HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA (Có trắc nghiệm và đáp án)

BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA (Có trắc nghiệm và đáp án)

ĐÔ THỊ HÓA
BÀI 18. ĐÔ TH
HÓA
(Có trắc nghiệm và đáp án)


I-Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

( Trình bài đặc điểm đô thị hóa nước ta?)
1-Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
- Thế kỷ thứ III trước CN xuất hiện đô thị đầu tiên, thành Cổ Loa.
- Thế kỷ XI: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An. Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỷ XVI, XVIII.
- Đầu tk XX: Hà Nội, Hải phòng, Nam Định.
- Năm 1954 -> 1975 theo 2 hướng :
+ Miền Nam: đô thị hóa là dồn dân phục vụ chiến tranh của chính quyền Sài Gòn.
+Miền Bắc : thời kì đầu đô thị hóa phát triển do công nghiệp hóa, thời kì sau chậm lại do chiến tranh chống Mĩ.
-Từ 1975 - nay: Quá trình đô thị hóa chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.
2-Tỉ lệ dân thành thị tăng.
Tỉ lệ dân thành thị tăng, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực (2005 - 26,9%)
3-Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
Cả nước có 689 đô thị, chủ yếu tập trung nhiều ở TDMN Bắc Bộ, ĐBSH, ĐBSCL.

II-Mạng lưới đô thị ở nước ta.

Mạng lưới đô thị phân thành 6 loại (loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5).
- Năm 2004, nước ta có : 5 TP trực thuộc Trung ương, 2 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

III-Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội. 

( Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nước ta đối với phát triển KT- XH?)
* Tích cực:
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng trong nước.
- Các thành phố, thị xã là: thị trường tiêu thụ sản phẩm, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại => có sức hút đối với đầu tư nước ngoài.
- Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
*Hạn chế: cần khắc phục như: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, việc làm…
----------/----------
Câu hỏi.
1. Dựa vào Átlat xác định 2 đô thị đặc biệt,3 đô thị loại 1,5 đô thị loại 2,3,4 và quy mô dân số các loại đô thị trên.(Átlat trang 15)
2. Nhận xét phân bố đô thị ở TDMN Bắc Bộ và ĐBSH.(Átlat trang 15)

_______________________
1/ Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
* Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp:
+ Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến…
+ Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định …
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
+ Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.
+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
* Tỷ lệ dân thành thị tăng:
+ Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 26,9%.
+ Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
* Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL).
+ Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.


2/ Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế- xã hội.
+ Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
+ Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…


--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 có đáp án

Câu 1: Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

A. Phú Xuân.

B. Phố Hiến.

C. Cổ Loa.

D. Tây Đô.

Đáp án: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:

A. Thương mại, du lịch.

B. Hành chính, quân sự.

C. Du lịch, công nghiệp.

D. Công nghiệp, thương mại.

Đáp án: Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là: hành chính, quân  sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Đáp án: Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị)..

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Hà Nội, Cần Thơ.

Đáp án: Hai đô thi đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ. 

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:

B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.

B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm:

A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.

D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.

Đáp án: - Từ 1954 – 1975 đô thị hóa nước ta có đặc điểm:

+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc  Mĩ.

+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp  hóa.

⇒ Như vậy Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Đáp án: Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

A. Hải Phòng.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3)

B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3.

⇒ Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.

B. quá trình đô thị hoá tự phát.

C. mức sống của người dân cao.

D. kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy hệ thống cơ sở hạ tầng kiến trúc được xây dựng và hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân...làm xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, đô thị lớn tập trung đông dân cư.

⇒ Như vậy quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đâu không phải là hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta ?

A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. ô nhiễm môi trường.

C. an ninh, trật tự xã hội.

D. nâng cao đời sống người .

Đáp án: Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương

⇒ Dẫn đến hậu quả là dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm ⇒ làm nảy sinh nhiều vấn đề như: thiếu chỗ ở, việc làm, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tràn lan, ô nhiễm do khói bụi.., mất trật tự xã hội, đời sống nhiều bộ phận dân cư gặp khó khăn.

⇒ Như vậy:  Nhận xét đô thị hóa tự phát góp phần nâng cao đời sống người dân là không đúng. Đây không phải là tác động (hậu quả) của đô thị hóa tự phát.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ

A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.

B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

C. trình độ đô thị hoá thấp.

D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.

Đáp án: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa

⇒ Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số)

⇒ Chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

A. tạo việc làm cho người lao động.

B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tăng thu nhập cho người dân.

