HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Kinh nghiệm cách vẽ biểu đồ trong môn Địa lí

Kinh nghiệm cách vẽ biểu đồ trong môn Địa lí

KINH NGHIỆM CÁCH  VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÝ.

Như chúng ta đã biết, trong mục tiêu của dạy học môn Địa lý, giáo viên không chỉ tố chức chọc sinh học tập để lĩnh hội những kiến thức lý thuyết mà còn phải rèn luyện kĩ năng thực hành cho học hình. Các kĩ năng cần rèn luyện trong môn Địa lý rất đa dạng: Kĩ năng bản đồ, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu…  Trong các kĩ năng đó, kĩ năng vẽ biểu đồ là một trong kĩ năng quan trọng nhất. Và để giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình, giáo viên trong quá trình giảng dạy phải có phương pháp hướng dẫn học sinh cụ thể các cách thức rèn luyện kĩ năng cụ thể và dễ hiểu thông qua các giờ học, giờ thực hành, qua các bài tập. Dưới đây. Tôi xin đưa ra  hướng dẫn cách lựa chọn, vẽ từng loại biểu đồ trong môn Địa lý để đồng nghiệp và học sinh tham khảo.
I. Quy trình vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất
1. Bước 1. Chọn dạng biểu đồ:
- Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi.
- Căn cứ vào BSL
2. Bước 2. Xem xét bảng số liệu (BSL)
- SL tinh: Thường thể hiện tình hình…
- SL thô (%) : Thường thể hiện cơ cấu.
3. Bước 3: Vẽ biểu đồ:
- Chính xác.
- Chú giải.
- Tên biểu đồ.
II. Cách lựa chọn và vẽ các loại biểu đồ.
1. Biểu đồ cột (thanh ngang) 
* Yêu cầu: 
- Thể hiện tình hình, quá trình phát triển, độ lớn các đối tượng.
* Một số điểm chú ý
- Dựng trục toạ độ: trục tung thể hiện giá trị đối tượng, trục hoành thường thể hiện thời gian(năm), có thể không cần chú ý khoảng cách năm trên trục hoành.
- Chia khoảng cách trên trục tung theo tỉ lệ.
- Bề rộng các cột phải bằng nhau.
- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục hoành một khoảng nhất định
2. Biểu đồ tròn (nếu đề bài ra dưới 3 năm)
- Cột chồng.( 2, 3 năm)
- Miền ( nếu đề bài ra trên 3 năm)
 * Yêu cầu: 
 - Thể hiện cơ cấu trong tổng thể
* Một số điểm chú ý
- Nếu bảng số liêu chưa được xử lí ra % thì phải xử lí: cách tính: (Số liệu 1 thành phần x 100): tổng các thành phần.
- Phải tính bán kính ( lưu ý chỉ tính BK khi BSL cho đang là giá trị tuyệt đối, chưa xử lý)
*  Lưu ý: Cách tính bán kính hình tròn:
Ví dụ: BSL cho 1990: x
                           1992: y
                           1993:z
BK 1990: cho 1 đvbk
BK 1992 =√y/x
BK 1993 =√z/y
Ví dụ:  Cho BSL : Sản lượng thịt các loại nước ta
                                                                         (đơn vị: Nghìn tấn)
 Năm      Tổng số        Trâu           Bò          Lợn         Gia cầm
 1996       1412,3           49,3          70,1        1080,0         212,9
            2006       2912,2           59,8          142,2      2288,3         321,9
          - Vẽ biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại 2 năm trên?
Bài làm:
* Bước 1: Chọn dạng biểu đồ thích hợp:
- Vì yêu cầu: Vẽ cơ cấu trong thời gian 2 năm nên Vẽ biểu đồ hình tròn.
*Bước 2. Xử lí số liệu:
Cách tính:  Cơ cấu loại thịt =  (SL loại cần tính x 100) / tổng số
           Cơ cấu các loại thịt năm 1996, 2005
                                                                             ( Đơn vị:%)
           Năm      Tổng số        Trâu           Bò          Lợn         Gia cầm
1996         100              3,5             5,0          76,4           15,1
2006         100              2,1             5,1           81,4          14,4
*Bước 3. Tính bán kính cho hai hình trong 2 năm.
- Ta cho BK năm 1996 là 1 đvbk.
- BK năm 2005 là:   √
                              
* Bước 4. Vẽ biểu đồ ( theo bảng tính cơ cấu và theo bán kính đã tính)
* Bước 5. Hoàn thiện: - Tên, chú giải
 3. Biểu đồ đường.
* Yêu cầu: 
- Thể hiện tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng.
(Nếu BSL có ở dạng tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu % - Cho năm đầu tiên 100% )
* Một số điểm chú ý
- Phải chú ý khoảng cách năm.
- Năm đầu tiên vẽ phải ở góc toạ độ và điểm đầu tiên của đường biểu diễn phải bắt đầu ở trên trục tung với giá trị 100%. Các năm sau vẽ theo SL đã tính.
Lưu ý. Cách tính cho bài vẽ tốc độ tăng trưởng:
- Cho năm đầu tiên của BSL là 100%.
- Các năm tiếp theo    SLiệu năm cần tính x 100
                                                  SL năm đầu tiên
4. Biểu đồ kết hợp (đường, cột)
* Yêu cầu:
- Vừa thể hiện quy mô vừa thể hiện cơ cấu hoặc dùng để thể hiện tình hình, quá trình phát triển…khi vẽ hai, ba đại lượng.
-  Nếu BSL có ba đại lượng trong đó 2 đại lượng có quan hệ với nhau  và yêu cầu  phải thể hiện ba đại lượng trên cùng hệ trục toạ độ thì hai đại lượng có quan hệ với nhau vẽ biểu đồ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ biểu đồ đường..
- Trường hợp có hai đại lượng khác nhau yêu cầu dùng biểu đồ kết hợp  thì 1 đại lượng vẽ cột, 1 đại lượng vẽ đường.
 - Trường hợp có 3 đại lượng có quan hệ với nhau, trong đó một đại lượng là hiệu số của 2 đại lượng kia, có thể sd 1 biểu đồ để thể hiện cả 3 đại lượng.
VD: + Cho tỉ suất sinh, tỉ suất tử: Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh. tỉ suất tử và gia tăng tự nhiên. Ta vẽ 2 đường TSS và TST còn phần miền giữa hai đường là tỉ suất gia tăng tự ntiên.
      +  Hoặc Cho giá trị XK, NK yêu cầu  vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân XNK. Ta vẽ 2 đường: XK và NK, phần giữa hai đường này là cán cân XNK (là xuất siêu hoặc nhập siêu)
Lưu ý: - Dựng trục toạ độ: trục tung thể hiện giá trị đối tượng, trục hoành thường thể hiện thời gian (năm)
- Chia khoảng cách trên trục tung theo tỉ lệ.
          - Có khoảng cách năm.
                                                                                          Người viết: Nguyễn Thị Tú


Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. 
 Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 
Lên đầu trang