BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Có trắc nghiệm - đáp án)


BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Có trắc nghiệm - đáp án)
I. Môi trường:
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là môi trường bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
- Môi trường sống của con người bao gồm MT tự nhiên và MT nhân tạo
- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên Trái Đất không phụ thuộc vào con người và phát triển theo quy luật riêng của nó
- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người
- Con người là sinh vật đặc biệt, có tác động làm biến đổi tự nhiên
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loại người:
1. Chức năng: 
- Là không gian sống của con người
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
2. Phân loại:
- Theo thuộc tính tự nhiên
- Theo công dụng kinh tế
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt
+ Tài nguyên có thể bị hao kiệt gồm tài nguyên không khôi phục được  và tài nguyên khôi phục được 
+ Tài nguyên không bị hao kiệt
--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 41 (có đáp án): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Phần 1)

Câu 1: Môi trường sống của con người bao gồm

A. Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.

B. Môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo,môi trường xã hội.

C. Môi trường tự nhiên, môi trường không khí,môi trường nước.

D. Môi trường sinh vật, môi trường địa chất,môi trường nước.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/158 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường tự nhiên ?

A. Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào con người.

B. Bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người.

C. Phát triển theo quy luật tự nhiên.

D. Là kết quả lao động của con người.

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/158 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về môi trường nhân tạo ?

A. Môi trường nhân tạo không phụ thuộc vào con người.

B. Mỗi trường nhân tạo phát triển theo quy luật riêng của nó.

C. Môi trường nhân tạo phát triển theo các quy luật tự nhiên.

D. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại nếu không có bàn tay chăm sóc của con người.

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/158 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Môi trường xã hội bao gồm

A. Các quan hệ xã hội trong sản xuất,phân phối và giao tiếp.

B. Các đối tượng lao động do con người sản xuất và chịu sự chi phối củ con người.

C. Dân cư và lực lượng lao động.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/158 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Chức năng nào dưới đây không phải của môi trường địa lí ?

A. Là không gian sinh sống của con người.

B. Là nơi tồn tại các quy luật tự nhiên.

C. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

D. Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/159 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì

A. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.

B. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.

C. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng iễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người.

D. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/159 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Phải bảo vệ môi trường vì

A. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại.

B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.v

C. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.

D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/159 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/159 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Tài nguyên thiên nhiên là

A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.

B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.

C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con ngườ.

D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/159 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào

A. Thuộc tính tự nhiên.

B. Công dụng kinh tế.

C. Khả năng hao kiệt.

D. Sự phân loại của các ngành sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/160 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau:

A. Tài nguyên đất, nước,khí hậu,sinh vật,khoáng sản.

B. Tài nguyên nông nghiệp,tài nguyên công nghiệp,tài nguyên du lịch,..

C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.

D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/160 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Loại tài nguyên khôi phục được là

A. Khoáng sản.

B. Năng lượng mặt trời,không khí,nước.

C. Đất trồng,các loài động vật và thực vật.

D. Khí hậu.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/160 địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Loại tài nguyên không có khả năng khôi phục được là

A. Tài nguyên nước.

B. Tài nguyên đất.

C. Tài nguyên sinh vật.

D. Tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/160 địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế ?

A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất.

B. Phải sử dụng thật tiết kiệm , sử dụng tổng hợp,đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế( chất dẻo tổng hợp ).

C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản.

D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/160 địa lí 10 cơ bản.

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
Anh văn: anhvan.HLT.vn
Toán học: toanhoc.HLT.vn
Vật lý: vatly.HLT.vn
Hóa học: hoahoc.HLT.vn
Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
Lịch sử: lichsu.HLT.vn
GDCD: gdcd.HLT.vn
Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 41 (có đáp án): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Phần 2)

Câu 1. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển con người là

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường nhân tạo.

C. Môi trường xã hội.

D. Môi trường địa lí.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp?

A. Môi trường tự nhiên.

B. Môi trường xã hội.

C. Môi trường nhân tạo.

D. Môi trường tổng hợp.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Tài nguyên được phân loại theo công dụng kinh tế

A. Tài nguyên nông nghiệp.

B. Tài nguyên khoáng sản.

C. Tài nguyên phục hồi.

D. Tài nguyên không phục hồi.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải là chức năng của môi trường địa lí?

A. Là không gian sống của con người .

B. Nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

C. Nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra.

D. Quyết định sự phát triển xã hội loài người.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Năng lượng mặt trời là dạng tài nguyên

A. Phục hồi.

B. Không phục hồi.

C. Không bị hao kiệt.

D. Bị hao kiệt

Đáp án C.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Đất đai và sinh vật là dạng tài nguyên nào dưới đây?

A. Vô tận.

B. Phục hồi.

C. Không phục hồi.

D. Không bị hao kiệt

Đáp án B.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Là không gian sống của con người, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và nơi chứa đựng chất phế thải do con người tạo ra là chức năng của

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Lớp vỏ cảnh quan.

C. Môi trường địa lý.

D. Môi trường nhân tạo

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại

A. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

B. Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,…

C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.

D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Môi trường tự nhiên là nhân tố thuộc

A. Môi trường nhân tạo.

B. Môi trường địa lý.

C. Môi trường sống.

D. Môi trường xã hội.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản?

A. Theo công dụng kinh tế.

B. Theo khả năng có thể hao kiệt

C. Theo thuộc tính tự nhiên.

D. Theo nhiệt lượng sinh ra.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Cơ sở nào để phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch?

A. Theo công dụng kinh tế.

B. Theo khả năng có thể hao kiệt

C. Theo thuộc tính tự nhiên.

D. Theo nhiệt lượng sinh ra.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Các thành phần của tự nhiên mà với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được sử dụng để tạo ra những sản phẩm cho xã hội được gọi là

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên.

C. Thành phần tự nhiên.

D. Các nhân tố tự nhiên.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Tài nguyên không bị hao kiệt không bao gồm

A. Năng lượng Mặt Trời.

B. Không khí.

C. Nước.

D. Khoáng sản.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên nào dưới đây?

A. Khí hậu.

B. Đất.

C. Khoáng sản.

D. Nước.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/160, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Cách phân loại tài nguyên thành: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… là dựa vào

A. Thuộc tính tự nhiên.

B. Công dụng kinh tế.

C. Khả năng có thể bị hao kiệt.

D. Khả năng không bị hao kiệt.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/159, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Tài nguyên vô tận là tài nguyên nào dưới đây?

A. Năng lượng Mặt Trời.

B. Năng lượng Mặt Trời, không khí.

C. Năng lượng Mặt Trời, không khí, khoáng sản.

D. Năng lượng Mặt Trời, không khí, nước, đất.

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên vô tận bao gồm nguồn năng lượng Mặt Trời, không khí.

Câu 17. Phương thức sản xuất có tác động như thế nào tới sự phát triển của xã hội loài người?

A. Ảnh hưởng ít.

B. Vai trò quyết định.

C. Ảnh hưởng nhiều.

D. Vai trò không quan trọng.

Đáp án B.

Giải thích: Vai trò quyết định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?

A. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

C. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

D. Giảm phát thải chất khí vào môi trường qua việc giảm bớt sản xuất công nghiệp.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:

- Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

- Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.

- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.

Câu 19. Tài nguyên có thể phục hồi là tài nguyên nào dưới đây?

A. Đất, không khí, nước.

B. Các loài động vật, thực vật.

C. Đất, khoáng sản.

D. Đất, năng lượng Mặt Trời.

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên có thể phục hồi bao gồm đất trồng, các loài động vật và thực vật.

Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng về môi trường nhân tạo?

A. Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra.

B. Chịu sự chi phối của con người, phụ thuộc vào con người.

C. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.

D. Các thành phần nhân tạo phát triển theo quy luật tự nhiên.

Đáp án D.

Giải thích:

- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

=> Đáp án A, B, C, đúng.

- Ý D. Các thành phần nhân tạo phát triển theo quy luật tự nhiên không phải đặc điểm của môi trường nhân tạo.

Câu 21. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. Sử dụng triệt để tài nguyên.

B. Tạo ra nhiều môi trường mới.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Không khai thác, tác động gì.

Đáp án C.

Giải thích:

- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Bao gồm các thành phần tự nhiên như khí hậu, đất, nước, sinh vật,….

- Con người không thể tồn tại nếu thiếu không khí để thở, thiếu nước uống hay nguồn thức ăn,… Tuy nhiên một khi những nguồn tài nguyên này bị hủy hoại ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đời sống (bệnh tật).

=> Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ đời sống con người, vì môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Câu 22. Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?

A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất và tài nguyên thiên nhiên.

B. Phải sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.

C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản trong tự nhiên.

D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

Đáp án B.

Giải thích: Để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta cần phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Câu 23. Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

A. Cấm khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.

B. Sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu thay thế.

C. Sử dụng hoang phí, khai thác hết để tái tạo mới.

D. Chỉ khai thác khoáng sản năng lượng và phi kim.

Đáp án B.

Giải thích: Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng khó có thể thay thế và được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất kinh tế công nghiệp. Vì vậy, việc hạn chế khai thác hay hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản là biện pháp chưa hợp lí và không mang tính khả thi hiện nay => Biện pháp hợp lí và hiệu quả nhất là phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Câu 24. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã tác động đến tài nguyên thiên nhiên như thế nào?

A. Thay đổi giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên.

B. Tài nguyên được sử dụng ngày càng hạn chế trong cuộc sống.

C. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt đồng thời xuất hiện tài nguyên mới.

D. Thay đổi thời gian hình thành và khả năng khai thác của tài nguyên.

Đáp án A.

Giải thích:

- Liên hệ về sự phát triển của xã hội loài người: thời kì nguyên thủy: con người sử dụng kim loại với mục đích làm công cụ kiếm ăn. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kho học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ngành công nghiệp hiện đại => kim loại không chỉ là công cụ thô sơ trong đời sống, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế (sản xuất ra nhiều thiết bị máy móc hiện đại, linh kiện máy tính, điện tử, máy bay,…).

- Tương tự: dầu mỏ -> từ công dụng phổ biến nhất là làm nhiên liệu đốt cháy, nhờ các ứng dụng khoa học kĩ thuật -> phát hiện ra nhiều công dụng mới, nhờ thế dầu mỏ còn được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo ra rất nhiều sản phẩm khác như: hóa chất (nước hoa), nhựa, chất dẻo tổng hợp, phẩm màu,...

=> Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

Câu 25. Giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lực của

A. Quốc gia.

B. Khu vực.

C. Toàn cầu.

D. Mỗi vùng.

Đáp án C.

Giải thích: Giải quyết vấn đề môi trường không phải của riêng một quốc gia, khu vực mà đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn cầu.

Câu 26. Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là

A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi và nạn di cư, di dân mạnh.

B. Tài nguyên bị cạn kiệt, trong khi sản xuất không ngừng mở rộng.

C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng ở nhiều nước.

D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng nhanh.

Đáp án B.

Giải thích: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là nhiều tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.

Câu 27. Danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng là do

A. Thay đổi thói quen sử dụng của con người .

B. Sự cạn kiệt của các tài nguyên khó phục hồi.

C. Nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao.

D. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

Đáp án D.

Giải thích: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người chế tạo hoặc phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.

Ví dụ:

- Khoa học công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (như sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn,...).

- Bên cạnh nguồn dầu mỏ truyền thống thì với khoa học kĩ thuật hiện đại, Hoa Kỳ đã phát hiện ra nguồn tài nguyên dầu đá phiến ở dưới sâu lòng đất => bổ sung thêm nguồn năng lượng quan trọng cho thế giới hiện nay.

=> Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.

Câu 28. Vấn đề khai thác tài nguyên biển ở nước ta đang có xu hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là do

A. Thủy sản xa bờ có giá trị cao hơn.

B. Thủy sản xa bờ dễ tiêu thụ hơn.

C. Thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.

D. Thủy sản ven bờ chỉ tiêu thụ trong nước.

Đáp án C.

Giải thích: Đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngư dân nước ta. Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, đòi hỏi người dân phải tìm kiếm các ngư trường khác ở ngoài khơi xa để khai thác, điều này cũng đòi hỏi việc đổi mới phương tiện tàu thuyền hiện đại với công suất lớn hơn => Như vậy, biện pháp hợp lí nhất để hạn chế suy giảm thủy sản ven bờ đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế cho ngư dân nước ta là: đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Câu 29. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do

A. Bị rửa trôi xói mòn.

B. Đốt rừng làm rẫy.

C. Thiếu công trình thuỷ lợi.

D. Không có người sinh sống.

Đáp án C.

Giải thích: Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do thiếu các công trình thủy lợi. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển ở khu vực châu Phi.

Câu 30. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố nào dưới đây?

A. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Đáp án D.

Giải thích: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.

Câu 31. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Đó là nguyên nhân

A. Môi trường tự nhiên quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

B. Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng đối với xã hội loài người.

C. Môi trường tự nhiên không quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

D. Môi trường tự nhiên quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.

Đáp án C.

Giải thích:

- Môi trường tự nhiên có trước và được hình thành cách đây 15 tỷ năm, nhưng nếu không có sự tác động của con người thì nó mãi là điều kiện tự nhiên, không phát huy hết giá trị sử dụng.

- Sự xuất hiện của loài người, từ những phát minh đầu tiên về lửa, nước (cách mạng 1.0) cho đến nguồn năng lượng điện (cách mạng 2.0) đã đưa xã hội loài người phát triển ở thời kì mới, văn minh hơn. Sau đó là cuộc cách mạng điện tử - tin học (3.0), tạo ra nhiều sản phẩm điện tử có giá trị cao trong xử lí truyền dẫn dữ liệu, kết nối con người trên Trái Đất với nhau, hay còn gọi là thế giới phẳng (các vi mạch điện tử, máy tính, điện thoại thông minh…).

- Cho đến nay, một cuộc cách mạng mới được bùng nổ và phát triển ở trình độ cao hơn, đó là cách mạng 4.0 (cách mạng sinh học, năng lương và công nghệ số) -> con người đã tạo ra nhiều sản phẩm vượt trội hơn, các nguồn vật liệu mới, nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu tự nhiên; các mô hình nhân tạo thông minh (tạo ra não người; robot thông minh…).

=> Như vậy có thể thấy sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 32. Tại sao hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Mưa acid.

D. Băng tan.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính, các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng.

Câu 33. Chúng ta phải bảo vệ môi trường là do

A. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại.

B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.

C. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.

D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

Đáp án D.

Giải thích: Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường tự nhiên.

Câu 34. Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do

A. Khoáng sản có rất ít trên Trái Đất.

B. Sự hình thành phải mất hàng triệu năm.

C. Chỉ có một số nơi mới có khoáng sản.

D. Đây là nguồn tài nguyên rất ít, hiếm có.

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy khi các tài nguyên này bị hao kiệt thì không phục hồi được.

Câu 35. Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do

A. Rất nhiều con người không thể sử dụng hết.

B. Có thể tái tạo, tái sử dụng được.

C. Thuộc về tự nhiên nên tự nhiên sẽ sản sinh ra.

D. Ở đâu cũng có và con người có thể tạo ra.

Đáp án A.

Giải thích: Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do không khí và nước có lượng rất lớn trên Trái Đất đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên chúng phân bố không đều theo không gian và thời gian nên vẫn có những nơi thiếu hoặc đang bị ô nhiễm nghiệm trọng.


=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lên đầu trang