D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Đáp án: - Đô thị hóa  có vai trò:

+ thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn) 

+ các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại.

⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

⇒ Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B. Trình độ đô thị hóa thấp.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Đáp án: Đặc điểm đô thị hóa nước ta: Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: số lượng đô thị cao nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là ĐBSH và ĐBSCL; số lượng đô thị ít nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

⇒ Nhận xét: Phân bố đô thị đều giữa các vùng ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

A. là các trung tâm kinh tế.

B. trung tâm chính trị - hành chính.

C. văn hóa - giáo dục.

D. tổng hợp.

Đáp án: - Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án: - Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp ⇒ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

⇒ Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.

⇒ Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

D. Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.

Đáp án: - Đô thị hóa gắn với liền với sự phát triển kinh tế, cụ thể là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

⇒ Hoạt động chính của dân cư đô thị là công nghiệp và dịch vụ

⇒ Vì vậy nhận xét: đô thị hóa gắn liền với nông nghiệp ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: A


--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn


Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 (có đáp án): Đô thị hóa


Câu 1: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì

A. Trình độ đô thị hóa thấp

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm

C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào

A. Cao      B. Khá cao

C. Trung bình      D. Thấp

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3:Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là

A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị

B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn

C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố

D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn

Đáp án: D

Giải thích : Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị tìm việc làm thì giải pháp chủ yếu và lâu dài nhất là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều đó sẽ tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.

Câu 4:Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?

A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng

B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm

C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng

D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long’

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng      B. Đông Nam Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:

A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng

B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ

C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/79 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay

A. Hà Nội      B. TP Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng      D. Đà Nẵng

Đáp án: A

Giải thích: Hà Nội là đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay và không ngừng được mở rộng ra vùng ngoài thành.

Câu 9: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất

B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm

D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).

Câu 10: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần

A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị

B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị

C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa

D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Đáp án: D

Giải thích: Độ thị hóa phát triển nhanh không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường,... Chính vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

Câu 11: Nhận định nào dưới đây không đúng?

Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là

A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng

B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn

C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật

D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt

Đáp án: B

Giải thích : Mục 3, SGK/79 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa

B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật

C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế

Đáp án: C

Giải thích : Mục 3, SGK/79 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh với quy mô dân số trên 1 triệu người.

Câu 14: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt ( năm 2007) ở nước ta là

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, nước ta có 2 đô thị đặc biệt, đó là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 15: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số ( năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Đà Nẵng      B. Cần Thơ

C. Biên Hòa      D. Hạ Long

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) trên 500 nghìn người là Đà Nẵng, Cần Thơ và Biên Hòa. Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Long Xuyên và Rạch Gia có quy mô dân số từ 200 – 500 nghìn người.

Câu 16: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số ( năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Việt Trì      B. Thái Nguyên, Hạ Long

C. Lạng Sơn, Việt Trì      D. Việt Trì, Bắc Giang

Đáp án: B

Giải thích :Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên và Hạ Long với qui mô dân số từ 200 – 500 nghìn người.

Câu 17: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào dưới đây, có quy mô dân số ( năm 2007) dưới 100 nghìn người ?

A. Hải Dương và Hưng Yên      B. Hưng Yên và Bắc Ninh

C. Hung Yên và Phủ Lý      D. Phủ Lý và Thái Bình

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) dưới 120 nghìn người là Hưng Yên và Phủ Lý. Các đô thị Bắc Ninh, Hải Dương và Thái Bình có quy mô dân số từ 120 – 200 nghìn người.

Câu 18: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số ( năm 2007) lớn thứ hai ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. TP Hồ Chí Minh      B. Thủ Dầu Một

C. Vũng Tàu      D. Biên Hòa

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh với quy mô dân số trên 1 triệu người, lớn thứ hai là Biên Hòa với quy mô dân số 500 – 1 triệu người, tiếp theo là Vũng Tàu, Thủ Dầu Một,…

Câu 19:Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai ( năm 2007) thì vùng có ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ       B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đồng bằng sông Cửu Long        D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích :Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai (năm 2007) thì vùng có ít nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (có 1 – Nam Định), Tây Nguyên có 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), Trung du và miền núi Bắc Bộ có 3 (Hạ Long, Thái Nguyên và Việt Trì), Đồng bằng sông Cửu Long có 2 (Cần Thơ và Mỹ Tho).


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo.
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lí thuyết 12 Lớp 12 Tin tức Trắc nghiệm Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang