THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
I. Kiến thức trọng tâm
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam.
a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
+ Nhiệt độ trung bình trên 200C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 180C có 3 tháng.
+ Sự phân hoá theo mùa:  mùa đông lạnh, mùa hạ nóng ẩm
- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b. Phần lãnh thổ phía Nam  (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
+ Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.
+ Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới ...
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây:
 Phân hóa thành 3 dải rõ rệt
a. Vùng biển và thềm lục địa
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa.
b. Vùng đồng bằng ven biển
 Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.
- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
c.Vùng đồi núi
Sự phân hóa  rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi)
3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao
a. Đai nhiệt đới gió mùa.
- Miền Bắc: Dưới 600-700m ; Miền Nam : Từ 900-1000m
- Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.
- Các lọai đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 24% diện tích cả nước). Nhóm đất Feralit vùng đồi núi thấp (> 60%).
- Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Miền Bắc:  Từ 600 – 700 m đến 2600m.; Miền Nam: Từ 900- 700 m đến 2600m.
- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
- Các lọai đất chính: đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng.
- Các hệ sinh thái: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi
Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
- Các lọai đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.
- Có các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên...
4. Các miền địa lí tự nhiên:
a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng BắcBộ.
- Đặc điểm chung: Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo. Tân kiến tạo nâng yếu. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.
- Địa hình: - Hướng vòng cung (4 cánh cung). Hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam.
+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo…
- Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
- Khoáng sản: Giàu  than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí sông Hồng…
b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Giai đọan Tân kiến tạo địa hình được nâng mạnh. Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía Tây và phía Nam.
- Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
- Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
c.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Đặc điểm chung: các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở NTB.
- Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.
+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
- Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
- Sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bôxít.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta .Nguyên nhân thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc Nam
Gợi ý trả lời:
* Lãnh thổ phía Bắc:
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở ra.
- Đặc điểm:     
- Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Khí hậu: nhiệt độ TB 20-250C, có mùa đông lạnh kéo dài 2–3 tháng (<180C), biên độ nhiệt cao: 8-100C.
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt đới gió mùa. Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa (mùa đông cây rụng lá, mùa hạ xanh tốt). Thành phần loại nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có loài á nhiệt, ôn đới (dẻ, re, sa mu..).
* Lãnh thổ phía Nam:
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã trở vào.
- Đặc điểm:
               - Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
                   - Khí hậu: nhiệt độ TB >250C, không có tháng nào <200C, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, biên độ nhiệt nhỏ: 3 – 40C.
                   - Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần sinh vật chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới (có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô, có nhiều rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều loài động vật nhiệt đới, xích đạo).
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là do sự thay đổi của khí hậu theo Bắc -Nam ( cần phân tích cụ thể)
Câu 2. Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên theo Đông -Tây ở nước ta?
Gợi ý trả lời:
 Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt.
a- Vùng biển và thềm lục địa:
Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Khí hậu Biển Đông của đất nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào, các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.
Vùng thềm lục địa: Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển.
+ Thềm lục địa phía Bắc, Nam: Đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven bờ.
+ Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu
b- Vùng đồng bằng ven biển.
Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng, thểm lục địa rộng, nông như ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, thiên nhiên trù phú, xanh tươi và thay đổi theo mùa.
- Ở nơi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những ĐB nhỏ, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ các cồn cát đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển, phổ biến ở đồng bằng ven biển Trung Bộ, ở đây thiên nhiên khác nghiệt, nhưng có điều kiện phất triển kinh tế biển.
c- Vùng đồi núi:
Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông- Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
 Biểu hiện:
+ Vùng núi Đông Bắc thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc vào mùa đông. Khi gió mùa đông bắc sang khu vục Tây Bắc đã gặp bức chắn của dãy núi Hoàng Liên Sơn nên đã bị suy yếu vì vậy  ở vùng núi thấp phía  Nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và vùng núi cao ôn đới.
+ Đông Trường Sơn mưa vào thu đông do chịu ảnh hưởng của các khối không khí từ biển thổi vào thì Tây Nguyên nằm ở vị trí khuất gió nên là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Ngược lại khi Tây nguyên là mùa mưa thì  Đông trường sơn lại chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng.
=> Nguyên nhân phân hoá Đông- Tây là do sự phân hoá của địa hình và sự tác động kết hợp giữa địa hình với hoạt động của các khối khí.
Câu 3. Chứng minh Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
Gợi ý trả lời:
- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng, thểm lục địa rộng, nông như ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, thiên nhiên trù phú, xanh tươi và thay đổi theo mùa.
- Ở nơi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những ĐB nhỏ, thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ các cồn cát đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển, phổ biến ở đồng bằng ven biển Trung Bộ, ở đây thiên nhiên khác nghiệt, nhưng có điều kiện phất triển kinh tế biển.
Câu 4. Trình bày sự phân hóa Thiên nhiên theo độ cao? Nguyên nhân.
Theo độ cao, nước ta có 3 đai cao với vị trí, đặc điểm khí hậu, đất, sinh vật của các đai đều có sự khác nhau.
Gợi ý trả lời:
a. Đai nhiệt đới gió mùa:
- Độ cao:     + Miền Bắc dưới 600-700m
                    + Miền Nam: lên đến 900-1000m
- Khí hậu: Nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 250c ).Độ ẩm thay đổi từ khô đến  ẩm ướt ở  từng nơi.
- Thổ nhưỡng: bao gồm 2 nhóm đất chính.
+ Nhóm đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên cả nước bao gồm phù sa ngọt, đất phèn…
+ Nhóm đất feralít vùng đồi núi thấp 60% diện tích đất tự nhiên cả nước.
- Sinh vật: + Chủ yếu là  hệ sinh thái nhiệt đới rừng lá rộng thường xanh, cấu trúc nhiều tầng, giới động vật nhiệt đới phong phú, đa dạng.
                   + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa: gồm rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô, trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt còn có : rừng thường xanh trên đá vôI, rừng ngập mặn trên đất mặn….
b- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Độ cao:     + Miền bắc 600-700 ->2600m
                    + Miền nam 900-1000m -> 2600m
- Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250c, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
- Từ trờn 1600 - 1700m đến 2600m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
c.  Đai ôn đới gió mùa trên núi.
- Độ cao: từ 2600m trở lên ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu: Tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ <150c, mùa đông xuống dưới 50c.
- Thổ nhưỡng: Đất mùn thô
- Sinh vật: Các loại sinh vật ôn đới như Đỗ Quyên, Thiết San, Lãnh Sam.
=> Nguyên nhân phân hóa theo đai cao
- Do sự thay đổi của khí hậu khi lên cao( lên cao nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng đến độ cao nào đó thì giảm)
Câu 5. Đặc điểm cơ bản của ba miền địa lí tự nhiên ở nước ta?
Gợi ý trả lời:
a- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
-  Ranh giới: dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng  Bắc Bộ.
- Đặc điểm:
+ Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
+ Khí hậu: gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh dài 3 tháng với nhiệt độ < 180c, thành phần loài cây á nhiệt đới trong rừng nhiều.
+ TN khoáng sản: Giàu than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm… thềm lục địa vịnh bắc bộ có bể dàu khí sông Hồng.
- Thuận lợi: Tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế nông nghiệp nhiệt đới sản phẩm đa dạng, giao thông vận tải biển, các ngành công nghiệp như khai thác, sản xuất xi măng…
- Khó khăn: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết.
b- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Đặc điểm :
+ Miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao. Địa hình núi ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng từ đó thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây CN, nông, lâm kết hợp.
+ Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu hẹp diện tích ĐB, đoạn từ đèo Ngang đến HảiVân có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu: ảnh hưởng gió mùa ĐB suy yếu. ở Bắc Trung Bộ mùa mưa vào thu đông mùa hè gió tây khô nóng.
+ Rừng, khoáng sản phong phú (rừng sau Tây Nguyên; khoáng sản: Sắt,  Crôm., A palít..)-
- Thuận lợi: TNTN thuận lợi cho phép phát triển đa ngành, công nghiệp, thuỷ điện, lâm, nông, thuỷ sản.
- Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên.
c- Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ:
- Giới hạn: Từ dãy núi Bạch mã trở vào trong Nam.
- Đặc điểm :
+ Địa hình: Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan, ĐB châu thổ sông lớn ở Nam bộ và các ĐB ven biển Nam Trung bộ. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
+ Khí hậu CXĐ gió mùa với nền nhiệt  cao, 2 mùa mưa, khô.
+ Sinh vật: Rừng cây họ dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng… ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất. Trong rừng có các loại trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ầm, dưới nước nhiều cá tôm.
+ Khoáng sản: dầu mỏ trữ lượnglớn ở thềm lục địa và Tây Nguyên có nhiều bô xít.
- Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp (cây công nghiệp ở Tây Nguyên và  lương thực và ĐBSCL), phát triển lâm nghiệp (Tây Nguyên) khai thác KS dầu khí ở ĐNB, phát triển du lịch (Đà Nẵng, Khánh Hoà, Vũng tàu…)Thuỷ sản ở vùng ĐBSCL..
- Khó khăn: Mùa mưa ngập lụt ở ĐB Nam Bộ, mùa khô thiếu nước, xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi.
Câu 6. Tại sao tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc nằm liền kề nhau nhưng lại không nằm trong cùng một miền địa lí tự nhiên
 Gợi ý trả lời:

    Do 2 khu vực này có sự khác về địa chất, địa hình và khí hậu từ đó kéo theo sự khác nhau của các thành phần tự nhiên khác như sông ngòi, sinh vật …..( lấy dẫn chứng cụ thể)


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang