HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Có trắc nghiệm và đáp án)
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 05/01/2023
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển NN nhiệt đới.
a. Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm
Có sự phân hóa theo mùa, Bắc – Nam và theo độ cao Þtạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các vùng.
Có thể xen canh, tăng vụ.
- Địa hình – đất đai:
+ Trung du miền núi: đất feralit Þ trồng cây CN lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đồng bằng: đất phù sa Þ trồng cây LTTP, cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
b. Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, tính mùa vụ khắc khe Þ NN mang tính bấp bênh.
2. Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền NN nhiệt đới:
- Cây trồng, vật nuôi phân bố phù hợp với vùng sinh thái NN.
- Cơ cấu mùa vụ thay đổi, giống mới ngắn ngày chống sâu bệnh.
- GTVT và CN chế biến thúc đẩy giao lưu nông phẩm giữa các vùng.
- Đẩy mạnh SX nông sản XK (gạo, cà phê…).
II. Phát triển nền NN hiện đại SX hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của NN nhiệt đới.
- Đặc điểm nền NN nước ta hiện nay tồn tại song song nền NN cổ truyền và nền NN hiện đại, đồng thời chuyển tiếp nền NN tự cấp, tự túc sang nền NN hàng hóa.1. Nền NN cổ truyền:
- SX nhỏ, công cụ thủ công, cần nhiều lao động, năng suất lao động thấp.
- Mang tính tự cấp, tự túc
2. Nền NN hiện đại:
- Quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ
- mục đích SX không chỉ tạo ra nhiều nông sản mà còn tạo ra nhiều lợi nhuận.
- Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, áp dụng KHKT.
- NN gắn liền CN chế biến và DV NN.
III. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét.
1. Hoạt động NN là bộ phận chủ yếu của nền KT nông thôn:- KT NN theo nghĩa rộng gồm: NN, lâm nghiệp và thủy sản.
- Các hoạt động phi NN( CN-XD và DV) ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
2. KT nông thôn bao gồm nhiều thành phần KT:
- Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản.
- Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản.
- KT hộ gia đình.
- KT trang trại.
3. Cơ cấu KT nông thôn chuyển dịch theo hướng SX hàng hóa và đa dạng.
-Đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
- Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến và hướng mạnh ra xuất khẩu. -Có sự thay đổi tỉ trọng thành phần cơ cấu, các sản phẩm trong nông – lâm- thủy sản, sản phẩm phi nông nghiệp khác.
- Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự phân mùa khia hậu, sự phân hóa theo chiều Bắc- Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi.
a/ Thuận lợi:
- Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ…
- Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
b/ Khó khăn:
- Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán…
- Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái
- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
Tiêu chí
NN cổ truyền
NN hàng hóa
Quy mô
- Nhỏ, manh mún
- Lớn, tập trung cao
Phương thức canh tác
- Trình độ kỹ thuật lạc hậu.
- Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến.
- Chuyên môn hóa thể hiện rõ.
Hiệu quả
Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp.
Năng suất lao động cao, hiệu quả cao.
Tiêu thụ sản phẩm
Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường.
Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Phân bố
Tập trung ở các vùng còn khó khăn.
Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợI.
Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.
- Sản xuất hàng hoá nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh chuyên môn hoá.
+ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
+ Kết hợp công nghiệp chế biến hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Đa dạng hoá kinh tế nông thôn:
+ Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động…
+ Đáp ứng tốt hơn những điều kiện thị trường.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông- lâm- ngư và các sản phẩm khác...
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc điểm về nền nông nghiệp nước ta (Phần 1)
Câu 1:về cơ bản nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp
A. Cận nhiệt đới B. Nhiệt đới
C. Cận xích đạo D. Ôn đới
Đáp án: B
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa về
A. Thổ nhưỡng B. Địa hình
C. Khí hậu D. Sinh vật
Đáp án: C
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 3: Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng nước ta
A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao trên cả
B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng
Đáp án: C
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là
A. Khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh
B. Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào
C. Địa hình, đất đai đa dạng
D. Nguồn nước và sinh vật phong phú
Đáp án: B
Giải thích : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng sâu sắc đến nền nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là chế độ nhiệt, ẩm đồi dào là yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh và tăng vụ.
Câu 5: Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là :
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
Đáp án: A
Giải thích : Do vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự tác động của gió mùa đông Bắc nên ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có cơ cấu cây trồng đa dạng, từ các cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đến các cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Ngoài ra, ở Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng với khí hậu mát mẻ cũng rất thuận lợi để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Câu 6: Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :
A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp
B. Nhà nước bắt đầu có những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn
C. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
Đáp án: A
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:
A. Nhà nước bắt đầu có các chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn
B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày chịu được sâu bệnh, có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt và hạn hán
C. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đày đủ như cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
Đáp án: B
Giải thích :Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản
Câu 8: Một trong những biểu hiện về sự khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:
A. Lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân
B. Các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đày đủ như cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghệ chế biến và bảo quản nông sản
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
Đáp án: C
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Một hạn chê lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. Có tính bấp bênh trong sản xuất do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra
B. Sản lượng của những sản phầm nông nghiệp chủ lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước
C. Chất lượng các sản phẩm nông nghiệp kém, không có khả ăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
D. Chi phí sản xuấ lớn, hiệu quả kinh tế thấp do phải đầu tư lớn và sử dụng nhiều lao động có trình độ cao
Đáp án: A
Giải thích :Hướng dẫn: Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là :
A. Tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp
B. Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cáu GDP
C. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đáp ứng cho nhu càu tiêu dùng tại chỗ của người dân
D. Đẩy mạng sản xuất nông nghiệp xuất khảu ( gạo, cà phê, cao sư, hoa quả, …)
Đáp án: D
Giải thích : Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Câu 11: Nền nông nghiệp nước ta hiện nay
A. Vẫn chỉ là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc
B. Đã không còn sản xuất tự cấp, tự túc
C. Vẫn chưa chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
D. Đang trong quá trình chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
Đáp án: D
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 12: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:
A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
B. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới
C. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
D. Mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ
Đáp án: D
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản
Câu 13: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:
A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
B. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới
C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 14: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là:
A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
C. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới
D. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
Đáp án: B
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 15: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là:
A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp
B. Sản xuất nhỏ, công cụ thô sơ
C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
D. Phần lớn sản phẩm tiêu dùng tại chỗ
Đáp án: A
Giải thích :Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 16: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là:
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
B. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
D. Phần lớn sản để phẩm tiêu dùng tại chỗ
Đáp án: B
Giải thích :Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 17: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm
D. Phần lớn sản để phẩm tiêu dùng tại chỗ
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản.
Câu 18: Bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua là
A. Sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền snag nông nghiệp sản xuất hàng hóa
B. Phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng
C. Sản xuất nông nghiệp tự cấp , tự túc theo hướng đa canh
D. Sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường
Đáp án: A
Giải thích : Mục 2, SGK/89 địa lí 12 cơ bản
Câu 19: Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng
A. Phân bố đồng đều các cây trồng, vật nuôi giữa các vùng
B. Tăng tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu nông nghiệp của các vùng
C. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển vùng chuyên canh
D. Chia đều ruộng đất cho người lao động
Đáp án: C
Giải thích : Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Ở nước ta có 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ và 2 vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): Đặc diểm về nềm nông nghiệp nước ta (Phần 2)
Câu 1. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng
A. trung du và đồng bằng.
B. đồng bằng ven biển.
C. miền núi và đồng bằng.
D. trung du và miền núi.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?
A. Sản xuất nhỏ.
B. Công cụ thủ công.
C. Sử dụng nhiều máy móc.
D. Sử dụng nhiều sức người.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/89, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Thiên tai và các loại dịch bệnh là khó khăn trong ngành
A. sản xuất công nghiệp.
B. các hoạt động dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. du lịch và thương mại.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là
A. Người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận.
B. Sản xuất tự cấp tự túc, đa dạng hóa.
C. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
D. Năng suất nông nghiệp cao.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/89, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ là đặc trưng của nền nông nghiệp nào?
A. Nền nông nghiệp hàng hóa.
B. Nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. Nền nông nghiệp cổ truyền.
D. Nền nông nhiệt thị trường.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/89, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
A. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi
B. Kinh nghiệm của nhân dân lao động.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Vùng đồng bằng có thế mạnh nào dưới đây?
A. Thâm canh, tăng vụ.
B. Cây lâu năm.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Yếu tố nào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ?
A. Nguồn nước dồi dào.
B. Lượng nhiệt ẩm dồi dào.
C. Tài nguyên đất phong phú.
D. Khí hậu phân hóa đa dạng.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở:
A. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
C. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11. Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
A. người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất.
B. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến sản lượng.
C. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.
D. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/89, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12. Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.
B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.
D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/89, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13. Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp
D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản
Đáp án: A
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14. Đâu không phải nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay?
A. Cá.
B. Gạo.
C. Cà phê.
D. Cao su.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/88, địa lí 12 cơ bản.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 (có đáp án): (mức độ vận dụng)
Câu 1. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là
A. đặc điểm về đất đai và khí hậu.
B. truyền thống sản xuất của dân cư.
C. trình độ thâm canh.
D. điều kiện về địa hình.
Đáp án: A
Giải thích: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là do sự khác nhau về đặc điểm về đất đai và khí hậu. Tây Nguyên chủ yếu là đất badan màu mỡ trên các cao nguyên, có khí hậu cận xích đạo với một mùa khô – mưa sâu sắc. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh và đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng.
Câu 2. Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện
A. Khí hậu, nguồn nước.
B. Địa hình và đất trồng.
C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
D. Khí hậu và đất trồng.
Đáp án: B
Giải thích: Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:
- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.
- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.
Câu 3. Năng suất lúa nước ta tăng nhanh là do nguyên nhân chính nào?
A. Bón nhiều phân hóa học.
B. Áp dụng các biện pháp thâm canh.
C. Tăng diện tích.
D. Sử dụng giống mới.
Đáp án: B
Giải thích: Việc tăng năng suất lúa có thể tiến hành nhờ tăng diện tích sử dụng giống mới, bón nhiều phân hóa học (Chỉ làm tăng năng suất trong thời gian ngắn/theo mùa vụ). Chỉ có áp dụng các biện pháp thâm canh (tăng năng suất bền vững).
Câu 4. Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
A. quảng canh, cơ giới hóa.
B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh và xen canh.
D. luân canh và xen canh.
Đáp án: B
Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn).
Câu 5. Nền nông nghiệp hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nào dưới đây?
A. Chất lượng lao động.
B. Thị trường.
C. Các yếu tố khí hậu.
D. Nguồn vốn đầu tư.
Đáp án: B
Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là: người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ, mục đích quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận ⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.
Câu 6. Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện
A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.
Đáp án: A
Giải thích: Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu. Miền bắc có một mùa đông lạnh phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng.
Câu 7. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuâtt ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
A. biến động của thị trường.
B. nguồn lao động đang giảm.
C. các thiên tai ngày càng tăng.
D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:
- Người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.
- Mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.
Như vậy, với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.
Câu 8. Ở vùng Tây Nguyên chuyên các loại cây nhiệt đới như cà phê, cao su, điều,.. đã thể hiện
A. Các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
Đáp án: A
Giải thích: Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,… đã thể hiện các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Các loài cây trên thích hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng của Nam Trung Bộ.
Câu 9. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Nguyên
D. Bắc Trung Bộ
Đáp án: A
Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Câu 10. Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nào?
A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới
B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt.
C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi.
D. Cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp cận nhiệt.
Đáp án: C
Giải thích: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) nên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao. Điều đó tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Câu 11. Vụ đông trở thành vụ chính của Đồng bằng sông Hồng do
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. có một mùa đông lạnh.
C. có nhiều dạng địa hình.
D. nguồn tài nguyên đất phong phú.
Đáp án: B
Giải thích: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ trên dưới 18ºC. Chính vì vậy, hiện nay vụ thu đông dần dần đã được đưa vào sản xuất chính của vùng với nhiều sản phẩm như bắp cải, xu hào, súp lơ,…
Câu 12. Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ nào dưới đây?
A. Đông xuân.
B. Hè thu.
C. Mùa.
D. Đông
Đáp án: D
Giải thích: Vùng đồng bằng sông Hồng nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.
Câu 13. Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai
B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.
D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
Đáp án: A
Giải thích: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ và chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai thất thường (bão lũ, giá rét, sương muôi...) ⇒ Chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là để giúp cây trồng tránh được thiên tai phá hoại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Câu 14. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ
A. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
B. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
C. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
Đáp án: A
Giải thích: Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ việc đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. Ví dụ: Những vùng không có sản phẩm ôn đới cũng có thể được sử dụng, có thể thưởng thức sản phẩm trái vụ cần tăng cường chế biến (khô, sấy, mứt, đóng hộp,…), vận chuyển.
Câu 15. Nhân tố thị trường có vai trò gì trong việc thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
A. Quyết định.
B. Chủ yếu.
C. Cần thiết.
D. Quan trọng nhất.
Đáp án: D
Giải thích: Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng, nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn. Như vậy, thị trường sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.
Câu 16. Nhân tố nào dưới đây quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
A. Khoa học – kĩ thuật.
B. Lực lượng lao động.
C. Thị trường.
D. Tập quán sản xuất.
Đáp án: C
Giải thích: Mục đích của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận. Vì vậy, yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng, thị trường tiêu thụ rộng lớn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 có đáp án
Câu 1: Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng căn bản đến mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Đất đai.
D. Sông ngòi.
Đáp án: Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng (bắc – nam, độ cao)
⇒ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu mùa vụ và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:
A. Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.
B. Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.
C. Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
D. Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn→ thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là
A. quy mô sản xuất nhỏ.
B. quy mô sản xuất lớn.
C. sử dụng nhiều máy móc.
D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
Đáp án: Nền nông nghiệp cổ truyền có đặc trưng là:
+ quy mô sản xuất nhỏ
⇒ Đáp án A đúng.
+ sử dụng nhiều sức lao động công cụ thô sơ
⇒ Đáp án B, C, D sai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
A. thiên tai và dịch bệnh.
B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.
C. thiếu đất canh tác cho cây trồng.
D. thiếu lực lượng lao động.
Đáp án: Khí hậu thời tiết nước ta mang tính thất thường, thường xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán),
- Khí hậu nhiệt đới ẩm → dịch bệnh dễ phát sinh và lan rộng.
⇒ Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. Đất feralit.
C. Địa hình đa dạng.
D. Nguồn nước phong phú.
Đáp án: Điều kiện khí hậu có tác động mạnh mẽ nhất đến các thành phần tự nhiên khác như đất đai, thủy văn, sinh vật.
⇒ Khí hậu nhiệt đới ẩm quy định đặc trưng nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.
Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ tryền là:
-- Tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ
- Sử dụng nhiều sức lao động, công cụ thô sơ
- Năng suất thấp
- Còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giao thông chưa phát triển
⇒ Nhận xét: Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
A. người nông dân quan tâm nhiều hớn đến sản lượng.
B. người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác.
C. người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất.
D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ.
Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ do họ sản xuất ra.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhân tố chính tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. đất đai.
D. nguồn nước.
Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo độ cao, đông tây và bắc – nam
⇒ tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ
A. Đông xuân.
B. Hè thu.
C. Mùa.
D. Đông.
Đáp án: Vùng ĐBSH nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc → tạo nên một mùa đông lạnh
⇒ thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
Đáp án: - Nước ta đang ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, biểu hiện là:
+Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
- Sản xuất nông nghiệp ổ nước ta chịu tác động của khí hậu thời tiết thất thường ⇒ nông nghiệp mang tính bấp bênh
⇒ Nhận xét: C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.
B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.
D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.
Đáp án: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm.
⇒ Nhận xét: B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện:
A. Khí hậu, nguồn nước.
B. Địa hình và đất trồng.
C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
D. Khí hậu và đất trồng.
Đáp án: Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:
- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.
- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản.
Đáp án: Nền nông nghiệp nhiệt đới tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị xuất khẩu như: hoa quả (thanh long, sầu riêng, nho,..), nông sản (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều…)
⇒ Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì biện pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
A. quảng canh, cơ giới hóa.
B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh và xen canh.
D. luân canh và xen canh.
Đáp án: Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là:
⇒ áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
A. biến động của thị trường.
B. nguồn lao động đang giảm.
C. các thiên tai ngày càng tăng.
D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.
Đáp án: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:
+ người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.
+ mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.
⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện:
A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.
Đáp án: Mỗi miền có đặc trưng riêng về sản phẩm nông nghiệp, phù hợp với điều kiện khí hậu:
⇒ miền bắc có một mùa đông lạnh ⇒ phù hợp với hoa quả xứ lạnh; miền Nam có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm phù hợp với các loại hoa quả xứ nóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) ⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ hội tụ đầy đủ 3 đai khí hậu: Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao
⇒ tạo điều kiện phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Mục đích của việc chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.
D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
Đáp án: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ và chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai thất thường (bão lũ, giá rét, sương muôi...)
⇒ Chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
⇒ Giúp cây trồng tránh được thiên tai phá hoại, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
A. khoa học – kĩ thuật.
B. lực lượng lao động.
C. thị trường.
D. tập quán sản xuất.
Đáp án: Mục địch của việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa là tạo ra nhiều sản phẩm để thu lợi nhuận.
⇒ Yêu cầu về đầu ra sản phẩm (thị trường tiêu thụ) là rất quan trọng
⇒ Thị trường tiêu thụ rộng lớn → sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất phát triển và ngược lại khi thị trường nông sản biến động sẽ có tác động trực tiếp đến nền sản xuất.
Đáp án cần chọn là: C