CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ


CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
I. Kiến thức trọng tâm
 1. Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành đa dạng, đang có sự chuyển dịch (dẫn chứng); nguyên nhân.
-  Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa, tên các khu vực tập trung công nghiệp; nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế thay đổi sâu sắc; nguyên nhân.
2.Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Công nghiệp năng lượng:
+ Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí): tình hình phát triển, phân bố.
+ Công nghiệp điện lực: tình hình phát triển, phân bố.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: tình hình phát triển, phân bố.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: tình hình phát triển, phân bố.
+ Chế biến hải sản:  tình hình phát triển, phân bố.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành.
Gợi ý trả lời:
*Cơ cấu:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau.
-Nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
* Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Câu 2: a/ Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta.
            b/ Giải thích vì sao ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước
.
Gợi ý trả lời:
a/ Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
-  Ở Bắc Bộ, ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch với các ngành chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN lớn:  tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước, tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử
- Dọc DHMT: Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng tiếp đến Huế, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện
- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. Đặc biệt ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên
* Nguyên nhân phân hoá: ………..
b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, tập trung vùng phụ cận.
- Nông, thuỷ sản trong vùng dồi dào là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước………
Câu 3: Trình bày tình hình  phát triển  ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
Gợi ý trả lời:
* Công nghiệp năng lượng:
+ CN khai thác nguyên, nhiên liệu:
          - Than:  
                        - Than Antraxit (trữ lượng 3 tỉ tấn) ở Đông Bắc.
                        - Than Nâu (hàng chục tỉ tấn) ở ĐB sông Hồng.
                        - Than bùn (trữ lượng lớn) ở ĐB sông Cửu Long (U Minh).
                        - Than Mỡ (trữ lượng nhỏ) ở Thái Nguyên.
Tình hình sản xuất than: trước năm 2000 tăng trưởng chậm, gần đây tăng trưởng nhanh (2005: sản lượng 34 triệu tấn).
          - Dầu khí: 
                        - Dầu mỏ (trữ lượng vài tỷ tấn) ở các bể sông Hồng, bể Trung Bộ, bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai.
          - Khí đốt (trữ lượng hàng trăm tỉ m3) ở Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ.
Tình hình sản xuất dầu khí: bắt đầu khai thác 1986; sản lượng tăng liên tục, năm 2005: sản lượng 18,5 triệu tấn, khí được khai thác cho sản xuất điện + phân đạm.
* Công nghiệp điện lực:
- Tình hình phát triển: Phát triển sớm từ 1892: sản lượng điện tăng nhanh: 2005: 52,1 tỉ kwh; cơ cấu gồm thủy điện và nhiệt điện.
- Thủy điện: Tiềm năng lớn, khoảng 30 triệu kw (hệ thống sông Hồng: 37%, Đồng Nai 19%,
Các nhà máy: Hòa Bình 1920MW ( Sông Đà); Yaly 20MW (sông Xê Xan), Thác Bà 110MW (sông Chảy), Trị An 400MW( Sông Đồng Nai), Hàm Thuận 300MW (sông La Ngà), Đa Nhim 160 MW (sông Đa Nhim)…
- Nhiệt điện: Nguồn nhiên liệu dồi dào: than, dầu, khí, sức gió…; nhà máy: Phả Lại 1, 2 (440 và 600 MW), Ninh Bình (100 MW), Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Thủ Đức…
Câu 4: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Gợi ý trả lời:
a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn  nguyên, nhiên liệu phong phú:
- Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…
- Dầu khí với trữ lượng vài  tỉ tấn dầu, hàng trăm  tỉ m3 khí.
- Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.
- Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, kỹ thuật-công nghệ, chất lượng sản phẩm…đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu 5: Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Gợi ý trả lời:
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn năng lượng phong phú:
+ Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh…
+ Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam.
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
- Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.
Câu 6: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Gợi ý trả lời:
a/ Thế mạnh lâu dài:
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
- Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.
b/ Mang lại hiệu quả cao:
- Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
- Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.
- Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
3. Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sản…và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
- Có đường lối phát triển năng động.



Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang