VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC ĐÔNG Á
Tải file tại đây
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------***------
Chuyên đề khoa học
VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ GIỚI
VÀ KHU VỰC ĐÔNG Á
GVHD : PGS. TS Tạ Kim Ngọc
Nhóm 3:
1. Phạm Thị Thanh Hương
2. Đinh Thị Hương Huyền
3. Đỗ Thị Thùy Dung
4. Đặng Xuân Nhung
HÀ NỘI – 3/2015
|
STT
|
Chữ viết tắt
|
Nguyên nghĩa Tiếng Anh
|
Nguyên nghĩa Tiếng Việt
|
1
|
ASEAN
|
Association of Southeast Asian
Nations
|
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
|
2
|
BIT
|
Bilateral Investment Treaty
|
Hiệp định đầu tư song phương
|
3
|
CNN
|
Cable News Network
|
Mạng lưới thông tin toàn cầu
|
4
|
CNTB
|
Chủ nghĩa tư bản
| |
5
|
DCs
|
Developed Countries
|
Các nước phát triển
|
6
|
DNNN
|
Doanh nghiệp nhà nước
| |
7
|
DTT
|
Double Taxation Treaty
|
Hiệp ước chống đánh thuế hai lần
|
8
|
EU
|
European Union
|
Liên minh châu Âu
|
9
|
FDI
|
Foreign Direct Investment
|
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
|
10
|
GDP
|
Gross Domestic Product
|
Tổng sản phẩm nội địa
|
11
|
LDCs
|
Les - Developed Countries
|
Các nước đang phát triển
|
12
|
M&A
|
Mergers and Acquisitions
|
Mua bán và sáp nhập
|
13
|
MNC
|
Multinational Corporation
|
Công ty đa quốc gia
|
14
|
NIEs
|
Newly industrializing economies
|
Các nước công nghiệp mới
|
15
|
OECD
|
Organization for Economic Cooperation and Development
|
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
|
16
|
R&D
|
Research & Development
|
Nghiên cứu và phát triển
|
17
|
TNCs
|
Transnational Corporations
|
Các công ty xuyên quốc gia
|
18
|
UNCTAD
|
United Nations Conference on Trade and Development
|
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
|
19
|
USD
|
United State Dollar
|
Đô la Mỹ
|
20
|
WIR
|
World Investment Report
|
Báo cáo đầu tư quốc tế
|
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
|
Tên bảng
|
Trang
|
Bảng 2.1
|
Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2001
|
13
|
Bảng 2.2
|
Tổng giá trị xuất khẩu và đóng góp của các TNCs nước ngoài
|
15
|
Bảng 2.3
|
Hiệu quả điều chỉnh chính sách đối với mức tiền công của khu vực FDI
|
19
|
Bảng 2.4
|
21
| |
Bảng 2.5
|
Tài sản và lợi nhuận của top 100 công ty lớn nhất thế giới từ 2010 – 2012
|
24
|
Bảng 2.6
|
Số lượng lao động ở các chi nhánh nước ngoài
|
27
|
Bảng 3.1
|
Các công ty Trung Quốc trong danh sách 1000 TNCs hàng đầu hoạt động tại LDCs và các nền kinh tế chuyển đổi trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012
|
33
|
Bảng 3.2
|
Các công ty Trung Quốc trong danh sách 1000 TNCs hàng đầu hoạt động tại LDCs và các nền kinh tế chuyển đổi trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012
|
34
|
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
|
Tên hình
|
Trang
|
Hình 2.1
|
Giá trị xuất khẩu, tổng doanh thu của các công ty chi nhánh TNCs ở nước ngoài và tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vô hình
|
16
|
Hình 2.2
|
Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với cả nền kinh tế
|
18
|
Hình 2.3
|
Hiệu quả điều chỉnh chính sách thông qua vốn đăng kí, giải ngân FDI và số dự án giai đoạn 1988- 2008
|
18
|
MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế các nước nói chung và của khu vực Đông Á nói riêng. Ở Việt Nam, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã bắt đầu phát triển từ những năm đầu thế kỉ XX, kể từ đó đến nay đã có hàng trăm đoàn doanh nghiệp trên khắp thế giới đã tiếp cận vào thị trường này và đây cũng là nơi khởi nguồn của nhiều tập đoàn lớn và vừa trên thế giới. Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Đông Á đã đem đến sự khởi sắc cho nền kinh tế khu vực, nhưng bên cạnh đó chúng cũng đem lại một số tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của khu vực này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty xuyên quốc gia thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu về các công ty xuyên quốc gia; đặc biệt đi sâu phân tích về bản chất và vai trò của chúng. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại khu vực Đông Á. Nhận thấy rõ được sự cần thiết của việc nghiên cứu về các công ty xuyên quốc gia nhóm đã chọn đề tài: “Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế thế giới và khu vực Đông Á” cho bài tiểu luận của mình.
Nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công ty xuyên quốc gia
Chương 2: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Chương 3: Họat động của các công ty xuyên quốc gia tại khu vực Đông Á
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
Trước xu hướng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia mở cửa thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Thế độc tôn trong chi phối quan hệ quốc tế bởi các quốc gia đang dần bị phá vỡ bởi sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia, trong đó công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất. Các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu: Một công ty trở thành doanh nghiệp toàn cầu khi nó hội nhập tất cả các đơn vị cấu thành của nó và tập trung chiến lược marketing trên quy mô toàn cầu.
Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải doanh nghiệp đa quốc gia hay xuyên quốc gia được tập trung trong khu vực. Họ tiếp thị sản phẩm của mình thông qua việc sử dụng phối hợp cùng một hình ảnh hoặc thương hiệu trong tất cả các thị trường. Công ty toàn cầu về bản chất là công ty xuyên quốc gia hoạt động trên quy mô toàn cầu. Thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể.
Trong các tài liệu về các công ty toàn cầu hay đa quốc gia, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation – MNC), “công ty xuyên quốc gia” (Transnational Corporation – TNC) và “công ty toàn cầu” (Global Corporation/Enterprise/Firm), “công ty siêu quốc gia”. Tuy nhiên, độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhau.
Thứ nhất, Công ty đa quốc gia (Multinational Corporations-MNCs): Theo các chuyên gia UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) thì MNCs được định nghĩa như sau:”MNCs là các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia”.
Như vậy MNCs cũng xuất phát từ các công ty tư bản độc quyền với hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước.
Thứ hai, Công ty xuyên quốc gia (International Corporations -TNCs). Định nghĩa về TNCs có một số quan điểm sau:
- Theo kinh tế chính trị: TNCs là những công ty tư bản độc quyền, chủ sở hữu tư bản là của một nước nhất định. Theo quan điểm này,người ta chú ý đến tính chất sở hữu quốc tế của tư bản: vốn đầu tư kinh doanh là của ai,ở đâu…
- Trong Báo cáo Đầu tư thế giới 1998, Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển đã nêu một định nghĩa về TNC cụ thể hơn: “TNCs là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu và các công ty con của chúng ở nhiều nước trên thế giới”
Thứ ba, Công ty toàn cầu (Global- Corporation/Enterprise/Firm): là loại công ty có các chiến lược kinh doanh và những tư duy hành động của nó đều hướng ra toàn Thế Giới (World-Orientation). Đây là một xu thế và là mục tiêu của các công ty lớn hiện nay trong điều kiện quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc, Thế giới đang tiến tới hình thành”một thị trường toàn cầu”.
Thứ tư, Công ty quốc tế (International Enterprise/Firm): là các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Công tác quản lí mang tính tập trung cao, việc ra quyết định có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đồng thời các vị trí then chốt tại các chi nhánh nước ngoài đều do người của công ty mẹ sang nắm giữ
Tóm lại, xét về bản chất các thuật ngữ trên là tương đương. Khi nói về công ty toàn cầu chính là đang nói về công ty xuyên quốc gia hay ngược lại. Chúng đều có đặc điểm chung:
- Hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia.
- Có nhiều chi nhánh ở nước ngoài (Theo trường phái Havard: số chi nhánh ở nước ngoài của MNCs tối thiểu là 6 và doanh thu từ các chi nhánh nước ngoài phải chiếm ít nhất 1/3 tổng doanh thu của công ty).
Sự khác biệt chủ yếu chỉ là tên gọi và vấn đề sở hữu vốn và các quá trình công nghệ.
- Khi nhắc đến Công ty xuyên quốc gia, khái niệm này không bao hàm đến các vấn đề về sở hữu vốn mà chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, thương mại, đầu tư quốc tế của công ty.
- Còn đối với các tên gọi còn lại, thì các quan niệm này hàm ý rằng sở hữu vốn và các quá trình công nghệ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
Các doanh nghiệp toàn cầu là công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải doanh nghiệp đa quốc gia hay xuyên quốc gia được tập trung trong khu vực. Họ tiếp thị sản phẩm của mình thông qua việc sử dụng phối hợp cùng một hình ảnh hoặc thương hiệu trong tất cả các thị trường. Công ty toàn cầu về bản chất là công ty xuyên quốc gia hoạt động trên quy mô toàn cầu. Thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể.
Trong các tài liệu về các công ty toàn cầu hay đa quốc gia, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng như “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation – MNC), “công ty xuyên quốc gia” (Transnational Corporation – TNC) và “công ty toàn cầu” (Global Corporation/Enterprise/Firm), “công ty siêu quốc gia”. Tuy nhiên, độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhau.
Thứ nhất, Công ty đa quốc gia (Multinational Corporations-MNCs): Theo các chuyên gia UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) thì MNCs được định nghĩa như sau:”MNCs là các công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia”.
Như vậy MNCs cũng xuất phát từ các công ty tư bản độc quyền với hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước.
Thứ hai, Công ty xuyên quốc gia (International Corporations -TNCs). Định nghĩa về TNCs có một số quan điểm sau:
- Theo kinh tế chính trị: TNCs là những công ty tư bản độc quyền, chủ sở hữu tư bản là của một nước nhất định. Theo quan điểm này,người ta chú ý đến tính chất sở hữu quốc tế của tư bản: vốn đầu tư kinh doanh là của ai,ở đâu…
- Trong Báo cáo Đầu tư thế giới 1998, Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển đã nêu một định nghĩa về TNC cụ thể hơn: “TNCs là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm các công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu và các công ty con của chúng ở nhiều nước trên thế giới”
Thứ ba, Công ty toàn cầu (Global- Corporation/Enterprise/Firm): là loại công ty có các chiến lược kinh doanh và những tư duy hành động của nó đều hướng ra toàn Thế Giới (World-Orientation). Đây là một xu thế và là mục tiêu của các công ty lớn hiện nay trong điều kiện quá trình quốc tế hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc, Thế giới đang tiến tới hình thành”một thị trường toàn cầu”.
Thứ tư, Công ty quốc tế (International Enterprise/Firm): là các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Công tác quản lí mang tính tập trung cao, việc ra quyết định có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa đồng thời các vị trí then chốt tại các chi nhánh nước ngoài đều do người của công ty mẹ sang nắm giữ
Tóm lại, xét về bản chất các thuật ngữ trên là tương đương. Khi nói về công ty toàn cầu chính là đang nói về công ty xuyên quốc gia hay ngược lại. Chúng đều có đặc điểm chung:
- Hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia.
- Có nhiều chi nhánh ở nước ngoài (Theo trường phái Havard: số chi nhánh ở nước ngoài của MNCs tối thiểu là 6 và doanh thu từ các chi nhánh nước ngoài phải chiếm ít nhất 1/3 tổng doanh thu của công ty).
Sự khác biệt chủ yếu chỉ là tên gọi và vấn đề sở hữu vốn và các quá trình công nghệ.
- Khi nhắc đến Công ty xuyên quốc gia, khái niệm này không bao hàm đến các vấn đề về sở hữu vốn mà chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh như: sản xuất, thương mại, đầu tư quốc tế của công ty.
- Còn đối với các tên gọi còn lại, thì các quan niệm này hàm ý rằng sở hữu vốn và các quá trình công nghệ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2.1. Sự hình thành của các công ty xuyên quốc gia
1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử
Dấu vết của các công ty toàn cầu được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ XVII – kỉ nguyên của các cuộc khám phá vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa.
Công ty toàn cầu bắt đầu ra đời trong thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản (CNTB). Trong thời kì đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và sự phát triển của sản xuất đã làm tăng nhu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài. Quá trình này được tạo nên bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã được hình thành qua nhiều thế kỉ trước dưới sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển. Hai công ty toàn cầu được coi như ra đời sớm nhất vào đầu thế kỉ XVII là Công ty Đông Ấn của Anh (Bristish East India Company) được thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện việc buôn bán thương mại với Ấn Độ và Công ty Đông Ấn của Hà Lan (Dutch East India Company). Vào thời bấy giờ, các công ty đó đã có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế như: khuyến khích hoặc thi hành chủ nghĩa thực dân, mở các cuộc thám hiểm thực dân rồi sau đó là xâm lược mà nguồn lực chính là do các công ty này hỗ trợ. Khi ách thực dân đã được thiết lập, những công ty này đi đầu trong việc bóc lột và khai thác thuộc địa.
Công ty toàn cầu bắt đầu ra đời trong thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản (CNTB). Trong thời kì đầu cạnh tranh tự do của CNTB, mục đích lợi nhuận và sự phát triển của sản xuất đã làm tăng nhu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận sang thị trường bên ngoài. Quá trình này được tạo nên bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã được hình thành qua nhiều thế kỉ trước dưới sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân. Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển. Hai công ty toàn cầu được coi như ra đời sớm nhất vào đầu thế kỉ XVII là Công ty Đông Ấn của Anh (Bristish East India Company) được thành lập dưới hiến chương của Hoàng gia Anh để thực hiện việc buôn bán thương mại với Ấn Độ và Công ty Đông Ấn của Hà Lan (Dutch East India Company). Vào thời bấy giờ, các công ty đó đã có ảnh hưởng nhất định đến quan hệ quốc tế như: khuyến khích hoặc thi hành chủ nghĩa thực dân, mở các cuộc thám hiểm thực dân rồi sau đó là xâm lược mà nguồn lực chính là do các công ty này hỗ trợ. Khi ách thực dân đã được thiết lập, những công ty này đi đầu trong việc bóc lột và khai thác thuộc địa.
1.2.1.2. Nguyên nhân hình thành
Thứ nhất, do tích tụ và tập trung sản xuất.
Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số lượng tư bản trong tay địa chủ sẽ tăng và địa chủ tái sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu các loại hình đầu tư sản xuất, mua sắm các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng các yếu tố đầu vào, từ đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và thu được lợi nhuận tăng. Hệ quả tất yếu của việc quay vòng vốn tiếp tục mở rộng quy mô và bành trướng mình ra thế giới dẫn đến sự hình thành TNCs. Theo Mác và Anghen dự đoán: tích tụ và tập trung sản xuất tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền trước đây, cùng với nó là sự hình thành thị trường thế giới một cách nhanh chóng và rộng lớn.
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển phương pháp sản xuất tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội, giúp quá trình bành trướng một cách nhanh chóng. Khi mà sản lượng của một ngành hay một số ngành ở một số khu vực không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó mà còn đáp ứng cho buôn bán giao lưu giữa các vùng rồi tiến dần tới giao lưu quốc tế. Tức là tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, xí nghiệp, công ty làm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng và năng suất. Khi đã có hàng hóa để xuất khẩu thì tất yếu hình thành thị trường buôn bán thế giới. Đây là cơ sở để hình thành các công ty toàn cầu sau này.
Thứ hai, kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật có tác động to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải… Thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng tạo nên mạng lưới thông tin giúp cho nhà đầu tư quản lý từ xa mọi việc ở các công ty con. Nó còn có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý tính toán để đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác. Còn về giao thông vận tải thì tạo ra nhiều loại hình giao thông khác trước đây, có thể vận tải cả bằng tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… Những con đường giao thông nối liền các vùng, các quốc gia với nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, thăm dò thị trường và khả năng đáp ứng của thị trường cao hơn trước. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình bành trướng của các công ty độc quyền nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thứ ba, tác động của chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập làm phá sản chủ nghĩa tư bản kiểu cũ, song về kinh tế họ lại gặp nhiều khó khăn lớn. Nhờ đó các nhà tư bản đã lợi dụng điểm yếu này để nhanh chóng thâm nhập vào nền kinh tế của các nước này thông qua công ty xuyên quốc gia. Song mục đích của họ không chỉ nhằm vào kinh tế mà còn nhằm vào chính trị.
Thứ tư, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ nước ngoài.
Thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi của nước chủ nhà như: nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, nguyên nhiên vật liệu nhiều, được hưởng nhiều chính sánh ưu đãi của chính phủ (tránh được thuế nhập khẩu, chi phí thuê rẻ…). Do vậy hàng hóa họ sản xuất ra có được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với hàng hóa của công ty khác, đảm bảo các công ty này có thể đầu tư lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và lớn mạnh một cách nhanh chóng.
Khi tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh thì số lượng tư bản trong tay địa chủ sẽ tăng và địa chủ tái sử dụng đồng vốn này vào công tác nghiên cứu các loại hình đầu tư sản xuất, mua sắm các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng các yếu tố đầu vào, từ đó khối lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều và thu được lợi nhuận tăng. Hệ quả tất yếu của việc quay vòng vốn tiếp tục mở rộng quy mô và bành trướng mình ra thế giới dẫn đến sự hình thành TNCs. Theo Mác và Anghen dự đoán: tích tụ và tập trung sản xuất tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành các công ty độc quyền trước đây, cùng với nó là sự hình thành thị trường thế giới một cách nhanh chóng và rộng lớn.
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển phương pháp sản xuất tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội, giúp quá trình bành trướng một cách nhanh chóng. Khi mà sản lượng của một ngành hay một số ngành ở một số khu vực không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở khu vực đó mà còn đáp ứng cho buôn bán giao lưu giữa các vùng rồi tiến dần tới giao lưu quốc tế. Tức là tín dụng đã cung cấp tiền cho các gia đình, xí nghiệp, công ty làm nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng và năng suất. Khi đã có hàng hóa để xuất khẩu thì tất yếu hình thành thị trường buôn bán thế giới. Đây là cơ sở để hình thành các công ty toàn cầu sau này.
Thứ hai, kết quả của cách mạng khoa học kỹ thuật.
Cách mạng khoa học - kĩ thuật có tác động to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin liên lạc và giao thông vận tải… Thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng tạo nên mạng lưới thông tin giúp cho nhà đầu tư quản lý từ xa mọi việc ở các công ty con. Nó còn có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý tính toán để đưa ra các sách lược kịp thời và chính xác. Còn về giao thông vận tải thì tạo ra nhiều loại hình giao thông khác trước đây, có thể vận tải cả bằng tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… Những con đường giao thông nối liền các vùng, các quốc gia với nhau thuận lợi cho giao lưu buôn bán và đi thực tế của những nhà quản lý, thăm dò thị trường và khả năng đáp ứng của thị trường cao hơn trước. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình bành trướng của các công ty độc quyền nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thứ ba, tác động của chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập làm phá sản chủ nghĩa tư bản kiểu cũ, song về kinh tế họ lại gặp nhiều khó khăn lớn. Nhờ đó các nhà tư bản đã lợi dụng điểm yếu này để nhanh chóng thâm nhập vào nền kinh tế của các nước này thông qua công ty xuyên quốc gia. Song mục đích của họ không chỉ nhằm vào kinh tế mà còn nhằm vào chính trị.
Thứ tư, tận dụng các điều kiện thuận lợi từ nước ngoài.
Thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài để tận dụng những điều kiện thuận lợi của nước chủ nhà như: nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, nguyên nhiên vật liệu nhiều, được hưởng nhiều chính sánh ưu đãi của chính phủ (tránh được thuế nhập khẩu, chi phí thuê rẻ…). Do vậy hàng hóa họ sản xuất ra có được những ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với hàng hóa của công ty khác, đảm bảo các công ty này có thể đầu tư lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và lớn mạnh một cách nhanh chóng.
1.2.2. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia
Nhìn chung, trong suốt chiều dài của lịch sử, các công ty toàn cầu đã có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một chủ thể phi quốc gia quan trọng nhất. Sự tồn tại và phát triển của TNCs đem đến những thay đổi to lớn trong nền kinh tế toàn cầu và cho tương lai của thế giới.
Như đã phân tích ở chương 1, các công ty toàn cầu về bản chất là các công ty xuyên quốc gia ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay và đã trở thành một xu thế tất yếu thì việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là TNCs góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của các quốc gia. Vì vậy mà hoạt động của TNCs mở rộng hơn, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực chuyên doanh mà chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi vậy, khái niệm công ty toàn cầu xuất hiện và phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh hiện nay (John Stopford, 1999). Trên cơ sở đó, phần này của chương sẽ tập trung phân tích rõ các giai đoạn phát triển của công ty toàn cầu mà bản chất là TNCs. Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển sẽ giúp ta hiểu rõ đặc điểm và bản chất của TNCs để thấy được vai trò của chúng trong phát triển kinh tế thế giới và nước chủ nhà.
Quá trình phát triển của các công ty toàn cầu có thể được chia thành các giai đoạn sau đây:
Thứ nhất, các công ty toàn cầu đã ra đời ở thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB thì yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính đã không ngừng gia tăng nhằm thúc đẩy tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất hơn nữa. Vì vậy mà việc mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác trở thành một giải pháp đáp ứng được những yêu cầu trên. Hơn nữa, các công ty hoạt động ở một quốc gia lúc này còn gặp phải vấn đề cạnh tranh từ các đối thủ khác nên thúc đẩy việc mở rộng tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nước ngoài. Trên cơ sở đó thì các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu hình thành và phát triển.
Thứ hai, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công ty toàn cầu. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn từ Syndica qua Trust tới Conglomerate. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này. Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế của chúng với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc trong quan hệ quốc tế. Hai quyền lực này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực tranh giành thị trường quốc tế, mở rộng khu vực ảnh hưởng và chiến tranh đế quốc (Hoàng Khắc Nam, 2008).
Thứ ba, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai các công ty toàn cầu tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, nhu cầu về việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TNCs với sự ra đời và mở rộng mạnh mẽ của nhiều công ty lớn. Sự phát triển của TNCs không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản. Ngoài ra, vai trò của TNCs trong phát triển kinh tế cũng không ngừng được củng cố biểu hiện qua sự đóng góp lớn vào vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới thuộc Thế giới thứ Ba cùng với sự yếu kém của các nền kinh tế đó cũng vẫn duy trì cơ hội cho TNCs mở rộng kinh doanh tại thị trường này. Tuy nhiên, quá khứ gắn liền với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã tạo nên sự phản ứng và nghi ngờ đối với TNCs. Trong những năm 1960 và 1970, nhiều nước mới giành được độc lập đã coi TNCs là “kẻ bóc lột”, “thực dân kinh tế” hay “động vật ăn thịt” các nước nghèo. TNCs còn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác quá nhiều tài nguyên không tái tạo được, tranh giành thu hút lao động chuyên môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo nên một tầng lợp giàu xổi ở nước sở tại... Vì thế, tài sản nước ngoài của TNCs được quốc hữu hoá ở nhiều nơi. TNCs phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế giới thứ Ba. Mặc dù vậy, điều này cũng không ngăn cản được sự lớn mạnh của TNCs, đặc biệt ở các nước TBCN phát triển.
Thứ tư, từ những năm 1980, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của của TNCs, đặc biệt là thời kỳ sau chiến tranh Lạnh. Trong giai đoạn này, sau chiến tranh xu thế hòa dịu, xu thế hợp tác cùng phát triển, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của TNCs mở rộng ra khắp thế giới. Đặc biệt, trong thời kỳ này, quan điểm cách nhìn nhận về các công ty toàn cầu cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực hơn. Theo đó, TNCs được xem như là một công cụ của sự phát triển, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tạo nguồn thu thuế, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của hệ thống luật lệ quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan đến TNCs cũng làm giảm bớt sự nghi ngại chính trị đối với TNCs. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút TNCs. Nhờ đó, TNCs đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế (Hoàng Khắc Nam, 2008).
Giai đoạn sau chiến tranh lạnh là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của TNCs với việc tăng nhanh số lượng TNCs từ khoảng 37000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70000 năm 2004. Ngoài ra, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004. Một điểm khác cũng đáng chú ý, TNCs không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Tuy nhiên, quy mô và vai trò của các TNCs này vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng chỉ chiếm 4 trong tổng số 100 TNCs phi tài chính lớn nhất thế giới năm 2003, chiếm 3 trong tổng số 50 TNCs tài chính lớn nhất thế giới năm 2004.
Sức mạnh kinh tế của TNCs cũng không ngừng gia tăng với việc chi phối khoảng 80% trao đổi thương mại toàn cầu, thực hiện phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 4/5). Ngoài ra, TNCs còn có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ. Những hoạt động đầu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ góp phần tạo ra nhiều việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vào quá trình hội nhập toàn cầu. Bởi vậy mà các TNCs hiện nay vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển, làm gia tăng vai trò và vị thế của chúng trong các quan hệ quốc tế.
Như đã phân tích ở chương 1, các công ty toàn cầu về bản chất là các công ty xuyên quốc gia ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay và đã trở thành một xu thế tất yếu thì việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là TNCs góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của các quốc gia. Vì vậy mà hoạt động của TNCs mở rộng hơn, không chỉ giới hạn ở những lĩnh vực chuyên doanh mà chuyển sang đa doanh và có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi vậy, khái niệm công ty toàn cầu xuất hiện và phản ánh đặc điểm của TNCs trong bối cảnh hiện nay (John Stopford, 1999). Trên cơ sở đó, phần này của chương sẽ tập trung phân tích rõ các giai đoạn phát triển của công ty toàn cầu mà bản chất là TNCs. Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển sẽ giúp ta hiểu rõ đặc điểm và bản chất của TNCs để thấy được vai trò của chúng trong phát triển kinh tế thế giới và nước chủ nhà.
Quá trình phát triển của các công ty toàn cầu có thể được chia thành các giai đoạn sau đây:
Thứ nhất, các công ty toàn cầu đã ra đời ở thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của CNTB thì yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính đã không ngừng gia tăng nhằm thúc đẩy tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất hơn nữa. Vì vậy mà việc mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác trở thành một giải pháp đáp ứng được những yêu cầu trên. Hơn nữa, các công ty hoạt động ở một quốc gia lúc này còn gặp phải vấn đề cạnh tranh từ các đối thủ khác nên thúc đẩy việc mở rộng tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường nước ngoài. Trên cơ sở đó thì các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu hình thành và phát triển.
Thứ hai, thời kỳ chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của các công ty toàn cầu. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của CNTB với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn từ Syndica qua Trust tới Conglomerate. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này. Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế của chúng với quyền lực chính trị của nhà nước TBCN. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc trong quan hệ quốc tế. Hai quyền lực này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực tranh giành thị trường quốc tế, mở rộng khu vực ảnh hưởng và chiến tranh đế quốc (Hoàng Khắc Nam, 2008).
Thứ ba, giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai các công ty toàn cầu tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, nhu cầu về việc tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các tư bản chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TNCs với sự ra đời và mở rộng mạnh mẽ của nhiều công ty lớn. Sự phát triển của TNCs không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản. Ngoài ra, vai trò của TNCs trong phát triển kinh tế cũng không ngừng được củng cố biểu hiện qua sự đóng góp lớn vào vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới thuộc Thế giới thứ Ba cùng với sự yếu kém của các nền kinh tế đó cũng vẫn duy trì cơ hội cho TNCs mở rộng kinh doanh tại thị trường này. Tuy nhiên, quá khứ gắn liền với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã tạo nên sự phản ứng và nghi ngờ đối với TNCs. Trong những năm 1960 và 1970, nhiều nước mới giành được độc lập đã coi TNCs là “kẻ bóc lột”, “thực dân kinh tế” hay “động vật ăn thịt” các nước nghèo. TNCs còn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác quá nhiều tài nguyên không tái tạo được, tranh giành thu hút lao động chuyên môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo nên một tầng lợp giàu xổi ở nước sở tại... Vì thế, tài sản nước ngoài của TNCs được quốc hữu hoá ở nhiều nơi. TNCs phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế giới thứ Ba. Mặc dù vậy, điều này cũng không ngăn cản được sự lớn mạnh của TNCs, đặc biệt ở các nước TBCN phát triển.
Thứ tư, từ những năm 1980, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của của TNCs, đặc biệt là thời kỳ sau chiến tranh Lạnh. Trong giai đoạn này, sau chiến tranh xu thế hòa dịu, xu thế hợp tác cùng phát triển, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế là những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của TNCs mở rộng ra khắp thế giới. Đặc biệt, trong thời kỳ này, quan điểm cách nhìn nhận về các công ty toàn cầu cũng đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực hơn. Theo đó, TNCs được xem như là một công cụ của sự phát triển, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tạo nguồn thu thuế, là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế. Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của hệ thống luật lệ quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan đến TNCs cũng làm giảm bớt sự nghi ngại chính trị đối với TNCs. Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút TNCs. Nhờ đó, TNCs đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế (Hoàng Khắc Nam, 2008).
Giai đoạn sau chiến tranh lạnh là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của TNCs với việc tăng nhanh số lượng TNCs từ khoảng 37000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70000 năm 2004. Ngoài ra, mức độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004. Một điểm khác cũng đáng chú ý, TNCs không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi. Tuy nhiên, quy mô và vai trò của các TNCs này vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng chỉ chiếm 4 trong tổng số 100 TNCs phi tài chính lớn nhất thế giới năm 2003, chiếm 3 trong tổng số 50 TNCs tài chính lớn nhất thế giới năm 2004.
Sức mạnh kinh tế của TNCs cũng không ngừng gia tăng với việc chi phối khoảng 80% trao đổi thương mại toàn cầu, thực hiện phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khoảng 4/5). Ngoài ra, TNCs còn có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ. Những hoạt động đầu tư, thương mại và chuyển giao công nghệ góp phần tạo ra nhiều việc làm, phát triển nguồn nhân lực và đóng góp vào quá trình hội nhập toàn cầu. Bởi vậy mà các TNCs hiện nay vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển, làm gia tăng vai trò và vị thế của chúng trong các quan hệ quốc tế.
Có thể nói, khác với doanh nghiêp vừa và nhỏ, TNCs rất coi trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Chiến lược các TNCs áp dụng thường mang tính lâu dài. Một số chiến lược kinh doanh thường được các TNCs sử dụng như: toàn cầu hóa, đa dạng hóa, địa phương hóa, chuyển giao và phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, sáp nhập và mua lại (M&A),…Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số chiến lược thường được sử dụng.
Toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh (global integration) chỉ việc tiến hành quản lý hoạt động rải rác ở các địa phương trong phạm vi quốc tế, trên cơ sở hoạt động duy trì kinh doanh. Chẳng hạn việc hình thành mạng lưới vận chuyển và lắp đặt linh kiện giữa các ngành chế tạo tại nhiều quốc gia trên thế giới, thì nhu cầu toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh là do áp lực giảm giá thành và tăng lợi nhuận đầu tư, áp lực giảm giá thành bắt buộc TNCs phải xây dựng nhà máy tại các khu vực hay quốc gia có giá nhân công rẻ (chủ yếu là các nước đang phát triển) như Việt Nam, Đài Loan hay Trung Quốc. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển từ những nơi này đến thị trường Bắc Mỹ và EU. Áp lực này cũng có thể dẫn đến việc xây dựng những nhà máy lớn, trình độ chuyên môn hóa cao nhằm tận dụng triệt để lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Các nhà máy của công ty Canon tại Châu Âu hay các xưởng chế tạo của IBM, Toyota có mặt trên khắp thế giới là các minh chứng điển hình.
Trong mọi trường hợp, mục tiêu của toàn cầu hóa vẫn là tận dụng ưu thế giá thành sản xuất thấp, nguồn nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều và đa dạng v.v.
Trong mọi trường hợp, mục tiêu của toàn cầu hóa vẫn là tận dụng ưu thế giá thành sản xuất thấp, nguồn nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều và đa dạng v.v.
Đây là một trong những chiến lược căn bản nhất của họat động kinh doanh quốc tế, nó được hầu hết TNCs trên thế giới áp dụng nhằm phân tán rủi ro. Trong tiến trình đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thì thường mỗi TNC căn cứ vào ưu thế của mình để xây dựng một mặt hàng chủ lực làm trụ cột rồi sau đó mở rộng dần ra các lĩnh vực khác.
Mục tiêu là thu được lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro không đáng có. Nguyên nhân chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có thể tránh được sức ép cạnh tranh.
Mục tiêu là thu được lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro không đáng có. Nguyên nhân chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết liệt nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có thể tránh được sức ép cạnh tranh.
