TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT NĂM 2016 - MÔN ĐỊA LÝ

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. Kiến thức trọng tâm
1. Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp của nước ta
  Điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất của 7 vùng nông nghiệp : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Hai xu hướng chính trong thay đổi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta là tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng sản phẩm, phát triển vùng chuyên canh.
- Phát triển kinh tế trang trại.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1:Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên? Tại sao có sự khác nhau đó.
Gợi ý trả lời:
* Sự khác nhau trong chuyên môn hóa     
- Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế…). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
- Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải… Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
* Nguyên nhân
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Gồm núi, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ… khí hậu mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới.
- Tây Nguyên: các cao nguyên ba dan rộng lớn ở các độ cao khác nhau. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, trên các cao nguyên khí hậu mát mẻ nên có thể trồng các cây cận nhiệt ( Chè), ở những vùng thấp khí hậu nóng phát triển các cây nhiệt đới.
Câu 2. Nêu sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL. Giải thích nguyên nhân dựa trên đặc điểm tự nhiên.
Gợi ý trả lời:
* Sự khác nhau trong chuyên môn hóa
- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.
- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầm…Vùng này quy mô sản xuất lúa lớn hơn nhiều so với ĐBSH, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.
* Nguyên nhân
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồng thời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
- ĐBSH: Đồng bàng châu thổ có nhiều ô trũng. Đất phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp có mùa đông lạnh.

- ĐBSCL: Là đồng bằng châu thổ rộng nhất, gấp khoảng 3 lần ĐBSH. Các dải đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Vịnh biển nông, các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao trong suốt năm, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt


Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang