BÀI 15. THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỌ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT (Có trắc nghiệm - đáp án)




BÀI 15. THUỶ QUYỂN. 
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỌ NƯỚC SÔNG. 
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
(Có trắc nghiệm - đáp án)

I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm
Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất 
a. Vòng tuần hoàn nhỏ
Nước chỉ tham gia hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.
b. Vòng tuần hoàn lớn
Tham gia ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc bốn giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm- dòng ngầm- biển, biển lại bốc hơi.
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng .
- Thực vật: Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Điều hoà chế độ nước sông 
III. Một số sông lớn trên Trái Đất.
Sông Nin
Sông A-ma-dôn
Sông I-ê-nit-xê-I

=> iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15 (có đáp án): 

Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 

Một số sông lớn trên Trái Đất(Phần 1)

Câu 1: Thủy quyển là lớp nước trên trái đất , bao gồm

A. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất.

B. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , hơi nước trong khí quyển.

C. Nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.

D. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/56 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "nhiều nước quanh năm "

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.

D. Khí hậu xích đạo.

Đáp án: D

Giải thích: Khí hậu xích đạo có nền nhiệt cao, lượng mưa lớn quanh năm nên sông ngòi cũng nhiều nước quanh năm.

Câu 3: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô "?

A. Khí hậu xích đạo.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa.

D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao, lượng mưa phân bố theo mùa. Mùa lũ tập trung khoảng 75% lượng mưa và mùa cạn lượng mưa chỉ chiếm khoảng 25% nên sông ngòi ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô.

Câu 4: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ , chủ yếu tập trung vào mùa đông "?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Đáp án: C

Giải thích: Khí hậu địa trung hải có nền nhiệt cao, lượng mưa nhỏ nhưng mưa lớn lệch hẳn về thu – đông nên sông ngòi ở khu vực có khí hậu địa trung hải cũng có tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ, chủ yếu tập trung vào mùa đông.

Câu 5: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.

B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

Đáp án: A

Giải thích: Các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố ở khu vực ôn đới nên đóng băng vào mùa đông. Đến thời kì mùa xuân, băng ở thượng nguồn tan trước, khi nước chảy về hạ lưu băng chưa tan kịp nên các con sông thường có lũ vào mùa xuân.

Câu 6: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ?

A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.

B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.

C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.

D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.

Đáp án: C

Giải thích: Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình ở miền Trung nên các con sông thường có đặc điểm là nhỏ, ngắn, dốc và lượng mưa lớn lại tập trung trong thời gian ngắn, vì vậy mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh.

Câu 7: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là

A. Chế độ mưa.

B. Địa hình.

C. Thực vật.

D. Hồ, đầm.

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi là hàm số của khí hậu, các đặc điểm của khí hậu có ảnh hưởng quyết định đến các đặc điểm của sông ngòi nên chế độ mưa ở nước ta có ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước của các con sông.

Câu 8: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông Hồng là

A. Sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.

B. Xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.

C. Khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.

D. Khai thác cát ở lòng sông.

Đáp án: B

Giải thích: Việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Đà đã có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ nước của sông Hồng. Làm cho chế độ nước vào mùa mưa có phần điều hòa hơn nhưng vào mùa cạn mực nước lại hạ xuống rất thấp.

Câu 9: Sông Nin ( sông dài nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    B. Châu Á.    C. Châu Phi.    D. Bắc Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/58 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Sông A–ma–dôn ( sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.    B. Châu Á.    C. Châu Phi.    D. Nam Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/58 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Sông I–nê–nit–xây có lũ rất to vào mùa xuân . Sông nằm ở

A. Châu Phi.    B. Châu Mĩ.    C. Châu Âu.    D. Châu Á.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/58 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả

A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.

C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Đáp án: C

Giải thích: Bề mặt đệm ở các vùng núi, đặc biệt là đầu thượng nguồn các con sông có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

Tài liệu Địa Lý miễn phí.


Website: iDiaLy.com
App CHplay: iDiaLy.com
Group: idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn
Youtube: Youtube.idialy.com

Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
  1. Anh văn: anhvan.HLT.vn
  2. Toán học: toanhoc.HLT.vn
  3. Vật lý: vatly.HLT.vn
  4. Hóa học: hoahoc.HLT.vn
  5. Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
  6. Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
  7. Lịch sử: lichsu.HLT.vn
  8. GDCD: gdcd.HLT.vn
  9. Tin học: tinhoc.HLT.vn

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 15 (có đáp án): Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (Phần 2

Câu 1. Sông Amadôn đổ ra đại dương nào dưới đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Sông Iênítxây đổ ra biển Cara thuộc đại dương nào dưới đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Biển Hồ ở Campuchia có ảnh hưởng đến chế độ nước của sông nào dưới đây?

A. Sông Đồng Nai.

B. Sông Bé.

C. Sông Cửu Long.

D. Sông Hồng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông Iênítxây là

A. nước mưa.

B. băng tuyết tan.

C. nước các hồ, đầm.

D. nước ngầm.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi không tuỳ thuộc vào tương quan

A. Giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển

B. Giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển

C. Giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển

D. Giữa diện tích mặt nước với độ muối của vùng biển

Đáp án D.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Sông Amadon là sông

A. dài nhất thế giới.

B. có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.

C. nhỏ nhất thế giới.

D. ngắn và dốc nhất thế giới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là

A. Độ dốc và chiều rộng của lòng sông

B. Độ dốc và vị trí của sông

C. Chiều rộng của sông và hướng chảy

D. Hướng chảy và vị trí của sông

Đáp án A.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Sông Nin đổ ra biển nào dưới đây?

A. Biển đen.

B. Địa Trung Hải.

C. Biển đỏ.

D. Biển Đông.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ước tính có ở biển và đại dương lần lượt là

A. 21 tỉ tấn và 14 tỉ m3.

B. 21 nghìn tỉ tấn và 14 tỉ m3.

C. 21 tỉ tấn và 14 nghìn tỉ m3.

D. 21 tỉ tấn và 140 tỉ m3.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới là

A. Sông Amadôn.

B. Sông Nin.

C. Sông Trường Giang.

D. Sông Vonga.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Sông có chiều dài lớn nhất thế giới là

A. Sông Amadôn.

B. Sông Nin.

C. Sông Hoàng Hà.

D. Sông Vonga.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/58, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Miền nào dưới đây của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa?

A. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp.

B. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình cao.

C. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình thấp.

D. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình cao.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13. Các hồ có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa thường có đặc điểm:

A. Hình tròn và thường rất sâu.

B. Hình bán nguyệt và thường khá sâu.

C. Hình tròn và khá nông.

D. Hình móng ngựa và sâu.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào

A. chế độ mưa.

B. băng tuyết tan.

C. nước ngầm.

D. nước trong các ao, hồ.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

A. Vòng tuần hoàn.

B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. Vòng tuần hoàn lớn của nước.

D. Vòng tuần hoàn của nước.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/57, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và hình thành dạng địa hình nào dưới đây?

A. Sa mạc.

B. Đồng bằng.

C. Đầm lầy.

D. Rừng cây.

Đáp án C.

Giải thích: Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và hình thành dạng địa hình đầm lầy. Đầm lầy phát triển mạnh ở khu vực ôn đới.

Câu 17. Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.

B. Địa hình và bề mặt các dạng địa hình.

C. Các hoạt động của con người.

D. Vị trí trên mặt đất và bề mặt địa hình.

Đáp án A.

Giải thích: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố: Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít, địa hình và cấu tạo của đất, đá cùng với đó là lớp phủ thực vật.

Câu 18. Mực nước ngầm không phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít.

B. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.

C. Lớp phủ thực vật.

D. Tác động của con người.

Đáp án D.

Giải thích: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố: Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi nhiều hay ít, địa hình và cấu tạo của đất, đá cùng với đó là lớp phủ thực vật.

Câu 19. Vì sao độ muối ở đại dương lớn nhất ở khu vực chí tuyến?

A. Có nhiệt độ cao.

B. Có khí hậu khô nóng nên lượng nước bốc hơi mạnh.

C. Mưa ít.

D. Nhận được lượng bức xạ nhỏ.

Đáp án A.

Giải thích: Ở khu vực chí tuyến do nhận được lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao nên độ muối ở đại dương lớn nhất.

Câu 21. Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là:

A. Chế độ mưa.

B. Địa hình.

C. Thực vật.

D. Hồ, đầm.

Đáp án A.

Giải thích: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là chế độ mưa. Biểu hiện rõ nét nhất là sự phân mùa của chế độ nước của các con sông phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa.

Câu 22. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cùng cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào dưới đây?

A. Vòng tuần hoàn của nước.

B. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.

D. Vòng tuần hoàn địa chất.

Đáp án A.

Giải thích: Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).

Câu 23. Tại sao mực nước các hồ đang cạn dần?

1. Nước bốc hơi nhiều do khí hậu khô.

2. Cung cấp nước cho sông và bị sông hút dần nước do quá trình đào lòng.

3. Phù sa sông dần lấp đầy.

4. Nước cung cấp cho hồ ngày càng ít.

Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án C.

Giải thích: Mực nước các hồ đang cạn dần là do nước ở các hồ đang bốc hơi nhiều vì khí hậu khô, các hồ cung cấp nước cho sông và bị sông hút dần nước do quá trình đào lòng cùng với đó là phù sa sông dần lấp đầy các hồ.

Câu 23: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

A. Năng lượng gió.

B. Năng lượng thuỷ triều.

C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. Năng lượng địa nhiệt.

Đáp án C.

Giải thích: Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).

Câu 24. Các nhân tố nào sau đây có vai trò điều hòa chế độ nước sông?

A. Nước ngầm, thực vật và hồ, đầm.

B. Thực vật, các dòng biển, bồ và đầm.

C. Các dòng biển, nước ngầm, thực vật.

D. Thực vật, hồ, đầm và dòng biển. 


Đáp án A.

Giải thích: Các nhân tố có vai trò điều hòa chế độ nước sông là:

- Nước ngầm: đóng vai trò quan trọng cung cấp nước cho sông ngòi vào mùa khô, đặc biệt ở khu vực đất đá thấm nước nhiều nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông.

- Hồ, đầm: khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống nước ở hồ đầm lại chảy ra hạn chế tình trạng khô hạn.

- Thực vật: có vai trò giữ nguồn nước ngầm điều hòa dòng chảy sông vào mùa khô; mặt khác các tán cây có tác dụng cản trở tốc độ rơi của mưa hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.


Câu 25. Vì sao thượng nguồn sông Nin có lưu vực nước khá lớn?

A. Nằm trong kiểu khi hậu chí tuyến.

B. Nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.

C. Nguồn nước ngầm phong phú.

D. Nguồn nước từ lượng băng tuyết tan lớn quanh năm.

Đáp án B.

Giải thích: Thượng nguồn sông Nin có lưu vực nước khá lớn do vùng thượng nguồn nằm trong kiểu khí hậu xích đạo nên có lượng mưa lớn quanh năm.

Câu 26: Nhân tố nào sau đây không có vai trò điều hòa chế độ nước sông?

A. Nước ngầm.

B. Thực vật.

C. Các dòng biển.

D. Hồ, đầm.

Đáp án C.

Giải thích: Các nhân tố có vai trò điều hòa chế độ nước sông là:

- Nước ngầm: đóng vai trò quan trọng cung cấp nước cho sông ngòi vào mùa khô, đặc biệt ở khu vực đất đá thấm nước nhiều nước ngầm có vai trò đáng kể trong điều hòa chế độ nước sông.

- Hồ, đầm: khi nước sông lên một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống nước ở hồ đầm lại chảy ra hạn chế tình trạng khô hạn.

- Thực vật: có vai trò giữ nguồn nước ngầm -> điều hòa dòng chảy sông vào mùa khô; mặt khác các tán cây có tác dụng cản trở tốc độ rơi của mưa-> hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.

- Dòng biển là dòng nước ở đại dương không ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Câu 27. Hiện tượng mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, còn mùa cạn mực nước sông cạn kiệt là hậu quả của việc

A. phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông.

B. phá hoại rừng không có kế hoạch ở vùng núi.

C. ngăn sông làm thủy điện ở các dòng sông.

D. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sông ngòi.

Đáp án A.

Giải thích: Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng giúp hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, giữ nguồn nước ngầm. Việc phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ làm mất đi lá chắn giúp hạn chế tốc độ dòng chảy, nước mưa chảy ồ ạt với tốc độ mạnh làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn nước sông cạn kiệt do nước ngầm không được giữ lại.

Câu 28. Lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum do:

1. Sông chảy qua miềng hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không dáng kể.

2. Sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc.

3. Đoạn lưu vực từ Khắc tum đến Cairô tập trung đông dân cư nên lượng nước sông được dùng cho sản xuất và sinh hoạt là rất lớn.

4. Sông được cung cấp rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài.

Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án B.

Giải thích: Lưu lượng nước sông Nin tại Carô nhỏ hơn nhiều so với ở Khắc tum do sông chảy qua miền hoang mạc khô hạn nên lượng nước được cung cấp thêm gần như không đáng kể cùng với đó là sông bị mất rất nhiều nước do bốc hơi khi chảy qua một quãng đường dài trên sa mạc.

Câu 29: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả nào dưới đây?

A. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

B. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.

C. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.

D. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Đáp án C.

Giải thích: Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng giúp hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, giữ nguồn nước ngầm. Việc phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ làm mất đi lá chắn giúp hạn chế tốc độ dòng chảy, nước mưa chảy ồ ạt với tốc độ mạnh làm cho mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn nước sông cạn kiệt do nước ngầm không được giữ lại.

Câu 30. Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới yếu tố tự nhiên nào của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á?

A. Sông ngòi.

B. Địa hình.

C. Thực vật.

D. Thổ nhưỡng.

Đáp án A.

Giải thích: Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm). Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi. Chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô). Như vậy, tất cả các yếu tố tự nhiên (thổ nhưỡng, sông ngòi, địa hình, thảm thực vật) đều chịu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu nhưng sông ngòi là yếu tố tự nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của nhân tố khí hậu.

Câu 31. Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu là do

A. Mưa.

B. Băng tuyết.

C. Nước ngầm.

D. Nước ao, hồ.

Đáp án B.

Giải thích: Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sống chủ yếu do tuyết tan nên thường gây ra lũ lụt ở hạ nguồn vào mùa xuân.

Câu 32: Nhân tố tự nhiên nào dưới đây có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu Đông Nam Á?

A. Chế độ mưa.

B. Thực vật.

C. Hồ, đầm.

D. Địa hình.

Đáp án A.

Giải thích: Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm). Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi => chế độ mưa theo mùa cũng quy định chế độ nước sông thay đổi theo mùa (mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô).

Câu 33. Miền Trung nước ta có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông và mưa lũ lại tập trung trong thời gian ngắn nên mực nước lũ ở đây có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

A. Mực nước lũ tương đối điều hòa.

B. Mực nước lũ không ổn định.

C. Mực nước lũ lên chậm.

D. Mực nước lũ lên nhanh.

Đáp án D.

Giải thích: Miền Trung có địa hình hẹp ngang, các dãy núi ăn lan ra sát biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp phía đông nên sông ngòi ngắn, dốc và có tốc độ dòng chảy mạnh. Mặt khác, mưa lớn tập trung vào mùa thu đông làm cho lưu lượng dòng chảy tăng nhanh chóng và nước dồn đột ngột xuống vùng hạ lưu khiến cho lũ lên nhanh.

Câu 34. Tại sao từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi?

A. Tác dụng của các dòng biển.

B. Độ mặn như nhau.

C. Nước biển ở mỗi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.

D. Không chịu tác động của ánh sáng.

Đáp án C.

Giải thích: Từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi do nước biển ở mỗi nơi đều là nước từ các địa cực lắng xuống và trôi đến.

Câu 35: Hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sôn Hồng?

A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.

B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.

C. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Đáp án D.

Giải thích:

- Lưu vực nước sông Hồng có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong các hệ thống sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống sông Hồng tập trung các nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta: thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW) trên sông Đà; ngoài ra còn có thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà,…

- Việc phát triển các nhà máy thủy điện và xây dựng các hồ chứa lớn có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới chế độ nước sông Hồng, góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng đồng bằng hạ lưu. Đồng thời cung cấp nước cho sông vào mùa khô.




Lên đầu trang