HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Câu hỏi ôn thi olympic truyền thống 30-4 môn địa lý - VŨ TRỤ – TRÁI ĐẤT – HỆ MẶT TRỜI HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI – TÍNH GÓC NHẬP XẠ

Câu hỏi ôn thi olympic truyền thống 30-4 môn địa lý - VŨ TRỤ – TRÁI ĐẤT – HỆ MẶT TRỜI HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI – TÍNH GÓC NHẬP XẠ

VŨ TRỤ – TRÁI ĐẤT – HỆ MẶT TRỜI
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI – TÍNH GÓC NHẬP XẠ

  1. Cho 3 địa điểm sau đây:
Hà Nội vĩ độ: 21002’B
Huế vĩ độ: 16026’B
TP.HCM vĩ độ: 10047’B


Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế?
Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời ở Hà Nội và TP.HCM khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế.
Xác định phạm vi trên Trái Đất không lặn, không mọc trong ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế.
  1. Quan sát bảng số liệu dưới đây: Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ. Đơn vị: cal/cm2/ngày
Ngày tháng trong năm
Vĩ độ
00
100
200
500
700
900
21/3
672
659
556
367
132
0
22/6
577
649
728
707
624
634
23/9
663
650
548
361
130
0
22/12
616
519
286
66
0
0
Cho biết bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao?
Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.
  1. Tính góc nhập xạ vào các ngày 21/3, 23/9, 22/6, 22/12 của các địa phương sau:
Hà Nội: 21002’B                                              Đà Lạt: 11057’B
Huế vĩ độ: 16026’B                                          TP.HCM vĩ độ: 10047’B
  1. Hãy điền số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến trong bảng dưới đây?
Vĩ tuyến
Số giờ chiếu sáng trong ngày
21/3
22/6
23/9
22/12
66033’B




23027’B




00




23027’N




66033’N




  1. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ vào ngày hạ chí và đông chí
Địa điểm
Vĩ độ
Lần 1
Lần 2
Cách nhau
Độ cao Mặt Trời
Hạ chí
Đông chí
Hà Nội
21002’B




Huế
16026’B




TP.HCM
10047’B




  1. Hãy cho biết ngày 01/05, 01/09, 22/11 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở những vĩ độ nào? Tại các vĩ độ đó có góc nhập xạ là bao nhiêu khi Mặt Trời lên thiên đỉnh bào ngày đông chí và hạ chí?
  2. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm là gì? Hãy vẽ hình biểu dĩen chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích.
  3. Xác định tọa độ địa lý của các địa điểm A, B có ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1, lần lượt là ngày 13/6, 25/5 và có giờ lần lượt là 8h3’12”; 8h10’44”; biết rằng lúc đó giờ ở kinh tuyến gốc là 1 giờ cùng ngày. Tính góc nhập xạ các địa điểm trên vào các ngày Xuân phân, Hạ chí và ngày Đông chí.
  4. Dựa vào hình vẽ a, b, c, d (sách OLP 2007/48) để hoàn thành nội dung sau:
Đặt tên cho hình vẽ. Trình bày nội dung hình vẽ. Nêu kết luận cần thiết về nội dung hình vẽ.
  1. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày – đêm trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực diễn ra như thế nào? Tại sao?
  2. Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục của nó thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất?
  3. Chuyển động tự quay quanh trục của TĐ đã sinh ra những hệ quả địa lý nào? Hãy trình bày những hệ quả đó.
  4.  Một điện tích đánh từ Huế lúc 7h ngày 20/4/2006, 1 giờ sau trao cho người nhận ở Washington. Hỏi người nhận vào thời điểm nào?
  5. Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 01/03/2006 đến London sau 12h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại London thì tương ứng là mấy giờ và ngày nào tại các điểm sau:
Vị trí
Tokyo
New Delhi
Sydney
Washington
Los Angeless
Kinh độ
1350Đ
750Đ
1500Đ
750T
1200T
Giờ
?
?
?
?
?
Ngày
?
?
?
?
?
  1. Hãy ghép các góc nhập xạ vào đúng các vĩ độ sau:
Vị trí
Góc nhập xạ
1. 10002’B
77045’A
56031’F
2. 10047’B
73034’B
45031’G
3. 12015’B
79013’C
55046’H
4. 16026’B
79058’D
50007’I
5. 21002’B
68058’E
54018’J
  1. Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời lúc 12h trưa vào các ngày 21/3 và 23/9 ở các điểm sau:
Địa điểm
Vĩ độ
Vinh Linh
17000B
Quảng Nam
15053’B
Ninh Hòa
12030’B
Mũi Dinh
11021’B
Bình Định
13055’B
Ý nghĩa của góc tới: (khi góc tới càng gần vuông góc thì lượng ánh sáng và nhiệt đem đến cho mặt đất càng lớn)
Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt tới mặt đất. Cho biết độ cao từ Mặt Trời đến mặt đất.
  1. Xác định tọa độ hai điểm A và B nằm trong vùng nội chí tuyến . Biết rằng:
+ Điểm A nằm phía trên đường xích đạo và có góc nhập xạ vào giữa trưa ngày 21/3 là 77034’ và có giờ sớm hơn giờ GMT là 7h12’
+ Điểm B có góc nhập xạ vào giữa trưa ngày 22/6 là 46033’ và có giờ là 22h10’ ngày 19/4/2007, cùng lúc đó giờ GMT (giờ kinh tuyến gốc) là 1h30’ ngày 20/4/2007.
Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở hai điểm A và B nêu trên
Một người đi từ điểm A đến điểm B (2 điểm nêu trên) khởi hành lúc 5h ngày 20/4/2007 (giờ tại A) và đi mất 18 giờ 30’. Hỏi người đó đến điểm B vào lúc mấy giờ? (tính theo giờ tại điểm B)
  1. Nhật ký của một nhà lữ hành có ghi:


Độ cao sao Bắc cực
Hai mốt độ ba ba
Giữa trưa hướng về Bắc
Bóng dài bằng thân ta


Hãy xác định vĩ độ và ngày, tháng lúc người quan sát đã ghi.
  1. Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh trục. Hệ quả các chuyển động tự quay của Trái Đất.
Cho biết ngày 30/4, 2/9, 20/11, 1/1 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Tại các vĩ độ đó có góc nhập xạ bao nhiêu khi Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.
  1. Sách OLP2007/112
Dựa vào lược đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
Dựa vào biểu đồ các kiểu khí hậu, hãy cho biết: tên của 2 kiểu khí hậu đó; so sánh những điểm giống và khác nhau.
  1. Một trận bóng đá giao hữu giữa hai đội Pháp và Brasil diễn ra lúc 19 giờ 45 phút ngày 28 tháng 2 năm 2006 tại Brasil (kinh độ 450T). Các nước đều có truyền hình trực tiếp trận đấu này, hãy tính giờ truyền hình trực tiếp ở các nước sau:
Nước
Kinh độ
Nước
Kinh độ
Việt Nam
1050Đ
Achentina (Buenos Aires)
600T
Anh
00
Nam Phi (Johannesburg)
300Đ
LB Nga (Moscow)
450Đ
Gambia
150T
Hoa Kỳ (Los Angeles)
1200T
Trung Quốc (Bắc Kinh)
1200Đ
  1. Huế ở vĩ độ 16026’B. Các em hãy cho biết:
Ngày 21/4 Huế có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng bao nhiêu?
Những ngày nào Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Huế.
Những ngày nào lúc giữa trưa tại Huế có góc nhập xạ là 82059’
  1. Bảng số liệu chưa đúng dưới đây: Độ dài ngày và góc nhập xạ lúc 12h trưa ở ngày Hạ chí của các vĩ độ khác nhau
Vĩ độ
Số giờ ban ngày
Góc nhập xạ lúc 12h trưa
Vĩ độ
Số giờ ban ngày
Góc nhập xạ lúc 12h trưa
900B
13 giờ 30’
900
100N
0 giờ
00
800B
24 giờ
73027’
200N
5 giờ 52’
26033’
700B
12 giờ 07’
23027’
23027’N
10 giờ 55’
00
66033’
13 giờ 21’
86033’
300N
8 giờ 04’
56033’
600B
15 giờ 01’
66033’
400N
0 giờ
43006’
500B
24 giờ
46055’
500N
9 giờ 20’
00
400B
14 giờ 05’
33027’
600N
0 giờ
6033’
300B
16 giờ 23’
83027’
66033’N
10 giờ 12’
46033’
23027’B
24 giờ
76033’
700N
11 giờ 32’
00
200B
18 giờ 53’
43027’
800N
0 giờ
16033’
200B
12 giờ 43’
53027’
900N
10 giờ 30’
36033’
00
24 giờ
63027’



Dựa vào kiến thức đã học về ngày đêm dài ngắn theo mùa và tho vĩ độ cũng như về tính góc nhập xạ, hãy sắp xếp lại bảng trên cho đúng độ dài ngày và góc nhập xạ lúc 12h trưa ở ngày hạ chí của các vĩ độ khác nhau.
  1. Tìm ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vị trí sau:


Hà Nội: 21001’B
TP.HCM: 10040’B


Hãy cho biết góc nhập xạ tại Hà Nội, TP.HCM vào các ngày phân và các ngày chí.
  1. Trình bày đặc điểm chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả của nó. Giải thích hiện tượng đêm trắng và ngày liên tục.
  2.  Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau:
Ngày, tháng
Bán cầu ngả về phía MT
Vĩ độ trên TĐ có góc chiếu sáng 900 lúc 12h trưa
Bán cầu có lượng nhiệt lớn
21/3



22/6



23/9



22/12



Giải thích vì sao các địa điểm trên bề mặt Trái Đất lại có góc chiếu sáng và nhận được lượng nhiệt khác nhau.
Đà Nẵng nằm ở 160B. Mỗi năm Mặt Trời qua thiên đỉnh ở Đà Nẵng mấy lần và vào thời điểm nào?
  1.  Vẽ hình và phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vào ngày 22/6 và ngày 22/12
Câu ca dao:      Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đúng với vùng nào trên Trái Đất? Vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau?
  1.  Vẽ sơ đồ về sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trình bày hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
  2.  Hãy cho biết khoảng cách tương đối từ vĩ tuyến 2015’B đến vĩ tuyến 58015’B, từ xích đạo đến chí tuyến Bắc 23027’B. Biết rằng chiều dài từ cực Bắc đến cực Nam trung bình là 20.000.000m
Hãy xác định tọa độ địa lý của thành phố A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc chính trưa ở nơi đó vào ngày 22/12 là 67035’ và giờ thành phố đó nhannh hơn giờ kinh tuyến gốc (GMT) là 4 giờ 02 phút.
Hãy xác định kinh độ của hai điểm A và B khi giờ gốc (GMT) là 10 giờ 30 phút và giờ tại điểm A là 18 giờ 30 phút, ở điểm B là 8 giờ 30 phút
Cho biết điểm cận nhật và viễn nhật là ngày nào? Vào các ngày này thì Trái Đất cách Mặt Trời là bao nhiêu? Đơn vị thiên văn dài bao nhiêu?
Giả sử trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 550 (thay vì như hiện nay là 66033’) thì có những thay đổi gì về chí tuyến, vòng cực và đới khí hậu?
  1. Xích đạo và địa cực có đặc điểm gì?
  2. Hãy cho biết phải đánh điện từ Hà Nội (múi giờ số 7) lúc mấy giờ để tất cả các địa phương khác trên thế giới đều nhận được trong cùng một ngày? Thời gian từ lúc đánh đến lúc nhận trung bình là 5 phút. Có còn giờ nào khác nữa không, giải thích? Các địa phương khác như Matxcova (múi giờ số 2), Newdelhi (múi giờ số 5), Bắc Kinh (múi giờ số 8); Tokyo (múi giờ số 9), Newyork (múi giờ số 19) và London (múi giờ số 0) khi đó ở từng địa phương đó là mấy giờ?
  3. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất (giữa trưa) vào các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí (ở nước ta) của các vĩ độ sau:
Vĩ độ
Góc nhập xạ vào các ngày
Xuân phân 21/3
Hạ chí 22/6
Thu phân 23/9
Đông chí 22/12
Cực Bắc




Vòng cực Bắc




Chí tuyến Bắc




Xích đạo




Chí tuyến Nam




Vòng cực Nam




Cực Nam




Xác định tọa độ địa lý của địa điểm A có giờ là 5 giờ 17 phút và cách chí tuyến Bắc 10033’ về phía Bắc. Biết rằng, cùng lúc độ giờ ở kinh tuyến gốc là 22 giờ 5 phút và địa điểm A ở bán cầu Đông. Tính số giờ ban ngày của địa điểm A vào ngày 22/6.
  1. Tính góc nhập xạ lúc Mặt Trời lên cao nhất vào các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12 của các địa điểm sau:
Địa điểm
Vĩ độ
Xuân phân (21/3)
Hạ chí (22/6)
Thu phân (23/9)
Đông chí (22/12)
Cần Thơ
10002’B




Đà Nẵng
16002’B




Nha Trang
12015’B




Hà Nội
21002’B




Cho biết ở những địa điểm trên, Mặt Trời sẽ lên thiên đỉnh vào những ngày tháng nào trong năm?
  1. Hãy xác định tọa độ địa lý điểm A trong vùng nội chí tuyến, biết răng độ cao MT lúc giữa trưa vào ngày 22/6 là 82036’ và giờ của nơi đó sớm hơn giờ của kinh tuyến gốc là 7 giờ 13 phút. Cho biết điểm A thuộc thành phố nào?
  2. Vẽ hình biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm và giải thích?
Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 của các địa điểm sau:


Điểm A ở vĩ độ 7015’B
Điểm B ở vĩ độ 18022’N


  1. Góc nhập xạ là gì? Tìm góc nhập xạ của các địa điểm dưới đây vào các ngày xuân phân và hạ chí?
Địa điểm
Vĩ độ
Lũng Cú
23023’B
Hà Nội
21001’B
Huế
16024’B
TP.HCM
10047’B
Xóm Mũi
8034’B
  1. Trình bày cách tính dương lịch hiện nay?
  2. Đà Nẵmg ở khoảng vĩ độ 160B. Hãy cho biết:
Ngày 17 tháng 4 ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa là bao nhiêu?

Những ngày nào ở Đà Nẵng có góc nhập xạ lúc giữa trưa bằng 850?




Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Học sinh giỏi Học sinh giỏi 10 HSG 10 Lớp 10 Olympic Olympic 10 Tin tức
Lên đầu trang