Một số phong tục độc đáo của người Nga

Những tập tục của người Nga không chỉ được hình thành và giữ gìn từ xa xưa, mà ngay cả những thói quen tốt đẹp dưới thời cộng sảncũng được lưu giữ.


Lễ cưới ở Nga
Lễ cưới ở Nga theo truyền thống kéo dài 2 – 3 ngày, thường diễn ra vào mùa thu hoặc mùa đông, trong khoảng giữa những lễ ăn chay lớn. Thời gian phổ biến nhất diễn ra lễ cưới ở Nga là sau Lễ giáng sinh và kéo dài đến Lễ tiễn mùa đông, nó được gọi là “svadebnik”. Hiện nay lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè hoặc mùa thu. Lễ cưới hiện đại cũng thường kéo dài.
Tục lệ làm lễ cưới tại nhà thờ trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên theo luật pháp nó chỉ có thể được tiến hành sau khi đã làm đăng ký kết hôn tại cơ quan chính quyền là phòng hộ tịch. Lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người ta cho rằng, sau đó đôi vợ chồng nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì nói chung đạo chính thống không cho phép ly hôn. Trước khi đăng ký, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc thi mà kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống phải thanh toán với tất cả những người tham dự bằng tiền và quà.
Theo truyền thống, váy, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình cô dâu đảm bảo của hồi môn cho cô. Đó là bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ gỗ.
Trên bàn tiệc cưới phải có những món ăn làm từ thịt chim – biểu tượng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga được gọi là “kurnik”. Nó được chuẩn bị từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có thịt gà, nấm, cơm đi kèm hoặc loại nhân khác.
Khi đôi vợ chồng mới cưới về nhà chú rể, theo truyền thống, mẹ chú rể đón họ bằng bánh mỳ – muối. Tất cả những vị khách đều theo dõi xem ai lấy miếng bánh to hơn: người đó sẽ là chủ gia đình. Đám cưới hiện đại thường kéo dài 2 – 3 ngày.
Những thói quen dưới thời cộng sản
Còn từ thời xây dựng cộng sản còn lại một loạt những thói quen và tập tục. Phổ biến nhất là nhường chỗ cho người đứng tuổi và trẻ nhỏ trong các phương tiện công cộng, mùa hè làm mứt và đóng hộp các loại hoa quả và rau, sống ở nhà nghỉ ngoại thành trong những ngày nghỉ. Tại nhà nghỉ trồng những thứ cần thiết để ăn trong khoảng thời gian mùa hè. Ngoài ra còn có đến làm khách không chỉ trong những ngày nghỉ và đem theo thứ gì đó để “uống trà”, mà còn có thăm thú người thân hoặc bạn bè không cần báo trước.
Còn có những tập quán đã ăn sâu vào đời sống của người Nga như nơi ở: thực tế 60% người Nga cả cuộc đời chỉ sống trong những căn hộ một, hai hoặc ba phòng. Truyền thống phương Tây có nhà riêng phổ biến chỉ ở những gia đình khá giả.
Gia đình
Nhiều người Nga vẫn như trước đây không để con cái mình sống tự lập cho đến khi chúng có gia đình riêng. Và chỉ sau khi đó, nhiều người – những người đã lập gia đình mới bắt đầu công việc để đảm bảo cho gia đình nhỏ của mình. Như một nguyên tắc, tại Nga độ tuổi kết hôn tốt nhất của nữ giới thường là từ 18 – 23.
Tại Nga không mua trước những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới sinh vì trong phần lớn trường hợp những cặp vợ chồng trẻ thường hy vọng vào những món quà của người thân và bạn bè. Đây là những người bù đắp những thứ cần thiết và chi phí cho đứa trẻ. Một tục lệ khác trong gia đình là đưa đứa trẻ mới sinh tới để bà nội dạy dỗ. Thêm vào đó bà sẽ chăm sóc cho cháu trai hoặc cháu gái cho đến khi đứa trẻ đến trường.
Quan hệ giữa nam giới và phụ nữ
Đối với mối quan hệ giữa người phụ nữ và nam giới, người đàn ông không được quên đưa tay cho người phụ nữ khi cô ta bước ra khỏi xe điện, tàu điện hay taxi. Anh ta cũng phải nhớ phụ nữ ở Nga luôn cần có “người hộ tống” đến nhà bạn gái, còn sau đó thì đợi cô ấy ở gần địa điểm đó. Nhưng điều quan trọng nhất đó là tại Nga đàn ông luôn luôn trả tiền cho phụ nữ khi vào nhà hàng, quán ăn, nhà hát, rạp chiếu phim và các địa điểm khác.
Tục chúc sức khỏe ở Nga
Khi ai đó hắt hơi, sau đó sẽ có người nói với anh ta “Budte zdorovy!” (chúc sức khỏe), dù người đó có quen biết hay không. Điều đó làm mọi người xích lại gần nhau hơn và làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên thân thiết hơn.
Hắt hơi từ xưa được coi là điềm lành. Người ta cho rằng, nếu như hắt hơi, tức là anh ta sẽ khỏe, còn mong muốn của anh ta thành sự thật. Nếu như một người nói điều gì đó, và anh ta hắt hơi, có nghĩa là điều anh ta nói là thật. Nếu như ai đó hắt hơi sau bữa tối, có nghĩa là: con người hạnh phúc hắt hơi cho sự xuất hiện của một người mới trong nhà, còn với người không hạnh phúc, ngược lại, là ai đó chết hoặc đi xa. Nói “Bud zdorov!” cũng cho cả những con vật – chó và mèo.
Tập tục nói với người hắt hơi không chỉ quen thuộc ở châu Âu và châu Á, mà còn cả ở những dân tộc khác nhau trên thế giới. Ngay từ thế kỷ 11 những người truyền đạo Thiên chúa tại Nga đã lên án tín ngưỡng tin vào “chok”, khi coi những người đa thần giáo là những người tin vào việc hắt hơi.
Việc hắt hơi dựa trên 2 giải thích: thứ nhất, người ta cho rằng trong lúc hắt hơi bệnh tật hoặc một con quỷ nào đó sẽ ra khỏi cơ thể; thứ hai, hắt hơi làm khơi dậy sức mạnh nào đó trong người, có thể là của chúa trời hoặc của quỷ dữ.
Tại Ucraina người ta cho rằng, hắt hơi ban ngày là điềm lành, ngược lại, hắt hơi ban đêm là điềm dữ. Bởi vì đó là con quỷ hút máu cù mũi người. Nếu như người đó không nói “na zdorove” cho chính mình, thì anh ta sẽ chết sớm.
Còn người Belarus thì cho rằng, con người hắt hơi là do con quỷ mang đến cho con người một món ăn. Để nó không lặp lại, họ phải cầu nguyện cho chính mình.
Bánh mỳ – muối
Để đón tiếp những vị khách quan trọng cho đến nay người Nga vẫn dùng bánh mỳ – muối. Vậy ý nghĩa của nó là thế nào?
Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn.
Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.
Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục. Không phải vô cớ mà nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ – muối”. Theo quan niệm dân gian, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ty zabyl moi khleb da sol”.
Sự hiếu khách và hào phóng được gọi là Khlebosolstvo xuất phát chính từ việc tiếp đãi này. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối: bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối – tình yêu.
Cách gọi “bánh mỳ – muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ – muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay thường chúc nhau ở bàn ăn là “Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người ta nói “Khleb da sol!”. Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu và lượng lực nhơ bẩn.
Nguồn: goonline


=> Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang