Phương pháp tự học môn Địa Lý tự nhiên Việt Nam
1. Thực trạng và
nguyên nhân
a. Thực trạng việc tự
học môn địa lý tự nhiên Viêt Nam:
Hiện nay các bạn tự học môn địa lý tự nhiên Việt Nam
như thế nào?
Các bạn hãy
xem thử vài kết quả khảo sát.
Kết quả khảo sát:
Điểm
|
Số lượng
|
Tỉ lệ (%)
|
4
5
6
7
8
9
Không cho biết điểm
|
1
5
7
18
15
1
3
|
2
10
14
36
30
2
6
|
Tổng
|
50
|
100
|
Qua kết quả
khảo sát 50 bạn sinh viên khóa 30 ta thấy kết quả học tập khá chênh lệch. Các
bạn đạt điểm khá giỏi tương đối cao. Tuy nhiên các bạn lại cho biết sau khi thi
lượng kiến thức còn lại đối với các bạn chưa tương xứng với tỷ lệ điểm trên.
Hầu như các bạn quên kiến thức rất nhanh, đến học phần 2 này thì “ coi lại
những bài của học phần 1 cứ như mới”- đó là một điều đáng lo ngại, nếu cứ tiếp
diễn ta sẽ không thể có đủ kiến thức để dạy tốt trong tương lai cũng như việc
tự giải thích các hiện tượng tự nhiên xãy ra mà mình quan tâm.
Tại sao không
thể nhớ lâu? Đó chủ yếu là do chưa hiểu sâu
Vậy tại sao
chưa hiểu sâu? Do cách học, động cơ- ý thức học của mỗi người và do cách truyền
đạt kiến thức của giảng viên ư?
b. Nguyên nhân:
Có 3 nguyên
nhân cơ bản
Thứ nhất: Ý
thức học tập. Một số bạn học tập
chủ yếu với tinh thần thi trước nhất, sau đó mới hiểu thêm về kiến thức mình
học, điều này đã phần nào hạn chế ý thức tự học của các bạn. Theo kết quả khảo
sát có đến 65,4 % các bạn chỉ thỉnh thoảng mới học Địa Lí Tự Nhiên Việt Nam và
các bạn chỉ học trước khi thi vài ngày; 22,8 % các bạn học thường xuyên, số còn
lại thì không biết học lúc nào.
Chỉ có 22,8 %
các bạn được khảo sát là học thường xuyên, như vậy ta thấy ý thức tự học của
các bạn là chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến thức thu
được.
Thứ hai: Cách
tự học
Các bạn chưa
phát huy hết hiệu quả cách học, hầu như các bạn chưa kết hợp được các cách
học với nhau. Các bạn học thuộc khi thi có kết quả cao, nhưng sau đó kiến
thức cũng ra đi rất nhanh. Các bạn tự học riêng lẻ bằng bản đồ, hiểu và nhớ,
học nhóm lại có kết quả không cao lắm (đa số đạt điểm 5,6,7. Do các bạn chưa
hiểu hết bản đồ nên chưa khai thác triệt để kiến thức trên bản đồ, còn các bạn
học hiểu và nhớ nhưng chưa có cách hệ thống lại bài, nhiều kiến thức buộc phải
nhớ chính xác thì không nhớ được nên làm bài lan man, thiếu trọng tâm. Kiến
thức giữ được thì độ chính xác không cao lắm.
Thứ 3: Cách
truyền đạt của giảng viên cũng ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập, tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Kiến thức giảng viên cung cấp nhiều quá thì khiến cho sinh viên lười suy nghĩ
do một phần thì tiếp thu không kịp, một phần do ngại đào sâu khai thác, không
có thời gian tự khai thác, trao đổi, thảo luận với nhau trên lớp nên kiến thức
không được khắc sâu.
Tuy nhiên
trong học phần hai này giảng viên đã có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy,
điều này phù hợp với nguyện vọng của sinh viên, giúp cho sinh viên tự đào sâu
kiến thức hơn và không sợ kiến thức bị hổng, sai vì đã có giảng viên chuẩn kiến
thức lại.
Theo khảo sát
cách truyền đạt này ( hướng dẫn cho sinh viên tự khai thác, sau đó chuẩn lại
kiến thức) được 59,1 % ý kiến đồng tình, cao hơn rất nhiều so với cách truyền
đạt cung cấp toàn bộ kiến thức (11,4% đồng ý) và sinh viên tự khai thác hoàn
toàn, không có sự hướng dẫn, chỉ kiểm tra kết quả.
Cũng trong đợt
khảo sát 75,8 % các bạn chưa hài lòng với cách học và kết quả đạt được của bản
thân. 21,2 % hài lòng và 3 % chưa hài lòng lắm. Và khi được hỏi là nếu có một
phương pháp tự học phù hợp các bạn có quyết tâm thực hiện không thì có đến 90,6
% đồng ý áp dụng.
Như vậy ta
thấy các bạn luôn mong muốn tìm ra một cách học phù hợp, đem lại kết quả cao
trong học tập.Giải pháp đó là gì?
2. Giải pháp:
a. Giải pháp của các
bạn:
Trên 60% các
bạn đồng ý rằng nếu học kết hợp bản đồ và hiểu nhớ cũng như học thuộc lòng
nhưng chỗ cần thiết là cách học hiệu quả nhất.
“Vừa xem bản
đồ, vừa sử dụng tài liệu, chỗ quan trọng cần nhớ nhất thì học thuộc lòng” , Đó
là ý kiến của bạn được 9 điểm duy nhất trong kỳ thi vừa qua.
Và một số ý
kiến khác của các bạn như:






Như vậy ta
thấy hầu hết các bạn đều chọn cách kết hợp nhiều phương pháp, nhấn mạnh phương
pháp kết hợp học trên bản đồ và đọc hiểu tài liệu, hệ thống kiến thức. Chúng
tôi rất đồng tình với phương pháp này và xin được bổ sung thêm một vài phương
pháp đối với môn địa lí tự nhiên Việt Nam như sau
b. Giải pháp đề xuất:
Mức độ cuả
việc tiếp thu, khắc sâu kiến thức phụ
thuộc vào động cơ học tập, ý thức học tập và phương pháp học tập của mỗi cá
nhân.
* Về động cơ - ý thức học tập
Để học tốt môn
Địa Lí Tự Nhiên Việt Nam bạn cần phải tự hỏi mình xem: Mình học môn này để làm
gì? Học để biết? Để dạy? Hay học để hiểu tường tận những kiến thức, sự vật,
hiện tượng của địa lý tự nhiên Việt Nam rồi áp dụng vào cuộc sống, ứng dụng để
làm kinh tế, giải thích các hiện tượng, để nghiên cứu xây dựng đất nước sau
này? Hay chỉ cần học để thi?
Nếu muốn thi
hết học phần với kết quả cao bạn cần có phương pháp học tập khoa học, hợp lý.
Chương trình
Địa lý 12 cải cách có rất nhiều kiến thức địa lý tự nhiên Việt Nam phần phân
vùng, nếu chúng ta không hiểu thật sâu thì rất khó truyền đạt cho học sinh một
cách ngắn gọn, súc tích, chính xác và khoa học. Lúc đó học sinh sẽ nhận xét về
bạn như thế nào nhận xét của học sinh ảnh hưởng rất lớn tới chúng ta và cách
dạy của chúng ta ảnh hưởng đến nhận xét của học sinh
Không chỉ học để dạy mà chúng ta còn cần phải
có kiến thức để khi một ai đó vô tình hỏi thì chúng ta có thể trả lời tốt. Ví dụ như khi có người hỏi
bạn ở Việt Nam có thể ngắm tuyết ở đâu? Nên đi đâu để có thể cảm nhận được cảm
giác “ Lạnh cong xương sống, lạnh cóng xương sườn, lạnh nằm trên giường, lành
lăn xuống đất, hai tay ôm chắc vẫn còn lạnh căm” của gió Bấc mùa đông thì bạn
sẽ trả lời như thế nào? Liệu bạn có làm cho người ta thất vọng không?
Bạn đặt ra hàng
loạt câu hỏi với nhiều tình huống khác nhau bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của
việc học, hiểu địa lí tự nhiên quê mình là như thế nào, để rồi tạo nên một động
lực thúc đẩy bạn tìm tòi, học hỏi, tự giác trong học tập tốt hơn.
*Về
phương pháp:
Phương pháp
học hợp lý, khoa học và cụ thể là một giải pháp tốt để bạn tiếp cận và hiểu sâu
sắc bất cứ kiến thức nào. Tuỳ đặc điểm môn học và từng cá nhân mà có những
phương pháp riêng.
Đối với môn
điạ lí tự nhiên Việt Nam có một số phương pháp nếu áp dụng tích cực thì sẽ rất
hiệu quả.
- Học kết hợp từ cả giáo trình, tài liệu có liên quan
và bản đồ, lược đồ.
Bản đồ, lược
đồ ( trong giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam của tác giả Vũ Tự Lập là các sơ
đồ) là một bộ phận quan trọng của địa lí nói chung và của địa lí tự nhiên Việt Nam nói riêng.
Khai thác kiến thức từ bản đồ giúp bạn nhớ lâu, hiểu sâu hơn chỉ học thuộc lòng và đọc trong sách.
Ví dụ đối với
chương Địa chất trong học phần I bạn chỉ đọc giáo trình mà không hề nhìn lược
đồ thì sẽ không nhớ rõ có những địa tào, địa khối nào và đi từ đâu đến đâu…song
khi kết hợp kiến thức trong giáo trình với lược đồ, sơ đồ để xác định thì sẽ hiệu quả hơn.
Từ giáo trình,
tài liệu, ta lập ra một dàn ý sau đó kết
hợp khai thác kiến thức trên lược đồ, bản đồ để hoàn thiện dàn ý đó.
Ví dụ khi khai thác kiến thức phần địa hình
vùng Hoà Bình – Thanh Hoá, bạn xem sơ đồ trang 113 giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam tập 2( Vũ
Tự Lập) theo sườn bài của mình: Địa hình có những đặc điểm chung nào? Có những
dạng địa hình chình nào, có đặc điểm gì, phân bố ở đâu….? Các bạn chú ý phải
chỉ rõ khu vực phân bố nếu không bạn sẽ không nhớ và kỹ năng chỉ bản đồ, đọc
bản đồ không nhuần nhuyễn, sẽ khó khăn khi đi dạy sau này.
Bản đồ là
nguồn cung cấp kiến thức rất lớn cho chúng ta và là phương tiện để học và dạy
rất tốt. Nó sẽ giúp bạn phát huy thế mạnh của cách học hiểu, giảm tải lượng
kiến thức phải nhớ. Tuy nhiên những số liệu chính xác bạn vẫn phải học thuộc.
- Đặt câu hỏi
Đặc điểm của đối
tượng khai thác ( địa chất, địa hình,
khí hậu, thuỷ văn…) như thế nào? Nó phân bố ở đâu? Tại sao lại phân bố ở
đó? Với những đặc điểm như vậy thì có ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên
khác và ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế?...
Đó chỉ là một
vài câu hỏi để khai thác theo sườn bài. Để hiểu sâu và nhớ lâu bạn phải liên
tục đặt những câu hỏi cho phần bài học của mình, đặt câu hỏi với chính những
kiến thức mình có để có thể giải quyết tường tận và hiểu sâu sắc.
Những câu hỏi
“Tại sao?”, “Như thế nào?”, “ở đâu?”, “cái gì?”… luôn cần thiết. Ví dụ: Phù sa
trong đê ở vùng đồng bằng Bắc bộ phân bố ở những khu vực nào? Tính chất của nó
là gì? Tại sao lại có tính chất như vậy? Bạn không nên chỉ đọc suông “ Đồng
Bằng Sông Hồng địa hình tương đồi bằng phải, thỉnh thoảng có những gò sót” mà
phải tự hỏi thêm “Tại sao giữa vùng Đồng Bằng Bắc Bộ bằng phẳng lại có những gò
sót?” Tại sao? Tại sao? Và tại sao?...
Bạn phải tự
đặt câu hỏi và tự suy nghĩ tìm câu trả
lời, có động não suy nghĩ bạn mới có thể mổ xẻ, khoét sâu và khắc sâu vấn đề
Phương pháp
đặt câu hỏi này sẽ phát huy tác dụng khi bạn kết hợp với phương pháp thảo luận
nhóm.
- Thảo luận nhóm
Nó sẽ giúp các
bạn cùng nhau giải tỏa thắc mắc và đưa ra những hướng giải quyết tốt trong mọi
vấn đề. Các bạn có thể thảo luận trước khi học( tự soạn bài nhóm) hoặc thảo
luận trên lớp. Đây là phương pháp tự học hiệu quả, bạn sẽ kiểm tra độ chính xác các kiến thức và khối lượng kiến
thức mình thu được. Hiện tại phương pháp này đang được áp dụng khá tốt trong
môn Địa Lý Tự Nhiên Việt Nam.
Ví dụ ở bài
Vùng Đông Bắc : thầy giao bài cho các tổ về tự chuẩn bị, sau đó lên trình bày
và cả lớp thảo luận. Hôm đó lớp đã tranh luận rất sôi nổi và hiểu ra nhiều vấn
đề quan trọng.
Có sự chuẩn bị
kỹ càng, nghiêm túc thì kết quả thu được
cũng khá tốt. Đặc biệt cuối mỗi phần trình bày thầy cón chuẩn lại kiến thức nên
cũng hiểu rõ vấn đề hơn.
Tuy nhiên nếu
cách này không được áp dụng với tinh thần nghiêm túc thì một số bạn sẽ hổng
kiến thức nhiều hơn do không chịu trao đổi mà chỉ nghe các bạn khácnói, làm
việc nhóm thì có bạn làm, có bạn không thèm quan tâm, kiến thức hổng trầm trọng
hơn.
Học nhóm trước
khi thi vô cùng cần thiết nhưng chúng tôi đặc biệt lưu ý: các bạn phải tự
giác và có trách nhiệm với việc học của
mình thì mới có thể có kết quả cao.
- Hệ thống hoá, khái quát hoá lại kiến thức
Giúp các bạn
sắp xếp các kiến thức một cách khoa học, hợp lý, dễ nhớ. Sau mỗi bài hoặc mỗi
chương bạn nên vẽ thành những sơ đồ để có thể nắm vững kiến thức. Trong khi vẽ
sơ đồ bạn phải lược bỏ những từ không cần thiết, khi đó bạn sẽ nắm được những
kiến thức trọng tâm. Hệ thống chương thổ nhưỡng:
Các bạn có thể vạch ra nhiều sơ đồ để so sánh giữa các vùng về
các mặt từ đó làm nổi bật những đặc trưng cần nhớ và những khác biệt, tìm hiểu,
thảo luận, giải thích ... bạn sẽ hiểu sâu.
Đây là
cách học khá tốn thời gian nên bạn phải cân đối thời gian để thực hiện tốt. Hệ
thống ngay trên lớp hoặc ngay trong quá trình học mới hiệu quả, để càng lâu thì
vừa không có thời gian, vừa quên kiến thức, tới cận ngày thi sẽ không có thời gian chuẩn bị. Bạn phải
tự hệ thống vì kiến thức sẽ được khắc sâu trong quá trình bạn hệ thống, nếu học
theo sơ đồ của bạn khác soạn hiệu quả sẽ không cao, giống như một người soạn
giáo án, một người dạy không thể truyền đạt hết ý tưởng.
- Lập mô hình
Ngoài các
sơ đồ bạn có thể tự làm các mô hình đơn giản, trực quan để học tốt và làm đồ
dùng dạy học sau này luôn.
Ví dụ mô
hình thổ nhưỡng hay sinh vật của Việt Nam phân theo độ cao, mô hình các đai địa
chất... có thể dùng xốp và bìa cứng để làm, cách này tốn thời gian, các bạn có
thể làm từng phần nhỏ sau đó ghép lại hoặc nhiều bạn cùng làm nếu có thể.
Với mô
hình các đai địa chất bạn có thể làm như
sau:
Bước 1:
photo lược đồ câm khổ tuỳ ý - bạn có thể tự vẽ nếu có thời gian, Sau đó dán lên
bìa cứng
Bước 2:
Phác hoạ các đai địa chất trên lược đồ
Bước 3:
Lấy bìa cứng cắt các đai địa chất rời, dán keo hai mặt để có thể thào rời dễ
dàng.
Học đến
từng vùng bạn sẽ gắn từng đai địa chất vào lược câm đã chuẩn bị xem xét mối
tương quan giữa các đai, các vùng và qua đó đánh giá ảnh hưởng của nó tới các yếu tố khác.
Đây chỉ là
một ví dụ, bạn có thể làm nhiều mô hình khác.
Trên đây
là môt vài phương pháp có thể sử dụng cho việc tự học môn Địa lý tự nhiên Việt Nam
và một số môn khác, tuy nhiên để thực hiện thành công bạn phải có 1 kế hoạch
hợp lý.
* Lập
kế hoạch học tập:
Mỗi bạn có
những điều kiện khác nhau, thời gian biểu khác nhau...nên không thể có một kế
hoạch chung nhất. Bất kể điều kiện như thế nào bạn cũng phải lập cho mình 1 kế
hoạch học tạp hợp lý.
Kế hoạch
đó không chỉ riêng cho môn Địa lý tự nhiên Việt Nam nên không sợ cạnh tranh
thời gian, kết hợp học với các môn khác bạn sẽ học tốt hơn môn này.
Nhiệm vụ
chính của chúng ta khi có mặt ở trường Đại Học Sư phạm này là để học chứ không
phải là đi làm thêm, nên cân đối thời gian làm và học, bạn nên xác định xem làm quan trọng hay học quan
trong hơn, dẫu biết rằng làm thêm giúp nhiều bạn duy trì việc học nhưng hãy cố
gắng bạn nhé!
Phương
pháp dù hay như thế nào nó cũng chỉ là lý thuyết nếu bạn không quyết tâm thực hiện. Đây cũng chính là điều
chúng tôi đã lưu ý với các bạn ngay lúc đầu.
3. Kết Luận
“Trên con
đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng!”
Không có
thành công nào dễ đạt được cả. Tất cả những phương pháp nhỏ chúng tôi đề ra
trên đây chỉ có thể thực hiện thành công khi các bạn quyết tâm.
Các phương
pháp trên bước đầu chúng tôi chỉ nghiên cứu với môn Địa lý tự nhiên Việt Nam,
nhưng các bạn có thể biến đổi phù hợp đối với các môn khác. Thiết nghĩ nó có
thể giúp ích cho các bạn.
Thật sự
kết quả học tập môn Địa lý tự nhiên Việt Nam của chúng tôi không phải cao và
kiến thức tự nhiên cũng đang còn thấp, đề tài xuất phát từ nhu cầu của mình với
quyết tâm muốn cải thiện kết quả học tập, kiến thức, để có thể dạy tốt sau này.
Hy vọng
các bạn sẽ cùng chúng tôi lựa chọn những phương pháp phù hợp với mình và tiếp
tục suy nghĩ, thử nghiệm thêm nhiều phương pháp mới. Nếu các bạn có phương pháp
nào học tốt hãy bật mí cho chúng tôi và các bạn khác để có thể áp dụng nếu phù
hợp bạn nhé!
Đây cũng
là những gì chúng tôi muốn gửi đến các bạn thông qua bài nghiên cứu khoa học
nhỏ này. Hy vọng các bạn sẽ thành công hơn trên con đường đến với tri thức.
Chân thành
cảm ơn Thầy Đoàn Ngọc Nam và các thầy cô
giáo trong khoa Địa Lý đã tạo điều kiên giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài nghiên
cứu của mình. Cảm ơn các bạn sinh viên khoa Địa Lý đã nhiệt tình hợp tác.
Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net