HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
BÀI 10 - TIẾT 1: TỰ NHIÊN - DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI TRUNG QUỐC (Có trắc nghiệm và đáp án)
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 24/02/2021

Đặc điểm
|
Miền Tây
|
Miền Đông
|
Địa hình
|
-Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa→ phát triển lâm
nghiệp, chăn nuôi.
|
Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đông Bắc, Hoa Bắc,
Hoa Trung, Hoa Nam→ phát triển nông nghiệp
|
Khí hậu
|
Ôn đới lục địa, mưa ít
=> Khó khăn: Hạn hán, hình thành các hoang mạc lớn
|
- Gío mùa:
+ Bắc: Ôn đới
+
=> phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng đa dạng
- Khó khăn:Lũ lụt, bão.
|
Sông ngòi
|
It sông, là thượng
nguồn các con sông chảy về phía Đông.
|
Hạ nguồn các sông lớn : Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang,
nguồn nước dồi dào => giá trị thủy lợi, thủy điện, giao thông, đánh bắt
cá.
|
Đất đai
|
Đất núi cao, hoang
mạc và bán hoang mạc => không thuận lợi phát triển nông nghiệp
|
Đất phù sa màu mỡ, đất hoàng thổ => phát triển nông
nghiệp.
|
Khóang sản
|
Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt…→phát
triển công nghiệp
|
Than, dầu mỏ, sắt, thiết,
đồng, bô xít…
→ phát triển công nghiệp.
|
Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
- Anh văn: anhvan.HLT.vn
- Toán học: toanhoc.HLT.vn
- Vật lý: vatly.HLT.vn
- Hóa học: hoahoc.HLT.vn
- Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
- Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
- Lịch sử: lichsu.HLT.vn
- GDCD: gdcd.HLT.vn
- Tin học: tinhoc.HLT.vn
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1 (có đáp án):
Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 1)
Câu 1. Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Đáp án: B
Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.
Câu 2. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam.
B.Lào.
C. Mi-an-ma.
D.Thái Lan.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. Núi cao và hoang mạc.
B. Núi thấp và đồng bằng.
C. Đồng bằng và hoang mạc.
D. Núi thấp và hoang mạc.
Đáp án: A
Giải thích : Mục I, SGK/86 địa lí 11 cơ bản.
Câu 4. Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lwau sông Trường Giang?
A. Đông Bắc.
B.Hoa Bắc.
C. Hoa Trung.
D. Hoa Nam.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 5. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 6. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc.
B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung.
D.Hoa Nam.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 7. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
Đáp án: A
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 8. Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là
A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. Quặng sắt và than đá.
C. Than đá và khí tự nhiên.
D. Các khoáng sản kim loại màu.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 9. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do
A. Ảnh hưởng của núi ở phía đông.
B. Có diện tích quá lớn.
C. Khí hậu ôn đới hải dương ít mưa.
D. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 10. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Đáp án: B
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 11. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc?
A. Trường Giang.
B.Hoàng Hà.
C. Hắc Long Giang.
D.Mê Công.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II (lược đồ 10.1), SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 12. Tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là
A. Đất phù sa màu mỡ và các khoáng sản kim loại màu.
B. Đất phù sa màu mỡ, rừng và đồng cỏ.
C. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản kim loại màu.
D. Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.
Đáp án: D
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 13. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về
A. Khí hậu.
B. Địa hình.
C. Diện tích.
D. Sông ngòi.
Đáp án: C
Giải thích : Mục II, SGK/87 địa lí 11 cơ bản.
Câu 14. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
A. Dân tộc Hán.
B.Dân tộc Choang.
C. Dân tộc Tạng.
D. Dân tộc Hồi.
Đáp án: A
Giải thích : Mục III, SGK/88 địa lí 11 cơ bản.
Câu 15. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc?
A. Các thành phố lớn.
B. Các đồng bằng châu thổ.
C. Vùng núi và biên giới.
D. Dọc biên giới phía nam.
Đáp án: C
Giải thích : Mục III, SGK/88 địa lí 11 cơ bản.
Câu 16. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
A. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
B. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
C. Ít thiên tai.
D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
Đáp án: B
Giải thích :Miền Đông Trung Quốc là các vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất của Trung Quốc nên dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực này.
Câu 17.nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
A. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
D. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
Đáp án: A
Giải thích :Mục III, SGK/89 địa lí 11 cơ bản.
Câu 18. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là
A. Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
.B. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. Mất cân bằng phân bố dân cư.
D. Tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.
Đáp án: B
Giải thích : Trung Quốc thực hiện chính sách dân số triệt để, mỗi gia đình chỉ có 1 con nên không những làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên mà còn gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng (nam cao hơn nữ rất nhiều, nhiều đàn ông Trung Quốc phải lấy vợ nước khác).
Câu 19. Trung Quốc thời kì cổ, trung đại không có phát minh nào sau đây?
A. La bàn. B.Giấy.
C. Kĩ thuật in. D.Chữ la tinh.
Đáp án: D
Giải thích : Mục III, SGK/90 địa lí 11 cơ bản.
Câu 20. Cho bảng số liệu: Dân số Trung Quốc năm 2014 (Đơn vị: triệu người)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%.
B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.
C. Tỉ số giới tính là 105,1%.
D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Đáp án: C
Giải thích : Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Tỉ lệ dân thành thị 54,8%; dân nông thôn 45,2%.
- Tỉ số giới tính 105,1% -> Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).
Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
- Anh văn: anhvan.HLT.vn
- Toán học: toanhoc.HLT.vn
- Vật lý: vatly.HLT.vn
- Hóa học: hoahoc.HLT.vn
- Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
- Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
- Lịch sử: lichsu.HLT.vn
- GDCD: gdcd.HLT.vn
- Tin học: tinhoc.HLT.vn
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư và xã hội (phần 2)
Câu 1: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
D. Khí hậu ôn đới hải dương.
Giải thích: SGK/87, địa lí 11 cơ bản.
Câu 2: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.
B. Phía Tây bắc của miền Đông.
C. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.
D. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
Giải thích: SGK/88, địa lí 11 cơ bản.
Câu 3: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là
A. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
D. dân cư phân bố không đều tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Giải thích: SGK/88, địa lí 11 cơ bản.
Câu 4: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?
A. Có trên 50 dân tộc khác nhau.
B. Người Hán chiếm trên 90% dân số.
C. Dân thành thị chiếm 37% số dân.
D. Dân tộc thiểu số sống tại vùng núi.
Giải thích: SGK/89, địa lí 11 cơ bản.
Câu 5: Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
A. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
C. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
D. phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Giải thích: SGK/86, địa lí 11 cơ bản.
Câu 6: Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu nước?
A. 16 nước.
B. 13 nước.
C. 14 nước.
D. 15 nước.
Giải thích: SGK/86, địa lí 11 cơ bản.
Câu 7: Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua:
A. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản.
B. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
C. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam.
D. sự đa dạng của địa hình và khí hậu.
Giải thích: SGK/86, địa lí 11 cơ bản.
Câu 8: Dân số Trung Quốc có tỉ lệ như thế nào so với dân số thế giới?
A. Chiếm khoảng 1/4.
B. Chiếm khoảng 1/5.
C. Chiếm khoảng 1/6.
D. Chiếm khoảng 1/7.
Giải thích: SGK/88, địa lí 11 cơ bản.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
C. Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.
D. Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.
Giải thích: SGK/88, địa lí 11 cơ bản.
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là những thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Những cơn mưa mùa hạ gây lụt lội ở đồng bằng.
B. Đường bờ biển dài, vị trí địa lí thuận lợi.
C. Tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn.
D. Đất phù sa màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản.
Câu 11: Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do
A. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
B. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
D. nhiều hoang mạc, bồn địa.
Giải thích: Những hạn chế về điều kiện tự nhiên miền Tây Trung Quốc là:
- Địa hình chủ yếu là núi cao và bồn địa -> giao thông đi lại khó khăn.
- Đất chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
=> Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: về địa hình, khí hậu và đất đai đã khiến miền lãnh thổ phía Tây Trung Quốc có dân cư thưa thớt.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do
A. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế.
B. Tâm lí không muốn sinh nhiều con của người dân.
C. Tiến hành chính sách dân số rất triệt để.
D. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.
Giải thích: Do thực hiện chính sách dân sô một con triệt để nên tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm và gây nên nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội, đặc biệt là mất cân bằng giới tính.
Câu 13: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
C. Lao động phân bố đều trong cả nước.
D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
Giải thích: Thuận lợi của đặc điểm dân cư Trung Quốc là:
- Là nước đông dân nhất thế giới đã đem lại nguồn lao động dồi dào.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
- Trung Quốc chú trọng phát triển giáo dục. Hiện nay, đang tiến hành cải cách giáo dục nâng cao trình độ dân trí cũng như chất lượng nguồn lao động.
- Dân cư Trung Quốc phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông và khu vực nông thôn dẫn đến sự phân bố lao động không đều trong cả nước. Đây không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư xã hội Trung Quốc.
Câu 14: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc?
A. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.
B. Nguồn nhân lực ngày càng giảm chất lượng.
C. Lao động hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
D. Lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
Giải thích: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế- xã hội ở Trung Quốc lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo. Đặc điểm này tạo động lực thu hút vốn đầu tư và động lực hát triển nền kinh tế.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
A. Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.
B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
C. Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.
D. Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.
Đáp án C.
Giải thích: Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Trong tương lai sẽ bị thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của nữ.
- Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống,… Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ.
- Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ.
Câu 16: Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là
A. tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
D. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
Giải thích: Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số triệt để với nội dung: mỗi gia đình chỉ có một con. Chính sách một con được đề ra trong bối cảnh hầu hết các gia đình Trung Quốc vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ kết hợp với sự phát triển của công nghệ nên con người dễ dàng phát hiện và lựa chọn giới tính ngay từ trong bụng mẹ. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng ở Trung Quốc (tỉ lệ nam cao hơn nữ).
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là tác động của chính sách dân số “Mỗi gia đình chỉ có một con” tới kinh tế - xã hội Trung Quốc?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm.
B. Chênh lệch lớn cơ cấu giới tính khi sinh.
C. Thủ tiêu tư tưởng trọng nam khinh nữ.
D. Đẩy nhanh hơn tốc độ già hóa dân số.
Giải thích: Do chính sách “Mỗi gia đình chỉ có một con” nên càng làm tư tưởng trọng nam khinh nữ trở nên nặng nề. Như vậy, ý C sai.
Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn?
A. Khí hậu ôn đới lục địa.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Địa hình bằng phẳng hơn.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.
Giải thích: Miền Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa.
Câu 19: Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?
A. Tacla Macan.
B. Kalahari.
C. Victoria Lớn.
D. Colorado.
Giải thích: Hoang mạc thuộc lãnh thổ Trung Quốc là hoang mạc Tacla Macan (Quan sát bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc – SGK/87, địa lí 11 cơ bản). Hoang mạc Victoria Lớn ở châu Úc, Hoang mạc Kalahari ở Châu Phi. Hoang mạc Colorado ở Bắc Mỹ.
Câu 20: Đặc điểm chung nào dưới đây là của địa hình Trung Quốc và Việt Nam?
A. Chủ yếu là đồng bằng châu thổ rộng lớn.
B. Núi phân bố ở phía tây, đồng bằng ở phía đông.
C. Phía Tây có các hoang mạc, bán hoang mạc
D. Địa hình không có sự phân hóa.
Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có núi phân bố ở phía tây, đồng bằng ở phía đông.
Câu 21: Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với quốc gia nào dưới đây?
A. Campuchia.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Mianma.
Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với Lào.
Câu 22: Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là
A. Kinh tuyến 150Đ.
B. Kinh tuyến 1000Đ.
C. Kinh tuyến 1050Đ.
D. Kinh tuyến 1100Đ.
Giải thích: Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là kinh tuyến 1050Đ (Quan sát bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc, SGK/87 – địa lí 11 cơ bản).
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu khiến bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp trong khi sản lượng lương thực đứng đầu thế giới?
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Tốc độ gia tăng dân cao.
C. Dân số nam nhiều.
D. Quy mô dân số đông.
Giải thích: Do quy mô dân số đông trên 1,3 tỷ người nên dù sản lượng lương thực đứng đầu thế giới thì bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp (Sản lượng bình quân đầu người bằng sản lượng lương thực chia cho số dân trung bình, đơn vị: kg/người).
Câu 24: Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc?
A. Giúp người học có nhiều lựa chọn hơn khi bước vào các kì tuyển sinh toàn quốc.
B. Chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
C. Hoàn thành được chỉ tiêu của các kế hoạch về giáo dục hiện đại Trung Quốc.
D. Tạo lực hút lớn với các sinh viên, học sinh thế giới có nhu cầu du học ở Trung Quốc.
Giải thích: Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc là để chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Câu 25: Tiềm năng to lớn nào dưới đây về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc?
A. Nguồn nhân lực ngày càng giảm chất lượng.
B. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.
C. Lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
D. Lao động hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Giải thích: Tiềm năng to lớn về đặc điểm lao động tới phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Quốc là lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo. Đặc điểm này tạo động lực thu hút vốn đầu tư và động lực hát triển nền kinh tế.
Câu 26: Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là
A. làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. mất cân bằng phân bố dân cư.
D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.
Giải thích: Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là mất cân bằng giới tính nghiêm trọng do chỉ được sinh 1 con và tâm lý sinh con trai để nối dõi tông đường.
Câu 27: Tại sao ở Việt Nam và Trung Quốc ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu?
A. Đông dân.
C. Nhiều thành phần dân tộc.
D. Có nhiều đồng bằng.
D. Cung cấp nông sản xuất khẩu.
Giải thích: Trung Quốc và Việt Nam đều có dân số đông, nên vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm. Do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu.
Câu 28: Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trên nền tảng nào dưới đây?
A. Tình hữu nghị và sự ổn định lâu dài.
B. Tình đoàn kết và sự thịnh vượng.
C. Tình láng giềng và hợp tác toàn diện.
D. Tình thân và hướng tới tương lai.
Giải thích: Quan hệ Việt - Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay.
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là tác động của chính sách dân số “Mỗi gia đình chỉ có một con” tới kinh tế - xã hội Trung Quốc?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm.
B. Chênh lệch lớn cơ cấu giới tính khi sinh.
C. Thủ tiêu tư tưởng trọng nam khinh nữ.
D. Đẩy nhanh hơn tốc độ già hóa dân số.
Giải thích: Do chính sách “Mỗi gia đình chỉ có một con” nên càng làm tư tưởng trọng nam khinh nữ trở nên nặng nề.
Câu 30: Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do
A. nền kinh tế phát triển.
B. gần biển, khí hậu mát mẻ.
C. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
D. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.
Giải thích: Sự hình thành các đô thị triệu dân thể hiện quá trình đô thị hóa ở trình độ cao cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bởi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp xây dựng và dịch vụ) sẽ tạo ra nhiều việc làm, hình thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, thu hút dân cư đông đúc, đời sống người dân được nâng cao. Do vậy nguyên nhân quan trọng nhất khiến miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông đúc là nền kinh tế phát triển.
Câu 31: Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào dưới đây để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
B. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Giải thích: Số dân đông tạo nên nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn là điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 32: Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
A. có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.
B. có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.
C. nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.
D. nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.
Giải thích: Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa. Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.
Câu 33: Nguyên nhân chính tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn ở miền Tây Trung Quốc?
A. Động đất mạnh, núi lửa phun trào.
B. Khí hậu ôn đới lục địa.
C. Hoạt động công nghiệp mạnh mẽ.
D. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
Giải thích: Khí hậu ôn đới lục địa: có mùa đông lạnh, mùa hạ nóng. Lượng mưa trong năm từ 400 đến 600mm. Mưa nhiều nhất vào mùa hạ. Điều kiện khí hậu trên đã hình thành cảnh quan là rừng cây ôn đới, thảo nguyên và hoang mạc.
Câu 34: Trong lịch sử, người dân Trung Quốc mang vải lụa, gấm vóc,... đến trao đổi với người dân ở Ba Tư và La Mã và ngược lại bằng con đường nào?
A. Đường sắt Đông – Tây.
B. Đường sông Hoàng Hà.
C. Con đường tơ lụa.
D. Vòng qua biển Đông.
Giải thích:
- Con đường tơ lụa bắt nguồn từ miền Đông Trung Quốc (Bắc Kinh) sang miền núi cao nguyên ở phía Tây (vòng qua khu vực phía Bắc sơn nguyên Tây Tạng) tới Ấn Độ, Hy Lạp,… Trong lịch sử, người dân Trung Quốc mang vải lụa, gấm vóc,... đến trao đổi với người dân ở Ba Tư và La Mã và ngược lại. Hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra sầm uất đã kéo theo sự phân bố dân cư tập trung dọc hai bên con đường này.
- Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.
Câu 35: Hiện nay để phát triển kinh tế miền Tây Trung Quốc thì Nhà nước đã tiến hành xây dựng tuyến đường quan trọng nào?
A. Đường sắt Đông – Tây.
B. Đường sông Hoàng Hà – Trường Giang.
C. Các sân bay ở miền Tây.
D. Đường vành đai Bắc Kinh.
Giải thích: Tuyến đường sắt Đông - Tây mới được xây dựng chạy qua Urumsi và các nước Trung Á, Tây Nam Á. Việc hình thành tuyến đường sắt Đông - Tây chạy qua lãnh thổ phía Tây là một thành tựu rất quan trọng của Trung Quốc, giúp khai phá, đổi mới miền đất này. Các hoạt động kinh tế, trao đổi hàng hóa, di chuyển của con người diễn ra nhộn nhịp hơn, đời sống kinh tế -xã hội có nhiều khởi sắc.
BÀI 10. TRUNG QUỐC
1. Nhận biết
Câu 1: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. núi cao và hoang mạc. B. núi thấp và đồng bằng.
C. đồng bằng và hoang mạc. D. núi thấp và hoang mạc.
Câu 2: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung
Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Tiến hành chính sách dân số triệt để. B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo
dục.
C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế. D. Người dân không muốn sinh nhiều con.
Câu 3: Những thay đổi quan trọng
trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt. B. các kế hoạch 5 năm.
C. công cuộc hiện đại hóa. D. cuộc cách mạng văn hóa.
Câu 4: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc
tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính nào sau đây?
A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô
và xây dựng.
B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô
và luyện kim.
C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô
và luyện kim.
D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô
và xây dựng.
Câu 5: Đặc điểm chính của địa hình
Trung Quốc là
A. thấp dần từ bắc xuống nam. B. thấp dần từ tây sang đông.
C. cao dần từ bắc xuống nam. D. cao dần
từ tây sang đông.
Câu
6: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu
A. cận nhiệt đới và
ôn đới gió mùa. B. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa.
C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.
Câu 7: Các dân tộc ít người của Trung Quốc phân bố
rải rác ở khu vực nào sau đây?
A. Các thành phố lớn. B. Các đồng bằng châu thổ.
C. Vùng núi cao phía tây. D. Dọc biên giới phía nam.
Câu 8: Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào sau đây trong cải cách nông
nghiệp?
A. Giao đất cho người nông dân. B. Cải tạo tốt hệ thống thủy lợi.
C. Đưa giống mới vào sản xuất. D. Tăng thêm thuế nông nghiệp.
Câu 9: Thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp nông thôn của Trung Quốc là
A. khí hậu khá ổn định. B. nguồn lao động dồi dào.
C. cơ sở hạ tầng hiện đại. D. có nguồn vốn đầu tư lớn.
Câu 10: Dân tộc nào chiếm số dân
dông nhất ở Trung Quốc?
A. Hán. B. Choang. C. Tạng. D. Hồi.
Câu
11: Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng
A. ven biển và thượng lưu các con sông. B. ven biển và hạ
lưu các con sông.
C. ven biển và vùng đồi núi phía Tây. D. phía Tây Bắc và vùng trung tâm.
Câu
12: Phần phía đông Trung Quốc tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 13: Các đồng bằng ở miền Đông Trung
Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc,
Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đông Bắc, Hoa Bắc,
Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc,
Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa
Trung.
Câu 14: Phát minh
nào sau đây không phải của Trung quốc?
A. La bàn. B. Giấy. C. Kĩ thuật in. D. Chữ la tinh.
Câu 15: Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư
trên thế giới sau các nước nào sau đây?
A. Nga, Canada, Hoa Kì. B. Nga, Canada, Australlia.
C. Nga, Hoa Kì, Braxin. D. Nga, Hoa Kì, Mông Cổ.
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm
đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc?
A. Chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Chủ yếu là núi cao và hoang mạc.
C. Chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc. D. Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc?
A. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù
sa. B. Dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. Nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể. D. Phía bắc miền đông có khí hậu ôn đới gió mùa.
Câu 18: Sản lượng sản phẩm công nghiệp nào sau đây
của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A. Điện, than, dầu khí. B.
Phân bón, thép, khí đốt.
C. Điện, phân đạm, khí đốt. D.
Than, thép thô, xi măng, phân đạm.
Câu 19: Biện pháp nào sau đây đã được Trung Quốc
thực hiện trong quá trình hiện đại
hóa nông nghiệp?
A. Thực hiện chiến dịch đại nhảy vọt. B.
Giao quyền sử dụng đất cho nông
dân.
C. Thành lập công xã nhân dân. D.
Khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 20: Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là
A. các đồng bằng châu thổ sông. B. vùng sơ nguyên Tây Tạng.
C. vùng trung tâm rộng lớn. D. dọc theo “con đường tơ lụa”.
2. Thông hiểu
Câu 1: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của
Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?
A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước
ngoài.
B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất
lâu đời.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa
dạng.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
Câu 2: Bình quân lương thực theo đầu người của
Trung Quốc vẫn còn thấp là do
A. sản lượng lương thực thấp. B. diện tích đất canh tác rất ít.
C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp.
Câu 3: Thành tựu của chính sách dân số triệt để của
Trung Quốc là
A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.
C. làm tăng số lượng lao động nữ giới. D. giảm quy mô dân số của cả nước.
Câu 4: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số
rất triệt để ở Trung Quốc là
A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. mất cân bằng trong phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.
Câu 5: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế
Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt. B. cuộc cách mạng văn hóa.
C. công cuộc hiện đại hóa. D. cải cách trong nông nghiệp.
Câu
6: Miền Tây Trung Quốc có kiểu khí hậu chủ yếu nào sau đây?
A. Khí hậu ôn đới hải dương. B. Khí hậu ôn đới gió mùa.
C. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. D. Khí hậu ôn đới
lục địa.
Câu
7: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Dệt may. B. Cơ khí. C.
Điện tử. D. Hóa dầu.
Câu
8: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung
Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Điện, luyện kim, cơ khí. B. Điện, chế tạo máy, cơ khí.
C. Điện tử, cơ khí
chính xác, máy tự động. D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
Câu
9: Trung Quốc không áp dụng chính
sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp?
A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. B. Cải tạo, xây dựng hệ thống thủy lợi.
C. Áp dụng kĩ thuật mới, phổ biến giống mới. D. Hạn chế xuất
khẩu lương thực, thực phẩm.
Câu 10: Đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc thường
chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất?
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa
Trung. D. Hoa Nam.
Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm mạnh?
A. Tỉ lệ xuất cư cao. B. Tỉ lệ kết hôn thấp.
C. Áp dụng triệt để chính sách dân số. D. Tốc độ già hóa dân số rất nhanh.
Câu 12: Vùng trồng lúa gạo của Trung Quốc tập trung
ở khu vực có khí hậu nào dưới đây?
A. Ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa. B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa.
C. Cận nhiệt lục địa và nhiệt đới gió mùa. D. Cận nhiệt gió mùa và nhiệt đới gió mùa.
3. Vận dụng
Câu 1: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền
Đông vì miền này
A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. B. có kinh tế phát triển, rất giàu tài nguyên.
C. ít thiên tai, thích hợp cho định cư lâu dài. D. không có lũ lụt hàng năm, khí hậu ôn hòa.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG QUỐC PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014 (Đơn vị: %)
Năm |
2005 |
2014 |
Thành thị |
37,0 |
54,5 |
Nông thôn |
63,0 |
45,5 |
(Nguồn: Niên
giám thống kê 2015, NXB Thống kê
2016)
Theo bảng số
liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị
và nông thôn năm 2005 và năm 2014?
A. Tỷ lệ dân thành
thị có xu hướng tăng. B. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
C. Tỷ lệ dân thành thị luôn ít hơn dân nông thôn. D. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về nền kinh tế Trung Quốc hiện nay?
A. Quy mô GDP ngày càng tăng và đứng hàng đầu
thế giới.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP xếp vào loại cao nhất
thế giới.
C. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng
tăng nhanh.
D. Khoảng cách về kinh tế giữa các vùng ngày
càng được rút ngắn.
Câu 4: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về
A. khí hậu. B. địa hình. C.
diện tích. D. Sông ngòi.
Câu 5: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào
sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Phát triển kinh tế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế. D. Mở các trung tâm thương mại.
Câu 6: Một trong những thành tựu quan trọng nhất
của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.
C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo. D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.
Câu 7: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến
miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?
A. Chịu tác động của dòng biển lạnh. B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.
C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt. D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.
Câu 8: Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung
Quốc:
(Nguồn
số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị xuất, nhập
khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.
B. Sự chuyển dịch cơ
cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.
C. Quy mô, cơ cấu
giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.
D. Tốc độ tăng trưởng
giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012.
Câu 9: Biện pháp nào sau đây không được Trung quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường?
A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang
thiết bị.
B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí
nghiệp.
C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản
xuất công nghiệp.
D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút
đầu tư nước ngoài.
Câu 10: Cho biểu đồ:
SỰ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU XUẤT, NHÂP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2012
(Nguồn
số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của
Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2012?
A. Luôn xuất siêu. B. Luôn nhập siêu.
C. Năm 1985 xuất siêu. D. Năm 2012 xuất siêu.
4. Vận dụng cao
Câu 1: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với tổ
chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc là
A. tai biến thiên nhiên thường xảy ra.
B. sự phân hóa về khí hậu trên lãnh thổ.
C. sự phân bố không đều nguồn tài nguyên nước
giữa các vùng.
D. diện tích đất trồng bị thu hẹp do quá trình
công nghiệp hóa.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
DÂN
SỐ TRUNG QUỐC NĂM 2014
(Đơn vị: triệu người)
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Thành thị |
Nông thôn |
Nam |
Nữ |
Số dân |
1368 |
749 |
619 |
701 |
667 |
(Nguồn:
Niên giám thống kê năm 2015, NXB Thống kê 2016)
Theo bảng số
liệu, nhận xét nào sau đây đúng về dân số Trung Quốc năm 2014?
A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%. B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.
C. Tỉ số giới tính là 105,1%. D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU
CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn
vị: %)
Năm |
2004 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
51,4 |
53,1 |
57,6 |
Nhập Khẩu |
48,6 |
46,9 |
42,4 |
(Nguồn:
Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)
Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu
của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau
đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D.
Tròn.
Câu
4: Tại sao các đặc khu kinh tế của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở ven biển?
A.
Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là giao thông vận tải.
B.
Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
C. Thuận lợi thu
hút đầu tư nước ngoài và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
D.
Thuận lợi để giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
Câu 5: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 (Đơn vị: Triệu tấn)
Năm |
2004 |
2012 |
2014 |
Lương thực |
422,5 |
590,0 |
607,1 |
Bông vải |
5,7 |
6,84 |
6,16 |
(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)
Căn cứ vào bảng
số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lương thực,
bông của Trung Quốc thời kì 2004 - 2014?
A.
Sản lượng lương thực giảm, sản lượng bông tăng.
B.
Sản lượng lương thực tăng chậm hơn sản lượng bông.
C. Sản lượng lương
thực tăng nhanh hơn sản lượng bông.
D.
sản lượng lương thực, bông có xu hướng tăng liên tục.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
Xếp
hạng trên thế giới |
Than (triệu tấn) |
961,5 |
1536,9 |
1634,9 |
1 |
Điện (tỉ Kwh) |
390,6 |
956,0 |
2187,0 |
2 |
Thép (triệu tấn) |
47 |
95 |
272,8 |
1 |
Xi măng (triệu tấn) |
146 |
476 |
970,0 |
1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục)
Nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng một
số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 2004?
A. Sản lượng than tăng nhanh nhất. B. Sản lượng thép tăng chậm nhất.
C. Sản lượng điện tăng chậm hơn sản lượng than. D.
Sản lượng Xi măng tăng nhanh hơn sản lượng thép.
Câu 7: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: %)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
39,3 |
53,5 |
51,4 |
53,1 |
57,6 |
Nhập Khẩu |
60,7 |
46,5 |
48,6 |
46,9 |
42,4 |
(Nguồn:
Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất,
nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D.
Tròn.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, BÔNG CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2004 - 2014 (Đơn vị: Triệu tấn)
Năm |
2004 |
2012 |
2014 |
Lương thực |
422,5 |
590,0 |
607,1 |
Bông vải |
5,7 |
6,84 |
6,16 |
(Nguồn: Viện nghiên cứu Trung Quốc)
Để thể hiện sản
lượng lương thực, bông vải của Trung Quốc giai đoạn 2004 - 2014 theo bảng số
liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn.
=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....