng hơi nước nào đó của không khí. Độ ẩm không khí phụ  thuộc vào nhiệt độ và vào lượng hơi nước cụ thể  ( tính bằng gam trong 1m3 không khí). Nếu nhiệt  độ không khí càng cao thì lượng hơi nước chứa được trong 1m3 không khí  càng lớn. Ví dụ :  1m3 không khí  ở 10oC chứa được tối đa 9g hơi nước, nhưng ở  20oC lại  chứa được tới 17g hơi nước. Khi  không khí ở một nhiệt độ nhất định, đã chứa lượng hơi  nước tối đa,thì nó bão hoà. Nếu lượng hơi  nước tiếp tục tăng thêm, thì sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ.  Có hai cách tính độ ẩm : tính độ ẩm tuyệt đối và tính độ ẩm tương đối. Tính độ  ẩm tuyệt đối  phải dựa vào lượng hơi nước cụ thể ( tính bằng gam  chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ nhất định) trong một thời điểm nhất định. Ví dụ :  độ ẩm tuyệt đối của không khí lúc 14 giờ hôm nay là  12 g/m3   ở  nhiệt độ 20oC. Tính độ ẩm tương đối phải dựa vào tỉ lệ so sánh ( tính bằng %) giữa lượng hơi nước thực tế chứa trong 1m3 không khí so với lượng hơi nước trong 1m3  không khí bão hoà ở cùng nhiệt độ. Ví dụ : ở nhiệt độ 20oC, trong 1m3 không khí hiện nay có 12g hơi nước. Nếu so với lượng hơi nước bão hoà trong 1m3 không khí cũng ở nhiệt độ đó là 17g, thì độ ẩm tương đối của không khí hiện  nay là : 12/17 x 100 = 70,6%.
ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI :  khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng của một địa điểm so với một địa điểm  khác trên mặt đất. Ví dụ : khoảng cách từ chân núi Ba Vì đến đỉnh núi cao nhất là : 1270m. Như vậy  1270m  là độ cao tương đối  của đỉnh núi đó.
ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI :  khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng của một địa điểm so với mực
      nước trung bình của đại dương. Ví duj : độ cao của đỉnh núi Phanxipăng so với mực nước
      trung bình của đại dương là 3.142m. Đó là độ cao tuyệt đối. Trên bản đồ, tất cả các số đo độ
      cao của các ngọn núi đều chỉ độ cao tuyệt đối.
ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT :  đặc tính quan trọng nhất của thổ nhưỡng, bao gồm toàn bộ những tính chất  hoá, lí  của đất, bảo đảm cho nó sản sinh ra năng suất thực vật. Độ phì có hai loại : độ phì tự  nhiên được  xác định bằng trữ lượng các chất dinh dưỡng, các chế độ nước, khí và nhiệt tự  nhiên của đất, còn  độ phì nhân tạo hay độ phì hiệu lực là độ phì do con người tạo ra bằng các biện pháp nông hoá  như: làm đất ( để cải thiện các tính chất  nhiệt, ẩm, khí của đất), bón  phân  ( để tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết) vv...Độ phì của đất càng cao, thì năng  suất thực vật thu được càng lớn.
ĐỘC CANH :  chế độ khai thác đất đai bằng cách chuyên trồng một loại thực vật.
ĐỘC QUYỀN :  tình trạng giành lấy cho riêng mình quyền sản xuất hoặc kinh doanh một mặt
      hàng.  Tình trạng độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản,
      các tập đoàn  sản xuất trong phạm vi  nội bộ quốc gia cũng như quốc tế.
ĐÔI THẠCH :  vật liệu đá vụn, đá tảng do băng hà xâm thực và vân chuyển ở đầu lưỡi băng và ở  hai bên sườn, tạo thành các dải đôi thạch đầu hoặc đôi thạch bờ. Khi hai băng hà gặp nhau, hai dải đôi thạch bờ sẽ hợp lại,tạo thành một dải đôi thạch giữa.
ĐỐI LƯU :  sự vận chuyển các chất lỏng hoặc chất khí thành dòng lên xuống theo chiều thẳng đứng, do  sự chênh lệch về nhiệt độ. Trong khí quyển, tầng đối lưu là tầng không khí sát mặt đất có độ cao khoảng 18km ở vùng xích đạo và từ 7 đến 9km ở vùng gần cực. Trong tầng này, các luồng không khí cũng vận động thường xuyên theo chiều thẳng đứng, tạo ra hầu hết các hiện tượng khí tượng thường thấy như : mây, mưa, sấm, chớp, gió, bão vv...
ĐỒI :  loại địa hình nổi cao trên mặt đất, có dáng mềm mại và thấp hơn núi. Ơ các vùng đất  chịu tác đông bào mòn của băng hà ( ví dụ : vùng Đông Âu), đồi thường có kích thước lớn, có sườn rất  thoải, đỉnh tương đối bằng phẳng, bộ phận chân đồi không biểu hiện rõ rệt. Độ cao tương đối của đồi không quá 200m. Ơ các vùng nhiệt đới ẩm, nhiều mưa như nước ta, hiện tượng cắt xẻ địa hình diễn ra tương đối mãnh liệt, nên đồi thường có dạng bát úp, có kích thước nhỏ. Độ dốc của sườn khá lớn, đỉnh tương đối nhọn, bộ phận chân đồi phân biệt khá rõ với sườn và mặt bằng xung quanh. Nói cung đồi ở vùng nhiệt đới gần giống với núi về mặt hình thái. Chỗ khác nhau chủ yếu là kích thước nhỏ, độ cao kém hơn. Độ cao của
      phần lớn các đồi ở nước ta chỉ từ  100m trở xuống. Với độ cao trên 100m, nhân dân ta đã  quen gọi là núi.
ĐỒN ĐIỀN :  hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, chủ yếu chuyên canh các cây công nghiệp  ở miền  nhiệt đới  như : cà phê, chè, dứa vv...để xuất khẩu.
ĐÔNG CHÍ :  vị trí trên quỹ đạo khi Trái Đất hàng năm di chuyển đến, vào ngày 22 tháng 12  dương lịch. Lúc đó bán cầu Nam của Trái Đất ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời, vì vậy lúc này ở bán cầu Bắc là mùa lạnh, còn ở bán cầu Nam là mùa nóng.
ĐỒNG (miền Nam) vùng đất rộng hàng trăm, hàng nghìn hecta bằng phẳng, gồm toàn ruộng hoặc vừa ruộng vừa đất hoang chưa khai phá. Đông lớn nhất ở Nam Bộ là Đồng Tháp Mười.
ĐỒNG BẰNG ;  vùng đất rộng, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Độ cao trên mực  nước biển nói chung thấp  (dưới 200m). Phần lớn các đồng bằng được hình thành chủ yếu  do sự bồi đắp phù sa của các sông ngòi hoặc của biển đều thấp dưới 100m. Ví dụ : đồng bằng sông Hồng ở nước ta có độ cao 25m trên mực nước Biển Đông.Ngoài các đồng bằng do phù sa sông bồi đắp, đồng bằng còn được hình thành do tác dụng bào mòn của băng hà như: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu vv....
ĐỒNG CỎ ANPI :  tên gọi chung vành đai đồng cỏ trên núi cao, nằm ngay dưới vành đai băng tuyết  vĩnh cửu ( theo kiểu đồng cỏ trên núi Anpơ. Thực vật gồm có các loại cỏ ngắn lâu năm, rất thích  hợp cho việc chăn  nuôi. Dưới vành đai đồng cỏ Anpi là vành đai đồng cỏ Cận Anpi ẩm, nhiều mưa với nhiều loại cỏ cao và cây bụi.  Độ cao của đồng cỏ Anpi phụ thuộc vào vĩ độ địa lí, vào khí  hậu và vào hướng của sườn núi. Ơ núi Anpơ  và phía tây núi  Capca, độ cao đó là từ 2.000 đến  3.000m.
ĐỒNG RÊU :  ( đài nguyên)  kiểu cảnh quan có tính đới ở các vùng gần cực thuộc các lục địa Âu - A và Bắc Mĩ.  Lớp phủ thực vật chủ yếu là rêu, địa y và cây bụi. Phần lớn sinh khối thực vật tập trung ở trên mặt đất và sát mặt đất.
ĐỘNG :  1.- đơn vị hành chính  ở miền núi trong thời phong kiến. Ngang cấp tổng hoặc xã ở đồng bằng. Ví dụ : động Yên Sơn...2.- khoảng trống trong lòng núi ( thường là núi đá vôi) được hình thành do tác động của các dòng nước chảy ngầm.  X.  Hang động. Ví dụ : động Phong Nha, động Tam Thanh  v.v...
ĐỘNG ĐẤT :  hiện tượng chấn  động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái Đất. Động đất có thể do nhiều  nguyên nhân sinh ra, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra những trận động đất có  cường độ lớn, phạm vi rộng là tác động của các lực ở bên trong Trái Đất ( nội lực). Những khu vực có động đất lớn trên thế giới là  những khu vực có những vận động kiến tạo lớn  đang xảy ra. Sức mạnh của các trận động đất, hiện nay  được phân ra 12 cấp theo thang Richte. Động đất là một hiện tượng xảy ra thường xuyên trong lớp vỏ Trái Đất. Mỗi ngày, trên       toàn thế  giới, trung bình có tới vài trăm trận động đất lớn, nhỏ. Tuy nhiên, chỉ những trận động đất nào mạnh từ cấp 4 - 5 trở lên, lại xảy ra ở những vùng dân cư đông đúc mới gây  nên những thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Ví dụ : trận động đất xảy ra năm 1976 ở Đường Sơn ( Trung Quốc) đã làm cho trên 30 vạn người chết, là một tai hoạ rất khủng khiếp đối với loài người. Để dự báo được thời gian xảy ra động đất, hiện nay người ta đã thiết lập  nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác, trên khắp thế giới,  để cố gắng hạn chế  bớt  những thiệt hại do hiện tượng  này  gây ra.
ĐỚI BĂNG KẾT VĨNH CỬU :  đới tự nhiên ở vùng xung quanh các cự Bắc và Nam. Đới này nhận  được  một lượng nhiệt thấp hơn so với các đới khác. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất vẫn dưới 0oC.  Băng và tuyết tích tụ lại quanh năm trên mặt đất và mặt biển. Trong thời kì nóng nhất, mặt đất chỉ  lộ ra ở đôi chỗ với lớp phủ thực vật nghèo nàn (rêu, địa y...). Tuy  nhiên, giới động vật biển lại khá  phong phú ( cá voi, hải cẩu vv...)
ĐỚI CẬN CỰC : đới tự nhiên, nằm ở cả hai bán cầu chuyển tiếp giữa ôn đới và đới cực. Đới cận  cực Bắc  nằm trong khoảng các vĩ độ từ 60 đến 73o B, còn đới cận cực Nam từ 50 đến 67o N. Nhiệt độ trong năm rất rhấp, mùa hạ từ 0 đến 120 C , mùa đông từ  - 5o C đến  - 40o C . Lượng mưa từ 300 đến 500mm/năm . Lớp phủ thực vật chủ yếu là thực vật đài nguyên.
ĐỚI CẬN NHIỆT :  đới tự nhiên chuyển tiếp giữa nhiệt đới và ôn đới. Trong đới cận nhiệt, sự biểu hiện  các mùa tương đối rõ, đặc biệt là hai mùa hạ và đông. Khí hậu trong đới tương  đối nóng hơn khí  hậu ôn đới. Loại khí  hậu này lại phân ra : khí hậu cận nhiệt đới khô và  khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khí hậu cận nhiệt đới khô có ở bờ  tây các lục địa. Mùa hạ ở đây nóng khô, trái lại, mùa đông ấm  nhiều mưa. Loại khí hậu này thể hiện rõ nhất ở vùng ven bờ Địa Trung Hải, vì vậy cũng gọi là khí  hậu Địa Trung Hải . Khí hậu cận mhiệt đới ẩm có       ở khu vực bờ đông các lục địa. Loại khí hậu này  có chế độ nhiệt, ẩm cao, nhiều mưa, chủ yếu về mùa hạ.
ĐỚI CẬN XÍCH ĐẠO :  đới tự nhiên chuyển tiếp giữa đới xích đạo và nhiệt đới  ( ở cả hai bán  cầu). Đới  này, về mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí ẩm ướt xích đạo, về mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí nóng khô do tín phong thổi tới. Lượng mưa trung bình từ 250 đến  2.000mm/năm. Nhiệt độ không khí luôn luôn cao ( từ  20 đến 30o C ). Càng xa xích đạo, mùa khô càng kéo dài  ( từ 2 - 3 tháng đến 8 - 10 tháng) . Lớp phủ thực vật thay đổi từ rừng mưa ẩm đến xavan cây bụi. Đất chủ  yếu là Pheralit.
ĐỚI LẶNG GIÓ :  đới không có gió thổi trên mặt đất hoặc mặt nước, mà chỉ có sự vận chuyển  không khí  lên cao hoặc dồn xuống thấp theo chiều thẳng đứng. Trước kia, khi việc đi lại trên  biển và đai  dương còn dựa chủ yếu vào thuyền buồm, thì đới lặng gió là những vùng đáng sợ đối với các nhà  hàng hải và thuỷ thủ. Trên bề mặt  Trái Đất có 3 đới lặng gió là : đới lặng gió xích đạo ( có không khí bốc lên cao quanh năm) và hai đới lặng gió ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam ( có không khí  dồn nén từ cao xuống thấp).
ĐỚI NHIỆT :  đới được phân ra một cách đơn giản dựa theo những điều kiện xác định về nhiệt  độ không khí, dọc theo các vĩ tuyến. Trên Trái Đất có 5 đới nhiệt chính : đới nóng (nhiệt  đới)  nằm ở giữa các đường đẳng nhiệt trung bình năm 20o C ( một số khu vực có nhiệt độ 30o C ). Hai đới ôn  hoà hay ôn đới (ở cả hai bán cầu) nằm ở giữa các đường đẳng nhiệt trung bình  năm 20o C và đường đẳng nhiệt trung bình tháng nóng nhất 10o C ( giới hạn sinh sống của thực vật). Cuối cùng là hai đới băng giá vĩnh cửu, có các đường đẳng nhiệt  các tháng trong  năm dưới 10o C .
ĐỚI THEO CHIỀU CAO :  đới tự nhiên hình thành do sự thay đổi từ từ của các cảnh quan theo độ cao.. Sự thay đổi  này diễn ra trên các sườn núi ( từ chân lên tới đỉnh) cũng tương tự như sự thay đổi cảnh quan theo vĩ độ (từ cực về xích đạo). Độ cao của ranh giới các đới, phụ thuộc vào vị trí của núi ( theo vĩ độ) và vào hướng của sườn  núi. Ví dụ :  trên sườn một ngọn núi ở nhiệt đới, người ta quan sát thấy ở chân núi có rừng nhiệt  đới ẩm, lên cao hơn là rừng thưa, cao hơn nữa là đồng cỏ, trên đồng cỏ là rừng lá kim vv...
ĐỚI TỰ NHIÊN :  ( đới cảnh quan)  bộ phận rộng lớn của vòng đai tự nhiên có những điều kiện nhất định về tự  nhiên ( khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật), được phân biệt chủ yếu do đặc điểm  của lớp phủ thực vật. Việc phân  chia các đới tự nhiên trên bề mặt Trái Đất, theo nhiều tác  giả hiện nay còn  chưa thống nhất. Tuy nhiên, có thể  nêu ra một số đới chính sau đây :
                a) trong vòng đai lạnh có các đới : hoang mạc lạnh, đài nguyên, đài nguyên rừng,
                b) trong vòng đai ôn hoà có các đới : rừng taiga, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên và hoang mạc
                c) trong vòng đai nóng có các đới : hoang mạc nhiệt đới, xavan, rừng nhiệt đới.
ĐUMPINH :  một trong những biện pháp cạnh tranh trong nền thương mại quốc tế, nhằm bán một loại  hàng hoá trên thị trường nước ngoài, hoặc thấp hơn giá bán trong nước, hoặc dưới giá thành làm  cho các đối thủ bị phá  sản.
ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ : ( đường đẳng cao)  đường vẽ trên bản đồ địa hình, nối những điểm có cùng 
      một độ  cao so  với mực nước biển ( các đường bình độ không chỉ biểu hiện những dạng địa
      hình lồi, - cao hơn mực nước  biển -, mà cả những dạng địa hình lõm  - thấp hơn mực nước
      biển -). Tuỳ theo tỉ lệ bản đồ và mức độ chi tiết trong quá trình đo vẽ, các đường bình độ có
      thể biểu hiện những độ cao  cách nhau từ vài mét đến vài trăm  mét. Dựa vào các đường
      bình độ vẽ trên bán đồ, người ta có  thể nhận ra được các loại địa hình như : đồi, gò, thung
      lũng vv... và cả độ cao cũng như độ dốc của  chúng.
ĐƯỜNG BỜ BIỂN :  đường ranh giới tiếp xúc giữa đất liền và biển.
ĐƯỜNG CHIA NƯỚC :  ( đường phân thuỷ)  đường ranh giới phân chia lưu vực của hai con sông.
      Đường  chia  nước có thể là đường đỉnh của một dãy núi, một vùng đồi, hoặc một vùng đất
      cao vv...Ơ hai  bên đường chia  nước, nước mưa,nước nguồn vv...chảy vào hai lưu vực sông
      khác nhau.
ĐƯỜNG CHUYỂN NGÀY QUỐC TẾ :  đường quy ước gần phù hợp với kinh tuyến 180o , đi qua
      giữa Thái  Bình  Dương. Khi tàu bè đi qua đường này, từ hướng Tây sang Đông phải tính
      thời gian lùi lại  một ngày, còn nếu từ  hướng Đông sang Tây thì phải tính tăng lên một
      ngày. Những địa điểm  nằm trên đường chuyển ngày quốc tế, tuy có giờ giống nhau,
      nhưng lại có ngày khác nhau, tuỳ theo hướng di chuyển từ Tây sang Đông hay  ngược lại.
ĐƯỜNG CƠ SỞ :  đường do một quốc gia ven biển quy định ( căn cứ vào luật biển quốc tế ) để
      làm mốc  tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia đó. Đường cơ sở thường là một đường
      thẳng gẫy khúc nối  liền các điểm nhô ra  nhất của bờ biển hoặc các điểm  trên một số đảo ở
      ven bờ.
ĐƯỜNG ĐẲNG ÁP :  đường nối những điểm có số trị khí áp bằng nhau trên bản đồ. Trong địa lí,
      người  ta thường  sử dụng bản đồ vẽ các đường đẳng áp tháng 1 và tháng 7 để nghiên cứu
      tình trạng khí  áp và các loại gió thổi theo mùa.
ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT :  đường nối những điểm có số trị nhiệt độ trung bình nhiều năm bằng
      nhau trên  bản đồ. Trong địa lí, nhờ có các đường đẳng nhiệt trung bình năm, trung bình
      tháng 7, trung bình  tháng 1, mà người ta có thể xác định được chế độ nhiệt cũng như đặc
      điểm khí hậu của các lãnh  thổ.
ĐƯỜNG ĐẲNG LƯỢNG MƯA :  ( đường đẳng vũ)  đường nối những điểm có cùng lượng mưa
      trung bình  trên bản  đồ ( tính bằng mm).
ĐƯỜNG ĐỒNG TRIỀU :  ( đường đẳng triều)  đưòng nối những điểm có thuỷ triều lên, xuống
      cùng một  giờ trong  ngày, trên bản đồ.
ĐƯỜNG GIỚI HẠN TUYẾT :  đường giới hạn phân chia vùng có tuyết phủ quanh năm và vùng
      có tuyết  tan về  mùa hạ, trên các vùng núi cao. Độ cao của đường giới hạn này phụ thuộc
      trước hết vào vĩ  độ địa lí của vùng  núi, sau đó vào lượng tuyết rơi và vào hướng của sườn
      núi. Ơ xích đạo,độ cao  của đường giới hạn này thường ở khoảng 5.000m ( tính từ chân
      núi). Càng đi về phía cực, độ cao đó càng giảm dần. Ơ quanh hai cực, xuống đến 0m ( ngay
      ở mực  nước biển).
ĐƯỜNG HỘI TỤ NHIỆT ĐỚI :  đưòng tiếp xúc, nơi gặp gỡ của hai khối khí nhiệt đới ( ở vùng
      giữa hai chí  tuyến), một từ bán cầu Bắc xuống và một từ bán cầu Nam lên. Hướng di chuyển
      của các khối khí  là hướng của tín phong bán cầu Bắc và tín phong bán cầu Nam. Đường
      hội tụ  nhiệt đới cũng là  nơi thường xảy ra các trung tâm bão nhiệt đới. Đường hội tụ nhiệt
      đới  không có vị trí cố định mà thường xuyên di chuyển tuỳ theo thời  gian trong mùa.
      Chính vì  vậy mà bão ở miền Bắc nước ta thường xảy ra vào các tháng đầu mùa hạ. Càng
      về cuối mùa hạ, bão càng di chuyển xa về phía  nam. Có tài liệu dùng : dải hội tụ nhiệt đới.
ĐƯỜNG PHÂN THUỶ :  X.   Đường chia nước.
Lên đầu trang