LIÊN BANG NGA





I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Quốc huy

Cờ

Quốc kì

Lãnh thổ


1. Tên nước: Liên bang Nga (Russian Federation).
2. Thủ đôMát-xcơ-va (Moscow).
3. Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6 năm 1990 (Ngày Tuyên bố chủ quyền).
4. Vị trí địa lýNằm ở phía Bắc Lục địa Á-Âu; phía Đông tiếp giáp Bắc Thái Bình Dương; phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á.
5. Diện tích : 17.075.400 km(đứng thứ nhất trên thế giới).
6. Khí hậu : Cận Bắc Cực và Ôn đới; nhiệt độ trung bình năm: -1 độ C.
7. Dân số142,9 triệu người (theo Tổng điều tra dân số 2010).
8. Dân tộcTrên 180 dân tộc, trong đó người Nga chiếm 77,7%, người Tác-ta - 3,7%, người U-crai-na - 1,35%... (theo Tổng điều tra dân số 2010)
9. Ngôn ngữ: Tiếng Nga.
10. Đơn vị tiền tệĐồng Rúp (Rouble)
11. Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các tôn giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành… (số liệu thăm dò dư luận do VSIOM công bố tháng 3/2010)
12. Thể chế Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống được trao nhiều quyền hạn.
_____
Nga là một quốc gia đa quốc gia, là ngôi nhà cho hơn 180 nhóm dân tộc và tôn giáo khác nhau. Tộc người Nga với văn hóa Ortodox Slavơ, Tatar và Bashkir với văn hóa Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, Bhuddist và Buryats Lama và Kalmyks, dân tộc Shamanistic phía  Bắc và Siberia, đồng bào vùng cao của Bắc Caucausus, Finno-Ugric dân tộc Tây Bắc Nga và khu vực Volga - tất cả đóng góp vào nền văn hóa đa dạng và phong phú của Nga. Văn hóa dân tộc được bảo tồn trong các bảo tàng và khuôn viên dân tộc học, tái tạo qua ẩm thực, kiến trúc, điện ảnh và nghệ thuật, và phát triển qua các nhóm nhạc dân gian, qua các điệu nhảy và hợp xướng.
Tiếng Nga là ngôn ngữ quốc gia chính thức, nhưng Hiến pháp cho phép các nước cộng hòa có  quyền để ngôn ngữ mẹ đẻ của họ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ phổ biến rộng rãi nhất của đại lục Á-Âu và các nước sử dụng ngôn ngữ Slavơ.Giáo hội Chính thống Nga đã được công nhận là tôn giáo chính từ trước thời Xôviết và bị giảm ảnh hưởng trong thời kỳ Liên Xô. Bây giờ tôn giáo này đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Nga. 20% người Nga theo Hồi giáo. Phật giáo và Lamaism là đạo truyền thống ở phía Đông đất nước. Công giáo, Do Thái giáo, đạo Tin lành cũng tồn tại nhưng không lan truyền rộng rãi.


Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan,Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.[
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường, đóng vai trò quan trọng thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết Nga có nền kinh tế đứng thứ tám hoặc thứ chín theo GDP danh nghĩa hay đứng thứ sáu theo sức mua tương đương, với ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO và EurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,[4] cũng như một truyền thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người.
Lịch sử của nước Nga bắt đầu từ lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã chấp nhận việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã vào năm 988 khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Nước Nga Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Nga Kiev.

Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá. Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Matxcova đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệt lớn lao đổi mới đất nước. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ.[Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực

Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918 Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tốc của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề. Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.

Địa lý

Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.
Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin.
Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các .

Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega.
 
Khí hậu

Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.
Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt — mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
 
Động thực vật
Từ bắc xuống nam Đồng bằng Đông châu Âu, cũng được gọi là Đồng bằng Nga, bị bao phủ trong lãnh nguyên Bắc Cực, những cánh rừng tùng bách (taiga), những cánh rừng lá rộng và pha trộn, đồng cỏ (thảo nguyên), và bán sa mạc (bao quanh Biển Caspian), bởi những thay đổi trong thực vật phản ánh những thay đổi trong khí hậu. Siberia cũng có một mô hình tương tự nhưng chủ yếu là taiga. Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới được gọi là "lá phổi của châu Âu",[ đứng thứ hai chỉ sau Rừng mưa Amazon về khối lượng hấp thụ carbon dioxide. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn ôxykhông chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới.
Gấu xám là một biểu tượng của Nga.   

Nơi sinh sống tự nhiên của Hổ Amur là vùng Viễn Đông Nga.

Có 266 loài có vú và 780 loài chim tại Nga. Tổng cộng 415 loài thú đã được đưa vào Sách Đỏ Nga vào năm 1997, và hiện đang được bảo vệ.

Văn hóa
Ẩm thực
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Matxcova hay Xanh Petecbua. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượuvodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga.
Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Matxcova, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật onghoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.
Tôn giáo
Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga là tôn giáo thống trị ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký thuộc Giáo hội Chính thống Nga trong khi có một số Giáo hội Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, Nhà thờ được cả các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái Cơ đốc giáo nhỏ hơn như Công giáo La mã, và nhiều phái Tin Lành có tồn tại.
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10 Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần
Đền Mọi Tôn giáo trong thành phố Kazan đa văn hoá.
Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga. Nga cũng có ước tính 3 tới 4 triệu người nhập cư Hồi giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô.[ Đa số tín đồ Hồi giáo sống ở vùng Volga-Ural, cũng như Bắc Caucasus, Moskva, Saint Petersburg và Tây Siberia Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia. Một số người sống ở Siberi và vùng Viễn Đông, Yakutia,Chukotka.. thực hiện các nghi thức Shaman, Thuyết phiếm thần cùng với các tôn giáo chính. Việc tham gia tôn giáo chủ yếu theo sắc tộc. Đại đa số người Slav theo Cơ Đốc giáo Chính thống. Những người nói tiếng Turkic chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turkic tại Nga không theo.

Tiền tệ 

Đơn vị tiền tệ của Nga là đồng rúp. Không có giới hạn số lượng ngoại tệ được phép mang vào Nga. Tuy nhiên, tất cả số tiền đưa vào nước (bao gồm cả chi phiếu du lịch) phải được khai báo khi nhập cảnh.

Du khách có thể đổi bất kỳ số lượng ngoại tệ mạnh sang rúp tại bất kỳ ngân hàng Nga có thẩm quyền hoặc ATM đặt tại các khách sạn lớn, trung tâm mua sắm, sân bay quốc tế và cảng biển. Tỷ giá giữa các loại tiền tệ với đồng rúp được thiết lập bởi Ngân hàng được phép của Nga ở trong nước Nga và ngân hàng được phép ở mỗi nước cộng hòa độc lập. Tất cả các thẻ tín dụng lớn như American Express, Diners Club, Eurocard / Mastercard, Visa quốc tế và những thẻ khác được chấp nhận để thanh toán trong các cửa hàng, nhà hàng và các ngân hàng ở Moscow, Saint-Petersburg, Kazan và các trung tâm du lịch lớn khác.
_______
II. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:
- Ngày 30/01/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Ngày 16/6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.
- Ngày 01/03/2001, Việt Nam và Nga ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược.
1. Quan hệ chính trị
Quan hệ chính trị Việt – Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố. Trao đổi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Nga (từ năm 2001):
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Nga tháng 10/2002 và tháng 7/2010. Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Nga tháng 5/2004; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Nga tháng 8/2008, dự Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít tại Mát-xcơ-va và thăm địa phương Nga tháng 5/2010. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nga tháng 9/2007 và thăm làm việc tháng 12/2009. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm chính thức Nga tháng 1/2003; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Nga tháng 4/2009.
Lãnh đạo cấp cao Nga thăm Việt Nam (từ năm 2001):
Tổng thống Nga V. Pu-tin thăm chính thức Việt Nam tháng 3/2001 và tháng 11/2006; Tổng thống Nga Đ. Mét-ve-đép thăm chính thức Việt Nam và dự Cấp cao ASEAN - Nga lần hai tháng 10/2010. Thủ tướng Nga M. Ca-xia-nốp thăm Việt Nam tháng 3/2002; Thủ tướng Nga M. Phờ-rát-cốp thăm chính thức Việt Nam tháng 2/2006. Chủ tịch Hội đồng Liên bang X. Mi-rô-nốp thăm chính thức Việt Nam tháng 1/2005.
Từ năm 2008 Việt Nam và Nga thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược ngoại giao - an ninh - quốc phòng thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao (đến nay đã tiến hành 4 lần).Ngoài ra, hai bên tiến hành tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Hai Bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ARF...; đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN - Nga. Cấp cao ASEAN - Nga lần hai đã diễn ra thành công tại Hà Nội tháng 10/2010. Việt Nam đã hỗ trợ tích cực để Nga chính thức được kết nạp vào ASEM tháng 10/2010 và tham gia Cấp cao Đông Á từ năm 2011.
2. Hợp tác kinh tế
Hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Liên bang Nga thời gian qua phát triển năng động, dù vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước.
Hai nước duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật (Khóa họp lần thứ 14 diễn ra tháng 9/2010 tại Mát-xcơ-va) và Họp đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ (cuộc gặp hai Đồng Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ diễn ra tháng 11/2011 tại Hà Nội). Hội đồng doanh nghiệp Việt – Nga được thành lập nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư cho công đồng doanh nghiệp hai nước. Việt Nam và Nga đã công nhận lẫn nhau có nên kinh tế thị trường năm 2007.
a. Thương mại
Thương mại hai chiều, từ chỉ khoảng 350 - 400 triệu USD giữa những năm 1990, đã đạt 1,828 tỷ USD năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 829 triệu USD, nhập khẩu đạt 999,1 triệu USD. Kim ngạch thương mại năm 2011 đạt 1,98 tỷ USD tăng 8,1% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 1,28 tỷ USD, nhập khẩu đạt 694 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm điện thoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại…; các mặt hàng nhập khẩu chính gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại…
Một số vướng mắc trong hợp tác thương mại như vấn đề kiểm soát chất lượng nông, thủy, hải sản xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu đã và đang dần được tháo gỡ. Việt Nam và các nước Liên minh thuế quan (Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan) đang tiến hành nghiên cứu khả thi về việc thành lập khu vực mậu dịch tự do, tiến tới bắt đầu đàm phán trong thời gian tới.
Năm
Kim ngạch
(triệu USD)
Tăng trưởng kim ngạch (%)
Xuất khẩu của VN
(triệu USD)
Nhập khẩu của VN
(triệu USD)
2006
869,97
-14,7
413,21
456,76
2007
1010,57
16,2
458,45
552,12
2008
1641,52
62,4
671,95
969,57
2009
1829,62
11,5
414,89
1414,73
2010
1828,77
0
829,7
999,07
2011
1981
8,1
1287
694

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
b. Đầu tư
Tính đến hết tháng 11/2011, Nga có 76 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 933,9 triệu USD, đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo... Đầu tư của Việt Nam sang Nga hiện đạt 776 triệuUSDtập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu khí, tiếp đó là ngân hàng, thương mại... (nguồn: Cục Đầu tư Ngoài nước)
c. Hợp tác năng lượng
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Nga. Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, hai nước đã thành lập các Liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom, Gazpromviet để mở rộng hợp tác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba. Liên doanh Rusvietpetro đã khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bắc Khô-xê-đa-út, Nga tháng 9/2010 và tại mỏ Vi-xô-vôi, Nga tháng 7/2011. Hai nước đã đạt được thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong việc xây mới và hiện đại hóa các công trình năng lượng tại Việt Nam. Ngày 31/10/2010 hai bên đã ký Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam và tháng 11/2011 hai Bên đã ký Hiệp định về việc Nga cấp tín dụng để triển khai dự án trên.
3. Hợp tác văn hóa – du lịch, giáo dục – đào tạo
Các hoạt động giao lưu văn hoá được tổ chức thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Nga. Tháng 11/2010 diễn ra Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam; Những ngày văn hóa Việt Nam đã được tổ chức tại Nga tháng 9/2011. Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Nga. Từ 01/01/2009, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho du khách Nga vào Việt Nam dưới 15 ngày.
Trước đây, Liên Xô đã giúp Việt Nam đào tạo gần 40 nghìn cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, năm 2011 Nga tiếp tục cấp cho Việt Nam 345 suất học bổng đại học và sau đại học tại các trường của Nga và sẽ tăng lên 575 suất cho năm 2012. Hiện có khoảng hơn 5000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga. Hai bên đã thỏa thuận thành lập Đại học Công nghệ Việt - Nga tại Việt Nam.
4. Hợp tác trong các lĩnh vực khác
a. Hợp tác an ninh - quốc phòng được đẩy mạnh. Việt Nam và Nga duy trì Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiến hành được 13 khoá họp kể từ năm 1999 (Khóa họp thứ 13 diễn ra tháng 11/2011 tại Việt Nam).
b. Hợp tác khoa học – kỹ thuật tiếp tục được duy trì. Hai nước đã thực hiện gần 60 dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Hợp tác nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm Nhiệt đới tại Việt Nam mang lại nhiều kết quả tích cực.
c. Hợp tác địa phương tiếp tục được duy trì và tăng cường thông qua trao đổi đoàn và ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Nhiều địa phương hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhau, đặc biệt giữa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh với Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
5. Cộng đồng Việt Nam tại Nga
Do yếu tố lịch sử, cộng đồng người Việt Nam (khoảng 60-80 nghìn người) đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Số người Việt Nam định cư ở Nga không nhiều, chỉ khoảng 1%. Thời gian gần đây Nga chủ trương lập lại trật tự trong lĩnh vực lao động nước ngoài tại Nga, đưa ra một số quy định mới, ảnh hưởng nhất định đến việc sinh sống và làm ăn của cộng đồng Việt Nam tại Nga. Đa số đang tìm cách chuyển đổi hình thức kinh doanh, một bộ phận  trở về Việt Nam.
6Các Hiệp định đã ký kết
Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được tạo dựng khá đầy đủ và đang tiếp tục được hoàn thiện. Từ năm 1991 đến nay đã có trên 60 văn kiện hợp tác đã được ký kết thuộc tất cả lĩnh vực như dầu khí, điện hạt nhân, kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, văn hóa – khoa học, kỹ thuật quân sự, trong đó có một số văn kiện quan trọng như:
+ Hiệp định về xử lý nợ của Việt Nam đối với các khoản tín dụng đã được cung cấp trước đây (9/2000);
Hiệp định LCP về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam (10/2010);
+ Hiệp định LCP về tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030 (12/2010);
+ Hiệp định LCP về việc cấp tín dụng cho dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận..../.
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 6/2012)


=> Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang