HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới.


I/. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

1. Khái niệm Bão, ATNĐ

Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb. Bão, ATNĐ có thể xem như một chiếc bánh khổng lồ, khi cắt đôi chiếc bánh đó ta thấy bên trong nó cũng có nhân bánh đó là mắt bão và thành mắt bão.
Như vậy có thể xem bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều kim đồng hồ. Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề chạy vào giữa, đến vùng giữa bão thì không khí thổi lên cao, lên đến các tầng cao hơn nữa thì tỏa ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, bão chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Không khí ẩm đó càng lên cao thì hơi nước mà nó chứa đọng lại thành mây và mưa càng nhiều, cho nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây đặc phủ kín và mưa nhiều.

Phân loại bão, áp thấp nhiệt đới
Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới như sau:

Bảng 1A. Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng
Cấp bão
Gió cực đại
(km/h)
Cấp gió
(beaufort)
Mức độ ảnh hưởng
(do sức gió)
Áp thấp nhiệt đới
(Tropical Depression)
39 - 61
6 – 7
Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động
Bão
(Tropical Storm)
62 – 88
8 – 9
Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh.
Bão mạnh
(Severe Tropical Storm)
89 – 117
10 - 11
Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền
Bão rất mạnh
(Typhoon / Hurricane)
³ 118
³ 12
Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn

Tốc độ gió mạnh nhất vùng gần trung tâm (tốc độ gió cực đại) được quy định khác nhau ở mỗi nước. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) quy định lấy tốc độ gió mạnh nhất duy trì liên tục trong thời gian 10 phút (sử dụng trong các bản tin của Nhật và Hồng Kông), Cơ quan dự báo bão của Hải quân Mỹ lấy tốc độ gió mạnh nhất duy trì liên tục trong thời gian 1 phút. Việt Nam tốc độ gió mạnh nhất được lấy trong 2 phút. Phòng Khí tượng Úc lấy tốc độ gió giật mạnh nhất chứ không lấy gió cực đại duy trì liên tục. Chính sự khác nhau này nên khi đánh giá cường độ bão là có sự khác nhau. Qua nhiều hội nghị các chuyên gia WMO đã đề xuất xác định các hệ số chuyển đổi vào 2004. Các tác giả Mỹ cho biết rằng do sự khác nhau về thời gian lấy trung bình mà cường độ báo bão của các nước khác thấp hơn của Mỹ khoảng 12%. Quy chế báo bão, ATNĐ, lũ của Việt Nam dùng thuật ngữ "gió mạnh nhất" (tức gió cực đại) và "có thể có gió giật", mà không dùng thuật ngữ "duy trì liên tục" (sustained), nên phải hiểu đó là gió mạnh nhất khi quan trắc theo quy phạm quan trắc bề mặt

Bảng 1B. Có thể hiểu thêm cách phân cấp cường độ bão của Mỹ ở bảng dưới:
Phân loại
Cường độ
Gió mạnh nhất trung bình trong 1 phút
Knots
Km/h
Tropical Depression
TD
< 34
< 63
Tropical Storm
TS
34 -63
63 -118
Typhoon
Cat 1
64 - 82
119 – 153
Typhoon
Cat 2
83 - 95
154 – 177
Typhoon
Cat 3
96 - 113
178 – 210
Typhoon
Cat 4
114 - 135
211 – 250
Super Typhoon
Cat 5
> 135
> 250

         2. Điều kiện hình thành và phát triển của một cơn bão, ATNĐ

Từ đặc điểm trong cấu trúc của bão và từ thực tế quan trắc về bão, có thể rút ra
các điều kiện cần thiết cho sự hình thành bão như sau:
+) Không khí thăng lên trong bão phải nóng hơn không khí ở môi trường xung quanh và trong dòng không khí thăng lên phải rất giàu hơi ẩm. Vì thế trên thực tế bão chỉ có thể hình thành và phát triển trên các đại dương và vùng biển thoáng. Vào năm 1948, nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng, bão và áp thấp nhiệt đới chỉ có thể hình thành và phát triển khi nhiệt độ nước biển đạt ít nhất 26 - 27oC. Giá trị nhiệt độ 26 - 27oC có liên quan đến quá trình đối lưu của khí quyển. Điều này giải thích tại sao mùa bão chủ yếu thiên về thời kỳ cuối mùa nóng khi
nhiệt độ mặt nước biển là cao nhất.
+) Chuyển động xoáy vào tâm là phần cơ bản của hoàn lưu bão. Sở dĩ bão không thể hình thành và phát triển ở các vùng gần xích đạo (dưới 50N) vì ở đó lực Coriolis quá yếu, không đủ để duy trì và phát triển xoáy.
+) Bão thường hình thành và phát triển trên nền dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), trong các nhiễu động của sóng đông… Những kết quả nghiên cứu của Gray (1968) cho thấy ở khu vực tây bắc Thái Bình dương có tới 85 – 90% số cơn bão hình thành
trên ITCZ .

3. Phạm vi ảnh hưởng của bão, ATNĐ

Khi bão còn đang trong giai đoạn trưởng thành, ở trên biển thoáng và đứng yên hay ít di chuyển, tức là ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với cơn bão là cân bằng nên vùng gió mạnh xung quanh tâm bão có thể xem là tương đối tròn. Khi cơn bão di chuyển, chứng tỏ môi trường xung quanh đã có tác động không cân bằng tới nó, hoặc khi cơn bão bị ảnh hưởng của địa hình hay đang suy yếu, đặc biệt khi có sự kết hợp với một hệ thống thời tiết khác (ví dụ như không khí lạnh)… thì nói chung vùng gió mạnh xung quanh tâm bão sẽ không còn tròn nữa và trở nên phức tạp (xem hình minh họa). Khi bão kết hợp với một hệ thống thời tiết khác thì khi còn cách rất xa tâm bão gió đã rất mạnh, tiếp đến gió lại yếu dần đi một cách nhanh chóng. Nhiều người cho rằng bão đã qua và chủ quan trong phòng chống. Nhưng thực sự sau đó gió lại mạnh trở lại, đây mới chính là lúc bão ảnh hưởng. Trên thực tế đã nảy sinh trường hợp nhiều người dân cho rằng bão quay trở lại. Cần phải hiểu đúng vấn đề này để tránh chủ quan trong phòng chống bão.
Trong thực tế, khi nghe thông tin về một cơn bão, nhiều người cho rằng bão chỉ là một điểm và chỉ chú ý tới vị trí tâm bão và đường đi của tâm bão mà quên mất rằng gió mạnh và mưa lớn thường bao phủ một vùng rộng lớn xung quanh tâm bão. Đây là một quan điểm rất sai lầm, nhiều cơn bão khi tâm còn nằm ngoài biển nhưng vùng gió mạnh và mưa lớn do bão gây ra đã vào sâu trong đất liền (Cơn bão số 2 năm 2004 có tên quốc tế là CHANTHU lúc 9h30 sáng ngày 12/6/2004. Tâm bão vẫn nằm ở ngoài biển nhưng vùng có gió mạnh cấp bão đã vào sâu trong đất liền). Gió bão mạnh (trên cấp 10) có thể trải rộng trong một vùng khoảng 50 km xung quanh tâm bão đối với một cơn bão nhỏ, và có thể rộng tới hơn 150 km đối với một cơn bão lớn. Khu vực có gió mạnh trên cấp 7 còn trải rộng hơn nữa, có thể cách tâm bão tới 500 km trong một cơn bão lớn.

         4. Thời gian xuất hiện Bão, ATNĐ

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.
         Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước biển cần một thời gian khá dài để đạt được nhiệt độ nóng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (thuận lợi cho sự hình thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình ngày của nhiệt độ không khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa.

        5. Quy luật chung của bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam

        Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5 - 6 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ ảnh hư­ởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.
        Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thư­ờng đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên h­ướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1- 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam. Từ tháng 6 - 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 – 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ.
        Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão. Quĩ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn. Lưu ý rằng, các đặc điểm trên đây là những tính chất trung bình đặc trưng nhất. Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quĩ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này.

     II/ DỰ BÁO BÃO VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI.

1.       Công tác dự báo bão trên thế giới:

Đối với các nước phát triển, đặc biệt các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, việc đầu tư cho công tác dự báo KTTV nói chung, dự báo bão, ATNĐ nói riêng là rất lớn. Việc đầu tư tập trung vào ba lĩnh vực chính:
Trang thiết bị quan trắc đo đạc, thám sát hiện đại nhằm thu thập đầy đủ thông tin số liệu phục vụ dự báo như các trạm quan trắc mặt đất, quan trắc cao không tương đối dày đặc; các trạm quan trắc tự động; các trạm phao thu thập số liệu; các trạm thu ảnh mây vệ tinh phân giải cao, đặc biệt hệ thống rađa đủ mạnh để quan sát bão, ATNĐ.
Đầu tư phát triển nền khoa học công nghệ dự báo hiện đại mang tính chất toàn cầu với nhiều mô hình dự báo số.
Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao có thể làm chủ được trang thiết bị cũng như nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ dự báo.
Tuy vậy, con người vẫn chưa thể hiểu biết được một cách đầy đủ và thấu đáo những vấn đề liên quan đến hoạt động của bão, ATNĐ bởi tính phức tạp và đa dạng của nó.
Cho đến nay, các Trung tâm dự báo bão của các nước tiên tiến trên thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể như đưa thời gian dự báo bão, ATNĐ tới 72 hoặc 96h. Tuy nhiên, thời hạn dự báo càng dài thì độ chính xác càng thấp.  Mức dự báo bão có thể tin cậy được là dự báo hạn ngắn trong vòng 24 đến 48h nhưng sai số dự báo vẫn còn khá lớn. Số liệu thống kê mới nhất về sai số dự báo vị trí trung tâm của bão trong năm 2007 của Việt Nam và một số Trung tâm lớn trong khu vực như sau:

Thời hạn DB
Tên nước
Dự báo 24h
Dự báo 48h
Dự báo 72h
Mỹ
112
209
310
Nhật
126
190
219
Trung Quốc
140
224
296
Hồng Kông
121
146
172
Việt Nam
127
210

Ghi chú: Việt Nam trong năm 2007 chưa dự báo đến 72h nên không có số liệu sai số cho vị trí tâm bão 72h.
Ở đây, sai số dự báo được hiểu là sai số của vị trí tâm bão dự báo so với vị trí tâm bão thực tế sau 24h, 48h và 72h. Đây là sai số trung bình cho tất cả các lần ra bản tin dự báo đối với tất cả các cơn bão xảy ra trong năm. Thông thường, đối với các cơn bão có hướng di chuyển và tốc độ di chuyển ổn định thì sai số dự báo tương đối nhỏ (dưới 100km trong thời hạn dự báo 24h); đối với các cơn bão có hướng và tốc độ di chuyển không ổn định, hoặc đổi hướng thì sai số thường lớn hơn nhiều.

2. Công tác dự báo bão ở Việt Nam 

Hệ thống quan trắc số liệu của ngành KTTV đã không ngừng được củng cố và tăng cường. Cho đến nay, hệ thống quan trắc KTTV ở nước ta bao gồm hơn 500 trạm khí tượng và thuỷ văn các loại và 3 trạm khí tượng cao không. Các trang thiết bị cũ hoặc lạc hậu đang dần dần được thay thế bằng các dụng cụ và máy móc hiện đại hơn. đảm bảo thu thập số liệu đầy đủ và liên tục.
Ngoài mạng lưới các trạm khí tượng và thuỷ văn thông thường, ngành KTTV cũng tăng cường việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quan trắc, đặc biệt là công nghệ viễn thám. Trang bị một trạm thu ảnh mây vệ tinh phân giải cao cung cấp các ảnh mây thu từ 5 kênh của vệ tinh địa tĩnh GMS-5 của Nhật (28 ảnh/ngày) và vệ tinh cực NOAA 12 và NOAA 14 của Mỹ (2 ảnh/ngày), khai thác có hiệu quả phục vụ công tác dự báo, đặc biệt là dự báo bão. Một hệ thống radar thời tiết cũng đang được hoàn thiện với 5 radar đang hoạt động, trong đó có 2 radar Doppler. Với hệ thống quan trắc đồng bộ như trên, việc theo dõi và phát hiện diễn biến về không gian và thời gian của  bão và ATNĐ được đầy đủ và kịp thời hơn.
Chất lượng dự báo KTTV trong những năm qua cũng đạt được có những tiến bộ đáng khích lệ, góp phần đáng kể trong công tác phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại. Mặc dù còn hạn chế về trang thiết bị quan trắc, chất lượng dự báo của chúng ta cũng đạt ở mức các nước trung bình trong khu vực.
Tuy nhiên, việc dự báo được các hiện tượng KTTV như lũ quét, tố lốc, vòi rồng, bão (ATNĐ) hình thành ngay sát bờ biển… vẫn là một thách thức lớn không những đối với nước ta mà còn đới với tất cả các nước khác trên thế giới. Ngay cả đối với các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Nhật…thì người ta cũng chỉ có thể cảnh báo trước được các hiện tượng này từ 1 - 3 giờ.

                3. Nội dung tin bão

Nội dung tin bão bao gồm:
     1) Tiêu đề tin bão được xác định theo loại tin bão kèm theo số hiệu cơn bão được xác định theo thứ tự các cơn bão hoạt động trên Biển Đông trong năm. Không đặt số hiệu cho những cơn bão xa.
     2) Thực trạng của bão dựa theo số liệu có được tại thời điểm gần nhất với các yếu tố cụ thể sau đây:
+) Diễn biến của cơn bão trong 12 giờ hoặc 24 giờ qua về hướng và tốc độ di chuyển (đổi hướng, nhanh, chậm, dừng), cường độ bão (mạnh lên, yếu đi...) nếu có;
+) Vị trí tâm bão (xác định theo toạ độ kinh, vĩ với độ chính xác đến 1/10 độ). Khi không có điều kiện định vị tâm bão tại một điểm toạ độ thì xác định vị trí tâm bão trong ô vuông, mỗi cạnh bằng 1 độ kinh, vĩ. Trong “Tin bão trên Biển Đông”, ngoài vị trí tâm bão xác định theo toạ độ, phải ghi thêm khoảng cách từ vị trí tâm bão đến đảo chính thuộc một trong hai quần đảo oàng Sa và Trường Sa. Trong “Tin bão khẩn cấp”, ngoài vị trí tâm bão xác định theo toạ độ, phải ghi thêm khoảng cách từ vị trí tâm bão đến điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta;
         +) Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão, kèm theo gió giật, nếu có (Phụ lục II).
     3) Dự báo diễn biến của bão trong 24 giờ tới bao gồm các yếu tố cụ thể  sau đây:
         +) Hướng di chuyển của bão ghi theo 1 trong 16 hướng chính hoặc giữa 2 hướng chính. Các hướng chính là Bắc, Bắc Đông Bắc, Đông Bắc, Đông Đông Bắc, Đông, Đông Đông Nam, Đông Nam, Nam Đông Nam, Nam, Nam Tây Nam, Tây Nam, Tây Tây Nam, Tây, Tây Tây Bắc, Tây Bắc, Bắc Tây Bắc;
         +) Tốc độ di chuyển của bão;
         +) Nhận định khả năng diễn biến về cường độ của bão trong 24 giờ tới.
 +) Đối với “Tin bão khẩn cấp”, ngoài các yếu tố dự báo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này, nếu bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong 24 giờ tới thì dự báo thêm:
-  Thời gian và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp;
-  Khả năng gây gió mạnh ở một số vùng;
-  Khả năng gây mưa vừa, mưa to;
-  Khả năng nước biển dâng và độ cao nước biển dâng (m).
     4) Cảnh báo khả năng diễn biễn của bão trong 48 giờ tới với nội dung
         Nhận định khả năng diễn biễn về hướng và tốc độ di chuyển của bão trong 48 giờ tới.

                4. Vấn đề phòng tránh thiên tai

Tuy nhiên, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã khuyến cáo các nước rằng: mức chính xác của các bản tin dự báo bão, ATNĐ sẽ trở nên không còn ý nghĩa nếu không có những bước đi cần thiết trong công tác phòng tránh. Công tác phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra phải được Nhà nước ban hành thành chủ trương, chính sách và phải được quán triệt từ Trung ương đến địa phương. Ở nhiều nước, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, nhà cao tầng" nhất thiết đều phải tính đến các yếu tố khí tượng (gió mạnh nhất, lượng mưa"). Một vấn đề rất quan trọng trong công tác phòng tránh thiên tai là công tác giáo dục cộng đồng các kiến thức cỏ bản về các hiện tượng KTTV nguy hiểm như bão, ATNĐ, lũ lụt và cách phòng tránh các hiện tượng này. Điều này được thực hiện thông qua rất nhiều hoạt động như đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh, Đài truyền hình, các báo ở Trung ương cũng như địa phương, tổ chức công tác cứu hộ, công tác truyền phát các thông tin về thời tiết nguy hiểm đến từng người dân ...

Phụ lục I
SƠ ĐỒ KHU VỰC THEO DÕI VÀ DỰ BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI,
BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG

Chú thích:
  • Bắc Vịnh Bắc Bộ
  • Nam Vịnh Bắc Bộ

  • Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
  • Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận

  • Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau
  • Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang

  • Vịnh Thái Lan
  • Bắc Biển Đông

  • Giữa Biển Đông
  • Nam Biển Đông




 Phụ lục II
BẢNG CẤP GIÓ VÀ CẤP SÓNG

Cấp gió
Tốc độ gió
Độ cao sóng trung bình
Mức độ nguy hại
Bô-pho
m/s
km/h
m
0
1
2
3
0 - 0.2
0,3 - 1,5
1,6 - 3,3
3,4 - 5,4
<1
1 - 5
6 - 11
12 - 19
-
0,1
0,2
0,6

- Gió nhẹ.
- Không gây nguy hại.
4
5
5,5 - 7,9

8,0 - 10,7
20 – 28

29 - 38
1,0

2,0
- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu
- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
6
7
10,8 - 13,8
13,9 - 17,1
39 - 49
50 - 61
3,0
4,0
- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.
- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
8

9
17,2 - 20,7

20,8 - 24,4
62 - 74

75 - 88
5,5

7,0
- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.
- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
10

11
24,5 - 28,4

28,5 - 32,6
89 - 102

103 - 117
9,0

11,5
- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.
- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.
12
13
14
15
16
17
32,7 - 36,9
37,0 - 41,4
41,5 - 46,1
46,2 - 50,9
51,0 - 56,0
56,1 - 61,2
118 - 133
134 - 149
150 - 166
167 - 183
184 - 201
202 - 220
14,0
- Sức phá hoại cực kỳ lớn.
- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.


Phụ lục III
TÍN HIỆU BÁO ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI, BÃO

 

Tín hiệu
Hình dạng tín hiệu
Ý nghĩa của từng loại tín hiệu
Tín hiệu
số 1
 Một đèn nhấp nháy màu đỏ




 

 Đang có áp thấp nhiệt đới (sức gió mạnh cấp 6, cấp 7) trên Biển Đông
Tín hiệu
số 2
 Hai đèn nhấp nháy màu đỏ
  



 

Đang có bão (sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên) trên Biển Đông














TTKTTV




=> Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net




Áp thấp nhiệt đới Bão Tài liệu tham khảo Tin tức
Lên đầu trang