THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ


THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. Kiến thức trọng tâm
1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
*Nguyên nhân:Nằm trong vùng nội chí tuyến.
* Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
* Nguyên nhân: Do vị trí giáp biển
* Biểu hiện:
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%.
- Cân bàng ẩm luôn dương
c. Gió mùa
* Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB)
- Từ tháng XI đến tháng IV
- Nguồn gốc: cao áp lạnh Xibia
- Hướng gió Đông Bắc.
- Phạm vi: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra)
- Đặc điểm:
+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
*Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
- Từ tháng V đến tháng X, hướng gió Tây Nam.
+ Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.
+ Giữa và cuối mùa hạ:  Tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng ở Đồng bằng Bắc Bộ gió này có hướng Đông Nam (do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ).
2. Các thành phần tự nhiên khác
Thành phần
Biểu hiện
Nguyên nhân
Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (quá trình phong hóa, xâm thực, vận chuyển mạnh)
Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Nhiều nước, giàu phù sa
 - Chế độ nước theo mùa
- Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn
- Lượng mưa lớn, vật liệu của xâm thực nhiều
- Gió mùa, mưa theo mùa
Đất
- Lớp đất dày
 - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi
- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh
- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi thấp
Sinh vật
Đa dạng, phong phú
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với các thành phần loài nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đường biển dài, địa hình và đất đa dạng
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a.  Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng.
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
II. Câu hỏi ôn tập.
Câu 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Giải thích nguyên nhân?
Gợi ý trả lời:
- Biểu hiện:
+ Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm
+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c
+ Nhiều nắng, tổng số giờ nắng từ 1400- 3000 giờ / năm
- Nguyên nhân: Vị trí của nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, góc nhậ xạ lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 2. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Gợi ý trả lời:

Gió mùa
Thời gian
Nguồn gốc
Hướng gió
Tính chất
Phạm vi
Hoạt động
Kiểu thời tiết đặc trưng


  
Mùa đông


Từ tháng XI – IV
Khối khí lạnh phương Bắc từ cao áp Xibia
Đông Bắc
Lạnh khô
Miền Bắc (Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)
- Nửa đầu mùa đông lạnh khô
- Nửa sau mùa đông lạnh ẩm, mưa phùn ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ







Mùa hạ

(Từ tháng V – X)
Đầu mùa hạ (tháng V, VI)
Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương
Tây Nam
Nóng ẩm
Cả nước
- Mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Khô nóng ở phần nam của khu vực Tây Bắc và ven biển Trung Bộ

Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI – X)
Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo lên
Tây Nam
Nóng ẩm
Cả nước
- Mưa lớn kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Mưa tháng IX ở Trung Bộ (Kết hợp dải hội tụ nhiệt đới)
- Mưa ở Bắc Bộ (gió chuyển hướng thành Đông Nam vào)
Câu 3. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa?
Gợi ý trả lời:
- Do vị trí địa lí: nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, ở mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều.
-Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt.
- Nước ta giáp biển Đông, các khối khí di chuyển qua biển đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn
Câu 4. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần  địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật như thế nào?Nêu nguyên nhân
Gợi ý trả lời:
a. Địa hình:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi nhiều nơi  trơ sỏi đá, đất trượt đá lở. Vùng núi đá vôi có địa hình cacxtơ với các hang động suối cạn, các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thũng lũng rộng.
Nguyên nhân: Do địa hình dốc, lượng  mưa lớn, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật.
+ Bồi tụ nhanh ở ĐB hạ lưu: Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ Sông Hồng và tây nam đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đến  gần trăm mét.
Nguyên Nhân: Do quá trình xâm thực mạnh ở miền núi
> Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
b. Sông ngòi:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có 2360 con sông. Dọc bờ biến cứ 20km lại gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi  nhiều nước, giầu phù sa (tổng lượng nước 839 tỷ m3/năm) phù sa 200 triệu tấn.
+ Chế độ nước theo mùa, mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.
+ Chế độ nước sông diễn biến thất thường: Nước sông lúc cạn quá, lúc nước to quá. Trong mùa cạn vẫn có lúc nước sông lớn (khi mưa lớn)
Nguyên nhân
- Dẫn đến sông ngòi có những đặc điểm trên do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã thúc đẩy qúa trình đào xẻ địa hình, bóc mòn, rửa trôi.
- Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên lượng dũng chảy lớn, đồng thời nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lónh thổ.
- Hệ số bào mũn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trỡnh xõm thực mạnh ở vựng đồi núi.
- Do mưa theo mùa nên lượng dũng chảy theo mựa: Mựa lũ tương ứng với mùa mưa. Mùa cạn tương ứng với mùa khô
c. Đất:
- Lớp đất dày
 - Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi
Nguyên nhân
- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa mạnh
- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi thấp
d. Sinh vật:
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh.
+ Trong giới sinh vật thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, gồm đa phần trong số loài động vật và tới 70% tổng số loài thực vật.
Nguyên nhân
- Do Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc nên có bức xạ mặt Trời, độ ẩm phong phú.
- Khí hậu có sự phận hoá theo độ cao.
Câu 5. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
Gợi ý trả lời:
* Ảnh hưởng đến sản xuất NN:
          + Thuận lợi: có điều kiện để phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
          + Khó khăn: thời tiết thất thường, nhiều thiên tai, khó khăn cho phòng trừ dịch bệnh trong nông nghiệp.
* Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khác và đời sống:
           + Thuận lợi: tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành kinh tế khác.
           + Khó khăn:                                                 
                             - Chịu ảnh hưởng của chế độ phân mùa.
                             - Độ ẩm lớn ® khó khăn bảo quản máy móc thiết bị.
                             - Nhiều thiên tai, thời tiết thất thường.
                             - Môi trường dễ bị suy thoái.
Câu 6. Tại sao vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây nên thời tiết lạnh khô ở MB nước ta. Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa cho vùng ven biển và ĐB BB, BTB? Tại sao MN hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc?
Gợi ý trả lời:
* Đầu mùa đông : Gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Hoa và nước ta ….
* Vào cuối mùa đông : Do ảnh hưởng của áp thấp Aleut khối không khí này lệch đông, qua biển vào nước ta
* Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì:
- Khi di chuyển xuống phía Nam gió mùa đông bắc suy yếu, bớt lạnh….

- Do ảnh hưởng của địa hình ( các dãy núi hướng Tây- đông)….


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang