HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (Có Trắc nghiệm - Đáp án)

BÀI 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (Có Trắc nghiệm - Đáp án)

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
BÀI 27
: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
(Có Trắc nghiệm - Đáp án)

I. Công nghiệp năng lượng:

gồm khai thác than, dầu khí và SX điện

1. CN khai thác than: 

Sản lượng khai thác tăng liên tục (hơn 34 triệu tấn – năm 2005).
- Than Antraxit: Quảng Ninh , trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, có chất lượng tốt nhất ĐNÁ.
- Than nâu : ĐBSH, trữ lượng hàng chục tỷ tấn.
- Than bùn : ĐBSCL (U Minh).

2. CN khai thác dầu khí:

- Dầu khí tập trung ở thềm lục địa,trữ lượng vài tỷ tấn dầu và hàng trăm tỷ m3 khí.
- Hai bể trầm tích lớn nhất về trữ lượng là: bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986, sản lượng tăng liên tục,(đạt 18,5 triệu tấn: 2005).
- Khí tự nhiên: ở Nam Côn Sơn, từ Lan Đỏ, Lan Tây.
-CN lọc hóa dầu: nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quãng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm.

3. CN điện lực: 

( Átlat trang 22)
- Có nhiều tiềm năng để phát triển: Than, dầu khí, trữ lượng thủy điện, năng lượng gió, sức nước…
- Sản lượng điện tăng nhanh (đạt 52,1 tỷ KWh – năm 2005).
- Đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hòa Bình – Phú Lâm (TP.HCM) dài 1488km.
- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: 1991 – 1996: thủy điện chiếm hơn 70%=> năm 2005: nhiệt điện SX từ than, dầu diezen, khí chiếm 70%.

a. Ngành thủy điện: 

( Dựa vào Atlat Địa Lý VN, hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn của nước ta và giải thích sự phân bố đó?)
- Tiềm năng lớn, công suất có thể đạt 30 triệu kw, sản lượng 260-270kwh chủ yếu trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

- Các nhà máy điện đã xây dựng:
+ Miền Bắc:
Hòa Bình – sông Đà (1920 MW); Thác Bà – sông Chảy (110 MW).
+ Miền Trung – Tây Nguyên: Yaly – sông Xêxan (720 MW); Hàm Thuận và Đa Mi – sông La Ngà (300MW – 175MW); Đa Nhim – sông Đa Nhim (160 MW).
+ Miền Nam: Trị An – sông Đồng Nai (400 MW); Thác Mơ – sông Bé (150 MW).
- Các nhà máy điện đang xây dựng: Sơn La – sông Đà (2400 MW); Tuyên Quang – sông Gâm (342 MW).
+ Các nhà máy thủy điện lớn nhất nước đều phân bố ở các dòng sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
+ Chủ yếu ở hệ thống các sông lớn: hệ thống s. Hồng, s. Đồng Nai, s.Xe-xan, Xê-pôk.

b. Ngành nhiệt điện:

Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, năng lượng mặt trời, sức gió.
*Miền Bắc: chủ yếu dựa vào than ở mỏ Quảng Ninh.
- Các nhà máy: Phả Lại 1 (440 MW); Phả Lại 2 (600 MW); Uông Bí (150 MW); Na Dương (110 MW); Ninh Bình (100 MW).
*Miền Nam và Miền Trung: chủ yếu dựa vào nguồn dầu nhập nội và khí tự nhiên.
- Các nhà máy:
+ Dựa vào dầu: Hiệp Phước (375 MW); Thủ Đức (165 MW)
+ Dựa vào khí: Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164 MW), Bà Rịa (411 MW); Cà Mau 1, 2 (1500 MW).
*Là ngành CN trọng điểm vì:( Tại sao ngành CN năng lượng là ngành CN trọng điểm nước ta?)
- Có thế mạnh lâu dài: cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú, vững chắc.
+Than (khoảng 7 tỉ tấn, nhiều ở QN), than bùn, than nâu.
+ Dầu khí:trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, và 300 tỉ m3 khí.
+ Thủy năng: lớn, khoảng 30 triệu kwh, tập trung nhiều ở hệ thống s.Hồng, s. Đồng Nai,
+ Thị trường tiêu thụ lớn, phục vụ cho tất cả các ngành KT, nhu cầu đời sống ND ngày càng tăng.
- Mang lại hiệu quả KT cao: Đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành KT, phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, nâng cao đời sống ND, nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Tác động mạnh đến các ngành KT khác về mặt quy mô, kĩ thuật- công nghệ, chất lượng sản phẩm.

II. CN chế biến LT-TP: 

1. Các ngành CN chế biến LTTP:

- CN chế biến sản phẩm trồng trọt. (CN xay xát, đường mía, chè, cà phê, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt, sản phẩm khác)
- CN chế biến sản phẩm chăn nuôi. (sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt.)
- CN chế biến thủy – hải sản. (nước mắm, muối, tôm, cá, các sản phẩm khác)

2. Là ngành CN trọng điểm:

- Có thế mạnh lâu dài, nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ, nhân lực dồi dào, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, CSVC khá phát triển.
- Đem lại hiệu quả KT cao: tích lũy vốn, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, đẩy mạnh CN hóa và HĐH đất nước. - Có tác động mạnh mẽ đến các ngành KT khác: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. __________________
BÀI 27. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
 
1/ Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
a) Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)
+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
b) Mang lại hiệu quả cao:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c) Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.


2/ Tại sao công nghiệp chế biến LT- TP lại là ngành CN trọng điểm của nước ta?
a) Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
- Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.
b) Mang lại hiệu quả cao:
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng CN cả nước và giá trị xuất khẩu.
- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
c) Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…


3/ Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự phân bố của chúng.
- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, công suất 1920 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình.
- Thủy điện Yaly trên sông Xê- xan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia Lai.
- Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400 MW, thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW, thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà, công suất 2400 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình.
* Giải thích:
- Các nhà máy thủy điện đều phân bố ở trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:
+ Hệ thống sông Hồng và sông Đà.
+ Hệ thống sông Xê- xan, Xrê- pôk.
+ Hệ thống sông Đồng Nai.
4) Phân tích cơ cấu ngành CN thực phẩm: cơ sở nguyên liệu, tình hình sx và phân bố?
- CN thực phẩm có cơ cấu đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động CN khác nhau(ví dụ: phân ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có hoạt động chế biến sữa và các sp từ sữa, chế biến thịt và các sp từ thịt). Các phân ngành này PT dựa trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ và phong phú của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
- Ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm là ngành CN trọng điểm của nước ta, PT mạnh mẽ với SP đa dạng. Hằng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè, 80 vạn tấn café nhân, 300- 350 triệu hộp sữa; các sp tôm, cá đông lạnh và đồ hộp…
- CN chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn liền với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở gần nguồn nguyên liệu và các đô thị lớn (Ví dụ:CN đường mía PT dựa trên nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu long, Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ, và duyên hải Nam Trung bộ. CN chế thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà nội và TP. Hồ Chí minh….)

--------------------Câu hỏi trắc nghiệm------------

Câu 1.Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là: 
A. Quảng Ninh.                            B. Lạng Sơn.
C. Đồng bằng sông Hồng.        D. Cà Mau.

Câu 2. Đường dây 500 KV nối :
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.              B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.                                       D. Hoà Bình - Cà Mau.

Câu 3. Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :
A. Phú Mỹ.            B. Phả Lại.              C. Hiệp Phước.              D. Hoà Bình.

Câu 4. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A.  Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B.  Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C.  Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D.  Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. 

Câu 5. Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đang được xây dựng ở Nghệ An là :
A. A Vương.                B. Bản Mai.                 C. Cần Đơn.                 D. Đại Ninh.

Câu 6. Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta :
A.  Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B.  Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.
C.  Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D.  Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.

Câu 7.  Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :
A.  Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B.  Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C.  Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D.  Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. 

Câu 8.  Nguồn dầu khí của nước ta hiện nay được khai thác chủ yếu  từ : 
A. Bể trầm tích Trung Bộ.                     B. Bể trầm tích Cửu Long.
C. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.             D. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 9.  Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta có đặc điểm :
A.  Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
B.  Có liên quan, tác động đến tất cả các ngành kinh tế khác.
C.  Ra đời sớm nhất trong các ngành công nghiệp.
D.  Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 10. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là : 
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B.  Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C.  Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D.  Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.

Câu 11. Trữ lượng quặng bôxít lớn nhất nước ta tập trung ở :
A.  Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
B.  Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C.  Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
D.  Tây Nguyên.

Câu 12. Dầu mỏ, khí đốt có tiềm năng và triển vọng lớn của nước ta tập trung ở : 
A. Bể trầm tích sông Hồng.             B. Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
C. Bể trầm tích Cửu Long.               D. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Câu 13. Dựa vào đặc điểm, tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng có thể phân chia tài nguyên thiên nhiên theo :
A.  Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.
B.  Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên có thể phục hồi lại được.
C.  Tài nguyên không bị hao kiệt.
D.  Tài nguyên bị hao kiệt, nhưng có thể phục hồi được.

Câu 14. Xét theo công dụng, thì khoáng sản phi kim loại như apatit, pirit, foforit là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho ngành :
A.  Công nghiệp hoá chất, phân bón.
B.  Công nghiệp sản xuất vật liệu.
C.  Dùng làm chất trợ dung cho một số ngành công nghiệp nặng.
D.  Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 15. Loại khoáng sản thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là :
A. Than đá.                          B. Vật liệu xây dựng.
C. Quặng sắt và crôm.          D. Quặng thiếc và titan ở ven biển.

Câu 16. Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được  đánh giá đúng trữ lượng là :
A. Dầu - khí và than nâu.                     B. Quặng bôxit.
C. Quặng thiếc và titan.                      D. Quặng sắt và crôm.

Câu 17. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên khoáng sản nước ta: 
A. Phong phú về thể loại, phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiềm  năng.
B.  Phong phú về thể loại, đa dạng về loại hình, rất khó khăn trong khai thác.
C.  Phong phú về thể loại, nhưng hạn chế về trữ lượng, khó khăn quản lí.
D.  Phong phú về thể loại, có nhiều mỏ có trữ lượng và chất lượng tốt. 

Câu 18. Khoáng sản kim loại đen ở nước ta bao gồm :
A. Quặng titan, crôm, sắt, mangan.      B. Quặng sắt, bôxít, niken, mangan.
C. Quặng crôm, titan, apatit, bôxit.      D. Quặng bôxit, mangan, titan, sắt.

Câu 19. Khoáng sản phi kim loại của nước ta bao gồm :
A.  Quặng photphorit, apatit, pyrit, sét xi măng, cao lanh, cát thủy tinh, đá quý.
B.  Quặng pyrit, sét xi măng, photphorit, bôxit, apatit, than đá,  mangan.
C.  Quặng apatit, pyrit, đá vôi, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh.
D.  Quặng pyrit, sét xi măng, cao lanh, bôxit, cát thủy tinh, titan.

Câu 20. Đây là 2 nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. A. Hoà Bình, Tuyên Quang.    B. Thác Bà, Sơn La.
C. Đại Thị, Sơn La.      D. Bản Vẽ, Na Hang.

Câu 21. Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 22.  Thành phố Hồ Chí Minh có ngành xay xát phát triển nhờ :
A. Có cơ sở hạ tầng phát triển.                           B. Gần vùng nguyên liệu.
C. Có thị trường lớn, phục vụ xuất khẩu.         D. Có truyền thống lâu đời.

Câu 23. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B.  Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
C.  Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị  trường.
D.  Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ. 

Câu 24. Đây là đặc điểm của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi. 
A. Gắn liền với các vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt.
B.  Chưa phát triển mạnh vì thị trường tiêu thụ bị hạn chế.
C.  Gắn liền với các thành phố lớn vì có nhu cầu thị trường.
D.  Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi để lấy thịt và sữa còn yếu. 

Câu 25. Vùng trồng và chế biến thuốc lá hàng đầu của nước ta hiện nay là: 
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.          B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ.                                D. Đông Nam Bộ.

Câu 26. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :
A.  Có thị trường xuất khẩu rộng mở.     
B.  Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C.  Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D.  Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 27. Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành.
A. Công dụng của sản phẩm.      B. Đặc điểm sản xuất.
C. Nguồn nguyên liệu.                  D. Phân bố sản xuất.

Câu 28. Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm :
A. Muối.                      B. Nước mắm.                   C. Chè.                   D. Đồ hộp.

Câu 29. Cà Ná là nơi sản xuất muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh :
A.  Nam Định.               B. Quảng Ngãi.                  C. Ninh Thuận.            D. Kiên Giang.

Câu 30. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì : 
A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B.  Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C.  Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
D.  Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.

Câu 31. Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta. 
A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.        B. Chế biến chè, thuốc lá.
C. Chế biến hải sản.                          D. Xay xát.

Câu 32. Đây là những địa danh làm nước mắm nổi tiếng nhất ở nước ta. 
A. Cát Hải (Hải Phòng), Nam Ô ( Đà Nẵng), Tuy Hoà (Phú Yên).
B. Phú Quốc ( Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng  Tàu).
C. Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). 
D. Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hoà), Tuy Hoà (Phú Yên).

Câu 33. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của  nước ta hiện nay vì :
A.  Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B.  Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
C.  Có liên quan, tác động đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác.
D.  Tất cả các lí do trên.

Câu 34. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có ngành chế biến sữa phát triển vì :
A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào.        B. Có thị trường tiêu thụ lớn.
C. Có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất.     D. Tất cả các lí do trên.

Câu 35. Vùng công nghiệp sản xuất đường mía phát triển nhất nước ta là :
A. Đông Nam Bộ.                           B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Nam Trung Bộ.                           D. Bắc Trung Bộ.

Câu 36. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố : A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B.  Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
C.  Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
D.  Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.

Câu 37. Hai nhân tố chính làm cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành ngành trọng điểm của nước ta là :
A.  Có thế mạnh lâu dài để phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
B.  Có thế mạnh lâu dài để phát triển và có tác động đến sự phát triển các ngành khác. 
C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển của các ngành kinh  tế khác.
D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.

Câu 38. Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :
A. Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội.   B. Nhà máy dệt Nam Định.
C. Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội.                  D. Nhà máy dệt kim Hà Nội.

Câu 39. Công nghiệp dệt thường tập trung ở các thành phố lớn vì :
A.  Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước.
B.  Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
C.  Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
D.  Có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.
Câu 40. Tân Mai là tên một nhà máy giấy lớn của tỉnh :
A. Phú Thọ.                  B. Đồng Nai.             C. Hà Tây.              D. Bình Dương.

Câu 41. Đây không phải là một phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. 
A. Công nghiệp dệt - may.                                 B. Công nghiệp sành - sứ - thuỷ tinh.
C . Công nghiệp sản xuất giấy                      D. Công nghiệp sản xuất đồ nhựa.

Câu 42. Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là : A. Đông Nam Bộ.               B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung.        D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 43. Hai phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường gây ô nhiễm môi trường nên ít được phân bố gần các thành phố lớn là :
A. In và văn phòng phẩm.       B. Dệt nhuộm.
C. Sản xuất giấy và thuộc da.   D. Sành - sứ - thuỷ tinh.

Câu 44. Khó khăn lớn nhất của ngành dệt của chúng ta hiện nay là :
A. Thiếu nguyên liệu.                                 B. Chất lượng lao động chưa đảm bảo.
C. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường.    D. Việc chậm đổi mới trang thiết bị.

Câu 45.  Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta  thời kì 2000 - 2005.
Sản phẩm
2000
2002
2003
2004
2005
Thủy tinh (nghìn tấn)
113
114
146
154
158
Giấy bìa (nghìn tấn)
408
489
687
809
901
Quần áo (triệu cái)
337
489
727
923
1011
Vải lụa (triệu m²)
356
469
496
501
503

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A.  Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
B.  Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, gấp 3 lần.
C.  Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục.
D.  Giai đoạn 2003 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.

Câu 46. Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là: 
A. Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
B.  Giải quyết việc làm.
C.  Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
D. Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 47. Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là  
A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
B.  Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
C.  Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
D.  Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.

Câu 48.  Điểm khác nhau giữa công nghiệp dệt và công nghiệp may của chúng ta hiện nay là : 
A. Công nghiệp dệt là ngành truyền thống, công nghiệp may là ngành mới ra đời.
B.  Công nghiệp dệt phát triển chậm và hiệu quả không cao bằng ngành may.
C.  Công nghiệp dệt thường gắn với vùng nguyên liệu, công nghiệp may gắn với thị  trường.
D.  Công nghiệp may phân bố rộng rãi hơn công nghiệp dệt.

Câu 49. Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của ngành công nghiệp may của nước ta là:
A. Nguyên liệu.                 B. Lao động.                   
C. Thị trường.                    D. Máy móc thiết bị.

Câu 50. Đây là đặc điểm chung của hai nhà máy giấy Bãi Bằng và Tân Mai: 
A. Có quy mô lớn nhất nước ta.            B. Liên doanh với nước ngoài.
C. Chưa khai thác hết công suất.          D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 51. Tốc độ tăng sản lượng từ 1995 đến 2005 nhanh nhất thuộc về
A. Dầu khí.                       B. Điện.                    C. Than.                   D. Câu A + C đúng

Câu 52. Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng tuốc bin khí?
A. Phả Lại.                        B. Phú Mĩ.                C. Bà Rịa.                D. Cà Mau

Câu 53. Nhà máy điện nào sau đây chạy bằng dầu?
A. Bà Rịa.                         B. Hiệp Phước.          C. Phả Lại.               D. Phú Mĩ 

Câu 54. Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than?
A. Hông Bí.                       B. Na Dương.            C. Thủ Đức.             D. Ninh Bình 

Câu 55. Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành
A.  Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện lực 
B.  Khai thác nguyên, nhiên liệu và nhiệt điện
C.  Khai thác than, dầu khí và nhiệt điện 
D.  Khai thác than, dầu khí và thủy điện 

Bội đen để thấy đáp án.
1C         2B           3C           4B           5B           6B           7A           8B           9B           10C
11D       12D         13B         14A         15B         16B         17A         18A         19A         20C
21D       22C         23C         24D         25D         26C         27C         28A         29C         30B
31D       32C         33A         34D         35A         36C         37A         38B         39B         40D
41D       42A         43C         44D         45D         46B         47B         48B         49C         50D
51B        52A        53B         54C         55A 


--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (Phần 1)

Câu 1: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là:

A. Thủy điện và nhiệt điện

B. Khai thác than và sản xuất điện

C. Thủy điện và khai thác nguyên , nhiên liệu

D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do

A. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác

B. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ

C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài

D. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường

Đáp án: A

Giải thích : Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp khác muốn phát triển đều dùng đến nguồn năng lượng hay nói cách khác, công nghiệp năng lượng là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển nên trong phát triển kinh tế, công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng luôn phải đi trước 1 bước.

Câu 3: Than antraxit phân bố chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng      B. Quảng Ninh

C. Đồng bằng sông Cửu Long      D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Than nâu phân bố chủ yếu ở:

A. Quảng Ninh      B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Than bùn tập trung ở

A. Quảng Ninh      B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để

A. Xuất khẩu thu ngoại tệ

B. Làm nhiên liệu cho nhà máy thủy điện

C. Làm nhiên liệu cho công nghiệp háo chất, luyện kim

D. Làm chất đốt cho các hộ gia đình

Đáp án: D

Giải thích : Nguồn khoáng sản than ở nước ta khai thác không chỉ dùng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhiêu liệu cho các ngành hóa chất, luyện kim,… mà sản lượng than còn được dùng để xuất khẩu thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn.

Câu 7 : Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm:

A. 1986      B. 1990

C. 1991      D. 1996

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Hải bề trầm tích có triển vọng vè trữ liệu và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là:

A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn

B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa

C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh

D. Bể Malai – Thổ Châu và bể Vũng Mây –Tư Chinh

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là:

A. Hồng Ngọc      B. Rạng Đông

C. Rồng      D. Bạch Hổ

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Việc khi thác dầu thổ ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện

B. Dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước

C. Xuất khẩu thu ngoại tệ

D. Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

Đáp án: C

Giải thích : Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, thu lại nguồn ngoại tệ lớn.

Câu 11: Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là

A. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện

B. Xuất khẩu để thu ngoại tệ

C. Làm nguyên liệu cho sản xuất phân đạm

D. Tiêu dùng trong gia đình

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Có giá trị đống góp hàng năm lướn

B. Là ngành có truyền thống lâu đời

C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngoài

D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do:

A. Sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông

B. Nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm

C. Đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn

D. Không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện

Đáp án: C

Giải thích : Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do nguồn nhiên liệu từ than, khí và dầu mỏ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ngày càng lớn.

Câu 14: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là:

A. Than, dầu khí, thủy năng

B. Sức gío, năng lượng mặt trời, than

C. Thủy triều, thủy năng, sức gió

D. Than, dầu khí, địa nhiệt

Đáp án: A

Giải thích : Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.

Câu 15: Hệ thống sông có tiền năng thủy điện lớn nhất nước ta là

A. Hệ thống sông Mê Công      B. Hệ thống sông Hồng

C. Hệ thống sông Đồng Nai      D. Hệ thống sông Cả

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là

A. Sông ngòi nước ta ngăn và dốc

B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ

C. Lượng nước phân bố không đều trong năm

D. Sông ngòi nhiều phù sa

Đáp án: C

Giải thích : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 75%), đây là khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta.

Câu 17: Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ

A. Hòa Bình đến Hà Tĩnh

B. Hòa Bình đến Đà Nẵng

C. Hòa Bình đến Plây Ku

D. Hòa Bình đến Phú Lâm

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là

A. Chủ động vận hành được quanh năm

B. Giá thành sản xuất rẻ

C. Không gây ô nhiễm môi trường

D. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu

Đáp án: A

Giải thích : Ưu điểm lớn nhất của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện là do không phụ thuộc vào tự nhiên nên chủ động vận hành được quanh năm.

Câu 19: Một trong những ưu điểm của nhà máy thủy điện so với nhà máy nhiệt điện ở nước ta là

A. Chủ động vận hành được quanh năm

B. Giá thành sản xuất rẻ

C. Giá thành xây dựng nhà máy thấp hơn

D. Có khả năng xây dựng tại bất cứ địa điểm nào

Đáp án: B

Giải thích :Do phải sử dụng nhiều nhiên liệu để sản xuất điện nên giá điện của các nhà máy nhiệt điện thường cao hơn nhiều so với giá thành của các nhà máy thủy điện.

Câu 20 : Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. Than      B. Dầu

C. Khí tự nhiên      D. Nhiên liệu sinh học

Đáp án: A

Giải thích : Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90% ở Quảng Ninh với trữ lượng 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg.

Câu 21: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phấn bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do

A. Miền Nam không thiếu điện

B. Gây ô nhiễm môi trường

C. Vị trí xa vùng nhiên liệu

D. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn

Đáp án: C

Giải thích : Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam nước ta chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Than không được sử dụng ở phía Nam là do phía Nam xa nguồn nhiên liệu than (than tập trung chủ yếu ở phía Bắc).

Câu 22: các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Các khu tập trung công nghiệp

B. Gần các cảng biển

C. Xa khu dân cư

D. Đầu nguồn các dòng sông

Đáp án: A

Giải thích : Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở các khu vực tập trung công nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ.

Câu 23: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì

A. Đòi hỉ ít lao động

B. Có giá trị sản xuất lớn

C. Có công nghệ sản xuất hiện đại

D. Có lợi thế lâu dài ( nguyên liệu, lao động, thị trường)

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 24: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Cơ cấu ngành đa dạng

B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ

C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn

Đáp án: B

Giải thích :Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 25: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là

A. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thủy hai sản

B. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản

C. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến lâm sản

D. Rượu, bia, nước ngọt, chế biến thủy, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 26: Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

C. Chế biến lâm sản

D. Chế biến thủy, hải sản

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản

Câu 27: Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào

A. Công dụng kinh tế của sản phẩm

B. Nguồn nhiên

C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động

D. Đặc điểm sử dụng lao động

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 28: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. Phân bố chủ yếu ở thành thị      B. Chỉ phân bố ở vùng đồng bằng

C. Phân bố rộng rãi       D. Cách xa vùng đông dân

Đáp án: C

Giải thích :Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là phân bố rộng rãi, từ vùng núi đến trung du và đồng bằng. Đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Câu 29 : Công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.

Câu 30: Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở

A. Các đô thị lớn      B. Các tỉnh miền núi

C. Vùng ven biển      D. Vùng nông thôn

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.

Câu 31:Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do

A. Đây là các vùng nuôi bò sữa lớn

B. Đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển

C. Đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn

D. Đây là nơi có nhiều lao động có trình độ

Đáp án: C

Giải thích : Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là khu vực có dân số đông nên nhu cầu về các sản phẩm từ sữa rất lớn.

Câu 32: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần      B. 2,7 lần

C. 3,7 lần      D. 4,7 lần

Đáp án: B

Giải thích :Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng từ 49,4 nghìn tỉ đồng (2000) lên 135,2 nghìn tỉ đồng (2007), tức là tăng gần 2,74 lần.

Câu 33: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may

A. 54,8%      B. 55,8%

C. 56,8%      D. 57,8%

Đáp án: A

Giải thích :Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành năm 2007 thì ngành dệt may chiếm 54,8%, ngành da – giày chiếm 28,3% và ngành giấy – in – văn phòng phẩm chiếm 16,9%.

Câu 34: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000- 2007 tỉ trọng sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng thêm:

A. 1,1%      B. 2,1%

C. 3,1%      D. 4,1%

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 15,7% (2000) và chiếm 16,8% (2007). Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng tăng thêm 1,1%.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 (có đáp án): Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (Phần 2)

Câu 1. Than đá tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng

A. 20 nghìn MW với sản lượng 240 – 250 tỉ kWh.

B. 25 nghìn MW với sản lượng 250 – 260 tỉ kWh.

C. 30 nghìn MW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh.

D. 35 nghìn MW với sản lượng 270 – 280 tỉ kWh.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Nhà máy nhiệt điện nào dưới đây chạy bằng khí?

A. Na Dương.

B. Phả Lại.

C. Phú Mỹ.

D. Uông Bí.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

D. Vùng Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Bể trầm tích nào có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta?

A. Bể trầm tích sông Hồng.

B. Các bể trầm tích Trung Bộ.

C. Bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai.

D. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Thế mạnh để phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là

A. nguồn thủy năng phong phú.

B. nguồn năng lượng sạch lớn.

C. tài nguyên rừng tự nhiên rất lớn.

D. có nhiều than, dầu khí.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là:

A. khai thác và chế biến dầu khí.

B. chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

C. công nghiệp điện lực.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/120, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?

A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.

B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.

Đáp án: B

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác dầu nhiên liệu ở nước ta là

A. than nâu

B. than bùn

C. dầu mỏ

D. khí đốt

Đáp án: C

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích

A. Nam Côn Sơn

B. Thổ Chu – Mã Lai

C. Cửu Long

D. Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là

A. Uông Bí

B. Cà Mau

C. Bà Rịa

D. Thủ Đức

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem chú giải: kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại (chạy bằng than), Phú Mỹ và Cà Mau đều chạy bằng khí.

Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng trên con sông nào?

A. sông Lô

B. sông Gâm

C. sông Thái Bình.

D. sông Chảy.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22 (nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh), xác định được vị trí nhà máy thủy điện Tuyên Quang với công suất là 342 MW nằm trên con sông Gâm (chảy qua lãnh thổ Hà Giang, Tuyên Quang về Phú Thọ).

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?

A. sông Hồng

B. sông Thu Bồn

C. sông Cả

D. sông Đồng Nai

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22, xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An).

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là

A. Uông Bí

B. Phả Lại

C. Ninh Bình

D. Na Dương

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem chú giải ⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.

Câu 15. Do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ngành công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành

A. công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

B. công nghiệp khai thác ở nước ta.

C. công nghiệp quan trọng ở nước ta.

D. công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sản xuất cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) ⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 16. Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

A.sông ngòi ngắn và dốc.

B. sự phân mùa khí hậu.

C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Đáp án: B

Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.

- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh,

- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém

Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.

Câu 17. Ngành công nghiệp điện lực là một trong hai ngành cơ sở hạ tầng cần ưu tiên nào trong phát triển kinh tế?

A. Thứ yếu.

B. Đi trước một bước.

C. Thiết yếu.

D. Cần thiết.

Đáp án: B

Giải thích: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương ⇒ Trong đó, mạng lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn,...

Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?

A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

B. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.

C. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.

D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điểm về nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy điện nên các nhà máy ở Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.

Câu 19. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÂN THEO NGUỒN CỦA NƯỚC TA (Đơn vị %)

Nguồn19901995200020052006
Thuỷ điện72,353,838,330,132,4
Nhiệt điện từ than20,022,029,424,219,1
Nhiệt điện từ điêzen, khí7,724,232,345,648,5
Tổng cộng100,0100,0100,0100,0100,0

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta qua các năm?

A. Biểu đồ đường.

B. Biều đồ tròn.

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ cột.

Đáp án: C

Giải thích:

- Dấu hiệu nhận biết: Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền) và thể hiện cơ cấu, tỉ trọng của các đối tượng.

- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu và có 5 mốc năm.

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta, giai đoạn 1990 – 2006 là biểu đồ miền.

Câu 20. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

Sản phẩmNăm
19952000200520112014
Điện (Tỉ kWh)14,726,752,1101,5140.2
Than (Triệu tấn)8,411,634,146,641,7

Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014?

A. Sản lượng điện và than đều tăng

B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định

C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện

D. Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần

Đáp án: C

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Sản lượng than và điện đều tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2014.

- Sản lượng than tăng gấp 4,96 lần, nhưng chưa ổn định; Sản lượng điện tăng gấp 9,53 lần ⇒ Nhận xét A, B, D đúng và nhận xét C: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện là sai.

Câu 21. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do

A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.

C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than.

D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Trước đây khi công nghiệp dầu khí chưa phát triển, các nhà máy nhiệt điện nước ta chủ yếu chạy bằng than ⇒ Vùng than cho nhiệt điện nước ta lại tập trung ở phía Bắc (than antraxit ở Quảng Ninh) nên các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trước đây không phát triển ở phía Nam vị trí xa vùng nguyên liệu than.

Câu 22. Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do

A. sản lượng khai thác lớn.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. có thị trường tiêu thụ rộng.

D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) ⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chạy bằng than không phát triển là do

A. Xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

B. Hạn chế về cơ sở hạ tầng.

C. Thiếu cơ sở nhiên liệu.

D. Nhu cầu về điện thấp.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chạy bằng than không phát triển là do khoáng sản than tập trung chủ yếu ở phía Bắc (90% ở tỉnh Quảng Ninh), phía Nam thiếu cơ sở nhiên liệu, ở xa nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu. Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam chủ yếu chạy bằng khí (một số nhà máy nổi tiếng như Cà Mau, Bà Rịa và Phú Mỹ,…) và chạy bằng dầu (Hiệp Phước, Thủ Đức,…).

Câu 24. Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung nào dưới đây?

A. gần các khu công nghiệp tập trung.

B. nơi dân cư tập trung đông.

C. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng.

D. ở các cảng biển.

Đáp án: C

Giải thích: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí) nên vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng.

Câu 25. Sự phân bố gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng là đặc điểm chung của ngành nào dưới đây?

A. Sản xuất công nghiệp thủy điện và điện nguyên tử.

B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên.

C. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng (giày, da, thuốc lá, bánh kẹo,…).

D. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí) nên vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng. Các ngành khác thường phân bố gần thị trường tiêu thụ do đặc tính vận chuyển sản phẩm bằng đường bộ. Ngược lại các nhà máy điện lại phân bố xa nơi tiêu thụ điện là các vùng công nghiệp hay khu dân cư, vì sản phẩm điện được truyền tải bằng đường dây tải điện dẫn đến các khu CN và dân cư.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 có đáp án (Bổ sung)

(CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG)

Câu 1: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là:

A. than đá.

B. dầu nhập nội.

C. khí tự nhiên.

D. năng lượng mặt trời.

Đáp án: Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:

A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.

B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

C. Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.

D. Hệ thống sông Hồng và sông Cả.

Đáp án: Công suất có khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:

A. Uông Bí.

B. Phả Lại.

C. Ninh Bình.

D. Na Dương.

Đáp án: B1. Xem chú giải

⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất  thể hiện công suất > 1000 MW.

B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích

A. Nam Côn Sơn.

B. Thổ Chu – Mã Lai.

C. Cửu Long.

D. Trung Bộ.

Đáp án: Quan sát Atlat, thấy được Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích Nam Côn Sơn (đưa khí từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ về).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là:

A. Nam Côn Sơn và Cửu Long.

B. Thổ Chu – Mã Lai và Nam Côn Sơn.

C. Sông Hồng và Trung Bộ.

D. Cửu Long và Sông Hồng.

Đáp án: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?

A. sông Hồng.

B. sông Thu Bồn.

C. sông Cả.

D. sông Đồng Nai.

Đáp án: Dựa vào Atlat trang 22,  xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:

A. Than đá, than bùn, than nâu.

B. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.

C. Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.

D. Tài nguyên rừng giàu có.

Đáp án: - Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh

- Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?

A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.

B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.

D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.

Đáp án: - Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nâng cao đời sống người dân ⇒ yêu cầu cơ sở năng lượng (điện) rất quan trọng.

- Nước ta có tiềm năng thủy điện lớn (trên sông Đồng Nai)

⇒ Hiện nay đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn (Sơn La – 2400 MW)

⇒ Với nhu cầu lớn + tiềm năng dồi dào đang được khai thác tốt

⇒Tăng nhanh sản lượng điện

⇒ Nhận xét: Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận là Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là:

A. công nghiệp khai thác dầu khí.

B. công nghiệp điện lực.

C. công nghiệp cơ khí.

D. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Đáp án: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương.

⇒ Trong đó, mạng  lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp,  ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn...

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do

A. sông ngòi ngắn và dốc.

B. sự phân mùa khí hậu.

C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.

D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.

Đáp án: Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.

- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh,

- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém

⇒ Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014

Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014:

A. Sản lượng điện và than đều tăng.

B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định.

C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện.

D. Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần.

Đáp án: Nhận xét:

- Sản lượng than và điện đều tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2014

- Giai đoạn

+ Sản lượng than tăng gấp 4,96 lần, nhưng chưa ổn định

+ Sản lượng điện tăng gấp 9,53 lần

⇒ Nhận xét A, B, D đúng

   Nhận xét C: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện là Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do:

A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.

C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than.

D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.

Đáp án: Trước đây, khi công nghiệp dầu khí chưa phát triển, các nhà máy nhiệt điện nước ta chủ yếu chạy bằng than.

⇒ Vùng than cho nhiệt điện nước ta lại tập trung ở phía Bắc (than antraxit ở Quảng Ninh)

⇒ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vị trí xa vùng nguyên liệu than.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung là:

A. gần các khu công nghiệp tập trung.

B. nơi dân cư tập trung đông.

C. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng.

D. ở các cảng biển.

Đáp án: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí)

⇒ Vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do

A. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. có thị trường tiêu thụ rộng.

D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta)

⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.

Đáp án cần chọn là: B

(CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM)

Câu 1: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.

B. Chế biến gỗ và lâm sản.

C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

D. Chế biển thủy hải sản.

Đáp án: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản và nhiều phân ngành khác.

⇒ Chế biến gỗ và lâm sản không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt ở nước ta?

A. xay xát.

B. chế biến sữa, sản phẩm từ sữa.

C. sản xuất bia rượu, nước ngọt.

D. sản xuất mía đường.

Đáp án: Nguyên liệu của CN chế biến sản phẩm trồng trọt là sản phẩm ngành trồng trọt (các loại hạt, củ, quả, rau màu )

⇒ Được sử dụng chế biến trong các phân ngành như: xay xát (hạt); sản xuất bia rượu nước ngọt (các loại hạt, quả..), sản xuất đường (mía, củ cải đường).

⇒ Loại đáp án A, C, D

- Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn nguyên liệu từ động vật  (ngành chăn nuôi) ⇒  không  thuộc CN chế biến sản phẩm trồng trọt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Hoạt động  nào không thuộc công nghiệp chế biến thủy hải sản nước ta?

A. Chế biến nước mắm.

B. Chế biến cá.

C. Chế biến tôm .

D. Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt.

Đáp án: CN chế biến thủy hải sản sử dụng nguyên liệu từ ngành thủy sản (tôm, cá, mực...). Gồm các phân ngành: chế biến nước mắm (từ cá), chế biến tôm cá.

⇒ Loại đáp án A, B, C

- Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt là ngành thuộc CN chế biến sản phẩm chăn nuôi (sử dụng nguyên liệu từ thịt).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn?

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, Biên Hòa.

C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

D. Biên Hòa, Hà Nội.

Đáp án: B1. Xác định kí hiệu thể hiện Trung tâm công nghiệp quy mô lớn.

B2. Đọc tên các Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn: Hải Phòng, Biên Hòa.

⇒ Chọn đáp án B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi?

A. Hải Phòng.

B. Cần Thơ.

C. Thủ Dầu Một.

D. Hạ Long.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi.

B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 Trung tâm công nghiệp đã cho

⇒ Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có chế biển thủy hải sản?

A. Hải Phòng.

B. Cần Thơ.

C. Thủ Dầu 

D. Hạ Long.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biến thủy hải sản.

B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 trung tâm công nghiệp đã cho

⇒ Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến thủy hải sản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành chủ yếu nào sau đây?

A. chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.

C. Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nhân tố tác động mạnh tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm nước ta là:

A. thị trường và chính sách phát triển.

B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

C. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ.

D. lao động và thị trường tiêu thụ.

Đáp án: - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chính là sản phẩm ngành nông –lâm –thủy sản ⇒ phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nguyên liệu.

- Sản phẩm của ngành này là các loại thức ăn đồ uống chế biến sẵn → dân cư hay chính là thị trường tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở

A. miền núi.

B. đồng bằng ven biển.

C. nông thôn.

D. thành phố, đô thị lớn.

Đáp án: Bia, rượu, nước ngọt là các sản phẩm đồ uống được tiêu thụ phổ biến ở khu vực thành phố, đô thị lớn, nơi tập trung các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất công nghệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 so với năm 2000, gấp

A. 1,72 lần.

B. 2,74 lần.

C. 3, 7 lần.

D. 4,75 lần.

Đáp án: Căn cứ vào Bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, Atlat Địa lí Việt Nam trang 22:

B1. Xác định giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng; năm 2000 là 49,4 nghìn tỉ đồng.

B2. Tính toán:

So với năm 2000, năm 2007 giá trị sản xuất tăng: 135,2 / 49,4 = 2,74 lần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Các đô thị lớn không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp

A. tôm, cá đóng hộp, đông lạnh.

B. rượu, bia, nước ngọt.

C. sữa, các sản phẩm từ sữa.

D. thịt, sản phẩm từ thịt.

Đáp án: Các phân ngành chế biến tôm cá đóng hộp, đông lạnh phân bố chủ yếu gần các vùng biển, nơi có nguồn thủy hải sản dồi dào; mặt khác việc trao đổi xuất khẩu hàng hóa cũng diễn ra thuận tiện (gần cảng biển)

⇒ Đô thị lớn không phải là nơi tập trung các phân ngành này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là:

A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

B. đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

C. thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

D. tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Đáp án: Các vai trò chủ yếu của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là:

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông nghiệp → vì vậy nó tạo đầu ra cho nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển. 

- Thông qua khâu chế biến, bảo quản sẽ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp (tạo ra hàng đồ khô, đóng hộp, bánh kẹo...)

- Mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi; trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp....), đẩy mạnh phát triển chuyên canh nông nghiêp gắn với công nghiệp chế biến.

⇒ Nhận xét A, C, D đúng.

- Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp là do sự phân hóa khí hậu và địa hình (điều kiện tự nhiên)

⇒ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không thể tác động làm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ⇒ Nhận xét B không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do

A. Gần nguồn nguyên liệu phong phú.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Lao động có trình độ tay nghề cao.

D. Cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.

Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, lao động trình độ cao.

⇒ Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do lao động có trình độ tay nghề cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Đáp án: Các vùng trồng chè chủ yếu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

⇒ đây là hai vùng cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến chè → vì vậy công nghiệp chế biến chè phân bố chủ ở Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh do

A. Vốn đầu tư hạn chế.

B. Nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo.

C. Thiếu lao động có tay nghề.

D. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu.

Đáp án: Công nghiệp chế biến sp chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên liệu. Trong khi ngành chăn nuôi nước ta có hiệu quả còn kém, do dịch bệnh và năng suất thấp nên sản phẩm ngành chăn nuôi không ổn định và đảm bảo tốt.

⇒ Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh.

Đáp án cần chọn là: B


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang