HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 11: TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 11: TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) (Có trắc nghiệm và đáp án)

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
(Có trắc nghiệm và đáp án)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á)tại Băng Cốc.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng.
- Hiện nay là 10 thành viên
1. Các mục tiêu chính (SGK)
2. Cơ chế hợp tác(SGK)

II. Thành tựu của ASEAN

-10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc
- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phát
 triển theo hướng hiện đại hóa.
- Tạo dựng môi trừơng hòa bình, ổn định

III. Thách thức của ASEAN

1. Trình độ phát triển còn chênh lệch
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo
3. Các vấn đề XH khác
- Đô thị hóa nhanh
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc
- Sử dụng và bảo vệ TNTN
- Nguồn nhân lực
  

IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN



- VN gia nhập ASEAN vào năm 1995
- Từ ngày tham gia VN tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp nhiều sáng kiến
- Hợp tác chặt chẽ về KT

- Tham gia ASEAN, VN có nhiều cơ hội phát triển nhưng không ít thách thức đặt ra

Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn


Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3 (có đáp án): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 1)

Câu 1. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A.1967.       

B.1977.

C. 1995.       

D. 1997.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A.1967.       B.1984.

C. 1995.       D.1997.

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.       

B. Lào.

C. Mi-an-ma.       

D.Bru-nây.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Đáp án: B

Câu 6. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.

A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.

B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…

C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.

D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc

A. Mục tiêu hợp tác.     

B. Cơ chế hợp tác.

C. Thành tự hợp tác.     

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 10. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. Thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.

C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 11. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/107 địa lí 11 cơ bản.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi cấc nước ASEAN phải giải quyết?

A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Câu 13. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

A. Đói nghèo.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

D. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Đáp án: D

Giải thích : Mục III, SGK/108 địa lí 11 cơ bản.

Câu 14. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế củ nước ta.

C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, … của khu vực.

D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Đáp án: C

Giải thích : Mục IV, SGK/108 địa lí 11 cơ bản.


Tài liệu Địa Lý miễn phí.



Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn


Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3 (có đáp án): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2)

Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào dưới đây?

A. 1967.

B. 1977.

C. 1995.

D. 1997.

Giải thích: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967.

Chọn: A.

Câu 2: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Giải thích: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po.

Chọn: A.

Câu 3: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào dưới đây?

A. 1967.

B. 1984.

C. 1995.

D. 1997.

Giải thích: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995.

Chọn: C.

Câu 4: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN.

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Chọn: A.

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua kí kết các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN là: Thông qua các diễn đàn, hội nghị; Thông qua kí kết các hiệp ước; Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Chọn: D.

Câu 6: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.

Giải thích: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

Chọn: B.

Câu 7: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

Giải thích: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu và dừa.

Chọn: A.

Câu 8: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:

A. Phát triển thủy điện.

B. Phát triển lâm nghiệp.

C. Phát triển kinh tế biển.

D. Phát triển chăn nuôi.

Giải thích: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là phát triển các ngành kinh tế biển.

Chọn: C.

Câu 9: Quốc gia nào dưới đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Xin-ga-po.

D. Phi-lip-pin.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN

Giải thích: Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Đến năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN.

Chọn: B.

Câu 10: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là:

A. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia trong ASEAN.

B. Mục tiêu của ASEAN và các nước, vùng lãnh thổ.

C. Mục tiêu tổng quát của ASEAN.

D. Mục tiêu trong chính sách của ASEAN.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về mục tiêu phát triển của ASEAN

Giải thích: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Chọn: C.

Câu 11: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?

A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.

B. Trật tự - an toàn xã hội.

C. Khoa học - công nghệ.

D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,...

Chọn đáp án D

Câu 12: Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các nước dưới đây?

A. Sing-ga-po.

B. Việt Nam.

C. Mi-an-ma.

D. Cam-pu- chia.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về sự chênh lệch trình độ phát triển của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Giải thích: GDP bình quân đầu người của Xingapo rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam.

Chọn đáp án A

Câu 13: Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các nước dưới đây?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Việt Nam.

D. Mi-an-ma.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về sự chênh lệch trình độ phát triển của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Giải thích: GDP bình quân đầu người của Xingapo (25 207 USD) rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mianma (166 USD), Campuchia (358 USD), Lào (423 USD), Việt Nam (553 USD),... Như vậy, Mi-an-ma là quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất.

Chọn: D.

Câu 14: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm

A. đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực.

B. phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực.

C. đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

D. tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về mục đích của các cơ chế hợp tác ASEAN.

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.

Chọn đáp án C

Câu 15: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là

A. Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.

C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.

D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.

Gợi ý: Xác định từ khóa “ thành tựu về kinh tế”.

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.

Chọn đáp án B

Câu 16: Cán cân xuất - nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu) là thành tựu về mặt

A. Văn hóa.

B. Xã hội.

C. Kinh tế.

D. Chính trị.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức các thành tựu của ASEAN.

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).

Chọn: C.

Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn.

B. Tổ chức sản xuất vũ khí hạt nhân.

C. Tổ chức các hội nghị.

D. Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về mục đích của các cơ chế hợp tác ASEAN

Giải thích: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN. Đó là, thông qua các diễn đàn, kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, các dự án, chương trình phát triển, các hoạt động văn hóa – thể thao – du lịch, xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”,… Không có tổ chức hay liên kết sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chọn: B.

Câu 18: Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?

A. Đông Ti-mo.

B. Lào.

C. Việt Nam.

D. Cam-pu-chia.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức về thời kì đánh dấu cột mốc thành lập ASEAN

Giải thích: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN năm 1997; Cam-pu-chia gia nhập ASEAN năm 1999 và Đông Ti-mo chưa gia nhập ASEAN. Như vậy, Cam-pu-chia là quốc gia chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN cuối cùng vào thời điểm này.

Chọn: D.

Câu 19: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào trong cộng đồng ASEAN?

A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a, Campuchia và Ma-lai-xi-a.

C. Campuchia, Lào và Ma-lai-xi-a.

D. Lào, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các lĩnh vực hoạt động của Việt Nam với ASEAN.

Giải thích: Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là phân bón, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng,…

Chọn: A.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Gợi ý: Liên hệ đặc điểm vị trí địa lí, văn hóa xã hội của các nước ASEAN và vai trò của việc hình thành tổ chức liên kết khu vực.

Giải thích:

- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.

- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.

- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

- Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.

Chọn B.

Câu 21: Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào?

A. Tăng cường hợp tác kinh tế.

B. Tăng cường hợp tác quân sự.

C. Tăng cường hợp tác văn hóa - xã hội.

D. Tăng cường hợp tác chính trị.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức mục đích thành lập ASEAN.

Giải thích: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đến năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập, nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập,…

Chọn: A.

Câu 22: Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?

A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.

B. Vấn đề người nhập cư.

C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.

D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.

Gợi ý: Xem lại kiến thức về các thách thức của ASEAN hiện nay.

Giải thích: Các thách thức của ASEAN hiện nay là:

- Trình độ phát triển còn chênh lệch.

- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.

- Đô thị hóa nhanh.

- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.

- Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.

Chọn đáp án B

Câu 23: Vấn đề nào dưới đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

B. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức những thách thức đối với ASEAN.

Giải thích: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển. Như vậy, sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia không phải vấn đề xã hội mà các nước ASEAN phải giải quyết.

Chọn: A.

Câu 24: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Thông qua các hiệp ước.

Gợi ý: Xác định từ khóa “đại hội thể thao”.

Giải thích: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một lần.

Chọn đáp án C

Câu 25: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.

B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

C. Thông qua các dự án.

D. Thông qua các chương trình phát triển.

Gợi ý: Chú ý cụm từ “Hội nghị cấp cao ASEAN”.

Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.

Chọn: B.

Câu 26: Một trong những thành tựu nổi bật của ASEAN là tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định. Đây là cơ sở vững chắc để

A. phát triển các ngành kinh tế biển.

B. phát triển kinh tế - xã hội.

C. phát triển ngành hàng không - vũ trụ.

D. phát triển đa dạng các ngành kinh tế.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức những thành tựu của ASEAN.

Giải thích: Môi trường phát triển ồn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định thì các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Môi trường ổn định cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển và ngược lại.

Chọn: B.

Câu 27: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Bru-nây.

C. Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a.

Giải thích: Quốc gia nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa là Thái Lan. Các quốc gia còn lại đều thuộc Đông Nam Á hải đảo.

Chọn: C.

Câu 28: Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Quốc gia nào trong 11 quốc gia chưa gia nhập ASEAN?

A. Lào.

B. Cam-pu-chia.

C. Bru-nây.

D. Đông Ti-mo.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức các nước tham gia ASEAN.

Giải thích: ASEAN chính thức được thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên: Thái Lan, In- đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po. Số lượng các thành viên liên tục tăng ở các năm sau đó. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên. Đông Ti-mo là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á còn chưa gia nhập ASEAN.

Chọn: D.

Câu 29: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Giải thích: Đông Nam Á là một vùng đất có sự tương đồng về địa lí, lịch sử, văn hóa, xã hội. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước trong khu vực muốn cùng nhau phát triển một công đồng có chung mục tiêu và đặt lợi ích phát triển kinh tế lên hang đầu. Đồng thời tiến tới sử dụng chung một loại tiền như công đồng EU trong tương lai.

Chọn: B.

Câu 30: Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Mục tiêu hợp tác.

B. Cơ chế hợp tác.

C. Thành tựu hợp tác.

D. Hạn chế hợp tác.

Giải thích: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Đây là một phần quan trọng trong cơ chế hợp tác giữa các nước trong khu vực ASEAN.

Chọn: B.

Câu 31: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.

C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Giải thích: Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực là một trong những mụa tiêu chính của ASEAN để tạo cơ sở các nước trong khối ASEAN phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, hòa bình, ổn định.

Chọn: A.

Câu 32: Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

B. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

Giải thích: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác phát triển.

Chọn: A.

Câu 33: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực.

D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Giải thích: Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực. Từ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, trật tự - an ninh khu vực,…

Chọn: C.

Câu 34: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình?

A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và từng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.

B. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.

C. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo.

D. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.

Giải thích: Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.

Chọn: B.

Câu 35: AFF Championship là hoạt động biểu hiện của cơ chế nào sau đây của ASEAN?

A. Thông qua diễn đàn, hiệp ước và tổ chức hội nghị.

B. Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.

C. Thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao.

D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

Giải thích: Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh: ASEAN Football Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Chọn: C.

Câu 36: Ý nào dưới đây không phải vấn đề xã hội khiến các nước ASEAN phải quan tâm?

A. Vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp giữa các dân tộc.

B. Thất nghiệp, đào tạo nguồn lực.

C. Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

D. GDP có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

Gợi ý: Chú ý cụm từ “không phải vấn đề xã hội”.

Giải thích: Đô thị hóa trong khu vực diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế... đều là những thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực. Còn sự chênh lệch về GDP giữa các quốc gia là vấn đề kinh tế.

Chọn: D.

Câu 37: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức mục tiêu phát triển của ASEAN.

Giải thích: Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ - kĩ thuật lạc hậu. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực nên khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.

Chọn đáp án C

Câu 38: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, … của khu vực.

D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.

Gợi ý: Liên hệ kiến thức Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.

Giải thích: Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… của khu vực. Từ hợp tác về kinh tế, giáo dục, khoa học – kĩ thuật đến trật tự - an ninh trong khu vực,…

Chọn: C.

Câu 39: Quốc gia nào ở Đông Nam Á đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam?

A. Thái Lan

B. Xin-ga-po

C. In-đô-nê-xi-a

D. Ma-lay-xi-a

Gợi ý: Đất nước có đội bóng được mênh danh là “những chú hổ mã lai”.

Giải thích: Có 7 quốc gia trong khu vực ASEAN có đầu tư FDI vào Việt Nam là Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippine và Lào. Trong đó, đứng đầu là Malaysia với 22 dự án cấp mới (2,4 tỉ USD vốn đăng ký cấp mới) và 16 lượt dự án tăng thêm (91 triệu USD vốn đăng ký tăng thêm) và tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,5 tỉ USD. Lĩnh vực thu hút được nhiều dự án của nhà đầu tư ASEAN là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 38% tổng số dự án và 40% tổng vốn đầu tư. Dệt may cũng là một trong các lĩnh vực mà các nước ASEAN còn nhiều dự án. Đặc điểm chung của các dự án trong lĩnh vực này là quy mô nhỏ (bình quân khoảng 6 triệu USD/dự án), thường tập trung tại các địa phương như: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An.

Chọn: D.

Câu 40: Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

A. Đói nghèo.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

D. Mức độ ổn định chính trị.

Gợi ý: Liên hệ các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ở các nước Đông Nam Á.

Giải thích: Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.

Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.

Ví dụ: Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc,…

=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.

Chọn D



BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

1. Nhận biết

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do

A. khai thác không hợp lí và cháy rừng.                            B. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.

C. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.                 D. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.                                B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.                           D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 3: Đông Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa các lục địa nào sau đây?

A. Á - Âu và Phi.                  B. Á - Âu và Ô-xtrây-li-a.     C. Á - Âu và Nam Mĩ.          D. Á - Âu và Bắc Mĩ.

Câu 4: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. phát triển thủy điện.                                                       B. phát triển lâm nghiệp.       

C. phát triển kinh tế biển.                                                   D. phát triển chăn nuôi.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?

A. Là cầu nối giữa các lục địa Á- Âu- Ô-xtrây-li-a.

B. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á.

C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.

D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

A. Khí hậu nóng ẩm.                                                           B. Khoáng sản nhiều loại.     

C. Đất trồng đa dạng.                                                         D. Rừng ôn đới phổ biến.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh.                                             B. Có rất nhiều núi lửa và đảo.

C. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.                                         D. Nhiều đồng bằng châu thổ.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á lục địa?

A. Có một số sông lớn nhiều nước.                                    B. Địa hình bị chia cắt mạnh.

C. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa.                                    D. Có các đồng bằng phù sa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á biển đảo?

A. Quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới.

B. Nằm trong vùng có động đất núi lửa hoạt động mạnh.

C. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. Có nhiều đồng bằng lớn, đất phù sa được phủ tro, bụi của núi lửa.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo.

B. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.

C. Nằm gần hai quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.

D. Nằm ở phía Đông Nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp giáp giữa hai đại dương.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

A. Khí hậu có một mùa đông lạnh.                                     B. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.

C. Tập trung nhiều đảo, quần đảo.                                     D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.

Câu 12: Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là

A. Gia-va.                             B. Lu-xôn.                             C. Xu-ma-tra.                        D. Ca-li-man-tan.

Câu 13: Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo?

A. Thái Lan, Đông-Ti-mo.                                                  B. Bru-nây, Phi-lip-pin.

C. Xing-ga-po, Cam-pu-chia.                                             D. Cam-pu-chia, Việt Nam.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa?

A. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.                                        B. Địa hình đồi núi chia cắt mạnh.

C. Nhiều quần đảo, đảo và núi lửa.                                    D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 15: Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là

A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.            B. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.

C. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.            D. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

Câu 16: Một số sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc

A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.           B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.

C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.            D. có sự liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.

Câu 17: Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất Đông Nam Á là

A. Phi-lip-pin.                       B. In-đô-nê-xi-a.                   C. Thái Lan.                          D. Việt Nam.

Câu 18: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.                             B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.                               D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.

Câu 19: Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức lớn đối với các nước ASEAN hiện nay?

A. Tình trạng ô nhiễm môi trường.                                    B. Chênh lệch giàu nghèo lớn.

C. Thất nghiệp, thiếu việc làm.                                           D. Thiếu lương thực trầm trọng.

Câu 20: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp lấy dầu ở Đông Nam Á là

A. mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ.                                    B. phá thế độc canh trong nông nghiệp.

C. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.                            D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là

A. phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới.                 B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.

C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.         D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Câu 22: Xu hướng phổ biến trong chính sách phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng.               B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. phát triển các ngành hiện đại, vốn đầu tư lớn.               D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo.

Câu 25: Biểu hiện chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là

A. dịch vụ đóng góp cho GDP là chủ yếu.

B. kinh tế nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

C. kinh tế công nghiệp chuyển sang kinh tế dịch vụ.

D. kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp.

Câu 26: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của các nước Đông Nam Á?

A. Tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài.

B. Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.

C. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D. Tập trung đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 27: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây gặp khó khăn do

A. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng Đông - Tây.

B. các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc - Nam.

C. việc giao lưu theo hướng Đông - Tây ít đem lại lợi ích hơn.

D. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho sản lượng lúa gạo của khu vực Đông Nam Á tăng lên trong những năm gần đây?

A. Khai hoang, mở rộng diện tích lúa.                               B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.

C. Dân số tăng, nhu cầu thị trường lớn.                             D. Sử dụng giống mới năng suất cao.

Câu 29: Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ.                      B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn ổn định.

C. Truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.            D. Qũy đất cho phát triển các cây công nghiệp lớn.

Câu 30: Các quốc gia thành viên sáng lập ASEAN gồm

A. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Lào.

B. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

D. Mai-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin.

Câu 31: Mục tiêu khái quát nhất mà các nước ASEAN cần đạt được là

A. xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định.

B. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước.

C. đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

D. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước.

Câu 32: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

B. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia Mi-an-ma và Bru-nây.

D. Thái Lan, Việt Nam, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Câu 33: Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Việt Nam, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

B. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia Mi-an-ma và Bru-nây.

D. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

 

2. Thông hiểu

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo?

A. Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn.                             B. Nhiều đồi núi, có núi lửa hoạt động.

C. Đồng bằng rộng lớn, đất cát pha là chủ yếu.                 D. Khí hậu nóng ẩm và có gió mùa hoạt động.

Câu 2: Đông Nam Á biển đảo nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.                               B. Nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo.

C. Cận xích đạo và xích đạo.                                              D. Cận nhiệt, nhiệt đới và cận xích đạo.

Câu 3: Đặc điểm chung của khí hậu khu vực Đông Nam Á là

A. phân mùa.                         B. nóng, ẩm.                          C. khô, nóng.                        D. lạnh, ẩm.

Câu 4: Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú đa dạng là do

A. có dân số đông, nhiều quốc gia.

B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.

C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtray- li-a.

D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 5: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là

A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).

C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.

D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?

A. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.

B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.

C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

D. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á?

A. Đạo Phật là tôn giáo phổ biến ở các nước Đông Nam Á biển đảo.

B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ sông.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.

D. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên Đông Nam Á lục địa?

A. Chủ yếu là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.                       B. Nhiều đồi núi và núi lửa, sông ngòi ngắn.

C. Tập trung rất nhiều đảo và các quần đảo.                      D. Có khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?

A. Khí hậu có một mùa đông lạnh.                                     B. Tập trung nhiều đảo, quần đảo.

C. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.                                      D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.

Câu 10: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do

A. có diện tích rừng xích đạo lớn.                                      B. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi.                                            D. nằm trong vành đai sinh khoáng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Đông Nam Á?

A. Dân cư đông và tăng nhanh.                                          B. Mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều.

C. Nguồn lao động rất dồi dào.                                          D. Dân cư phân bố đồng đều giữa các quốc gia.

Câu 12: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão?

A. Việt Nam                          B. Ma-lai-xi-a.                       C. Phi-lip-pin.                       D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 13: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của động đất là do

A. nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng sinh vật.                    B. nơi giao thoa giữa các vành đai sinh khoáng.

C. liền kề với vành đai lửa Thái Bình Dương.                   D. nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên khu vực Đông Nam Á?

A. Sinh vật biển đa dạng.     B. Khí hậu ôn hoà.                C. Thực vật phong phú.        D. Khoáng sản giàu có.

Câu 15: Điểm tương đồng của tất cả các nước Đông Nam Á về mặt vị trí địa lí là

A. tiếp giáp biển.                                                                 B. có tính chất bán đảo.

C. thường chịu ảnh hưởng của thiên tai.                            D. nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến.

Câu 16: Các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo màu mỡ là do

A. có lớp phủ thực vật.                                                       B. được phù sa của các con sông bồi lấp.

C. được con người cải tạo hợp lí.                                       D. sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm địa hình của các nước Đông Nam Á biển đảo?

A. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.

B. Đa phần là đồng bằng duyên hải, có đất cát nghèo dinh dưỡng.

C. Chủ yếu là đồi núi thấp, có độ cao trung bình dưới 3000m.

D. Đồng bằng lớn tập trung ở các đảo Calimanta, Xumatra.

Câu 18: Đông Nam Á biển đảo là khu vực có nhiều động đất và núi lửa vì

A. nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.

B. là nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng thế giới.

C. phần lớn lãnh thổ là quần đảo nên nền đất không ổn định.

D. tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nên có sóng thần hoạt động.

Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản của địa hình Đông Nam Á biển đảo với Đông Nam Á lục địa là

A. ít đồng bằng, nhiều đồi núi.                                           B. núi thường thấp dưới 3000m.

C. có nhiều núi lửa đang hoạt động.                                   D. đồng bằng phù sa nằm đan xen giữa các dãy núi.

Câu 20: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay  xu hướng giảm chủ yếu do

A. thực hiện tốt chính sách dân số.                                     B. trình độ dân trí được nâng cao.

C. tâm lí xã hội có nhiều thay đổi.                                      D. nông nghiệp cần ít lao động hơn.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một đồng tiền riêng của khu vực.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?

A. Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài.                     B. Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước.

C. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.                 D. Quan tâm đến nâng cao trình độ nhân lực.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với các quốc gia trong ASEAN hiện nay?

A. Chú trọng việc bảo vệ môi trường.                                B. Có trình độ phát triển giống nhau.

C. Phong tục, tập quán có sự tương đồng.                         D. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia.

Câu 24: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều?

A. GDP của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp

B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau

C. Đô thị hoá khác nhau giữa các quốc gia

D. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều nước chưa hợp lí

Câu 25: Đâu không phải là thách thức của ASEAN trong những năm gần đây?

A. Chênh lệch trình độ phát triển.                                      B. Tình trạng đói nghèo còn phổ biến.

C. Đã tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.                   D. Vấn đề tôn giáo, hòa hợp dân tộc.

 

3. Vận dụng

Câu 1: Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng là điều kiện thuận lợi để

A. ổn định chính trị.                                                            B. phát triển du lịch.

C. hội nhập quốc tế.                                                            D. hợp tác cùng phát triển.

Câu 2: Sự đa dạng về dân tộc của hầu hết các nước Đông Nam Á không có tác động nào sau đây về mặt văn hóa, xã hội?

A. Sự thuần nhất trong ngôn ngữ, phong tục tập quán.      B. Sự đa dạng, độc đáo trong sinh hoạt.

C. Sự phức tạp trong đời sống chính trị, tôn giáo.             D. Sự năng động trong lối sống của dân cư.

Câu 3: Trở ngại thường xuyên của thiên nhiên Đông Nam Á đối với phát triển kinh tế là

A. lũ lụt, bão.                        B. động đất, sóng thần.         C. lũ lụt, động đất.                D. phân bố tài nguyên.

Câu 4: Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện trực tiếp của

A. chất lượng cuộc sống thấp.                                            B. nền kinh tế phát triển chậm.

C. trình độ đô thị hóa thấp.                                                 D. tỉ trọng dân nông thôn lớn.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm là

A. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm

B. năng suất lúa gạo tăng lên nhanh chóng.

C. sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được yêu cầu của người dân.

D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

Câu 6: Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp các nước Đông Nam Á là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.                            B. Chất lượng lao động ngày càng cao.

C. Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại.                                 D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 7: Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

B. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.

C. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng.

D. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 8: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do

A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.             B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.              D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 9: Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô của Đông Nam Á phát triển nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

A. thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong nước.           B. nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.           D. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 10: Việc xây dựng đường giao thông trong khu vực Đông Nam Á theo hướng đông-tây hết sức cần thiết đối với các nước có

A. hướng núi Bắc- Nam.                                                     B. hướng núi Tây Bắc- Đông Nam.

C. lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc- nam.                           D. lãnh thổ kéo dài theo chiều Đông- Tây.

Câu 11: Lúa gạo là cây trồng chính của Đông Nam Á nhưng diện tích gieo trồng có xu hướng giảm vì

A. việc sử dụng lương thực của người dân ngày càng được đa dạng hóa.

B. nhu cầu thị trường lúa gạo của thế giới đang có xu hướng giảm xuống.

C. đất trồng lúa đang được chuyển sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao hơn.

D. những biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho một số vùng không còn thích hợp cho việc trồng lúa.

Câu 12: Lợi thế quan trọng nhất để các nước Đông Nam Á phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản là

A. nhu cầu thị trường trong nước và thế giới ngày càng lớn.

B. công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành trọng điểm.

C. hầu hết các nước tiếp giáp biển, vùng biển nóng giàu hải sản.

D. người dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 13: Việc xây dựng đường giao thông đường bộ theo hướng Đông - Tây hết sức cần thiết đối với Đông Nam Á lục địa vì

A. hướng núi bắc - nam, tây bắc - đông nam.                    B. địa hình nhiều đồi núi, phân hóa phức tạp.

C. lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc - nam.                          D. lãnh thổ kéo dài theo chiều đông - tây.

Câu 14: Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?

A. Đói nghèo, dịch bệnh, dân số tăng nhanh.                     B. Ô nhiễm môi trường, thiên tai.

C. Thất nghiệp, thiếu việc làm.                                           D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Câu 15: Các nước ASEAN cần thực hiện giải pháp trước mắt nào sau đây để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài?

A. Cải thiện môi trường đầu tư.                                         B. Nâng cao đời sống cho dân cư.

C. Đào tạo nguồn lao động có trình độ cao.                       D. Tăng cường dịch vụ quảng bá hình ảnh.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực.

B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

C. Tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc ở mỗi quốc gia.

D. Sự đa dạng về phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của ASEAN hiện nay?

A. Nhiều quốc gia thuộc vào nhóm nước phát triển.

B. Các quốc gia đều có trình độ phát triển giống nhau.

C. Tình trạng đói nghèo của người dân đã được xóa bỏ.

D. Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia khá cao.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện nay?

A. Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.                 B. Các nước có trình độ phát triển giống nhau.

C. Mở rộng hợp tác với nhiều nước bên ngoài.                  D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với ASEAN hiện nay?

A. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa.                 B. Thành viên bao gồm 11 nước Đông Nam Á.

C. Không liên kết với các quốc gia bên ngoài.                   D. Mức sống dân cư tương đồng giữa các nước.

Câu 20: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

A. đã có 10 nước là thành viên của ASEAN.                     B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.            D. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định.

 

4. Vận dụng cao

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn?

A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồng đều.

B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.

D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Đông Nam Á còn thấp?

A. Ngành điện hoạt động còn hạn chế.                               B. Công nghiệp chưa phát triển mạnh.

C. Trình độ đô thị hóa còn chưa cao.                                 D. Chất lượng cuộc sống dân cư thấp.

Câu 3: Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do

A. mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.                               B. tăng cường khai thác khoáng sản.

C. phát triển mạnh các hàng xuất khẩu.                             D. nâng cao trình độ người lao động.

Câu 4: Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết nhằm mục đích chính là

A. tận dụng được nguồn lao động dồi dào.

B. xuất khẩu sang chính các nước đó.

C. tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.

D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Câu 5: Biện pháp nào có hiệu quả nhất để tăng sản lượng lúa gạo của các nước Đông Nam Á?

A. Tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi.                          B. Sử dụng các giống lúa năng suất cao.

C. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật.                             D. Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.

Câu 6: Biện pháp quan trọng trong việc đẩy mạnh khai thác thủy hải sản của khu vực Đông Nam Á là

A. đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

B. giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển Đông.

C. trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại.

D. có những chính sách ưu tiên ngành đánh bắt thủy hải sản.

Câu 7: Sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp chế biến và lắp giáp của các nước Đông Nam Á là do

A. trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng cao.                     B. sự suy giảm của các cường quốc khác.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao.                  D. nguồn lao động dồi dào, công lao động thấp.

Câu 8: Dịch vụ là ngành được các nước Đông nam Á ưu tiên phát triển nhằm mục đích.

A. khai thác tiềm năng du lịch.                                           B. khai thác lợi thế về vị trí địa lí.

C. tạo cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư.                                   D. thúc đẩy các ngành kinh tế khác.

Câu 9: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.                B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.         D. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơnvị:Triệu đô la Mỹ)

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

In-dô-nê-xi-a

755 094

917 870

912 524

890 487

861 934

Thái Lan

340 924

397 291

419 889

404 320

395 168

Xin-ga-po

236 422

289 269

300 288

306 344

292 739

Việt Nam

116 299

156 706

173 301

186 205

193 412

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia,giai đoạn2010-2015?

A. In-đô-nê-xi-a tăng liên tục.                                            B. Việt Nam tăng liên tục.

C. Thái Lan tăng ít nhất.                                                     D. Xin-ga-po tăng nhanh nhất.

Câu 11: Cho bảngsốliệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơnvị:%)

Năm

2010

2012

2014

2015

In-đô-nê-xi-a

6,2

6,0

5,0

4,8

Ma-lai-xi-a

7,0

5,5

6,0

5,0

Phi-líp-pin

7,6

6,7

6,2

5,9

Thái Lan

7,5

7,2

0,8

2,8

ViệtNam

6,4

5,3

6,0

6,7

       (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP trong nước của một số quốc gia giai đoạn 2010 - 2015?

A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan giảm.                                    B. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tăng.

C. Việt Nam và Thái Lan tăng.                                          D. Ma-lai-xi-a có xu hướng giảm.

Câu 12: Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2012 VÀ 2015 (Đơnvị: Đô la Mỹ)

Năm

In-đô-nê-xi-a

Phi-líp-pin

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

2012

3 701

2 605

5 915

54 451

1 748

2015

3 346

2 904

5 815

52 889

2 109

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2012 và 2015?

A. Xin-ga-po giảm chậm hơn In-đô-nê-xi-a.                      B. Xin-ga-po tăng nhiều nhất trong 5 nước. 

C. Phi-líp-pin tăng chậm hơnViệtNam.                             D. Thái Lan giảm chậm nhất trong 5 nước.

Câu 13: Cho bảng số liệu: CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2014 VÀ 2015

Năm

Nhật Bản

Hàn Quốc

Trung Quốc

Việt Nam

2014

0,891

0,898

0,727

0,666

2015

0,903

0,901

0,738

0,683

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chỉ số phát triển con người của một số quốc gia, năm 2014 và 2015?

A. Nhật Bản tăng nhanh hơn Trung Quốc.                         B. Trung Quốc tăng nhanh hơn Hàn Quốc.

C. Hàn Quốc tăng ít nhất trong các nước.                          D. Việt Nam tăng nhiều hơn Hàn Quốc.

Câu 14: Cho bảng số liệu: TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơnvị: Tuổi)

Quốc gia

In-đô-nê-xi-a

Phi-líp-pin

Thái Lan

Việt Nam

Tuổi thọ

69

65

72

71

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảngsốliệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúngvề tuổi thọbình quân của một số quốc gia, năm2016?

A. Thái Lan cao nhất trong các nước.                                B. Việt Nam cao hơn Phi-líp-pin.

C. Phi-líp-pin cao hơn In-đô-nê-xi-a.                                 D. In-đô-nê-xi-a thấp hơnViệt Nam.

Câu 15: Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2015

Quốc gia

Diện tích (nghìn km2)

Dân số (triệu người)

Bru-nây

5,8

0,4

Cam-pu-chia

181,1

15,8

In-đô-nê-xi-a

1910,9

259,4

Lào

236,8

7,1

Phi-lip-pin

300,0

102,6

Xin-ga-po

0,7

5,6

Việt Nam

331,2

92,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với mật độ dân số của một số quốc gia Đông Nam Á năm 2015?

A. Xin-ga-po cao nhất, Bru-nây thấp nhất.                        B. Xin-ga-po cao gấp 28,6 lần Việt Nam.

C. Việt Nam cao gấp 3,2 lần Cam-pu-chia.                        D. Nước cao nhất gấp 6,1 lần nước thấp nhất.

Câu 16: Cho bảng số liệu:XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)

Quốc gia

Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

Xuất khẩu

210,1

272,9

516,7

173,3

Nhập khẩu

187,4

228,2

438,0

181,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)

Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015?

A. Ma-lai-xi-a là nước nhập siêu.                                       B. Việt Nam là nước nhập siêu.

C. Thái Lan xuất siêu nhiều nhất.                                      D. Ma-lai-xi-a nhập siêu ít nhất.

Câu 17: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015 (Đơn vị: Tỷ USD)

Quốc gia

Ma-lai-xi-a

Thái Lan

Xin-ga-po

Việt Nam

Xuất khẩu

210,1

272,9

516,7

173,3

Nhập khẩu

187,4

228,2

438,0

181,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê,2017)

Để thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào là thích hợp nhất?

A. Cột.                                  B. Đường.                             C. Tròn.                                 D. Miền.

Câu 18: Quốc gia nào sau đây có tính chất bán đảo rõ rệt nhất ở Đông Nam Á?

A. Thái Lan.                          B. Lào.                                  C. Cam-pu-chia.                    D. Việt Nam.

Câu 19: Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo chiều đông - tây rất quan trọng vì

A. địa hình chủ yếu theo hướng tây - đông.

B. địa hình chủ yếu theo hướng bắc - nam.

C. các quốc gia chưa có nhiều tuyến đường ngang.

D. tạo thuận lợi cho thông thương, hợp tác phát triển.

Câu 20: Cho bảng số liệu: TỔNG DỰ TRỮ QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơnvị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm

Trung Quốc

Nhật Bản

Thái Lan

Việt Nam

2010

286,6

106,1

167,5

12,5

2015

334,5

120,7

151,3

28,3

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu,cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia,năm 2010 và 2015?

A. Trung Quốc tăng ít hơn Nhật Bản                                 B. Việt Nam tăng nhiều hơn TrungQuốc.

C. Thái Lan tăng chậm hơn Việt Nam.                              D. Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam.

Câu 21: Cho biểu đồ dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016: 


(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.

B. Gia tăng tự nhiên của dân số Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.

C. Tốc độ tăng trưởng dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.

D. Chuyển dịch cơ cấu dân số của Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2016.

Câu 22: Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016:


(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cán cân xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.

B. Quy mô xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.

C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.

D. Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Lào, Xin-ga-po và Cam-pu-chia, giai đoạn 2010 - 2016.

Câu 23: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của một số quốc gia giai đoạn 2010 - 2015: 


(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.

B. So sánh giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.

C. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.

D. Qui mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.






Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
ASEAN Lí thuyết 11 Lớp 11 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 11
Lên đầu trang