SƠ ĐỒ HÓA MỘT SỐ NỘI DUNG CHƯƠNG TỰ NHIÊN ĐỊA LÝ 12



1.     Hệ tọa độ
ĐIỂM CỰC
VĨ ĐỘ
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÁNH
 BẮC
23 023' B
Xã Lũng Cú,huyên Đồng Văn, Hà Giang
NAM
034' B
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.
TÂY
1090 24'Đ
Xã Sín Thầu, huyện Mừơng Nhé, Địên Biên.
ĐÔNG
102 009' Đ
Xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.


2.     So sánh địa hình vùng núi Tây-Bắc và Đông –Bắc:
SO SÁNH
TÂY –BẮC
ĐÔNG-BẮC
SO SÁNH
-Phạm vi

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
Nằm ở tả ngạn Sông Hồng
-Giống nhau
-Đặc điểm chung của địa hình

-Địa hình núi trung bình, núi cao chiếm ưu thế.
-Đây là vùng núi có địa hình cao nhất nước ta.
-Vùng duy nhất có đủ 3 đai cao.
-Có 3 mạch núi chính. (Cao ở hai bên và thấp ở giữa.)
-Đồng bằng:Xen giữa là các thung lũng sông Đà, Mã, Chu.
-Chủ yếu núi đá vôi.
-Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (<600m), chiếm ưu thế (2/3 diện tích)
-Có 4 cánh cung lớn  hình rẽ quạt  qui tụ ở Tam Đảo, mở rộng ra về phía Bắc và phía đông, xen giữa là các thung lũng sông
-Địa hình cacxtơ phổ biến tạo nên các thắng cảnh nổi tiếng.


Hướng nghiêng chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
-Hướng

TB-ĐN
Vòng cung
-Khác nhau
-Các đạng địa hình cụ thể

-Núi cao:..........................
………………………….
-Núi trung bình................
………………………….
-Cao nguyên....................
………………………….
-Đồng bằng......................
………………………….
-4 cánh cung ..............
……………………….
-Phía Bắc.....................
……………………….
-Phía Tây....................
……………………….
-Đồng bằng.................
-Tây Bắc: cao nhất nước ta, xen giữa là các cao nguyên đá vôi, hướng TB-ĐN.
-Đông Bắc: thấp hơn hướng vòng cung.


3.     So sánh địa hình Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:





SO SÁNH
TRƯỜNG SƠN BẮC
TRƯỜNG SƠN NAM
SO SÁNH
-Phạm vi

Từ phía Nam sông Cả đến đèo Hải Vân.
-Phía Nam Bạch Mã đến
vĩ tuyến 11B
*Giống nhau
-Đặc điểm chung của
địa hình

 -Gồm các dãy núi song song và so le.
-Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở giữa, hẹp ngang.
-Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa hai miền
-Khối núi và cao nguyên có địa hình nâng cao, mở rộng và tương đối bằng phẳng.
-Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và Tây về địa hình và khí hậu.

Núi thấp  và trung bình.
-Hướng

TB-ĐN
-Khối Kom Tum.
-Khối Cực Nam Trung Bộ (vòng cung)




*Khác nhau
-Các đạng địa hình cụ thể

-Phía Bắc ........................
.........................................
-Giữa ..............................
........................................
-Phía Nam........................
.........................................
-Mạch cuối cùng…..........
………………………….
-Sườn Đông:…...................
…………………………
-Sườn Tây…......................
……………………………
-Trường Sơn Bắc: +Hướng TB-ĐN là chủ yếu,
+ Không có cao nguyên.
-Trường sơn Nam: +Hướng vòng cung.
+Có các khối núi và các cao nguyên
+Sườn Đông dốc, sườn Tây thoải..


4.     Bán bình nguyên và đồi trung du:

NỘI DUNG
BÁN BÌNH NGUYÊN
ĐỒI TRUNG DU
-Nguồn gốc:
Tại vùng tân kiến tạo ổn định, ranh giới giữa vùng nâng và vùng sụt.
Chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi.
-Đặc điểm:
Bề mặt lượn sóng, độ cao tuyệt đối 100-200m, độ dốc <8 0
Độ cao tuyệt đối 500m, độ dốc
8-150
-Phân bố:
Đông-Nam Bộ, trung du Phú Yên.
Rộng nhất ở Đông Bắc( từ Ngân Sơn đến duyên hải.)


5.     So sánh đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long:
a-Giống nhau:
-Đều do sự bồi tụ của phù sa sông.
-Diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ, địa hình bằng phẳn thuận lợi cho canh tác..
b-Khác nhau:

ĐẶC ĐIỂM
ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
-Diện tích
1,5 triệu ha
4triệu ha
-Nguyên nhân hình thành:
Do đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.


Do đồng bằng sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.


-Địa hình:
-Địa hình cao ở phía Tây, Tây Bắc thấp dần ra biển.
-Bị chia cắt nhiều ô và có đê.

-Đất: Phù sa ngọt là chủ yếu.
*Ven sông: đất phù sa được bồi đắp thường xuyên.
*Đồng bằng: đất phù sa  không được bồi đắp thường xuyên.
*Vùng Trung du: đất phù cổ bạc màu.







-Địa hình thấp và bằng phẳng.
- Có nhiều vùng trũng ngập nước thường xuyên (Đồng tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.)

-Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và và vẫn chịu tác động của sông do khộng có hệ thống đê ngăn lũ.
-Đất: có 3lọai đất chính (Atlat  11   )
*Đất phù sa: ven sông Tiền, sông Hậu
*Đất phèn: Đồng tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
 *Đất mặn: ven biển từ.............................. ...................................................................
...................................................................

-KHÓ KHĂN
Địa hình " Ô trũng đê viền " tạo thành:
-Các ruộng bậc cao bạc màu.
-Các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.
-Khó có khả năng mở rông.
-Địa hình thấp:
+Nước triều lân mạnh làm 2/3 diện tích đất bị nhiễm mặn do:
*Khí hậu cận xích đạo có 6tháng nắng mùa khô kéo dài sâu sắc,nước ngầm hạ thấp nước biển lấn sâu vào làm tăng cường tính chua mặn của đất
*Có mặt giáp biển.
*Sông đổ ra biển bằng nhiều cửa.
-Các ô trũng ngập nước trong mùa mưa.
-Tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác hết.


6.     Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng đối với   phát triển KT-XH ở nước ta.


KHU VỰC
ĐỒI NÚI
ĐỒNG BẰNG
-Thế mạnh:
*Tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế ( NN,CN, DV)
-Thiên nhiên nông nghiệp:
a-Khí hậu: phân hóa theo độ cao, cảnh quan đẹp→ nên có tiềm năng du lịch sinh thái.

b-Đất:
 +Trung du và núi phía Bắc: đất feralit phát triển phiến, đá gnai, đá vôi....
→thuận lợi:
+Trồng: cây công nghiệp...............
........................................................
cây ăn quả......................................
.......................................................
+Tây Nguyên: đất đỏ badan
→thuận lợi:
+ Trồng cây công nghiệp...............
.......................................................
+Cây ăn quả....................................
.......................................................
+Chăn nuôi:...................................
c-Sông ngòi:
Tốc độ dòng chảy lớn→ nên nguổn thủy năng phong phú.


d-Tài nguyên công nghiệp:
+Giàu khoáng sản nội sinh→ thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+Tài nguyên rừng phong phú. →thuân lợi phát triển lâm nghiêp.







*Tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế ( NN,CN, DV)
-Tài nguyên nông nghiệp:
a-Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình bằng phẳng→ thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
b-Đất: đất phù sa →thuận lợi  +Trồng: cây lương thực, cây ăn quả....
+ Chăn nuôi: ?












c-Sông ngòi:
Mạng lưới sông ngòi dầy dặc→ cung cấp nguồn lợi thủy sản, nước tưới, phù sa, giao thông ....

d-Tài nguyên công nghiệp:
+ Giàu khoáng sản như dầu, khí, than bùn, vât liệu xây dựng.... → thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+Tài nguyên rừng ngập mặn giàu có.
-Địa hình bằng phẳng là nơi tập trung các thành phố, khu chế xuất, trung tâm thương mại.......
-Phát triển giao thông đường bộ, đường sông.....
-Hạn chế:
-  Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều suối sâu, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế với các vùng.
-Các thiên tai: Dễ xảy ra lũ quét, lỡ đất, trượt đất, lốc, mưa đá, sương muối...gây tác hại đến sản xuất và đời sống
-Thiên tai: Bão, lũ lụt, ngập úng..


.



7.     Nêu ảnh hưởng biển Đông đến khí hậu, địa hình, các hệ sinh thái vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên.
ẢNH HƯỞNG
BIỂU HIỆN
Ý NGHĨA
a-Khí hậu:

-Tăng ẩm cho các khối khí qua biển mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn.
-Biển Đông cung cấp hơi ẩm, làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô, trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa Hạ.
-Điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương, tạo điều kiện cho cảng quan thiên nhiên nhiệt đới phát triển.
b-Địa hình ven biển:
Tạo nên các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các.tam giác châu thổ, các bãi cát, đầm phá, đảo ven bờ, rạn san hô.......
-Xây dựng hải cảng.
-Nuôi trồng thủy hải sản.
-Khi nghỉ mát, an dưỡng, tắm biển...
c-Hệ sinh thái vùng ven biển
-Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
-Hệ sinh thái cửa sông.
- Hệ sinh thái rừng trên các đảo.(hệ sinh thái rặng san hô.)


-Mang lại tài nguyên lâm sản giàu có và độc đáo.
-Môi trường nuôi trồng thủy hải sản.
-Phát triển du lịch.
d-Tài nguyên thiên nhiên của biển:

-Khóang sản:
*Dầu khí:→Phân bố
*Ti tan, cát thủy tinh, muối..
-Hải sản:
*Trong biển  Đông : >2000 loài cá,>100 loài tôm, vài chục loài mực......
*Ven các đảo Hòang Sa, Trường Sa có san hô và nhiều tài nguyên quí giá khác.
-Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến và các dịch vụ có liên quan.(cho tiêu dùng và xuất khẩu)
e-Thiên tai::
*Bão: mