HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn
Cách đọc thời tiết khi nhìn vào thiên nhiên
Admin: Tài trợ bởi: HLT.vn - Cung cấp cà phê và máy cà phê - 23/04/2016
Không phải lúc nào bạn cũng có những thiết bị hiện đại để dự báo thời tiết, nhất là khi đi du lịch, đi phượt hoặc thám hiểm ở những nơi hoang dã điều kiện nghèo nàn. Bài viết hôm nay sẽ chỉ cho bạn những điều cơ bản và sơ lược nhất để dự báo thời tiết khi nhìn vào thiên nhiên.
Dự báo thời tiết:
- Nấm báo mưa: Đây là một loại nấm, đặc điểm của chúng là trước khi mưa nó sẽ mọc. Nên có thể gọi là nấm báo mưa. Đặc điểm là thân màu trắng, có mũ màu nâu nâu. Quanh thân sẽ có một lớp lưới. Nấm mọc nơi ẩm ướt như các bạn biết, loài này dễ tìm thấy nhất là ở các gốc cây mục, dưới những bụi tre, le, lồ ô. Hơn thế nữa, khi đến gần chúng có mùi rất kinh khủng, đặc biệt là khi sắp tàn, mùi của chúng tanh nồng. Nếu thấy cây nấm này thì các bạn hãy chú ý là trời sắp mưa nhé !
- Chuồn Chuồn: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – bay cao thì nắng – bay vừa thì râm”. Chúng bay tùy độ cao thấp và thường nhất là báo thời tiết khi có hiện tượng chênh lệch cao thấp giữa áp suất không khí bị nén ở tầng cao buộc các loài biết bay như chuồn chuồn và chim phải bay xuống tầng thấp.
- Chim Én: Là loại chim nhỏ vào mùa xuân thường bay lượn rất nhiều, cánh dài nhọn, chân ngắn, lông đen, bay rất nhanh. Chúng là loài vật báo hiệu thời tiết nên trong dân gian có câu “Én bay thấp mưa ngập bờ ao – én bay cao mưa rào lại tạnh”.
- Cóc: Cóc thường sống ở cạn, da xù xì, mõm ngắn, mặt trên da xấu xí sần sùi gồm nhiều đám mụn tiết nhựa để bảo vệ. Chất nhầy này rất nguy hiểm. Và một kinh nghiệm khi ta nghe cóc nghiến răng báo hiệu thời tiết là khi ấy trời đang nắng bỗng dưng sắp chuyển mưa, mây sẽ kéo tới mù mịt và phát mưa ngay.
- Kiến: Khi kiến di chuyển hàng đàn cắp trứng, hoặc xây dựng lại hang ổ. Đó là dấu hiệu cho trời sắp mưa. Kiến phải đi kiên cố hang ổ tránh mưa bão.
- Ếch, nhái: Động vật lưỡng cư phát ra tiếng ộp ộp lâu và to hơn bình thường khi thời tiết xấu xuất hiện. Khi âm lượng của chúng tăng lên, một cơn giông bão có thể đang ập tới.
- Bầu trời: Trong quan niệm dự báo thời tiết đã là kinh nghiệm từ lâu mà con người vẫn dùng để đoán là buổi sáng có mưa cũng không kéo dài quá trưa và gió cũng không kéo dài quá hai – ba giờ chiều. Khi ta nhìn lên bầu trời thấy có mây vàng thì chuyển gió và mây có sắc đỏ thì sắp mưa sa. Khi phía phía đông sáng chớ vội mừng vì có thể gặp mưa, phía bắc u ám cũng chớ vội lo vì cơn mưa phía bắc rất nhanh tan.
Một kinh nghiệm nữa là vào tháng bảy thường có mưa to giông lớn, tháng tám nắng gắt da và ngày mưa thì trời u ám nên tối sớm. Nếu sáng sớm có nắng thì chiều lại có mưa, nếu lác đác mưa buổi sớm thì trưa chiều nắng to.
- Trăng: Trăng đêm có quầng rõ nét thì hạn, trời nắng. Trăng tán, vòng tròn quanh trăng mờ thì trời mưa.
- Sương: Thường thì nếu sáng sớm mà nhiều sương thì cả ngày hôm đó trời nắng to.
Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net