Địa phương hóa hoạt động kinh doanh (Local Responsive-ness) nghĩa là căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ và cạnh tranh có tính chất địa phương, mỗi công ty con sẽ tự hoạch định chính sách phân bổ nguồn lực. Trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, sự phối hợp tổng thể nhiều công ty con có khi không mang lại lợi thế cạnh tranh, mà ngược lại, có thể làm suy yếu lợi thế.
Chiến lược này thường được áp dụng triệt để đối với các lĩnh vực kinh doanh không có yêu cầu lớn về kinh tế quy mô và kỹ thuật tiên tiến. Do phải căn cứ vào nhu cầu thị trường địa phương để tiến hành những điều chỉnh quan trọng hoặc cũng có thể do kênh phân phối giữa các quốc gia có nhiều khác biệt lớn, do vậy cần thực hiện chiến lược địa phương hóa.
Chiến lược này thường được áp dụng triệt để đối với các lĩnh vực kinh doanh không có yêu cầu lớn về kinh tế quy mô và kỹ thuật tiên tiến. Do phải căn cứ vào nhu cầu thị trường địa phương để tiến hành những điều chỉnh quan trọng hoặc cũng có thể do kênh phân phối giữa các quốc gia có nhiều khác biệt lớn, do vậy cần thực hiện chiến lược địa phương hóa.
Để vượt qua các khó khăn, thử thách và cùng với sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, TNCs có xu hướng tiến đến gần nhau hơn ở mọi khía cạnh, tạo ra các khối liên minh chiến lược. Liên minh chiến lược ở đây là sự thỏa thuận hợp tác với các đối thủ thực tế và tiềm năng. Sự liên kết này cho phép TNCs ở các quốc gia khác nhau thâm nhập nhau về vốn, kĩ thuật, thiết bị sản xuất, kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa…để hình thành một tổ chức liên hợp kinh doanh quốc tế.
Như chúng ta đã biết, đầu tư quốc tế được biểu hiện ở hai hình thức cơ bản đó là: đầu tư nước ngoài gián tiếp (Portfolio Foreign Investment – PFI) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI). Trong đó, FDI cũng tỏ ra ưu thế hơn đối với các quốc gia nhận đầu tư, nhất là những nước đang phát triển. FDI bao gồm hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (Greenfield investment – GI) và mua lại & sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A). Đầu tư mới là việc các chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Vậy còn M&A, bản chất của chiến lược này là gì? Những năm cuối thế kỉ XX, đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt toàn cầu, tự do hóa, mở cửa các lĩnh vực mới, đòi hỏi TNCs phải hợp tác, liên minh chiến lược với nhau để cùng phát triển ngày càng nhiều. Chúng thường thông qua hình thức M&A để thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài nhằm bảo vệ, củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Đây là một hình thức liên minh chiến lược kiểu mới. Các thương vụ M&A xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở thành một chiến lược phổ biến trên thế giới nhất là từ sau các vụ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính ở một số quốc gia những năm của thế kỉ XX.
Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định mối quan hệ kinh tế của các quốc gia không chỉ còn dừng lại ở mối quan hệ giao hữu thông thường, nó đã được nâng lên một tầm cao mới, gần như trở thành một chỉnh thể liên kết kinh tế toàn cầu nhờ có các thương vụ M&A trị giá hàng nghìn tỷ USD được diễn ra mỗi năm. Điều này làm tăng ảnh hưởng các quốc gia với nhau khi xuất hiện một biến động dù là rất nhỏ từ nền kinh tế.
Như chúng ta đã biết, đầu tư quốc tế được biểu hiện ở hai hình thức cơ bản đó là: đầu tư nước ngoài gián tiếp (Portfolio Foreign Investment – PFI) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI). Trong đó, FDI cũng tỏ ra ưu thế hơn đối với các quốc gia nhận đầu tư, nhất là những nước đang phát triển. FDI bao gồm hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (Greenfield investment – GI) và mua lại & sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A). Đầu tư mới là việc các chủ đầu tư thực hiện việc đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Vậy còn M&A, bản chất của chiến lược này là gì? Những năm cuối thế kỉ XX, đứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt toàn cầu, tự do hóa, mở cửa các lĩnh vực mới, đòi hỏi TNCs phải hợp tác, liên minh chiến lược với nhau để cùng phát triển ngày càng nhiều. Chúng thường thông qua hình thức M&A để thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài nhằm bảo vệ, củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Đây là một hình thức liên minh chiến lược kiểu mới. Các thương vụ M&A xuất hiện ngày càng nhiều và dần trở thành một chiến lược phổ biến trên thế giới nhất là từ sau các vụ khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính ở một số quốc gia những năm của thế kỉ XX.
Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định mối quan hệ kinh tế của các quốc gia không chỉ còn dừng lại ở mối quan hệ giao hữu thông thường, nó đã được nâng lên một tầm cao mới, gần như trở thành một chỉnh thể liên kết kinh tế toàn cầu nhờ có các thương vụ M&A trị giá hàng nghìn tỷ USD được diễn ra mỗi năm. Điều này làm tăng ảnh hưởng các quốc gia với nhau khi xuất hiện một biến động dù là rất nhỏ từ nền kinh tế.
CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THẾ GIỚI
TNCs đã có những tác động to lớn đối với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế của các quốc gia nói riêng. Những tác động đó được thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
2.1. Thúc đẩy thương mại quốc tế
Một trong những vai trò nổi bật của TNCs là thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới. Trong quá trình hoạt động của mình, TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế. Hay nói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triển với ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.
Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD. Và đến năm 2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD.
Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Chẳng hạn, giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong các năm 2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:
Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD. Và đến năm 2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD.
Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Chẳng hạn, giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong các năm 2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2001
Quốc gia
|
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
|
Giá trị xuất khẩu của TNCs (triệu USD)
|
Tỉ trọng xuất khẩu của TNCs (%)
|
Úc
|
92.411
|
24.855
|
27
|
Trung Quốc
|
299.409
|
133.235
|
44
|
Pháp
|
376.736
|
59.267
|
16
|
Ai-len
|
92.794
|
61.049
|
66
|
Nhật Bản
|
432.547
|
43.902
|
18
|
Tây Ban Nha
|
34.091
|
6.812
|
20
|
Thuỵ Sỹ
|
107.111
|
34.138
|
32
|
Mỹ
|
1.032.830
|
157.459
|
15
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.
Qua Bảng 1.1 ta thấy TNCs chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đối với Ai-len là 66%, với Trung Quốc là 44%... Một đặc điểm khác cần chú ý là thương mại nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại thế giới. Nhìn chung trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh TNCs chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới. Giá trị trao đổi nội bộ này ngày càng tăng nhanh và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước. Ví dụ, trao đổi trong nội bộ TNCs trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử của Mỹ chiếm 21,5% tổng giá trị xuất khẩu của TNCs trong ngành này năm 1983 và tăng lên 30,6% năm 1998. Hoạt động thương mại nội bộ TNCs thường tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với trình độ công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty mẹ và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.
Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia.
Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia.
Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của TNCs cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì TNCs chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới.
Theo báo cáo đầu tư thế giới 2006, giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs nước ngoài đóng góp một tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của một số quốc gia (Bảng 2.2).
Ta có thể thấy, nhờ vào mạng lưới các công ty chi nhánh dày đặc, TNCs đã tạo ra và khai thác mọi nguồn hàng tiềm tàng của thế giới bằng hoạt động khai thác thị trường tại chỗ dẫn tới giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp hơn với thị trường mục tiêu, phục vụ có hiệu quả cho khâu tiêu thụ hàng hóa của công ty. TNCs đã hàng hóa hóa mọi sản phẩm, cả bằng phát minh, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý cũng được coi là sản phẩm được thực hiện trao đổi trên thị trường qua nhiều phương thức như mua bán, cho thuê, trao đổi có điểu kiện… Bằng cách này, các sản phẩm của TNCs đã phá bỏ được những hàng rào biên giới quốc gia khi chúng kìm hãm quá trình quốc tế hóa lưu thông những sản phẩm đó.
Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận, TNCs có thể làm biến dạng các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ qua các hoạt động đầu cơ, tăng giá… dẫn đến tình trạng mất ổn định trong lưu thông hàng hóa - dịch vụ cũng như nền tài chính - tiền tệ thế giới. Đây ít nhiều cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ, khủng hoảng chứng khoán, nợ nần của thế giới thứ 3…
Cần đặt ra những luật lệ khống chế các tác động tiêu cực của TNCs trong lưu thông hàng hóa và tài chính- tiền tệ.
Theo báo cáo đầu tư thế giới 2006, giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs nước ngoài đóng góp một tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của một số quốc gia (Bảng 2.2).
Ta có thể thấy, nhờ vào mạng lưới các công ty chi nhánh dày đặc, TNCs đã tạo ra và khai thác mọi nguồn hàng tiềm tàng của thế giới bằng hoạt động khai thác thị trường tại chỗ dẫn tới giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp hơn với thị trường mục tiêu, phục vụ có hiệu quả cho khâu tiêu thụ hàng hóa của công ty. TNCs đã hàng hóa hóa mọi sản phẩm, cả bằng phát minh, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý cũng được coi là sản phẩm được thực hiện trao đổi trên thị trường qua nhiều phương thức như mua bán, cho thuê, trao đổi có điểu kiện… Bằng cách này, các sản phẩm của TNCs đã phá bỏ được những hàng rào biên giới quốc gia khi chúng kìm hãm quá trình quốc tế hóa lưu thông những sản phẩm đó.
Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận, TNCs có thể làm biến dạng các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ qua các hoạt động đầu cơ, tăng giá… dẫn đến tình trạng mất ổn định trong lưu thông hàng hóa - dịch vụ cũng như nền tài chính - tiền tệ thế giới. Đây ít nhiều cũng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ, khủng hoảng chứng khoán, nợ nần của thế giới thứ 3…
Cần đặt ra những luật lệ khống chế các tác động tiêu cực của TNCs trong lưu thông hàng hóa và tài chính- tiền tệ.
Bảng 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu và đóng góp của các TNCs nước ngoài
Đơn vị: triệu USD
Nước
|
Năm
|
Tổng giá trị xuất khẩu
|
Giá trị xuất khẩu của các TNCs nước ngoài
|
Trung Quốc
|
2000
|
279,561
|
119,441
|
2001
|
299,409
|
133,235
| |
2002
|
365,395
|
169,990
| |
Nhật Bản
|
1999
|
448,993
|
42,839
|
2001
|
432,547
|
43,902
| |
2002
|
445,251
|
42,392
| |
Mỹ
|
2000
|
1,096,280
|
165,321
|
2001
|
1,032,830
|
157,459
| |
2002
|
1,005,920
|
150,147
| |
2003
|
1,045,650
|
159,590
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.
Giá trị của các công ty chi nhánh TNCs đã tăng nhanh ở các khu vực trên thế giới (giai đoạn 2010- 2012). Theo số liệu của WIR năm 2014 cho thấy, FDI của TNCs từ các nước đang phát triển đạt 454 nghìn tỷ USD - một mức cao kỷ lục, chiếm 39% của FDI toàn cầu. Có thể nói rằng, TNCs đóng vai trò rất quan trọng đối với thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế của TNCs cũng được thể hiện thông qua giá trị xuất khẩu và doanh thu của các công ty chi nhánh ở nước ngoài cũng như tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của TNCs. Theo WIR năm 2005 cho thấy, từ năm 1982 đến 2004, tổng giá trị xuất khẩu từ các chi nhánh của TNCs nước ngoài tăng hơn 500%.
Ngoài ra, vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế của TNCs cũng được thể hiện thông qua giá trị xuất khẩu và doanh thu của các công ty chi nhánh ở nước ngoài cũng như tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của TNCs. Theo WIR năm 2005 cho thấy, từ năm 1982 đến 2004, tổng giá trị xuất khẩu từ các chi nhánh của TNCs nước ngoài tăng hơn 500%.
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2005
Hình 2.1: Giá trị xuất khẩu, tổng doanh thu của các công ty chi nhánh TNCs ở nước ngoài và tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vô hình
TNCs thông thường gồm 2 bộ phận cơ bản: Công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài.
· Công ty mẹ: đặt tại chính quốc, chi phối toàn bộ hoạt động của TNCs.
· Công ty con: là các chi nhánh ở nước ngoài, dù thuộc sở hữu hỗn hợp hay toàn bộ với các nhà tư bản địa phương thì vẫn thuộc phạm vi điều hành, phụ thuộc chủ yếu về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chiến lược phát triển với công ty mẹ.
· Giữa công ty mẹ và các công ty chi nhánh còn có các công ty mạng lưới.
Giá trị xuất khẩu của TNCs trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tại một số nước trên thế giới rất lớn và có xu thế ngày một tăng.
Trao đổi giữa các công ty chi nhánh trong nội bộ TNCs ở các nước ngày càng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước.
Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư, công ty mẹ thường chuyển giao công nghệ, nguyên liệu và dịch vụ cho công ty chi nhánh của mình ở các nước. Tuy nhiên, trao đổi giữa các công ty chi nhánh của TNCs thường đi liền với chuyển giao (transfer pricing) - là giá thỏa thuận giữa các công ty chi nhánh trong cùng một TNC.
à gây thiệt hại cho nước chủ nhà à Đây là vấn đề cần lưu ý đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
· Công ty mẹ: đặt tại chính quốc, chi phối toàn bộ hoạt động của TNCs.
· Công ty con: là các chi nhánh ở nước ngoài, dù thuộc sở hữu hỗn hợp hay toàn bộ với các nhà tư bản địa phương thì vẫn thuộc phạm vi điều hành, phụ thuộc chủ yếu về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chiến lược phát triển với công ty mẹ.
· Giữa công ty mẹ và các công ty chi nhánh còn có các công ty mạng lưới.
Giá trị xuất khẩu của TNCs trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tại một số nước trên thế giới rất lớn và có xu thế ngày một tăng.
Trao đổi giữa các công ty chi nhánh trong nội bộ TNCs ở các nước ngày càng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước.
Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư, công ty mẹ thường chuyển giao công nghệ, nguyên liệu và dịch vụ cho công ty chi nhánh của mình ở các nước. Tuy nhiên, trao đổi giữa các công ty chi nhánh của TNCs thường đi liền với chuyển giao (transfer pricing) - là giá thỏa thuận giữa các công ty chi nhánh trong cùng một TNC.
à gây thiệt hại cho nước chủ nhà à Đây là vấn đề cần lưu ý đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới. Sự thay đổi chiến lược của TNCs và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới.
2.1. Thúc đẩy đầu tư quốc tế
· Giảm bớt các rào cản đầu tư quốc tế:
Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư quốc tế, TNCs đã góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nguồn vốn FDI đến từ TNCs có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Trong đó, khi quyết định chiến lược đầu tư TNCs không chỉ căn cứ vào đặc điểm công nghệ và sản phẩm của mình mà còn cân nhắc tới đặc điểm và chính sách của nước nhận đầu tư. Do đó để thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt của TNCs, nhiều nước đã không ngừng giảm bớt rào cản đầu tư để thu hút nguồn vốn quan trọng này. Dưới đây là một số hiệu quả chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với cả nền kinh tế
Hình 2.3: Hiệu quả điều chỉnh chính sách thông qua vốn đăng kí, giải ngân FDI và số dự án giai đoạn 1988- 2008
Bảng 2.3: Hiệu quả điều chỉnh chính sách đối với mức tiền công của khu vực FDI
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006
Theo báo cáo năm 2009 của UNCTAD (diễn đàn thương mại phát triển Liên Hợp Quốc) thì năm 2008 và nửa đầu năm 2009, mặc dù quan ngại về việc tăng cường bảo hộ thương mại đầu tư có chiều hướng tăng lên nhưng xu hướng chung trong những chính sách với FDI vẫn duy trì là mở cửa, bao gồm cả việc hạ thấp rào cản FDI và giảm thuế thu nhập. Khảo sát thường niên của UNCTAD về thay đổi luật pháp và quy định của quốc gia liên quan đến FDI cho thấy rằng vào năm 2008, 110 chính sách mới liên quan đến FDI đã được ban hành mà 85 chính sách trong số đó có lợi cho FDI. So với năm 2007 thì tỉ trọng của những chính sách bất lợi vẫn không có gì thay đổi.
· Tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhiều nước đã ký hiệp ước đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định đầu tư đa phương (MAI) nhấn mạnh không phân biệt đối xử quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng các cơ chế và nguyên tắc để giải quyết tranh chấp.
Các Hiệp ước đầu tư song phương (BITs) trước tiên được ký giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các đối tác ký kết hiệp định. Trong năm 2008, mạng lưới hiệp định đầu tư quốc tế có xu hướng tự do hóa: 59 hiệp ước đầu tư song phương mới được kí kết nâng tổng số hiệp ước lên 2.676.
Bên cạnh đó số lượng hiệp ước về chống đánh thuế hai lần (DTT) tăng lên 2.805 hiệp ước vào năm 2008 và số lượng các thỏa thuận quốc tế khác có điều khoản về đầu tư (chủ yếu là thỏa thuận tự do hóa thương mại) đạt con số 273 bản vào cuối năm 2008. Ở cấp khu vực và đa quốc gia đã diễn ra nhiều diễn đàn trao đổi và thương lượng về việc xây dựng các nguyên tắc đầu tư.
· Tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhiều nước đã ký hiệp ước đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định đầu tư đa phương (MAI) nhấn mạnh không phân biệt đối xử quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng các cơ chế và nguyên tắc để giải quyết tranh chấp.
Các Hiệp ước đầu tư song phương (BITs) trước tiên được ký giữa các nước phát triển và đang phát triển nhằm thúc đẩy đầu tư giữa các đối tác ký kết hiệp định. Trong năm 2008, mạng lưới hiệp định đầu tư quốc tế có xu hướng tự do hóa: 59 hiệp ước đầu tư song phương mới được kí kết nâng tổng số hiệp ước lên 2.676.
Bên cạnh đó số lượng hiệp ước về chống đánh thuế hai lần (DTT) tăng lên 2.805 hiệp ước vào năm 2008 và số lượng các thỏa thuận quốc tế khác có điều khoản về đầu tư (chủ yếu là thỏa thuận tự do hóa thương mại) đạt con số 273 bản vào cuối năm 2008. Ở cấp khu vực và đa quốc gia đã diễn ra nhiều diễn đàn trao đổi và thương lượng về việc xây dựng các nguyên tắc đầu tư.
Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNCs. TNCs hiện chi phối trên 90% Tổng FDI trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng TNCs của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu. Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là thước đo vai trò to lớn của TNCs trong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của TNCs trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của mình
Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới, TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của TNCs thể hiện như sau:
Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. TNCs giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếu là từ TNCs của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90.
Hơn nữa, TNCs làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao.
Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới, TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của TNCs thể hiện như sau:
Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. TNCs giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếu là từ TNCs của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90.
Hơn nữa, TNCs làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao.
Bảng 2.4: Tổng giá trị vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 2011 – 2013
(Đơn vị: %)
Khu vực
|
Năm
| ||
2011
|
2012
|
2013
| |
Các nước phát triển
|
51.8
|
38.8
|
39.0
|
Các nước đang phát triển
|
42,6
|
54,8
|
53,6
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2014
Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của TNCs. Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi các TNC của các nước phát triển thì ngày nay số lượng các TNC của các nước đang phát triển cũng tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đang phát triển. Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), lượng FDI mới từ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tăng 28% lên mức 108 tỉ USD trong năm 2013. Ngày càng có nhiều công ty của các nước đang phát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở các thị trường nước ngoài. Nếu như năm 1990, các công ty của các nước đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2013 con số này lên tới 778,372 tỉ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. Các TNC lớn của các nước này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas (22tỉ USD), Singtel (18 tỉ), Samsung (14tỉ USD)
Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi các TNC của các nước phát triển thì ngày nay số lượng các TNC của các nước đang phát triển cũng tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đang phát triển. Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), lượng FDI mới từ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tăng 28% lên mức 108 tỉ USD trong năm 2013. Ngày càng có nhiều công ty của các nước đang phát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở các thị trường nước ngoài. Nếu như năm 1990, các công ty của các nước đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2013 con số này lên tới 778,372 tỉ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. Các TNC lớn của các nước này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas (22tỉ USD), Singtel (18 tỉ), Samsung (14tỉ USD)
Với thế mạnh về vốn, TNCs đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Thông qua kênh TNCs, nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình. Vai trò này của TNCs được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Bản thân các TNC khi đến hoạt động ở các quốc gia đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNC cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điện nước… Mặt khác, nhờ có TNCs mà một bộ phận đáng kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho TNCs và hoặc những người lao động khác. Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì các TNC làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của người dân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của các công ty này.
Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh TNCs còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang phát triển hiện nay.
Thứ ba: TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các nước thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu. Như đã phân tích ở trên. Hoạt động xuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thế giới của TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà.
Tóm lại, TNCs đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà.
Thứ nhất: Bản thân các TNC khi đến hoạt động ở các quốc gia đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNC cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điện nước… Mặt khác, nhờ có TNCs mà một bộ phận đáng kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho TNCs và hoặc những người lao động khác. Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì các TNC làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của người dân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của các công ty này.
Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh TNCs còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang phát triển hiện nay.
Thứ ba: TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các nước thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu. Như đã phân tích ở trên. Hoạt động xuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thế giới của TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà.
Tóm lại, TNCs đóng vai trò rất to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà.
Tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp
TNCs là lực lượng cơ bản, có vị trí quan trọng trong tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đây là một tất yếu phổ biến của TNCs bởi vì tranh thủ lao động giá rẻ là một trong những mục tiêu của TNCs. Theo UNCTAD ước tính, TNCs đã tạo ra ở nước chủ nhà và chính quốc được khoảng 45 triệu lao động vào giữa những năm 1970. Con số trên đến năm 1998 đã là 86 triệu lao động. Năm 2012 nếu chỉ tính trong phạm vi 100 TNCs hàng đầu thế giới và 50 TNCs lớn nhất các nước đang phát triển thì đã tạo rã được 16,875 nghìn việc làm ở các nước phát triển vào 10,179 nghìn việc làm ở các nước đang phát triển.
Nhìn chung, TNCs thường tạo việc làm ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp chiếm khoảng 4/5 tổng số lao động được TNCs tạo ra. Nhiều việc làm còn được tạo ra một cách gián tiếp thông qua các hoạt động liên kết kinh tế, cung cấp dịch vụ cho các công ty nội địa. Theo Fortune 500 và Forbes, chỉ tính riêng tại Mỹ, Walmart đã tạo công việc cho hơn 1,4 triệu người, Apple tạo công việc cho 66 nghìn người (2013), Ford Motor tạo công việc cho hơn 180 nghìn người (2013)…
Tầm quan trọng của TNCs đối với việc làm luôn gắn với động thái dòng FDI trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp của TNCs tạo ra những công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Đối với TNCs, một trong những động cơ chủ yếu khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển là tìm kiếm nguồn lao động rẻ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa do công ty sản xuất ra.
TNCs là lực lượng cơ bản, có vị trí quan trọng trong tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đây là một tất yếu phổ biến của TNCs bởi vì tranh thủ lao động giá rẻ là một trong những mục tiêu của TNCs. Theo UNCTAD ước tính, TNCs đã tạo ra ở nước chủ nhà và chính quốc được khoảng 45 triệu lao động vào giữa những năm 1970. Con số trên đến năm 1998 đã là 86 triệu lao động. Năm 2012 nếu chỉ tính trong phạm vi 100 TNCs hàng đầu thế giới và 50 TNCs lớn nhất các nước đang phát triển thì đã tạo rã được 16,875 nghìn việc làm ở các nước phát triển vào 10,179 nghìn việc làm ở các nước đang phát triển.
Nhìn chung, TNCs thường tạo việc làm ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp chiếm khoảng 4/5 tổng số lao động được TNCs tạo ra. Nhiều việc làm còn được tạo ra một cách gián tiếp thông qua các hoạt động liên kết kinh tế, cung cấp dịch vụ cho các công ty nội địa. Theo Fortune 500 và Forbes, chỉ tính riêng tại Mỹ, Walmart đã tạo công việc cho hơn 1,4 triệu người, Apple tạo công việc cho 66 nghìn người (2013), Ford Motor tạo công việc cho hơn 180 nghìn người (2013)…
Tầm quan trọng của TNCs đối với việc làm luôn gắn với động thái dòng FDI trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp của TNCs tạo ra những công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Đối với TNCs, một trong những động cơ chủ yếu khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển là tìm kiếm nguồn lao động rẻ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa do công ty sản xuất ra.
Vai trò của TNCs trong cải thiện điều kiện lao động ở một số khía cạnh như: thu nhập từ lợi nhuận, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Sự hoạt động rộng khắp của TNCs đã mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế trên thế giới trong việc cải thiện điều kiện lao động. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thông qua hoạt động của TNCs mà thu nhập của người lao động được nâng lên. Bên cạnh đó quyền lợi của người lao động cũng được đảm bảo, đặc biệt là an toàn lao động.
Đầu tư trực tiếp của TNCs tạo ra nhiều công ty, nhà máy mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương và đó cũng chính là cơ hội để người lao động phát triển nghề nghiệp. Khi các dự án đầu tư được thực hiện thì cũng là lúc các doanh nghiệp FDI đưa các thiết bị kỹ thuật, dây chuyền và máy móc công nghệ vào đất nước để sản xuất kinh doanh. Như vậy, khi TNCs vào hoạt động thì nước nhận đầu tư được lợi không chỉ từ việc mở rộng sản xuất và cải thiện các cơ hội việc làm, mà còn từ việc tiếp cận các phương tiện lao động.
Sự hoạt động rộng khắp của TNCs đã mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế trên thế giới trong việc cải thiện điều kiện lao động. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thông qua hoạt động của TNCs mà thu nhập của người lao động được nâng lên. Bên cạnh đó quyền lợi của người lao động cũng được đảm bảo, đặc biệt là an toàn lao động.
Đầu tư trực tiếp của TNCs tạo ra nhiều công ty, nhà máy mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người dân địa phương và đó cũng chính là cơ hội để người lao động phát triển nghề nghiệp. Khi các dự án đầu tư được thực hiện thì cũng là lúc các doanh nghiệp FDI đưa các thiết bị kỹ thuật, dây chuyền và máy móc công nghệ vào đất nước để sản xuất kinh doanh. Như vậy, khi TNCs vào hoạt động thì nước nhận đầu tư được lợi không chỉ từ việc mở rộng sản xuất và cải thiện các cơ hội việc làm, mà còn từ việc tiếp cận các phương tiện lao động.
Bảng 2.5: Tài sản và lợi nhuận của top 100 công ty lớn nhất thế giới từ 2010 – 2012
(Đơn vị: tỷ USD)
2010
|
2011
|
2012
| |
Tài sản
| |||
Nước ngoài
|
7285
|
7634
|
7698
|
Nội địa
|
4654
|
4897
|
5143
|
Lợi nhuận
| |||
Nước ngoài
|
4883
|
5783
|
5662
|
Nội địa
|
2841
|
3045
|
3065
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2014
Mối quan hệ giữa chiến lược của TNCs và sự phát triển nguồn lực:
Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển. Mỗi công ty muốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lực lượng lao động có tay nghề. Một công ty có thể mua được công nghệ máy móc tốt nhưng nếu không có người vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ đó cũng không có giá trị. Nhận thức được tầm vai trò của nguồn lực trong sự phát triển, TNCs luôn đề ra những chính sách phát triển nguồn lực song song cùng với những chiến lược phát triển của mình.
Thật vậy, chiến lược phát triển nguồn lực của TNCs luôn gắn liền với chiến lược phát triển chung của công ty. Mỗi một chiến lược phát triển khác nhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực. Khác với các công ty nội địa, TNCs phân bổ nguồn lực của mình trên quy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa các chi nhánh. Sự phân bổ lao động tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vào chiến lược phát triển chi nhánh của TNCs. Ví dụ một số chiến lược phát triển cụ thể như sau:
Chiến lược độc lập: hoạt động của các chi nhánh tại chính quốc chỉ nhằm phục vụ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận chứ không có mục đích xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác thì TNCs lại thành lập các chi nhánh và tiến hành các hoạt động tương tự. Với cách làm như vậy TNCs tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động tại các nước mà nó có chi nhánh. Tuy nhiên, mức độ đào tạo của TNCs cho lực lượng lao động còn hạn chế. TNCs thường tiến hành các hoạt động R&D tại công ty mẹ và không chuyển giao những công nghệ hàng đầu cũng như kỹ năng tiên tiến nhất cho nước chủ nhà.
Chiến lược hợp nhất giản đơn: khác với chiến lược trên, trong chiến lược này, TNCs thường phân công cho mỗi chi nhánh đảm nhận một khâu hoặc một công đoạn nào đấy trong dây truyền gia tăng giá trị của mình. Các công ty mẹ không áp dụng cách thức giống nhau tại các chi nhánh như trong “chiến lược độc lập”. Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm cung cấp cho một sản phẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợi thế của nước chủ nhà. Trong chiến lược này không có sự lặp lại cơ cấu tổ chức lao động của công ty mẹ tại các chi nhánh mà chỉ có một cơ cấu bổ sung cho công ty mẹ trong toàn hệ thống. Do đó, số lượng và chất lượng lao động tại các chi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hút TNCs cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà. Những nước có nhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho TNCs thì TNCs sẽ đầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trình độ lao động tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của chi nhánh do TNCs quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thế của địa phương kết hợp với chiến lược của TNCs. Ví dụ: TNCs muốn khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ thì việc làm tạo ra chủ yếu ở trình độ thấp. Trường hợp này thường xảy ra tại các nước đang phát triển. Ngược lại, nếu mục tiêu của TNCs là phát triển những hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặc tiến hành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở. Trên cơ sở này, việc làm tạo ra là những việc làm yêu cầu kỹ năng và trình độ cao, tương ứng với mức lương cao và trương trình đào tạo nâng cao cho người lao động.
Chiến lược hợp nhất phức tạp: trong chiến lược này, mỗi chi nhánh trong hệ thống TNCs chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chi nhánh khác trong mạng lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vực hoặc toàn cầu. Với chiến lược này TNCs nhằm tối đa hoá hiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình. Do đó, khối lượng lao động trong toàn bộ hệ thống sẽ giảm tới mức tối thiểu. Số lượng việc làm tạo ra tại mỗi chi nhánh phụ thuộc vào chức năng của chi nhánh trong hệ thống. Do tính tích hợp sâu giữa các hoạt động của các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống đòi hỏi mức tương đồng tương đối của lực lượng lao động giữa các chi nhánh.
Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà TNCs tạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ, chiến lược của TNCs. Mỗi chiến lược phát triển này cũng lại thay đổi khi có sự biến động của môi trường kinh doanh quốc tế. Điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức nguồn lao động. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đang làm gia tăng áp lực đối với TNCs và làm cho công ty này thường lựa chọn chiến lược “hợp nhất phức tạp”. Tuy nhiên, dù có áp lực nào thì TNCs vẫn đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ lao động.
Ảnh hưởng của TNCs đối với phát triển nguồn lực:
TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp. Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ. Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực.
Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNC cũng rất lớn. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài TNCs đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư. Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển. Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Như vậy, các TNC làm tăng khối lượng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà. Với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNC là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới. Số liệu cụ thể về số lượng lao động ở các chi nhánh nước ngoài như sau:
Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi sự phát triển. Mỗi công ty muốn phát triển phải có một bộ máy lãnh đạo tốt, tài tình, hiệu quả và lực lượng lao động có tay nghề. Một công ty có thể mua được công nghệ máy móc tốt nhưng nếu không có người vận hành và không biết sử dụng thì công nghệ đó cũng không có giá trị. Nhận thức được tầm vai trò của nguồn lực trong sự phát triển, TNCs luôn đề ra những chính sách phát triển nguồn lực song song cùng với những chiến lược phát triển của mình.
Thật vậy, chiến lược phát triển nguồn lực của TNCs luôn gắn liền với chiến lược phát triển chung của công ty. Mỗi một chiến lược phát triển khác nhau sẽ có sự đầu tư khác nhau đối với nguồn lực. Khác với các công ty nội địa, TNCs phân bổ nguồn lực của mình trên quy mô quốc tế theo sự phân công lao động giữa các chi nhánh. Sự phân bổ lao động tại các chi nhánh theo trình độ cao thấp, số lượng nhiều ít lại tuỳ vào chiến lược phát triển chi nhánh của TNCs. Ví dụ một số chiến lược phát triển cụ thể như sau:
Chiến lược độc lập: hoạt động của các chi nhánh tại chính quốc chỉ nhằm phục vụ thị trường nội địa và một số thị trường lân cận chứ không có mục đích xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu của các thị trường khác thì TNCs lại thành lập các chi nhánh và tiến hành các hoạt động tương tự. Với cách làm như vậy TNCs tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động tại các nước mà nó có chi nhánh. Tuy nhiên, mức độ đào tạo của TNCs cho lực lượng lao động còn hạn chế. TNCs thường tiến hành các hoạt động R&D tại công ty mẹ và không chuyển giao những công nghệ hàng đầu cũng như kỹ năng tiên tiến nhất cho nước chủ nhà.
Chiến lược hợp nhất giản đơn: khác với chiến lược trên, trong chiến lược này, TNCs thường phân công cho mỗi chi nhánh đảm nhận một khâu hoặc một công đoạn nào đấy trong dây truyền gia tăng giá trị của mình. Các công ty mẹ không áp dụng cách thức giống nhau tại các chi nhánh như trong “chiến lược độc lập”. Các chi nhánh chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm cung cấp cho một sản phẩm đầu vào cho công ty mẹ dựa vào lợi thế của nước chủ nhà. Trong chiến lược này không có sự lặp lại cơ cấu tổ chức lao động của công ty mẹ tại các chi nhánh mà chỉ có một cơ cấu bổ sung cho công ty mẹ trong toàn hệ thống. Do đó, số lượng và chất lượng lao động tại các chi nhánh rất khác nhau và phụ thuộc vào chiến lược thu hút TNCs cũng như những lợi thế cạnh tranh của nước chủ nhà. Những nước có nhiều tiềm năng đem lại lợi ích cho TNCs thì TNCs sẽ đầu tư vào nhiều và cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trình độ lao động tại các nước lại tuỳ thuộc vào nội dung hoạt động của chi nhánh do TNCs quyết định dựa trên cơ sở xem xét lợi thế của địa phương kết hợp với chiến lược của TNCs. Ví dụ: TNCs muốn khai thác lợi thế về nguồn lao động rẻ thì việc làm tạo ra chủ yếu ở trình độ thấp. Trường hợp này thường xảy ra tại các nước đang phát triển. Ngược lại, nếu mục tiêu của TNCs là phát triển những hoạt động có trình độ cao, phát triển những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao thì chúng lại chủ yếu đầu tư vào các nước phát triển hoặc tiến hành tại các quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở. Trên cơ sở này, việc làm tạo ra là những việc làm yêu cầu kỹ năng và trình độ cao, tương ứng với mức lương cao và trương trình đào tạo nâng cao cho người lao động.
Chiến lược hợp nhất phức tạp: trong chiến lược này, mỗi chi nhánh trong hệ thống TNCs chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm có quan hệ tương thích với sản phẩm của các chi nhánh khác trong mạng lưới sản xuất quốc tế hợp nhất trên quy mô khu vực hoặc toàn cầu. Với chiến lược này TNCs nhằm tối đa hoá hiệu quả của hệ thống sản xuất quốc tế của mình. Do đó, khối lượng lao động trong toàn bộ hệ thống sẽ giảm tới mức tối thiểu. Số lượng việc làm tạo ra tại mỗi chi nhánh phụ thuộc vào chức năng của chi nhánh trong hệ thống. Do tính tích hợp sâu giữa các hoạt động của các chi nhánh trong toàn bộ hệ thống đòi hỏi mức tương đồng tương đối của lực lượng lao động giữa các chi nhánh.
Như vậy, quy mô và chất lượng lao động mà TNCs tạo ra hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ, chiến lược của TNCs. Mỗi chiến lược phát triển này cũng lại thay đổi khi có sự biến động của môi trường kinh doanh quốc tế. Điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức nguồn lao động. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá đang làm gia tăng áp lực đối với TNCs và làm cho công ty này thường lựa chọn chiến lược “hợp nhất phức tạp”. Tuy nhiên, dù có áp lực nào thì TNCs vẫn đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ lao động.
Ảnh hưởng của TNCs đối với phát triển nguồn lực:
TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp. Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ. Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực.
Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNC cũng rất lớn. Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài TNCs đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư. Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển. Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Như vậy, các TNC làm tăng khối lượng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà. Với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNC là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới. Số liệu cụ thể về số lượng lao động ở các chi nhánh nước ngoài như sau:
Bảng 2.6: Số lượng lao động ở các chi nhánh nước ngoài
(Đơn vị: nghìn người)
Năm
|
Số lượng lao động
|
2010
|
9392
|
2011
|
9911
|
2012
|
9845
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2013.
Tại nhiều nước, các chi nhánh nước ngoài đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra việc làm cho người lao động. Tại Singapore, số người làm cho các chi nhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất, tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giải quyết 5 triệu việc làm cho nước này.
Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty xuyên quốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu. Do đo, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống còn của các công ty. Đi đầu trong đổi mới công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ vị trí độc quyền.
Ngày nay, nhận thức của các TNC về khoa học công nghệ đã chuyển biến. Nếu như trước đây, TNCs thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này. Tại TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế hóa hoạt động R&D một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của TNCs. Ví dụ: Motorola đã thiết lập hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc gia, tập đoàn Bristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia.
Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã có những thay đổi căn bản. Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:
Thứ nhất: tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc một nước nào đó. Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giàu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường, các công ty buộc phải đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNC phải thực hiện R&D ở nước ngoài. Ví dụ: hoạt động R&D của Mỹ đối với các chi nhánh ở nước ngoài tăng rất nhanh. Từ năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khi doanh số tăng 2,5 lần và lao động tăng 1,7 lần.
Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức. Ví dụ: năm 1994 khoảng 90% các nghiên cứu do các chi nhánh TNCs của Mỹ thực hiện ở những nước công nghiệp phát triển. Microsoft đã thành lập một phòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao động khoa học với chi phí rẻ hơn.
Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các doanh nghiệp. Sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàm lượng khoa học cao tăng 21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ trung bình tăng 14,3%. Như vậy, nhờ tiếp thu khoa học công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nước đang phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Muốn có lợi nhuận cao, các quốc gia đã tăng cường đầu tư cho R&D. Các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ; Singapore là 1,1%. Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D cao nhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp (575USD), Singapore (262 USD). Hàn Quốc là quốc gia theo đuổi chiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu về khoa học công nghệ.
Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tin đứng hàng đầu. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% , Pháp và Đức là 4%.
TNCs không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản. Ví dụ: chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu.
Ngày nay, nhận thức của các TNC về khoa học công nghệ đã chuyển biến. Nếu như trước đây, TNCs thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này. Tại TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế hóa hoạt động R&D một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của TNCs. Ví dụ: Motorola đã thiết lập hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc gia, tập đoàn Bristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia.
Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã có những thay đổi căn bản. Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:
Thứ nhất: tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc một nước nào đó. Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giàu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường, các công ty buộc phải đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNC phải thực hiện R&D ở nước ngoài. Ví dụ: hoạt động R&D của Mỹ đối với các chi nhánh ở nước ngoài tăng rất nhanh. Từ năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khi doanh số tăng 2,5 lần và lao động tăng 1,7 lần.
Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức. Ví dụ: năm 1994 khoảng 90% các nghiên cứu do các chi nhánh TNCs của Mỹ thực hiện ở những nước công nghiệp phát triển. Microsoft đã thành lập một phòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao động khoa học với chi phí rẻ hơn.
Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các doanh nghiệp. Sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàm lượng khoa học cao tăng 21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ trung bình tăng 14,3%. Như vậy, nhờ tiếp thu khoa học công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nước đang phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Muốn có lợi nhuận cao, các quốc gia đã tăng cường đầu tư cho R&D. Các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ; Singapore là 1,1%. Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D cao nhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp (575USD), Singapore (262 USD). Hàn Quốc là quốc gia theo đuổi chiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu về khoa học công nghệ.
Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tin đứng hàng đầu. Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% , Pháp và Đức là 4%.
TNCs không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản. Ví dụ: chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu.
Các TNC thường chuyển giao công nghệ qua các kênh chính sau:
Đầu tư trực tiếp: FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động chuyển giao công nghệ bởi nó cho phép các TNC thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi cấp độ một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công nghệ. Chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng các công ty liên doanh với nước ngoài là một trong những phương thức tồn tại của TNCs.
Đầu tư phi cổ phần: Các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và marketing… cho phép TNCs khai thác công nghệ mà không cần phải tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất đồng thời bên nhận công nghệ có được công nghệ mà không ảnh hưởng đến quyền điều hành hoạt động sản xuất. Đây là hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến tại các nước đang phát triển tại Châu Ávà Mỹ La Tinh. Đặc biệt là từ những năm 80 trở lại đây khi các nước này thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư.
Liên minh liên kết: Ngày nay, do chi phí và lợi ích từ việc trao đổi song phương giữa các TNC nên TNCs thường liên kết với nhau trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trong các ngành công nghiệp mới như: công nghệ sinh học, điện tử, hàng không, vũ trụ… mức độ rủi ro cao, chi phí cho hoạt động R&D lớn khiến các TNC đơn lẻ khó có thể thực hiện được. Do đó, chúng đã thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty nằm ngoài hệ thống sản xuất của mình để nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ. Có thể lấy liên minh IBM với các TNC khác trong việc phát triển máy tính cá nhân: trong liên minh đó, công ty Lotus Corporation cung cấp phần mềm ứng dụng, Microsoft thiết kế hệ thống điều hành cho bộ vi xử lý còn Intel thực hiện hoạt động sản xuất. Hitachi của Nhật Bản đã liên minh với Golstar của Hàn Quốc… Trong một liên minh như vậy sự phối hợp các công nghệ đặc trưng của từng TNCs đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh rất cao. Cũng chính qua đó mà các TNC đã chuyển giao công nghệ cho nhau.
Ngoài các kênh chuyển giao công nghệ trên còn có một số kênh không chính thức, chẳng hạn do rò rỉ thông tin từ việc thuyên chuyển nhân sự (những người đã được đào tạo tại các TNC có công nghệ cao chuyển sang làm cho các đối thủ cạnh tranh, chuyển từ các công ty có vốn nước ngoài sang công ty trong nước hay tự thành lập công ty riêng…
Đầu tư trực tiếp: FDI chính là công cụ quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động chuyển giao công nghệ bởi nó cho phép các TNC thực hiện chuyển giao công nghệ ở mọi cấp độ một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được quyền kiểm soát công nghệ. Chuyển giao công nghệ thông qua việc xây dựng các công ty liên doanh với nước ngoài là một trong những phương thức tồn tại của TNCs.
Đầu tư phi cổ phần: Các hình thức như cấp phép, hoạt động quản lý và marketing… cho phép TNCs khai thác công nghệ mà không cần phải tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất đồng thời bên nhận công nghệ có được công nghệ mà không ảnh hưởng đến quyền điều hành hoạt động sản xuất. Đây là hình thức chuyển giao công nghệ phổ biến tại các nước đang phát triển tại Châu Ávà Mỹ La Tinh. Đặc biệt là từ những năm 80 trở lại đây khi các nước này thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư.
Liên minh liên kết: Ngày nay, do chi phí và lợi ích từ việc trao đổi song phương giữa các TNC nên TNCs thường liên kết với nhau trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trong các ngành công nghiệp mới như: công nghệ sinh học, điện tử, hàng không, vũ trụ… mức độ rủi ro cao, chi phí cho hoạt động R&D lớn khiến các TNC đơn lẻ khó có thể thực hiện được. Do đó, chúng đã thiết lập quan hệ hợp tác với các công ty nằm ngoài hệ thống sản xuất của mình để nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ. Có thể lấy liên minh IBM với các TNC khác trong việc phát triển máy tính cá nhân: trong liên minh đó, công ty Lotus Corporation cung cấp phần mềm ứng dụng, Microsoft thiết kế hệ thống điều hành cho bộ vi xử lý còn Intel thực hiện hoạt động sản xuất. Hitachi của Nhật Bản đã liên minh với Golstar của Hàn Quốc… Trong một liên minh như vậy sự phối hợp các công nghệ đặc trưng của từng TNCs đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh rất cao. Cũng chính qua đó mà các TNC đã chuyển giao công nghệ cho nhau.
Ngoài các kênh chuyển giao công nghệ trên còn có một số kênh không chính thức, chẳng hạn do rò rỉ thông tin từ việc thuyên chuyển nhân sự (những người đã được đào tạo tại các TNC có công nghệ cao chuyển sang làm cho các đối thủ cạnh tranh, chuyển từ các công ty có vốn nước ngoài sang công ty trong nước hay tự thành lập công ty riêng…
CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TẠI KHU VỰC ĐÔNG Á
3.1. Đặc điểm hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Đông Á
Đông Á, hay Đông Bắc Á là một khu vực của châu Á. Về mặt địa lý, nó chiếm khoảng 11.640.000 km², hay 15% diện tích của châu Á. Theo quan điểm chính thống hiện nay, khu vực Đông Bắc Á gồm các quốc gia: Trung Quốc, Mông Cổ, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Khu vực này đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực kinh tế năng động và có vai trò rất rõ rệt đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Nhìn lại một thập kỷ qua, bức tranh kinh tế của khu vực này đã và đang biểu lộ nhiều vấn đề kinh tế khá đặc biệt và được giới nghiên cứu rất quan tâm. Khu vực Đông Bắc Á với 3 trụ cột chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã và đang có chương trình hướng sự cam kết về gia tăng tính liên kết kinh tế nội vùng và ngoại vùng ngày một sâu sắc hơn.
Trong nửa sau thế kỷ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại Đông Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Theo WIR 2006, sự xuất hiện gần đây của các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ngày một gia tăng. Báo cáo thống kê, các nền kinh tế chuyển đang phát triển và chuyển đối chiếm ¼ tổng số các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. Riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á có tới 77/100 công ty hàng đầu ở Châu Á.
TNCs khu vực Đông Á với vai trò là chủ thể kinh doanh quốc tế tất yếu tham gia tất cả các hình thức thương mại và đầu tư quốc tế ở các cấp độ khác nhau. Theo điều tra của nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, FDI là một trong những hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu nhất. Trên thế giới có hơn 90% dòng vốn FDI được thực hiện bởi TNCs (đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là cao hơn nhiều). Đầu thập kỷ 1990, tình hình chính trị thế giới biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật… Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hoạt động của TNCs, trong đó có thể kể đến một số đặc điểm hoạt động chủ yếu của TNCs tại Đông Á từ năm 1990 đến nay như sau:
Khu vực Đông Á là nơi ra đời của nhiều TNCs lớn và vừa trên thế giới.
Đầu những năm 1990, trên thế giới, TNCs đã xuất hiện tại các quốc gia đang phát triển. Các công ty nội địa lớn của các quốc gia này bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư của mình ra nước ngoài. Cụ thể là số lượng TNCs của LDCs nằm trong danh sách 50 TNCs đứng đầu thế giới đã tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh quốc tế hoá hoạt động kinh doanh, số lượng các TNs có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của các nền kinh tế.
Theo số liệu của UNCTAD cho thấy, hầu hết TNCs đến từ các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông và Nam Á và trong suốt giai đoạn 2001-2003, số lượng các công ty đến từ Hồng Kông, Trung Quốc chiếm tới 31% tổng nguồn vốn đầu tư trung bình ra nước ngoài hàng năm, Singapore 25%, Đài Loan 15%, Trung Quốc 11%, Hàn Quốc 8% và Malaysia là 3,4%.
Khu vực này đang ngày càng chứng tỏ là một khu vực kinh tế năng động và có vai trò rất rõ rệt đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu. Nhìn lại một thập kỷ qua, bức tranh kinh tế của khu vực này đã và đang biểu lộ nhiều vấn đề kinh tế khá đặc biệt và được giới nghiên cứu rất quan tâm. Khu vực Đông Bắc Á với 3 trụ cột chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã và đang có chương trình hướng sự cam kết về gia tăng tính liên kết kinh tế nội vùng và ngoại vùng ngày một sâu sắc hơn.
Trong nửa sau thế kỷ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại Đông Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Theo WIR 2006, sự xuất hiện gần đây của các công ty xuyên quốc gia từ các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ngày một gia tăng. Báo cáo thống kê, các nền kinh tế chuyển đang phát triển và chuyển đối chiếm ¼ tổng số các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. Riêng khu vực Đông Á và Đông Nam Á có tới 77/100 công ty hàng đầu ở Châu Á.
TNCs khu vực Đông Á với vai trò là chủ thể kinh doanh quốc tế tất yếu tham gia tất cả các hình thức thương mại và đầu tư quốc tế ở các cấp độ khác nhau. Theo điều tra của nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, FDI là một trong những hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu nhất. Trên thế giới có hơn 90% dòng vốn FDI được thực hiện bởi TNCs (đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ này là cao hơn nhiều). Đầu thập kỷ 1990, tình hình chính trị thế giới biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật… Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hoạt động của TNCs, trong đó có thể kể đến một số đặc điểm hoạt động chủ yếu của TNCs tại Đông Á từ năm 1990 đến nay như sau:
Khu vực Đông Á là nơi ra đời của nhiều TNCs lớn và vừa trên thế giới.
Đầu những năm 1990, trên thế giới, TNCs đã xuất hiện tại các quốc gia đang phát triển. Các công ty nội địa lớn của các quốc gia này bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư của mình ra nước ngoài. Cụ thể là số lượng TNCs của LDCs nằm trong danh sách 50 TNCs đứng đầu thế giới đã tăng lên rõ rệt. Chính vì vậy, có thể nhận thấy rằng, trong bối cảnh quốc tế hoá hoạt động kinh doanh, số lượng các TNs có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của các nền kinh tế.
Theo số liệu của UNCTAD cho thấy, hầu hết TNCs đến từ các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông và Nam Á và trong suốt giai đoạn 2001-2003, số lượng các công ty đến từ Hồng Kông, Trung Quốc chiếm tới 31% tổng nguồn vốn đầu tư trung bình ra nước ngoài hàng năm, Singapore 25%, Đài Loan 15%, Trung Quốc 11%, Hàn Quốc 8% và Malaysia là 3,4%.
TNCs của Trung Quốc
Từ những năm 1990, xuất hiện ngày càng nhiều TNCs của các nước đang phát triển. TNCs đến từ LDCs thuộc thế hệ thứ hai bao gồm các công ty của Trung Quốc như: Haier, TLC, Huawei và Lenovo đang thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới. Quốc gia này đã dần khẳng định được sức mạnh kinh tế của mình và sự xuất hiện nhiều tên tuổi lớn từ Trung Quốc chính là một minh chứng rõ ràng. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy cụ thể về TNCs hàng đầu của quốc gia này trong danh sách 50 TNCs trên thế giới thuộc hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012.
Bảng 3.1: Các công ty Trung Quốc trong danh sách 1000 TNCs hàng đầu hoạt động tại LDCs và các nền kinh tế chuyển đổi trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012
STT
|
Công ty
|
Xếp hạng tài sản ở nước ngoài
|
Ngành công nghiệp
|
Tài sản (triệu $)
|
Doanh thu (triệu $)
|
Việc làm (người)
|
1
|
CITIC Group
|
2
|
Đa ngành
|
565 884
|
55 487
|
125 215
|
2
|
China National Offshore oil Cooperation
|
7
|
Dầu khí và gas tự nhiên
|
129 834
|
83 537
|
102 562
|
3
|
China Ocean Shipping (Group) Company
|
6
|
Vận tải và Kho vận
|
56 126
|
29 101
|
130 000
|
4
|
China National Petroleum Corporation
|
24
|
Khai thác dầu, sơ chế và phân phối
|
541 083
|
425 720
|
1 656 465
|
5
|
Sinochem Group
|
35
|
Khai thác dầu, sơ chế và phân phối
|
45 488
|
71 891
|
48 414
|
6
|
Lenovo Group Ltd
|
44
|
Điện tử và thiết bị điện tử
|
16 882
|
33 873
|
35 026
|
7
|
China Mobile Limited
|
61
|
Viễn thông
|
166 972
|
88 906
|
182 487
|
8
|
China Electronics Corporation (CEC)
|
68
|
Điện tử
|
29 047
|
25 527
|
129 948
|
9
|
Cofco Ltd.
|
77
|
Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
|
41 264
|
31 752
|
106642
|
10
|
Sinopec - China Petrochemical Corporation
|
85
|
Khai thác dầu, sơ chế và phân phối
|
201 027
|
441 991
|
376201
|
11
|
China Minerals Corporation
|
89
|
Khai thác kim loại và chế biến
|
39 225
|
51 482
|
126 036
|
12
|
China Railway Construction Corporation Ltd
|
98
|
Xây dựng
|
76 282
|
74 543
|
224 523
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2014
TNCs Hàn Quốc
Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế phi thường được cả thế giới biết đến như "Kỳ tích trên sông Hàn". Cùng với sự phát triển diệu kì của đất nước Đông Bắc Á này là sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn. Trong số đó, có những doanh nghiệp đã được cả thế giới biết đến với những dòng sản phẩm gắn liền với tên tuổi của mình: Hyundai với công nghệ đóng tàu, ô tô; Samsung với điện tử, bán dẫn; LG với sản phẩm điện tử… Hầu hết các “ông lớn” đó đều xuất thân từ các xí nghiệp nhỏ hay các tổ hợp nhỏ. Chỉ sau vài thập niên, các xí nghiệp này đã vươn lên không ngừng thành những tập đoàn kinh tế, không chỉ có danh tiếng trong phạm vi quốc gia mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới, đóng vai trò quan trọng “Kỳ tích trên sông Hàn”. Các sản phẩm của những tập đoàn này đã xâm nhập và chiếm thị phần lớn ở các thị trường khó tính, đòi hỏi năng lực cạnh tranh cao như Mỹ, Tây Âu… Nhiều sản phẩm do các doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất đã chứng tỏ không hề thua kém sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới. Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đó cũng rất rộng lớn từ sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ đến sản xuất ô tô, đóng tàu, điện tử....; kinh doanh dịch vụ thương mại ở khắp các châu lục trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ La-tinh... Một số tập đoàn điển hình của Hàn Quốc như: Hyundai, Samsung, LG, SK... đã được xếp hạng trong số 50 công ty hàng đầu trên thế giới. Sự đóng góp to lớn của các tập đoàn đó đối với nền kinh tế Hàn Quốc (chiếm 90% GDP và 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc) đã góp phần đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển lên đến đỉnh cao, đưa Hàn Quốc trở thành một “con rồng Châu Á”.
Bảng 3.2: Các công ty Hàn Quốc trong danh sách 100 TNCs hàng đầu hoạt động tại LDCs và các nền kinh tế chuyển đổi trong lĩnh vực phi tài chính năm 2012
STT
|
Công ty
|
Xếp hạng tài sản ở nước ngoài
|
Ngành công nghiệp
|
Tài sản (triệu $)
|
Doanh thu (triệu $)
|
Việc làm (người)
| |||||||
1
|
Samsung Electronics
|
12
|
Điện tử và thiết bị điện tử
|
169 702
|
179 060
|
227 000
| |||||||
2
|
Hyndai Egineering & Construction Co.
|
14
|
Phương tiện xe gắn máy
|
113 906
|
75 211
|
98 348
| |||||||
3
|
POSCO
|
37
|
Khai thác kim loại và chế biến
|
|
56 632
|
35 094
| |||||||
4
|
Doosan Corp
|
71
|
Xây dựng
|
29 527
|
21 683
|
43000
| |||||||
5
|
LG Electronics
|
74
|
Điện tử và thiết bị điện tử
|
29 482
|
49 080
|
36 376
| |||||||
6
|
Hynix Semiconductor Inc
|
95
|
Điện tử và thiết bị điện tử
|
17 478
|
9 048
|
24 287
|
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2014
Có thể nói từ khi ra đời đến nay, các TNC Hàn Quốc đã đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế Hàn Quốc, giúp Hàn Quốc đứng thứ 11 trong hàng ngũ các quốc gia phát triển kinh tế. Những đóng góp của TNCs đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc trong vòng gần 4 thập kỷ từ một nước kém phát triển gia nhập đội ngũ các nước giàu có trên thế giới thuộc Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) (1996).
Các TNC có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở phạm vi trong và ngoài lãnh thổ của mình.
Trong khi TNCs từ DCs có xu hướng thành lập các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và hoạt động hầu như tại tất cả các quốc gia, thì các công ty từ LDCs lại thường đầu tư ở phạm vi trong và ngoài lãnh thổ của mình, hoặc đầu tư vào LDCs đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nói cách khác, sự khác biệt giữa TNCs của hai nhóm nước này chính là sự phân bố về địa lý của họ và hiện tượng này có thể lý giải một phần bởi lý thuyết vòng đời sản phẩm. Bên cạnh đó, là do chính sự hợp tác và liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng tăng.
Trong thời gian gần đây các TNC ở khu vực Đông Á có xu hướng đầu tư ra khu vực ngoài nhiều hơn. Tiêu biểu là một số TNC của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Với thế mạnh kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã giúp quốc gia này tiếp nhận được thêm dòng vốn FDI. Cùng với đó, năm 2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trong năm 2010. Châu Phi chính là một địa điểm đầu tư của quốc gia này, cụ thể là Ethiopia, Uganda. Theo báo cáo của Cộng đồng Phát triển Nam Phi thì Trung Quốc đứng đầu về FDI vào khu vực này trong năm 2010. Một số các chủ đầu tư Trung Quốc khẳng định sẽ đầu tư 13 tỷ USD vào một số dự án ở Mozambique trong vòng 5 năm tới, trong đó có một khu công nghiệp và nhà máy lắp ráp ôtô.
Bên cạnh đó, cùng với mục tiêu tìm kiếm nguồn tài nguyên tại các quốc gia Châu Phi, các doanh nghiệp Trung Quốc đang hướng tới khu vực Châu Mỹ Latinh. Ví dụ, tại Achentina, nhiều công ty nhà nước Trung Quốc đang đầu tư vào các khu vực dầu lửa, khí đốt, đồng, bạc, đất canh tác, phát triển bến cảng để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn tài nguyên về Trung Quốc.
Như vậy, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong năm 2010 đã tăng rất nhanh chóng do tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và nông nghiệp. Dự báo trong 5 năm tới, FDI vào Trung Quốc và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài có thể tương đương nhau. Một trong những lý do là chính quyền Bắc Kinh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đặc điểm nổi bật của TNCs Nhật Bản là tối thiểu hóa các chi phí giao dịch (transaction costs) trong mạng lưới phân phối toàn cầu của chúng. Để thực hiện được mục tiêu này, TNCs Nhật Bản thường xây dựng các chi nhánh sản xuất gần thị trường (nơi tiêu thụ), hoặc gần vùng nguyên liệu. Mở rộng đầu tư trực tiếp vào Bắc Mỹ, chủ yếu là vào Mỹ, TNCs Nhật Bản nhằm mục đích tìm kiếm kỹ thuật và trình độ quản lý cao. Mặt khác, TNCs Nhật Bản đầu tư vào Mỹ nhằm tránh được các định chế về nhập khẩu. Ví dụ, Sony, Mitsubishi, Honda, Nisan, Toyota, Sharp… cũng đã lập ra tại Mỹ các nhà máy lắp ráp và sản xuất sản phẩm của chúng để thông qua đó duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng công nghiệp hoặc thương mại, và lợi dụng chi phí nguyên liệu, vật liệu thấp hơn ở Mỹ. Việc TNCs Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan), vào các nước ASEAN và Trung Quốc trong những năm 1990 về thực chất là quá trình chuyển giao những công nghệ mang lại lợi nhuận ngày càng thấp do chi phí nói chung tăng lên ở Nhật và đồng thời tìm kiếm thị trường lao động, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ thuận lợi ở các nước này.
Thu hút và phát triển đầu tư vào các TNCs trong các lĩnh vực công nghiệp, điện tử là chủ yếu.
Hiện nay, phần lớn TNCs hàng đầu của Trung Quốc là những công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động trong các ngành công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn mạnh phần lớn là do họ được tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ và quan trọng hơn là do các công ty này đã nhận được sự bảo hộ từ chính phủ trong các ngành quan trọng. Mặt khác, tăng cường sự cạnh tranh của TNCs trên phạm vi toàn cầu là động lực thúc đẩy sự xuất hiện của TNCs tại Trung Quốc, đặc biệt là những chính sách mở cửa đối với hoạt động cạnh tranh liên quan đến FDI. Phần lớn TNCs nổi tiếng của Trung Quốc (ví dụ như: Haier, Huawei, Lenovo, TLC,…) bằng năng lực của mình đã xây dựng và phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực được mở cửa nhiều nhất đối với cạnh tranh nước ngoài như công nghiệp điện tử và điện.
Trên phạm vi toàn cầu, để đối phó với điều kiện cạnh tranh quyết liệt, giữa TNCs đã diễn ra quá trình hợp nhất, thôn tính lẫn nhau nhằm mở rộng phạm vi, quy mô tích tụ và tập trung dưới các hình thức liên kết đa dạng, đa chiều. Không chỉ TNCs của Mỹ, EU mà trong TNCs Nhật Bản đã không còn sự tồn tại của các xí nghiệp quy mô lớn chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Hoạt động của TNCs hàng đầu Nhật Bản kể từ những năm 1980 như Toyota, Honda, Mitsui, Mitsuibisshi không chỉ tập trung trong những lĩnh vực truyền thống mà còn mở rộng sang những lĩnh vực khác như công nghiệp dệt may, xây dựng kiến trúc, dịch vụ, sản xuất hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một điểm đáng lưu ý là trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong chiến lược chuyển giao công nghệ, TNCs Nhật Bản kiên trì tăng mạnh các ngành chế tạo máy móc, các ngành sản xuất công nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động khiến TNCs Nhật Bản kiên định chiến lược đầu tư vào những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, một trong những nhân tố căn bản là đồng Yên Nhật vẫn giữ ở mức cao, nhiều ngành công nghiệp máy móc không thể có nhiều lợi nhuận từ sản xuất trong nước. Vì vậy, TNCs Nhật Bản phải chuyển sản xuất công nghiệp ra nước ngoài rồi xuất khẩu trở lại Nhật Bản, đặc biệt là những sản phẩm máy móc thông dụng có kỹ thuật trung bình và thấp. Mặt khác, các chi nhánh TNCs Nhật bản ở nước ngoài cũng không thể tiếp tục mua những sản phẩm của TNCs mẹ từ nước Nhật với giá quá đắt. Do đó, chính bản thân TNCs Nhật Bản tích cực và chủ động chuyển hướng đầu tư mạnh ra nước ngoài để cung cấp cho các cơ sở của họ cũng như xuất khẩu ngược trở lại TNCs mẹ ở Nhật Bản.
Trong số các TNC chế tạo máy, thì TNCs chế tạo máy thông dụng, thiết bị vận tải, máy dệt, máy điện và điện tử là tích cực nhất, họ tích cực và chủ động gia tăng các liên mục đầu tư cũng như chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là họ đẩy chuyển giao những kỹ thuật có liên quan đến các linh kiện điện tử phức tạp như: sản xuất tivi màu, tivi màn hình siêu phẳng, máy tính… cũng như nhiều loại đồ điện gia dụng khác. Từ năm 1990 đến 1998 riêng khu vực ASEAN đã tiếp nhận 301.073,58 triệu USD đầu tư vào khu vực chế tạo máy. Trong đó, TNCs Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 19,16%, đứng thứ hai là TNCs của NIEs Châu Á với 15,5%. Các nước ASEAN đã phê duyệt ít nhất là khoảng 57,69 tỷ USD của các dự án đầu tư của TNCs Nhật Bản vào khu vực chế tạo.
Những năm 1990 của thế kỉ XX được đánh giá là giai đoạn chín muồi của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc. Khi đó chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các công ty tập trung đầu tư vào những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao như: linh kiện điện tử, các bộ vi xử lý, ô tô… Với sự đảm nhiệm của các Chaebol, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã đạt 6,9% (1996). Theo số liệu thống kê, cũng trong những năm này có khoảng 200 Chaebol trong đó có 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc có vốn từ 1,8 tỷ won ban đầu tăng lên 43,743 tỷ won. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, Hàn Quốc được xếp thứ 6 trong số các nước công nghiệp phát triển (1994); đứng thứ 3 sau Nhật Bản, Mỹ về lượng sản phẩm bán dẫn Dram. Bốn tổ hợp công nghiệp: LG, Hyundai, Daewoo, Samsung chiếm một nửa tổng số sản phẩm công nghiệp cả nước. Năm 1996, Samsung đã trở thành hãng điện tử đứng đầu thế giới về sản xuất bộ nhớ cho máy vi tính và là hãng đầu tiên phát triển “con rệp” DRAM 256 Megabit- loại “con rệp” cực nhỏ song có khả năng lưu trữ cả một bộ bách khoa dày 40 tập, với doanh số bán đồ điện tử năm 1996 đạt 6.404,8 triệu USD; tỷ lệ xuất khẩu đạt 58,7%. Hyundai lại nổi tiếng thế giới với hãng ô tô Pony; ngành xây dựng; đóng tàu… LG phát triển về điện tử với tổng doanh thu hàng năm lên tới 25 tỷ USD (1995), được xếp hạng thứ 34 trong số 500 xí nghiệp kỹ nghệ lớn nhất và hạng 23 trong số 50 xí nghiệp có cùng lợi tức tăng nhanh nhất thế giới.
Các TNC tại Đông Á đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh là phổ biến.
TNCs của LDCs thường có xu hướng thành lập các doanh nghiệp liên doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Hơn nữa, gần đây, các công ty này đã thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) nhằm đạt được phần lớn hoặc toàn bộ quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh mạo hiểm đầy triển vọng.
TNCs của LDCs không quá vội vàng để có quyền kiểm soát tuyệt đối như là DCs, bởi vì, họ ít lo sợ bị mất quyền kiểm soát đối với công nghệ đã được tiêu chuẩn hoá, trong khi đó thì TNCs của DCs thường quan tâm đến sự độc quyền đối với công nghệ hiện đại mà họ đã sở hữu. Điều quan trọng hơn là do TNCs của LDCs khi được lựa chọn thì có xu hướng đồng sở hữu với các doanh nghiệp nội địa, vì vậy, họ có thể tiếp nhận tri thức thông qua các kênh phân phối tại các quốc gia phát triển này. Trong một số trường hợp, TNCs của LDCs thường lựa chọn hình thức đầu tư liên doanh, bởi vì xét dưới góc độ nhất định, hình thức này dễ được chính phủ của nước nhận đầu tư chấp thuận hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận nguồn vốn FDI đó có thể cung cấp các nguồn lực tài chính và đội ngũ nhân sự.
Quá trình xuyên quốc gia hoá của TNCs Nhật Bản được thực hiện khá đa dạng: cắm nhánh, chuyển giao công nghệ qua hoạt động thương mại quốc tế, hợp nhất giữa các công ty. Trong hình thức mở chi nhánh và chuyển giao công nghệ của TNCs Nhật Bản sang các nước khác thì mở chi nhánh và thành lập công ty liên doanh là cơ bản. Tính đến thời điểm năm 1990 thì công ty Matsushita có đến 79 công ty chi nhánh hoạt động tại 29 quốc gia trên thế giới với lực lượng lao động 67.800 người. Những chỉ số tương ứng của công ty Bujiston là 36,18 và 63.000; công ty Sony: 24, 31 và 48.000; Nissan: 24, 9 và 25.000; Honda: 75, 38 và 60.000. Những năm đầu thập kỷ 90, đã có 21 TNCs Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài sử dụng từ 10.000 lao động trở lên. Tổng vốn FDI của TNCs Nhật Bản ra nước ngoài đạt 1.500 tỷ USD tập trung chủ yếu vào các ngành kỹ thuật mới, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và dịch vụ thương mại.
Các TNC có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở phạm vi trong và ngoài lãnh thổ của mình.
Trong khi TNCs từ DCs có xu hướng thành lập các chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và hoạt động hầu như tại tất cả các quốc gia, thì các công ty từ LDCs lại thường đầu tư ở phạm vi trong và ngoài lãnh thổ của mình, hoặc đầu tư vào LDCs đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nói cách khác, sự khác biệt giữa TNCs của hai nhóm nước này chính là sự phân bố về địa lý của họ và hiện tượng này có thể lý giải một phần bởi lý thuyết vòng đời sản phẩm. Bên cạnh đó, là do chính sự hợp tác và liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng tăng.
Trong thời gian gần đây các TNC ở khu vực Đông Á có xu hướng đầu tư ra khu vực ngoài nhiều hơn. Tiêu biểu là một số TNC của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Với thế mạnh kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã giúp quốc gia này tiếp nhận được thêm dòng vốn FDI. Cùng với đó, năm 2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trong năm 2010. Châu Phi chính là một địa điểm đầu tư của quốc gia này, cụ thể là Ethiopia, Uganda. Theo báo cáo của Cộng đồng Phát triển Nam Phi thì Trung Quốc đứng đầu về FDI vào khu vực này trong năm 2010. Một số các chủ đầu tư Trung Quốc khẳng định sẽ đầu tư 13 tỷ USD vào một số dự án ở Mozambique trong vòng 5 năm tới, trong đó có một khu công nghiệp và nhà máy lắp ráp ôtô.
Bên cạnh đó, cùng với mục tiêu tìm kiếm nguồn tài nguyên tại các quốc gia Châu Phi, các doanh nghiệp Trung Quốc đang hướng tới khu vực Châu Mỹ Latinh. Ví dụ, tại Achentina, nhiều công ty nhà nước Trung Quốc đang đầu tư vào các khu vực dầu lửa, khí đốt, đồng, bạc, đất canh tác, phát triển bến cảng để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn tài nguyên về Trung Quốc.
Như vậy, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong năm 2010 đã tăng rất nhanh chóng do tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng và nông nghiệp. Dự báo trong 5 năm tới, FDI vào Trung Quốc và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài có thể tương đương nhau. Một trong những lý do là chính quyền Bắc Kinh tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đặc điểm nổi bật của TNCs Nhật Bản là tối thiểu hóa các chi phí giao dịch (transaction costs) trong mạng lưới phân phối toàn cầu của chúng. Để thực hiện được mục tiêu này, TNCs Nhật Bản thường xây dựng các chi nhánh sản xuất gần thị trường (nơi tiêu thụ), hoặc gần vùng nguyên liệu. Mở rộng đầu tư trực tiếp vào Bắc Mỹ, chủ yếu là vào Mỹ, TNCs Nhật Bản nhằm mục đích tìm kiếm kỹ thuật và trình độ quản lý cao. Mặt khác, TNCs Nhật Bản đầu tư vào Mỹ nhằm tránh được các định chế về nhập khẩu. Ví dụ, Sony, Mitsubishi, Honda, Nisan, Toyota, Sharp… cũng đã lập ra tại Mỹ các nhà máy lắp ráp và sản xuất sản phẩm của chúng để thông qua đó duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng công nghiệp hoặc thương mại, và lợi dụng chi phí nguyên liệu, vật liệu thấp hơn ở Mỹ. Việc TNCs Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan), vào các nước ASEAN và Trung Quốc trong những năm 1990 về thực chất là quá trình chuyển giao những công nghệ mang lại lợi nhuận ngày càng thấp do chi phí nói chung tăng lên ở Nhật và đồng thời tìm kiếm thị trường lao động, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ thuận lợi ở các nước này.
Thu hút và phát triển đầu tư vào các TNCs trong các lĩnh vực công nghiệp, điện tử là chủ yếu.
Hiện nay, phần lớn TNCs hàng đầu của Trung Quốc là những công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động trong các ngành công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn mạnh phần lớn là do họ được tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ và quan trọng hơn là do các công ty này đã nhận được sự bảo hộ từ chính phủ trong các ngành quan trọng. Mặt khác, tăng cường sự cạnh tranh của TNCs trên phạm vi toàn cầu là động lực thúc đẩy sự xuất hiện của TNCs tại Trung Quốc, đặc biệt là những chính sách mở cửa đối với hoạt động cạnh tranh liên quan đến FDI. Phần lớn TNCs nổi tiếng của Trung Quốc (ví dụ như: Haier, Huawei, Lenovo, TLC,…) bằng năng lực của mình đã xây dựng và phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực được mở cửa nhiều nhất đối với cạnh tranh nước ngoài như công nghiệp điện tử và điện.
Trên phạm vi toàn cầu, để đối phó với điều kiện cạnh tranh quyết liệt, giữa TNCs đã diễn ra quá trình hợp nhất, thôn tính lẫn nhau nhằm mở rộng phạm vi, quy mô tích tụ và tập trung dưới các hình thức liên kết đa dạng, đa chiều. Không chỉ TNCs của Mỹ, EU mà trong TNCs Nhật Bản đã không còn sự tồn tại của các xí nghiệp quy mô lớn chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Hoạt động của TNCs hàng đầu Nhật Bản kể từ những năm 1980 như Toyota, Honda, Mitsui, Mitsuibisshi không chỉ tập trung trong những lĩnh vực truyền thống mà còn mở rộng sang những lĩnh vực khác như công nghiệp dệt may, xây dựng kiến trúc, dịch vụ, sản xuất hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một điểm đáng lưu ý là trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong chiến lược chuyển giao công nghệ, TNCs Nhật Bản kiên trì tăng mạnh các ngành chế tạo máy móc, các ngành sản xuất công nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động khiến TNCs Nhật Bản kiên định chiến lược đầu tư vào những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, một trong những nhân tố căn bản là đồng Yên Nhật vẫn giữ ở mức cao, nhiều ngành công nghiệp máy móc không thể có nhiều lợi nhuận từ sản xuất trong nước. Vì vậy, TNCs Nhật Bản phải chuyển sản xuất công nghiệp ra nước ngoài rồi xuất khẩu trở lại Nhật Bản, đặc biệt là những sản phẩm máy móc thông dụng có kỹ thuật trung bình và thấp. Mặt khác, các chi nhánh TNCs Nhật bản ở nước ngoài cũng không thể tiếp tục mua những sản phẩm của TNCs mẹ từ nước Nhật với giá quá đắt. Do đó, chính bản thân TNCs Nhật Bản tích cực và chủ động chuyển hướng đầu tư mạnh ra nước ngoài để cung cấp cho các cơ sở của họ cũng như xuất khẩu ngược trở lại TNCs mẹ ở Nhật Bản.
Trong số các TNC chế tạo máy, thì TNCs chế tạo máy thông dụng, thiết bị vận tải, máy dệt, máy điện và điện tử là tích cực nhất, họ tích cực và chủ động gia tăng các liên mục đầu tư cũng như chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là họ đẩy chuyển giao những kỹ thuật có liên quan đến các linh kiện điện tử phức tạp như: sản xuất tivi màu, tivi màn hình siêu phẳng, máy tính… cũng như nhiều loại đồ điện gia dụng khác. Từ năm 1990 đến 1998 riêng khu vực ASEAN đã tiếp nhận 301.073,58 triệu USD đầu tư vào khu vực chế tạo máy. Trong đó, TNCs Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 19,16%, đứng thứ hai là TNCs của NIEs Châu Á với 15,5%. Các nước ASEAN đã phê duyệt ít nhất là khoảng 57,69 tỷ USD của các dự án đầu tư của TNCs Nhật Bản vào khu vực chế tạo.
Những năm 1990 của thế kỉ XX được đánh giá là giai đoạn chín muồi của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc. Khi đó chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các công ty tập trung đầu tư vào những ngành có hàm lượng kĩ thuật cao như: linh kiện điện tử, các bộ vi xử lý, ô tô… Với sự đảm nhiệm của các Chaebol, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã đạt 6,9% (1996). Theo số liệu thống kê, cũng trong những năm này có khoảng 200 Chaebol trong đó có 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc có vốn từ 1,8 tỷ won ban đầu tăng lên 43,743 tỷ won. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, Hàn Quốc được xếp thứ 6 trong số các nước công nghiệp phát triển (1994); đứng thứ 3 sau Nhật Bản, Mỹ về lượng sản phẩm bán dẫn Dram. Bốn tổ hợp công nghiệp: LG, Hyundai, Daewoo, Samsung chiếm một nửa tổng số sản phẩm công nghiệp cả nước. Năm 1996, Samsung đã trở thành hãng điện tử đứng đầu thế giới về sản xuất bộ nhớ cho máy vi tính và là hãng đầu tiên phát triển “con rệp” DRAM 256 Megabit- loại “con rệp” cực nhỏ song có khả năng lưu trữ cả một bộ bách khoa dày 40 tập, với doanh số bán đồ điện tử năm 1996 đạt 6.404,8 triệu USD; tỷ lệ xuất khẩu đạt 58,7%. Hyundai lại nổi tiếng thế giới với hãng ô tô Pony; ngành xây dựng; đóng tàu… LG phát triển về điện tử với tổng doanh thu hàng năm lên tới 25 tỷ USD (1995), được xếp hạng thứ 34 trong số 500 xí nghiệp kỹ nghệ lớn nhất và hạng 23 trong số 50 xí nghiệp có cùng lợi tức tăng nhanh nhất thế giới.
Các TNC tại Đông Á đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh là phổ biến.
TNCs của LDCs thường có xu hướng thành lập các doanh nghiệp liên doanh tại nước tiếp nhận đầu tư. Hơn nữa, gần đây, các công ty này đã thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) nhằm đạt được phần lớn hoặc toàn bộ quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh mạo hiểm đầy triển vọng.
TNCs của LDCs không quá vội vàng để có quyền kiểm soát tuyệt đối như là DCs, bởi vì, họ ít lo sợ bị mất quyền kiểm soát đối với công nghệ đã được tiêu chuẩn hoá, trong khi đó thì TNCs của DCs thường quan tâm đến sự độc quyền đối với công nghệ hiện đại mà họ đã sở hữu. Điều quan trọng hơn là do TNCs của LDCs khi được lựa chọn thì có xu hướng đồng sở hữu với các doanh nghiệp nội địa, vì vậy, họ có thể tiếp nhận tri thức thông qua các kênh phân phối tại các quốc gia phát triển này. Trong một số trường hợp, TNCs của LDCs thường lựa chọn hình thức đầu tư liên doanh, bởi vì xét dưới góc độ nhất định, hình thức này dễ được chính phủ của nước nhận đầu tư chấp thuận hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận nguồn vốn FDI đó có thể cung cấp các nguồn lực tài chính và đội ngũ nhân sự.
Quá trình xuyên quốc gia hoá của TNCs Nhật Bản được thực hiện khá đa dạng: cắm nhánh, chuyển giao công nghệ qua hoạt động thương mại quốc tế, hợp nhất giữa các công ty. Trong hình thức mở chi nhánh và chuyển giao công nghệ của TNCs Nhật Bản sang các nước khác thì mở chi nhánh và thành lập công ty liên doanh là cơ bản. Tính đến thời điểm năm 1990 thì công ty Matsushita có đến 79 công ty chi nhánh hoạt động tại 29 quốc gia trên thế giới với lực lượng lao động 67.800 người. Những chỉ số tương ứng của công ty Bujiston là 36,18 và 63.000; công ty Sony: 24, 31 và 48.000; Nissan: 24, 9 và 25.000; Honda: 75, 38 và 60.000. Những năm đầu thập kỷ 90, đã có 21 TNCs Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài sử dụng từ 10.000 lao động trở lên. Tổng vốn FDI của TNCs Nhật Bản ra nước ngoài đạt 1.500 tỷ USD tập trung chủ yếu vào các ngành kỹ thuật mới, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và dịch vụ thương mại.
3.2. Đánh giá hoạt động của các TNCs tại khu vực Đông Á
3.2.1. Tác động tích cực
Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có tác động tích cực đối với nền kinh tế khu vực Đông Á.
a. Cung cấp nguồn vốn
Sự hiện diện của TNCs đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho kinh tế, đặc biệt cho sự nghiệp công nghiệp hóa của phần lớn các nền kinh tế Đông Á.
Đối với các quốc gia trong khu vực tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác các nguồn vốn cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài do ưu thế nối trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, TNCs tự nguyện đầu tư và đằng sau vốn là thiết bị, công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp, rất cần vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhờ nguồn vốn đầu tư của TNCs, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và vốn nhàn rỗi của dân cư theo hiệu ứng dây chuyền có thể được khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa.
b. Góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Yêu cầu của công nghiệp hóa là tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong GDP. TNCs, nhất là TNCs lớn – vốn là các tập đoàn công nghệ và tài chính hùng hậu hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.
Tuy nhiên, công nghệ mà TNCs chuyển giao không phải là công nghệ hiện đại nhất của họ nhưng đối với một số nền kinh tế trong khu vực thì đây vẫn là công nghệ tiên tiến. Công nghệ được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử… là các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… đã tương đối đồng bộ, thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu vực. Điều quan trọng hơn là những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt.
c. Góp phần giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
TNCs đã tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Những người lao động thường được tuyển chọn kỹ lưỡng, được bồi dưỡng tay nghề, công việc gắn liền với công nghệ mới, làm quen với tác phong công nghiệp hiện đại, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh tiên tiến. Vì vậy họ trở thành một bộ phận công nhân lành nghề, có kỹ năng và có tính kỷ luật cao. Vì làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập thực tế của những người lao động này thường cao hơn những người làm việc trong các loại hình kinh doanh khác. Đây cũng là ưu điểm mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra giúp người lao động có cơ hội để tái bù đắp sức lao động, gắn bó với công việc.
a. Cung cấp nguồn vốn
Sự hiện diện của TNCs đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho kinh tế, đặc biệt cho sự nghiệp công nghiệp hóa của phần lớn các nền kinh tế Đông Á.
Đối với các quốc gia trong khu vực tiến hành công nghiệp hóa trong điều kiện tích lũy trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi phải khai thác các nguồn vốn cả trong và ngoài nước dưới mọi hình thức. Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài do ưu thế nối trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, TNCs tự nguyện đầu tư và đằng sau vốn là thiết bị, công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp, rất cần vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhờ nguồn vốn đầu tư của TNCs, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và vốn nhàn rỗi của dân cư theo hiệu ứng dây chuyền có thể được khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa.
b. Góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Yêu cầu của công nghiệp hóa là tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong GDP. TNCs, nhất là TNCs lớn – vốn là các tập đoàn công nghệ và tài chính hùng hậu hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.
Tuy nhiên, công nghệ mà TNCs chuyển giao không phải là công nghệ hiện đại nhất của họ nhưng đối với một số nền kinh tế trong khu vực thì đây vẫn là công nghệ tiên tiến. Công nghệ được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử… là các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm… đã tương đối đồng bộ, thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu vực. Điều quan trọng hơn là những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt.
c. Góp phần giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
TNCs đã tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Những người lao động thường được tuyển chọn kỹ lưỡng, được bồi dưỡng tay nghề, công việc gắn liền với công nghệ mới, làm quen với tác phong công nghiệp hiện đại, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh tiên tiến. Vì vậy họ trở thành một bộ phận công nhân lành nghề, có kỹ năng và có tính kỷ luật cao. Vì làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập thực tế của những người lao động này thường cao hơn những người làm việc trong các loại hình kinh doanh khác. Đây cũng là ưu điểm mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra giúp người lao động có cơ hội để tái bù đắp sức lao động, gắn bó với công việc.
3.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, TNCs cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khu vực.
a. Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận:
Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững. Theo mục tiêu của mình, TNCs thường lựa chọn và quyết định dự án đầu tư vào nơi mà họ cho là có thị trường, bảo toàn được vốn và thu lợi nhuận. TNCs thường chú trọng tham gia vào các lĩnh vực ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Đó là các ngành khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến như điện tử, dệt may, giày dép với mức lợi nhuận thường đạt khoảng 40 – 60%. Những lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị hoặc chế biến nông, lâm, thủy sản thường yêu cầu đầu tư dài hạn, chuyển vốn chậm, lãi suất thấp đã không thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
b. Chuyển giao công nghệ còn hạn chế:
Thông qua các chiến lược hoạt động và đầu tư, TNCs góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng không phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Họ chỉ chuyển giao công nghệ loại 2 và loại 3, thậm chí cả công nghệ gây ô nhiễm môi trường, nếu như vấn đề thẩm định, tiếp nhận của các nước nhận đầu tư không tốt và rất có thể các nước đó sẽ trở thành bãi rác công nghệ.
c. Một số TNC lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh:
Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân các TNC là kẻ chủ động nắm cả đầu ra đầu vào đã trở nên phổ biến, khiến cho các liên doanh thua lỗ, giải thể.
Một số TNC muốn hướng tới độc quyền – một điều ngày càng xa lạ trong nền kinh tế tự do hóa của các quốc gia trong khu vực.
3.2.3. Một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của TNCs tại khu vực Đông Á.
a. Tạo lập đối tác đầu tư trong nước có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài là một nhân tố hấp dẫn đối với TNCs:
Vì khi đầu tư vào một nước, các TNC thường gặp một số khó khăn khách quan như: phong tục tập quán, luật pháp, các mối quan hệ với các chính quyền sở tại, thị trường… Mặt khác, TNCs đều muốn hạn chế rủi ro kinh doanh trong thời gian bỏ vốn. Cho nên, các TNC thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ nhà để giảm bớt khó khăn và chia sẻ rủi ro nếu có.
Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, trong các liên doanh nước ngoài, nếu đối tác có năng lực, có vốn góp thì thường thu hút thêm được vốn mở rộng dự án đầu tư, ngược lại thì bị thu hẹp quy mô, phải chuyển hình thức đầu tư, hoặc bị rút giấy phép. Vì thế, các quốc gia trong khu vực cần phải tiếp tục củng cố, phát triển và xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Trong đó việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp mạnh vừa có ý nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư từ các TNC, vừa là cách tốt nhất để thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
b. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của quốc gia:
Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Bởi mọi hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư đều có liên quan trực tiếp tới cơ chế điều hành và quản lý của nước chủ nhà. Nếu cơ chế quản lý tốt sẽ tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của quốc gia đó. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý chậm được hoàn thiện và không phát huy được đầy đủ vai trò quản lý của nó sẽ là trở lực lớn đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các TNC tầm cỡ thế giới. Vì công ty xuyên quốc gia là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động thị trường theo những quy tắc, thông lệ và thể chế quốc tế, nên khi đầu tư vào bất cứ nước nào, chúng rất cần một môi trường đầu tư đồng dạng để hoạt động. Do vậy, muốn thu hút được vốn đầu tư từ các TNC loại này thì cần phải chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành của bộ máy quản lý nhà nước, để vừa tăng sức hấp dẫn đầu tư, vừa thực hiện hiệu quả việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
c. Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật:
Trong điều kiện phát triển của sản xuất và thị trường hiện nay, kết cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật được coi là một hệ thống “xương cốt” của nền kinh tế để tiếp nhận, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của các TNC nói riêng. Một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo cho các TNC thực hiện di chuyển vốn nhanh, ứng phó kịp thời với những biến động nhanh chóng, khó lường của các yếu tố thị trường, tránh được những thiệt hại về chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng kém gây ra.
Để phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật cần có những giải pháp thích hợp sau:
– Cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư vào các đề án xây dựng hak tầng kỹ thuật.
– Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp để tiếp cận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài.
– Có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để huy động các nguồn lực của toàn xã hội cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
d. Phát triển nguồn nhân lực:
Đây vừa là nhiệm vụ cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, vừa đảm bảo tính tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời cũng là điều kiện để tăng tính hấp dẫn trong việc đầu tư của các TNC.
Một quốc gia muốn có sức cạnh tranh cao thì phải dựa trên cơ sở chất lượng lao động và công nghệ cao, chứ không đơn thuần là cạnh tranh trên cơ sở tài nguyên hay giá lao động thấp. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là việc làm có ý nghĩa to lớn cho cả trước mắt và lâu dài.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các quốc gia cần quan tâm đến một số khía cạnh và giải pháp sau:
– Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật hiện nay, cũng như phổ cập nghề cho lực lượng lao động phổ thông. Gắn đào tạo và dạy nghề với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, đảm bảo lao động được đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học.
– Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật và lao động có tay nghề cao với đội ngũ cán bộ quản lý giữa các ngành nghề theo yêu cầu phát triển của đất nước, trong đó cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật bậc cao, các doanh nghiệp và quản lý giỏi.
– Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề người lao động ngay tại xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn của họ.
– Đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo: huy động các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề, tự đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động của họ; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên viên kỹ thuật giỏi có trình độ quốc tế.
a. Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận:
Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững. Theo mục tiêu của mình, TNCs thường lựa chọn và quyết định dự án đầu tư vào nơi mà họ cho là có thị trường, bảo toàn được vốn và thu lợi nhuận. TNCs thường chú trọng tham gia vào các lĩnh vực ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Đó là các ngành khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến như điện tử, dệt may, giày dép với mức lợi nhuận thường đạt khoảng 40 – 60%. Những lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị hoặc chế biến nông, lâm, thủy sản thường yêu cầu đầu tư dài hạn, chuyển vốn chậm, lãi suất thấp đã không thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
b. Chuyển giao công nghệ còn hạn chế:
Thông qua các chiến lược hoạt động và đầu tư, TNCs góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng không phải là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Họ chỉ chuyển giao công nghệ loại 2 và loại 3, thậm chí cả công nghệ gây ô nhiễm môi trường, nếu như vấn đề thẩm định, tiếp nhận của các nước nhận đầu tư không tốt và rất có thể các nước đó sẽ trở thành bãi rác công nghệ.
c. Một số TNC lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh:
Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân các TNC là kẻ chủ động nắm cả đầu ra đầu vào đã trở nên phổ biến, khiến cho các liên doanh thua lỗ, giải thể.
Một số TNC muốn hướng tới độc quyền – một điều ngày càng xa lạ trong nền kinh tế tự do hóa của các quốc gia trong khu vực.
3.2.3. Một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của TNCs tại khu vực Đông Á.
a. Tạo lập đối tác đầu tư trong nước có năng lực và biết làm ăn với nước ngoài là một nhân tố hấp dẫn đối với TNCs:
Vì khi đầu tư vào một nước, các TNC thường gặp một số khó khăn khách quan như: phong tục tập quán, luật pháp, các mối quan hệ với các chính quyền sở tại, thị trường… Mặt khác, TNCs đều muốn hạn chế rủi ro kinh doanh trong thời gian bỏ vốn. Cho nên, các TNC thường tìm kiếm đối tác là công dân nước chủ nhà để giảm bớt khó khăn và chia sẻ rủi ro nếu có.
Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, trong các liên doanh nước ngoài, nếu đối tác có năng lực, có vốn góp thì thường thu hút thêm được vốn mở rộng dự án đầu tư, ngược lại thì bị thu hẹp quy mô, phải chuyển hình thức đầu tư, hoặc bị rút giấy phép. Vì thế, các quốc gia trong khu vực cần phải tiếp tục củng cố, phát triển và xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh, khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Trong đó việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp mạnh vừa có ý nghĩa trong việc thu hút, tiếp nhận đầu tư từ các TNC, vừa là cách tốt nhất để thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
b. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của quốc gia:
Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập môi trường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.
Bởi mọi hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư đều có liên quan trực tiếp tới cơ chế điều hành và quản lý của nước chủ nhà. Nếu cơ chế quản lý tốt sẽ tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của quốc gia đó. Ngược lại, nếu cơ chế quản lý chậm được hoàn thiện và không phát huy được đầy đủ vai trò quản lý của nó sẽ là trở lực lớn đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các TNC tầm cỡ thế giới. Vì công ty xuyên quốc gia là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động thị trường theo những quy tắc, thông lệ và thể chế quốc tế, nên khi đầu tư vào bất cứ nước nào, chúng rất cần một môi trường đầu tư đồng dạng để hoạt động. Do vậy, muốn thu hút được vốn đầu tư từ các TNC loại này thì cần phải chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành của bộ máy quản lý nhà nước, để vừa tăng sức hấp dẫn đầu tư, vừa thực hiện hiệu quả việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
c. Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật:
Trong điều kiện phát triển của sản xuất và thị trường hiện nay, kết cấu hạ tầng kinh tế – kĩ thuật được coi là một hệ thống “xương cốt” của nền kinh tế để tiếp nhận, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư của các TNC nói riêng. Một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo cho các TNC thực hiện di chuyển vốn nhanh, ứng phó kịp thời với những biến động nhanh chóng, khó lường của các yếu tố thị trường, tránh được những thiệt hại về chi phí trực tiếp do kết cấu hạ tầng kém gây ra.
Để phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - kĩ thuật cần có những giải pháp thích hợp sau:
– Cố gắng giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư vào các đề án xây dựng hak tầng kỹ thuật.
– Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp để tiếp cận các nguồn vốn và kỹ thuật cao của nước ngoài.
– Có kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để huy động các nguồn lực của toàn xã hội cho xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
d. Phát triển nguồn nhân lực:
Đây vừa là nhiệm vụ cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, vừa đảm bảo tính tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời cũng là điều kiện để tăng tính hấp dẫn trong việc đầu tư của các TNC.
Một quốc gia muốn có sức cạnh tranh cao thì phải dựa trên cơ sở chất lượng lao động và công nghệ cao, chứ không đơn thuần là cạnh tranh trên cơ sở tài nguyên hay giá lao động thấp. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là việc làm có ý nghĩa to lớn cho cả trước mắt và lâu dài.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các quốc gia cần quan tâm đến một số khía cạnh và giải pháp sau:
– Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động kỹ thuật hiện nay, cũng như phổ cập nghề cho lực lượng lao động phổ thông. Gắn đào tạo và dạy nghề với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, đảm bảo lao động được đào tạo thích ứng với yêu cầu của thị trường, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học.
– Điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý giữa việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật và lao động có tay nghề cao với đội ngũ cán bộ quản lý giữa các ngành nghề theo yêu cầu phát triển của đất nước, trong đó cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật bậc cao, các doanh nghiệp và quản lý giỏi.
– Mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề, phối hợp với các nhà đầu tư nước ngoài đào tạo nghề người lao động ngay tại xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn của họ.
– Đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo: huy động các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề, tự đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động của họ; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên gia bậc cao, những chuyên viên kỹ thuật giỏi có trình độ quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu ta thấy rằng trong thế giới hiện đại ngày nay xu thế của thời đại là hình thanh các công ty độc quyền xuyên quốc gia, đó là các tập đoàn lớn và có tiềm lực to lớn về tư bản về công nghệ và trình độ quản lý. Đây là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có tỷ lệ lợi nhuận cao, các công ty này lại hoạt động theo hình thức độc quyền nên chúng thu về được các khoản lợi nhuận độc quyền kếch sù. Các tập đoàn này tạo ra không ít giá trị tích cực như: nghiên cứu và triển khai công nghệ mới vào cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo công ăn việc làm mới, thúc đẩy giao lưu buôn bán thế giới … Qua bài phân tích ta cũng thấy được những đặc điểm hoạt động của các TNCs hoạt động tại khu vực Đông Á cũng như đánh giá tác động của chúng đối với kinh tế khu vực. Hoạt động của các TNCs lớn có nguồn gốc từ các nước trong khu vực này, tiêu biểu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã có những tác động tích cực không nhỏ đến kinh tế khu vực nói riêng cũng như thế giới nói chung. Bài phân tích cũng tập trung đánh giá những tác động tiêu cực không nhỏ của các tập đoàn này để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Hải Anh (1998), Vai trò của các Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
2. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo chiến lược chính sách công nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tài liệu tham khảo về luật pháp và chính sách đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực (Dùng cho Cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội.
4. Học viện Quan hệ quốc tế: Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1996.
5. Nguyễn Văn Lịch (2011), Kinh tế Trung Quốc năm 2010 và triển vọng 2011, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1/2011.
6. Phạm Quý Long, Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các Chaebol Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3(145) 3-2013.
7. Phạm Quý Long, Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Văn hóa doanh nghiệp ở các Chaebol: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (144) 2-2013.
8. Bùi Thị Lý (2011), Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(128) 10-2011.
9. Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24.
10. Phùng Xuân Nhạ (2011), Các công ty xuyên quốc gia - Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội.
12. Lê Văn Sang & Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới, Nhà Xuất bản KHXH.
14. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Tokygana S.(1996), Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Jetro (2004), Survey of the Busuness Activities of Japanese – Affiliated Manufactures in Asia.
17. UNCTAD (2012), Transnational Corporations, Vol. 21, No. 2
2. Bộ Công nghiệp (2005), Báo cáo chiến lược chính sách công nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tài liệu tham khảo về luật pháp và chính sách đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực (Dùng cho Cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Hà Nội.
4. Học viện Quan hệ quốc tế: Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1996.
5. Nguyễn Văn Lịch (2011), Kinh tế Trung Quốc năm 2010 và triển vọng 2011, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 1/2011.
6. Phạm Quý Long, Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các Chaebol Hàn Quốc, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3(145) 3-2013.
7. Phạm Quý Long, Nguyễn Thị Phi Nga (2013), Văn hóa doanh nghiệp ở các Chaebol: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (144) 2-2013.
8. Bùi Thị Lý (2011), Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(128) 10-2011.
9. Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24.
10. Phùng Xuân Nhạ (2011), Các công ty xuyên quốc gia - Lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Hà Nội.
12. Lê Văn Sang & Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới, Nhà Xuất bản KHXH.
14. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường Công nghiệp hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Tokygana S.(1996), Đầu tư nước ngoài của Nhật Bản và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Jetro (2004), Survey of the Busuness Activities of Japanese – Affiliated Manufactures in Asia.
17. UNCTAD (2012), Transnational Corporations, Vol. 21, No. 2
Trang web
18. http://cjs.inas.gov.vn/
19. http://cks.inas.gov.vn/
23. http://lib.inas.gov.vn/
24. http://rev.inas.gov.vn/
25. www.unctad.org/wir
26. www.unctad.org/fdistatistics
Xem thêm tại đây...
=>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo.
Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net