HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Câu hỏi ôn thi olympic truyền thống 30-4 môn địa lý - KHÍ QUYỂN – SỰ PHÂN BỐ NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu hỏi ôn thi olympic truyền thống 30-4 môn địa lý - KHÍ QUYỂN – SỰ PHÂN BỐ NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT

KHÍ QUYỂN – SỰ PHÂN BỐ NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT
+ Nhiệt độ và phân phối nhiệt trên Trái Đất.
+ Khí áp và gió.
+ Tuần hoàn của khí quyển.
+ Thời tiết và khí hậu.
  1. Quan sát bảng số liệu sau: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lý ở bán cầu Bắc.
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Biên độ nhiệt độ năm (0C)
0
24,5
1,8
20
25,0
7,4
30
20,4
13,3
40
14,0
17,7
50
5,4
23,8
60
-0,6
29,0
70
-10,4
32,2
Hãy nhận xét và giải thích:
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.
  1. Trình bày cấu tạo, thành phần của khí quyển. Phân tích vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất. Giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất. Nêu các nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Chúng ta nên làm gì đề phòng ngừa nạn ô nhiễm khí quyển.
  2. Trình bày sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất?
  3. Trình bày các tác nhân làm ảnh hưởng đến khí quyển và gây hậu quả làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Các giải pháp toàn cầu về bảo vệ môi trường.
  4. Các khối khí hình thành như thế nào? Căn cứ nào để người ta chia thành các khối khí khác nhau? Các khối khí đó hình thành ở đâu và tính chất của chúng? Cho biết tên gọi các khối khí Em, NPc, Tm, TBg
Nhiệt độ không khí do đâu mà có? Nhiệt độ không khí thay đổi do những yếu tố nào?
  1. Thế nào là độ ẩm tuệyt đối và độ ẩm tương đối?
Hoàn thành bảng sau:
Địa phương
Nhiệt độ không khí
Độ ẩm bão hòa (gam)
Lượng hơi nước (gam)
Độ ẩm tương đối (%)
Matxcova
0
?
4
?
Hà Nội
20
?
13
?
TP.HCM
30
?
25
?
  1. Vẽ sơ đồ cấu tạo của khí quyển và trình bày cấu tạo của khí quyển?
Cho biết vai trò của khí quyển đối với đời sống của sinh vật trên bề mặt Trái Đất?
Nêu các biện pháp bảo vệ khí quyển.
  1. Thời tiết là gì? Để nghiên cứu thời tiết cần phải quan sát những yếu tố nào?
  2. Nêu nguyên nhân hình thành khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực hoạt động và đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  3. Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống

Hãy xác định kiểu khí hậu của các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới dây (sách OLP 2006/113)
_________________________

Câu 11: Khái niệm, cấu tạo, thành phần và vai trò của khí quyển.
Khái niệm
Là lớp vỏ khí bao quanh bề mặt Trái Đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ trước hết là Mặt Trời.
Về mặt lý học: Khí quyển tác động lên mọi quá trình của sự sống thông qua nhiệt độ, mưa, gió, nắng, khí áp…
Thành phần của  khí quyển
Là hỗn hợp các chất khí như: Nitơ, 02, C02, Argon, Amoniac, heli, Mêtan… trong đó Ni tơ chiếm 78%, oxi 21%, Argon 0,33%, cacbonic 0,03% và các chất khí khác.
Ngoài ra còn có hơi nước, bụi và các bào tự phấn hoa.
Ngày nay khí quyển có sự thay đổi đó là do sự xuất hiện của sự sống như sinh vật, cây xanh > Quang hợp >oxi >duy trì sự sống và sự cháy trên Trái Đất.
Oxi tồn tại trong khí quyển còn ở dạng 03, 03 được hình thành là do các phần tử oxi được tách thành nguyên tử oxi dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời. Các nguyên tử oxi lại kết hợp với các phân tủ oxi để tạo thành 03.
03 có rất ít trong khí quyển nhưng nó có vai trò: ngăn cản các tia tử ngoại có bước sóng < 0,29M đi qua nhưng nó vẫn cho một phần tử tia tử ngoại đi qua có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cơ thể sống.
C02 cũng có ít trong khí quyển nhưng nó có vai trò như một tấm màn che cho Trái Đất khỏi bị lạnh đi. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
C02 được đưa vào khí quyển do quá trình hô hấp, quá trình cháy và hoạt động của núi lửa..
Ni tơ là nguyên tố phổ biến trong khí quyển là nguyên tố tạo nên prôtit và axit nucloit.
Hơi nước có vai trò giữ nhiệt cho mặt đất và nó cũng là nguyên tố tạo nên hiệu ứng nhà kính và điều hòa nhiệt độ cho Trái Đất, hơi nước ngăn cản tia bức xạ của Mặt Trời, ban đêm giữ nhiệt khỏi bị lạnh đi làm cho nhiệt độ trên Trái Đất điều hòa hơn.
Ví dụ: ở hoang mạc Xahara độ ẩm không khí chỉ khoảng 28% trời ít mây và trong sáng. Do đó mà lượng bức xạ Mặt Trời xuống nhiều vì không có lớp mây ngăn cản, nhiệt độ khoảng 500C. Còn ban đêm nhiệt độ đi thẳng lên > lạnh nhiệt độ 00C thậm chí còn dưới âm làm cho chênh lệch nhiệt ngày và đêm là rất lớn.
Ngoài ra trong khí quyển còn có bụi đó là do gió mang vào khí quyển, do núi lửa, do sản xuất, sự va chạm của các thiên thạch, sóng biển đưa các hạt muối vào trong khí quyển nhưng nó có vai trò là hạt nhân ngưng kết hơi nước.
 _________________________________


CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN.
Theo tổ chức khí tượng quốc tế năm 1962 đã chia khí quyển thạnh tầng
1.      Tầng đối lưu
2.      Tầng bình lưu (03)
3.      Tầng giữa
4.      Tầng nhiệt
5.      Tầng ngoài
Ø  Giữa các tầng có một lớp chuyển tiếp gọi là đỉnh tầng.


Các tầng khí quyển
Vị trí, độ dày
Đặc điểm
Vai trò
Tầng đối lưu
ở XĐ
0 -16 Km

ở Cực
0 – 8 Km
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nhiệt độ giảm theo độ cao
- Chứa 80% không khí và hơn ¾ lượng hơi nước, tập trung nhiều khí C02, các phần tử vật chất rắn …
Điều hòa nhiệt độ của Trái Đất có thể duy trì được sự sống
Là hạt nhân ngưng kết gây ra mây, mưa …
Tầng bình lưu
Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50 Km
- Không khí khô và chuyển động theo chiều ngang.
- Nhiệt độ tăng theo chiều cao
Có tầng ôzôn ở độ cao 28Km
Tầng ozôn bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím
Tầng giữa
Từ 50-80 Km
Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao

Tầng ion
Từ 80-800 Km
Không khí hết sức loãng, chứa nhiều ion mang điện tích âm hoặc dương.
Phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất truyền lên
Tầng ngoài
Từ độ cao khoảng 800 Km trở lên
Không khí rất loãng: Khoảng cách các phân tử khí tới 600Km.
Thành phần chủ yếu là Heli và Hidro


Câu 12: Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái đất?
Câu  13: Bức xạ mặt trời là gì?
Câu 14. Sự thay đổi bức xạ mặt trời khi đến Trái đất như thế nào?
Câu 15.  Những nguyên nhân ảnh hưởng đến khí quyển và hậu quả của sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 16. Vẽ và giải thích hoàn lưu của khí quyển
Câu 17. Tại sao ngày hè trời nhiều mây thì đỡ nóng, đêm đông trời nhiều mây thì đỡ lạnh và đêm đông ít mây thì lạnh hơn.
Câu 18. Nếu  trái đất không có khí quyển thì sẽ có những hiện tượng tự nhiên nào xảy ra?
Câu  Vì sao trên Trái đất nhiệt độ trung bình hằng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 100 của Bắc bán cầu?
Câu  19. Kiểu khí hậu địa trung hải được xếp vào kiểu khí hậu nhiệt đới hay ôn đới. Vì sao kiểu khí hậu địa trung hải không mưa vào mùa hạ mà mưa vào mùa đông?
 Câu 20. Tại sao khu vực Phan Rang tuy giáp biển nhưng lại có lượng mưa thấp nhất nước ta.
 Câu 21. Khí áp là gì?
Câu 22. Giải thích sơ đồ phân bố khí áp trên bề mặt trái đất.
Câu 23. Nguyên nhân làm khí áp thay đổi.
Câu 24. Sự phân bố khí áp trên bề mặt Trái đất? (tháng 1 và tháng 7)
Câu  25. Nêu đặc điểm  hoàn lưu chung của khí quyển.

Câu  26. Đặc điểm của các loại gió hành tinh (gió mùa, gió tín phong và gió mậu dịch)

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Olympic Olympic 10 Tin tức
Lên đầu trang