VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I. Kiến thức trọng tâm
1. Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
  Ý nghĩa đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.
2. Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lí và lãnh thổ đối với phát triển kinh tế
3. Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng;phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
- Phát triển cây công nghiệp lâu năm: tiềm năng, thực trạng, biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp.
- Khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng: tiềm năng, thực trạng, biện pháp bảo vệ rừng.
- Khai thác thuỷ năng kết hợp thuỷ lợi: thực trạng và ý nghĩa của việc phát triển thủy điện, thủy lợi ở Tây Nguyên.
- Phát triển chăn nuôi gia súc lớn: tiềm năng, thực trạng.
4.So sánh được sự khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Khác nhau về trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Khác nhau về chăn nuôi gia súc lớn.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày các điều kiện phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.
Gợi ý trả lời:
1. ĐK phát triển cây cà phê:
a. Thuận lợi:
* Tự nhiên
- Địa hình cao nguyên xếp tầng, bề mặt bằng phẳng, đất badan màu mỡ (tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, chiếm 2.3 diện tích đất badan cả nước) -> thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn
- Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá đa dạng theo mùa và theo độ cao -> đa dạng các giống cây trồng. Mùa khô kéo dài tạo thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm
* Điều kiện KT – XH
- Vùng nhập cư lớn nhất cả nước
- Người dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất
- Thị trường tiêu thụ đang được mở rộng, cơ sở chế biến và GTVT đang được đầu tư xây dựng
- Chính sách hỗ trợ của cả nước...
b. Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước trầm trọng.
- Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa.
- Thiếu lao động có tay nghề.
- CSHT kém phát triển nhất là GTVT, công nghiệp chế biến.
2. Các vùng chuyên canh cây cà phê:
- Cà phê chiếm 4/5 diện tích trồng cafe cả nước (450.000 ha), trồng ở tất cả các tỉnh. Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cafe lớn nhất (259.000 ha), nổi tiếng là cafe Buôn Mê Thuột có chất lượng cao.
- Cà phê chè trồng nơi có khí hậu mát hơn: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
- Cà phê vối trồng nơi có khí hậu nóng hơn: Đắc Lắk, Đắc Nông.
3. Biện pháp phát triển ổn định:
- Đầu tư thuỷ lợi để giải quyết nước tưới vào mùa khô, ngăn chặn nạn phá rừng, cần phát triển vốn rừng.
- Đảm bảo tốt hơn lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng.
- Nâng cấp mạng lưới GTVT để dễ dàng trao đổi hàng hoá với vùng khác.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến & thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phát triển mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu hút lao động từ vùng khác đến.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu cafe
Câu 2: Trình bày các thế mạnh về cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản của Tây Nguyên.
Gợi ý trả lời:
a.Phát triển cây CN lâu năm:
* Điều kiện tự nhiên:
- Đất bazan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng ® hình thành các vùng chuyên canh cây CN.
- Khí hậu cận xích đạo:
           + Mùa mưa thuận lợi cho cây phát triển.
           + Mùa khô phơi sấy sản phẩm
           + Có sự phân hóa độ cao: có thể trồng cây cận nhiệt và nhiệt đới.
- Lao động có kinh nghiệm trồng cây CN lâu năm.
 * Tình hình sản xuất và phân bố:
- Cây cà phê: là cây CN quan trọng của Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cả nước, phân bố nhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, Buôn Mê Thuột.
- Cây chè: 4,3% diện tích cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.
- Cây cao su: 17,2% diện tích cả nước (thứ 2 sau Đông Nam Bộ), chủ yếu ở Gia Lai, Đắc Lắc.
- Ngoài ra còn một số loại khác: tiêu, điều…
* Hướng phát triển:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN, mở rộng diện tích.
- Bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
 - Đa dạng hóa cơ cấu cây CN, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu.
b.Khai thác và chế biến lâm sản:
- Là vùng giàu có về tài nguyên rừng, có độ che phủ lớn nhất nước ta, nhiều gỗ quý.
- Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ của cả nước.
- Sản lượng gỗ khai thác 200-300 nghìn m3, chủ yếu là gỗ tròn.
- Tuy nhiên tài nguyên rừng bị giảm sút gây nhiều hậu quả (sản lượng gỗ giảm, hạ mực nước ngầm, đe dọa môi trường sống của động vật…).
- Biện pháp:
 + Ngăn chặn nạn phá rừng.
  + Khai thác hợp lý đi đôi với khoanh nuôi trồng rừng.
 + Giao đất, giao rừng.
Câu 3: Trình bày tiềm năng, hiện trạng và ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên
Gợi ý trả lời:
a. Tiềm năng
- Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên lớn thứ 2 cả nước (sau TD-MN Bắc Bộ)
- Tiềm năng thuỷ điện tập trung ở hệ thống sông lớn: Xê Xan , Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai
- Tuy nhiên, do sông có thủy chế theo mùa, mùa khô cạn nước nên gây khó khăn cho phát triển thủy điện
b. Hiện trạng
- Đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện ……
- Đang xây dựng các bậc thang thủy điện để khai thác tối đa tiềm năng của vùng
+ Trên sông Xê – xan: 5 bậc thang thủy điện….
+ Trên sông Xrê – pôk: 6 bậc thang thủy điện...
c. Ý nghĩa
- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện tạo thuận lợi phát triển ngành khai thác & chế biến bột nhôm từ nguồn bô - xít.
- Ngoài ra các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, nuôi trồng thuỷ sản & du lịch.


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang