HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO. (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO. (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
BÀI 42 .   
Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế, An Ninh Quốc Phòng ở
Biển Đông Và Các Đảo, Quần Đảo.
(Có trắc nghiệm và đáp án)

I. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên

1-Nước ta có vùng biển rộng lớn, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ( xem bài 2)
2-Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.( Phân tích những thuận lợi về TNTN để phát triển KT biển của nước ta.)
a. Nguồn lợi sinh vật :
- Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài( cá, tôm, các loại đặc sản…) loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
- Nhiều đặc sản khác: tổ yến là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
b. Tài nguyên khoáng , dầu mỏ và khí tự nhiên :
- Nhiều khoáng sản : muối, ôxit titan,cát trắng ( Quảng Ninh, Khánh Hòa ) làm thủy tinh, pha lê.
+ Dầu, khí: với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
c. Giao thông vận tải biển : có nhiều vũng, vịnh, cửa sông -> xây dựng các cảng nước sâu.
d. Du lịch biển – đảo: Có đường bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi phát triển du lịch biển, đảo=> thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

II-Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

( Hệ thống đảo và quần đảo nước ta có vai trò như thế nào trong phát triển KT và bảo vệ an ninh vùng biển?)
1-Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Các đảo đông dân : Cái Bầu, Cát Bà,Phú Quốc ( diện tích lớn nhất) Lý Sơn, Phú Quý.
- Quần đảo : Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo ( Côn Sơn), Nam Du, Thổ Chu.
- Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
-Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
2-Các huyện đảo ở nước ta.Đến năm 2006.( Átlat trang 4,5)
-Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh)
-Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vỹ (thành phố Hải Phòng)
-Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)
-Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
-Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
-Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)
-Huyện đảo Phú quý (tỉnh Bình Thuận)
-Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu)
-Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)

III -Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

1. Tại sao phải khai thác tổng hợp.
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng ,chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không thể chia cắt được, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập, diện tích nhỏ, không giống như trên đất liền nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
2 -Khai thác tổng hợp KT biển: 
( Phân tích việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển ở nước ta)
Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, tài nguyên khoáng sản.( muối, dầu khí),phát triển du lịch biển,giao thông vận tải biển.

IV-Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa

- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước sẽ tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân , giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. - Việt Nam có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước.

________Câu hỏi ôn tập__________
BÀI 42. Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế, An Ninh Quốc Phòng ở Biển Đông Và Các Đảo, Quần Đảo.
1/ Tại sao nói: Sự phát triển KT- XH các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển KT- XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển: khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch.
- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được.
- Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
- Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền.
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa.


2/ Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn?
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
- Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.


3/ Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu.
Hoạt động khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo bao gồm rất nhiều nội dung, tiêu biểu trong đó là hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. Để đẩy mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, cần tập trung một số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
- Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi.
- Đấu tranh chống tàu nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta để khai thác hải sản.
- Khai thác hợp lý nguồn lợi yến sào trên các đảo đá.


------Trắc nghiệm-----
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình.
B.   Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu.
C.   Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều sáng, giàu ôxi.
D.  Độ muối trung bình khoảng 30-33%.
Câu 2. Biển nước ta có nhiều đặc sản như
A.  Bào ngư, sò huyết, mực, cá, tôm, hải sâm.
B.   Hải sâm, bào ngư, đồi mồi, cá, tôm, cua.
C.   Mực, cá, tôm, cua, đồi mồi, bào ngư.
D.  Đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết.
Câu 3. Chim yến có nhiều trên các đảo đá ven bờ 
A. Bắc Trung Bộ.                           B. Đông Bắc.
C. Nam Trung Bộ.                          D. Đông Nam Bộ.
Câu 4. Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu ở các đảo thuộc tỉnh 
A. Bình Định, Phú Yên.                  B. Quảng Ninh, Khánh Hòa.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận.           D.Thanh Hóa, Quảng Nam.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng biển nước ta?
A.  Vùng biển nước ta có một số mỏ sa khoáng ôxit có giá trị xuất khẩu.
B.   Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối.
C.   Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.
D.  Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
Câu 6. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
B.   Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
C.   Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.
D.  Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
Câu 7. Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế là 
A. Du lịch an dưỡng.
B.   Du lịch thể thao dưới nước.
C.   Du lịch biển - đảo.
D.  Du lịch sinh thái rừng ngập mặn.
Câu 8. Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?
A. 1000.                    B. 2000.                   C. 3000.                   D. 4000.
Câu 9. Vùng biển nước ta có các đảo đông dân là
A.  Côn Sơn, Cát Bà, Lý Sơn, Cái Bầu, Phú Quốc.
B.   Cồn Cỏ, Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Lý Sơn.
C.   Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc, Lý Sơn.
D.  Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
Câu 10. Quần đảo Côn Đảo còn gọi là quần đảo
A. Côn Sơn.             B. Nam Du.             C. Vân Đồn.              D. Cô Tô.
Câu 11. Tổng trữ lượng hải sản vùng biển nước ta là:
A. 1,9 triệu tấn.        B. 3 triệu tấn.          C. 3,9 triệu tấn.          D. hơn 4 triệu tấn 
Câu 12. Cảng Vũng Áng thuộc tỉnh/ thành phố nào của nước ta?
A.  Thanh Hóa.         B. Hà Tĩnh.             C. Nghệ An.               D. Quảng Ngãi 
Câu 13. Hiện nay ngành du lịch biển nước ta còn hạn chế và khó khăn do: 
A. Ô nhiễm môi trường biển.                 
B.   Chi phí đầu tư vào du lọc còn hạn chế
C.   Chưa khai thác triệt để ngành du lịch biển.
D.  Tất cả ý trên đều đúng
Câu 14. Vùng biển Đông nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm trữ lượng cá biển?
A. 90%                      B. 95,5%                  C. 96,5%                 D. Hơn 50% 
Câu 15. Nước ta phát triển đồng bộ các hệ thống cảng biển đến 2010 là:
A. 240 triệu tấn         B. 300 triệu tấn.       C. 500 triệu tấn.      D. 540 triệu tấn.
Câu 16. Đường bờ biển nước ta dài, nhiều cánh đồng muối, hằng năm cung cấp bao khoảng bao nhiêu  tấn muối?
A. 700.000 tấn/năm.                                   B. 800.000 tấn/năm. 
C. 600.000 tấn/năm.                                   D. 500.000 tấn/năm
Câu 17. Huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta?
A. Hải Phòng.          B. Thanh Hóa.           C. Quảng Ninh.             D. Đà Nẵng 
Câu 18. Cho các nhận định sau:
(1). Đảo nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền
(2). Các đảo, quần đảo có nhiều tài nguyên quý như rạn san hô, bào ngư, ngọc trai,...
(3). Đảo có biệt lập với môi trường xung quanh, diện tích nhỏ, nhạy cảm trước tác động của con  người.
(4). Đảo là nơi trú ngụ an toàn của ngư dân khi gặp thiên tai.
(5). Khẳng định chủ quyến đối với các nước.
Số nhận định sai là:
A. 0.                         B. 1.                       C. 2.                        D. 3
Câu 19. Diện tích vùng biển nước ta rộng lớn, gồm mấy bộ phận? 
A. 3.                         B. 4.                       C. 5.                        D. 6
Câu 20. Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?
A. Dầu, khí.             B. Muối biển.         C. Hải sản.             D. Câu A và C đúng
Câu 21. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A.  Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ
B.   Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
C.   Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra
D.  Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
Câu 22. Hàng năm, các cánh đồng muối ở nước ta cung cấp?
A.  Hơn 600 nghìn tấn muối.                     B.  Hơn 700 nghìn tấn muối 
C.  Hơn 800 nghìn tấn muối.                      C.  Hơn 900 nghìn tấn muối 
Câu 23. Hãy cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào?
A.  Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa
B.   Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
C.   Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế
D.  Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa 
Câu 24. Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc:
A. Quảng Ninh.            B.  Quảng Trị.            C. Quảng Ngãi.          D. Bình Thuận 
Câu 25. Thành phố Hải Phòng gồm những huyện đảo nào?
A.  Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô
B.   Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ
C.   Huyện đảo Cồn Cỏ và huyện đảo Cát Hải
D.  Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cát Hải
Câu 26. Đâu không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta?
A.  Cái Bầu.                B. Lý Sơn.              C. Bạch Long Vĩ.            C. Phú Quý
Câu 27. Đâu không phải là tên một ngư trường trọng điểm ở Việt Nam?
A.Ngư trường Ninh Thuận- Bình Thuận
B.   Ngư trường Cà Mau- Kiên Giang
C.   Ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh
D.  Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Câu 28. Vấn đề lớn đặt ra trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta là:
A. Thiếu lao động                                      B. Ô nhiễm môi trường
C. Khó khai thác, vận chuyển.                   D. Thiếu kinh phí để chế biến
Câu 29. Bãi biển nào của nước ta được coi là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh?
A. Nha Trang.            B. Thiên Cầm.          C. Chân Mây.           D. Đà Nẵng
Câu 30. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là:
A.  Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng
B.   Tài nguyên biển đa dạng
C.   Môi trường biển dễ bị chia cắt
D.  Môi trường biển mang tính biệt lập
Câu 31. Vấn đề đặt ra trong hoạt động của dầu khí nước ta là
A.  Hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô
B.   Nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành
C.   Tránh để xảy ra các sự cố môi trường 
D.  Đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy lọc dầu
Câu 32. Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là
A.  Giúp bảo vệ vùng biển 
B.   Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản
C.   Bảo vệ được vùng trời
D.  Bảo vệ được vùng thềm lục địa
Câu 33. Khó khăn về tự nhiên của biển nước ta là
A.  Đòi hỏi phải có vốn đầu tư nước ngoài
B.   Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh
C.   Đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại
D.  Sự phức tạp của thiên nhiên 
Câu 34. Cụm cảng miền Trung đã được cải tạo và nâng cấp là
A. Hải Phòng.                    B. Đà Nẵng.                 C. Quảng Ninh.                 D. Sài Gòn 
Câu 35. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?
A. Vũng Áng.                    B. Vũng Tàu.                C. Dung Quất.                  D. Nghi Sơn
Câu 36. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là
A.  Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta
B.   Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất
C.   Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta
D.  Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
Câu 37. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu, khí lớn nhất?
A. Cửu Long – Nam Côn Sơn.                      B. Thổ Chu – Mã Lai
C. Cửu Long – Sông Hồng.                           D. Hoàng Sa - Trường Sa
Câu 38. Hiện nay, dầu khí của nước ta chưa được sử dụng cho công nghiệp 
A. Sản xuất điện tuốc bin khí.                        B. Hóa dầu
C. Làm phân bón.                                           D. Làm khí hóa lỏng
Câu 39. Khu du lịch biển nổi tiếng ở Nam Trung Bộ là
A. Nha Trang (Khánh Hòa).                           B. Non Nước (TP. Đà Nẵng)
C. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).                D. Quy Nhơn (Bình Định)
Câu 40. Cảng nước sâu gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã được xây dựng là
A. Vũng Áng.                 B. Cái Lân.               C. Dung Quất.                    D. Nghi Sơn

-------Đáp án-------⇩⇩⇩
1B       2D        3A       4B       5B              6B              7C              8D              9D              10A
11D       12B           13D           14B           15A           16C           17C           18A           19C 
20D      21B         22A           23B           24B           25B           26C           27A           28B           
29D           30B         31C         32B           33D           34B           35D           36D           37A           
38D           39A           40B 

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 có đáp án 

Câu 1: Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như sau:

A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.

B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đáp án: Các vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

A. Biển có độ sâu trung bình.

B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.

D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Đáp án: Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Bộ.

C. Nam Trung Bộ.

D. Bắc Bộ.

Đáp án: Nam Trung Bộ có nhiều chim yến - tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở  vùng thềm lục địa nước ta là:

A. Titan.

B. Cát trắng.

C. Muối.

D. Dầu khí.

Đáp án: Vùng thềm lục địa nước ta có tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 , hãy cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là:

A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

D. 

Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.

Đáp án: B2. Đọc tên các bãi biển từ Bắc vào Nam, gồm: Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây

A. Bắc Bộ.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nam Bộ.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cảng biển ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Kí hiệu cảng biển tập trung nhiều nhất ở khu vực duyên hải miền Trung.

⇒ các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực Duyên hải miền Trung.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

A. Quần đảo Cô Tô.

B. Đảo Lý Sơn.

C. Đảo Phú Quý.

D. Quần đảo Côn Sơn.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là quần đảo Côn Sơn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?

A. Cái Bầu.

B. Cát Bà.

C. Lý Sơn.

D. Cồn Cỏ.

Đáp án: Các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.

⇒ Đảo đông dân thuộc vùng biển nước ta là đảo Cồn Cỏ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

Đáp án: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là: cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có

Đáp án: Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:

-  Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao

-  Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.

-  Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa

⇒ Các phát biểu B, C, D đúng.

⇒ Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là:

A. có nhiều tài nguyên hải sản.

B. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

C. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

D. thuận lợi cho phát triển giao thông biển.

Đáp án: Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo.

⇒ Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?

A. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

B. Nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

C. Có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

D. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu du lịch biển.

Đáp án: Đặc điểm hoạt động du lịch biển:

- các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

- nhiều  vùng biển đảo mới được đưa vào khai thác.

- có nhiều khu du lịch nổi tiếng Bắc, Trung, Nam (Hạ Long, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu...)

⇒ Các đáp án A, B, C đúng

- Tài nguyên du lịch nước ta bao gồm cả du lịch biển và các cảnh quan đất liền (các di tích văn hóa lịch sử, thành phố) nổi tiếng như:Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, SaPa, Huế, Hội An…) cũng thu hút đông đảo lượt khách du lịch quốc tế.

⇒ Đáp án D không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?

1) Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.

2) Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

3) Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.

4) Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: Các điều kiện phát triển giao thông biển là:

- Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

- Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.

- Doc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

⇒ ý 2, 3, 4 đúng

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện phát triển giao thông đường sông, không phải là điều kiện phát triển giao thông biển ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là:

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. 

đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”

⇒ Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ.

   + Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm

   + Để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi  và bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ

⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

Đáp án: Khai thác tổng hợp vì:

- tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển)

- môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

⇒ Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là:

A. cát thủy tinh.

B. dầu khí.

C. muối biển.

D. hải sản.

Đáp án: Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là dầu khí. Dầu khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu địa lý miễn phí
- Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
- Webiste/app: idialy.com

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (Phần 1)

Câu 1: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là

A. dầu mỏ, khí tự nhiên        B. muối

C. cát thủy tinh        D. titan

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/191 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do

A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn

B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.

C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá

D. Có các dòng hải lưu

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/190 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.        B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ        D. Đông Nam Bộ

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/190 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.        B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ        D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: C

Giải thích : Biển nước ta có nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển có nhiều điều kiện để sản xuất muối, đặc biệt là dọc bờ biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.

Câu 5: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới

B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú

C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….

D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/192 - 193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì

A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cáo

B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt

C. môi trường đảo do diện tích nhỉ và biệt lập nên rất nhạy cảm dưới tác động của con người

D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/192 - 193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ

B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế

C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi

D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn

Đáp án: B

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản

B. có nhiều ngư trường

C. có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh

D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ

Đáp án: C

Giải thích : Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng – phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 10: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại

C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác

D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì

A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lơn

B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa

C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền

D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển nước ta

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Các đảo và quần đảo của nước ta

A. hầu hết là có cư dân sinh sống

B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam

C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế dất nước

D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/191 - 192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Các đảo đông dân ở nước ta là

A. Trường Sa Lớn        B. Cát Bà, Lý Sơn

C. Côn Đảo, Thổ Chu        D. Kiên Hải, Côn Đảo

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/191 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14:Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

A. Quảng Trị        B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi        D. Quảng Nam

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 15: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Trị        B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi        D. Quảng Nam

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là

A. Phú Quốc        B. Phú Quý

C. Cô Tô        D. Côn Đảo

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Các huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Lý Sơn và Phú Quý        B. Phú Quốc và Kiên Hải

C. Hoàng Sa và Trường Sa       D. Vân Đồn và Cô Tô

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Tài liệu địa lý miễn phí
- Kênh VIDEO: Youtube.idialy.com
- Webiste/app: idialy.com

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (Phần 2)

Câu 1. Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?

A. Cái Bầu.

B. Cát Bà.

C. Lý Sơn.

D. Cồn Cỏ.

Đáp án: D

Các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. Đảo Cồn Cỏ là đảo không được xếp vào đảo đông dân thuộc vùng biển nước ta.

Câu 2. Điều kiện nào của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

B. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.

C. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

Đáp án: D

Giải thích: Điều kiện của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển là nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.

Câu 3. Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do

A. nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi phát triển thủy sản.

C. nước ven bờ có nhiều cửa sông thuận lợi cho việc nuôi trồng hơn đánh bắt.

D. giúp bảo vệ vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục địa.

Đáp án: D

Giải thích: Việc khai thác xa bờ ngày càng được đẩy mạnh do tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa.

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của các đảo và quần đảo ở nước ta?

A. là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.

B. là hệ thống tiền tiêu góp phần bảo vệ bảo vệ đất liền.

C. là cơ sở để khẳng định chủ quyền quốc gia trên đất liền.

D. là căn cứ để nước ta tiến ra biển lớn trong thời đại mới.

Đáp án: C

Giải thích: Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo và là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh các đảo.

Câu 5. Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là:

A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu.

C. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

D. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Đáp án: D

Giải thích: Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. Đặc biệt ở các tỉnh phía Nam không có mùa đông lạnh nên có thể phát triển du lịch biển quanh năm.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây?

A. Bắc Bộ.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nam Bộ.

Đáp án: B

B1. Nhận dạng kí hiệu cảng biển ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Kí hiệu cảng biển tập trung nhiều nhất ở khu vực duyên hải miền Trung. Các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực Duyên hải miền Trung.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?

A. QĐ. Cô Tô

B. Đ. Lý Sơn

C. Đ. Phú Quý

D. QĐ.Côn Sơn

Đáp án: D

B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là QĐ. Côn Sơn.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

B. Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Thiên Cầm, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

C. Cửa Lò, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

D. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Non Nước.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, ta thấy các khu du lịch biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố nào dưới đây?

A. Quảng Bình và Quảng Ngãi.

B. Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

C. Quảng Ngãi và Hà Tĩnh.

D. Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy, các cảng biển Dung Quất và Nhật Lệ thuộc lần lượt tỉnh/thành phố Quảng Ngãi và Quảng Bình.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

D. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu bãi biễn ở Atlat trang 3.

B2. Đọc tên các bãi biển từ Bắc vào Nam, gồm: Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sân bay nội địa?

A. QĐ. An Thới

B. QĐ. Thổ Chu

C. Đ. Phú Quốc

D. QĐ. Côn Sơn

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy, các đảo (quần đảo) có hệ thống sân bay nội địa là Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và QĐ. Côn Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Câu 12. Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước không có liên quan trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?

A. Là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

B. Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.

C. Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

D. Bảo vệ người lao động hoạt động nông nghiệp.

Đáp án: D

Giải thích: Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa có ý nghĩa trong việc giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta và là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.

Câu 13. Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?

A. Nghi Sơn.

B. Vũng Áng.

C. Dung Quất.

D. Vũng Tàu.

Đáp án: D

Giải thích: Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, đầu mối quốc tế của Việt Nam. Cảng thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đông Nam Bộ.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?

A. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

B. Nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

C. Có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

D. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu du lịch biển.

Đáp án: D

Giải thích: Các hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây là: Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp cùng với đó là nhiều vùng biển, đảo mới đã được đưa vào khai thác và ở nước ta có rất nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?

A. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.

B. Khi lọc, hoá dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.

C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.

D. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay là việc nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.

Câu 16. Hiện nay, khí thiên nhiên ở nước ta chưa được sử dụng cho

A. công nghiệp làm khí hoá lỏng.

B. hoá dầu.

C. làm phân bón.

D. sản xuất điện.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện nay, khí thiên nhiên ở nước ta chưa được sử dụng cho ngành hoá dầu. Mà khí thiên nhiên ở nước ta đang được sử dụng cho ngành công nghiệp làm khí hoá lỏng, làm phân bón và sản xuất điện.

Câu 17. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì

A. giá cả hợp lí.

B. nhiều bãi biển đẹp.

C. cơ sở lưu trú tốt.

D. không có mùa đông lạnh.

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì không có mùa đông lạnh do không chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta?

A. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

B. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ.

D. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

Đáp án: C

Giải thích: Chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta bao gồm: Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển; Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

Câu 19. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.

D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông.

Đáp án: D

Giải thích: Điều kiện của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển là: Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.

Câu 20. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa

A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

C. là cơ sở để nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. là cơ sở để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đáp án: B

Giải thích: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): (mức độ vận dụng)

Câu 21. Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở nơi nào sau đây của vùng biển nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Giải thích: Ngành khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Với các mỏ dầu, khí nổi bật như Rồng, Lan Tây, Rạng Đông,...

Câu 22. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là

A. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

B. nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

C. sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

D. có nhiều sa khoáng và thềm lục địa có dầu mỏ.

Đáp án: A

Giải thích: Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

Câu 23. Vì sao các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta?

A. vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

B. biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.

C. kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

D. biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, du lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân các ngành kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta, vì kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước.

Câu 24. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa vó hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. trang bị vũ khí quân sự.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Đáp án: A

Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”

Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm và để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi, bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ ⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.

Câu 25. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.

C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

Đáp án: C

Giải thích: Việc hạn chế đánh bắt xa bờ không thể tránh được thiệt hại do bão gây ra.

Câu 26. Tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta?

A. Dầu, khí.

B. Muối biển.

C. Hải sản.

D. Rừng ngập mặn

Đáp án: A

Giải thích: Dầu, khí là tài nguyên nào không thể phục hồi khi khai thác quá mức ở vùng biển nước ta.

Câu 27. Nước ta chưa cần phải quan tâm đến vấn đề nào khi tiến hành khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?

A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.

B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.

C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi.

D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.

Đáp án: D

Giải thích: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc: mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.Vì biển Đông vốn đã là biển chung của nhiều nước. Việc quá nhiều nước tham gia sẽ gây ra vấn đề chủ quyền, an ninh.

Câu 28. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.

Đáp án: C

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

Câu 29. Vì sao nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ?

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

Câu 30. Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

A. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.

B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.

C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.

D. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.

Câu 31. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?

1. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.

2. Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

3. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.

4. Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Các điều kiện phát triển giao thông biển là:

- Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu và bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng ⇒ ý 2, 3, 4 đúng.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện phát triển giao thông đường sông, không phải là điều kiện phát triển giao thông biển ⇒ Loại.

Câu 32. Ý nghĩa của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

A. Bảo vệ được vùng trời

B. Bảo vệ được vùng thềm lục địa

C. Giúp bảo vệ vùng biển

D. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản

Đáp án: D

Giải thích: Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và hạn chế khai thác nguồn thủy sản ven bờ đã suy giảm nhiều. Đồng thời, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta.

Câu 33. Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là

A. du lịch thể thao mạo hiểm.

B. du lịch biển – đảo.

C. du lịch nghỉ dưỡng.

D. du lịch văn hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất khách du lịch trong nước và quốc tế hiện nay ở nước ta là du lịch biển – đảo.

Câu 34. Sản phẩm nổi tiếng và có giá trị ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chính là

A. dầu khí.

B. cà phê.

C. đậu tương.

D. nước mắm và hồ tiêu.

Đáp án: D

Giải thích: Sản phẩm nổi tiếng và có giá trị ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) chính là nước mắm và hồ tiêu.

Câu 35. Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì

A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.

B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.

C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.

Đáp án: B

Khai thác tổng hợp vì: Tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển) và môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Do đó cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.

Câu 36. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên khoáng sản biển ở vùng biển nước ta?

A. Vùng biển nước ta có một số mỏ sa khoáng ôxit Ti tan có giá trị xuất khẩu.

B. Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối.

C. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.

D. Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn, đang được thăm dò và khai thác.

Đáp án: B

Giải thích: Dọc bờ biển của vùng Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối. Vì chịu tác động của gió mùa đông bắc, số giờ nắng ít hơn vùng biển khác.

Câu 37. Vấn đề nào đang đặt ra khi khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta?

A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại

C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác

D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài

Đáp án: A

Giải thích: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí. Vì khi đã xảy ra các vấn đề này rất khó giải quyết và gây thiệt hại lớn đến môi trường, sinh vật.

Câu 38. Để đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo thì các nguồn tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải

A. khai thác tổng hợp.

B. khai thác có kế hoạch.

C. chọn ngành mũi nhọn.

D. khai thác có trọng điểm.

Đáp án: A

- Tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển).

- Môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

⇒ Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.

Câu 39. Vì sao kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước ta?

A. Biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật, khoáng sản.

B. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

C. Biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển-đảo, giao thông vận tải biển.

D. Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng quan trọng.

Đáp án: D

Giải thích: Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng có vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung của nước ta. Đồng thời bảo vệ và khẳng định được vị thể chủ quyền biển, đảo.

Câu 40. Vì sao nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo?

A. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

B. tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.

C. nước ta giàu có về tài nguyên biển.

D. biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.



=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang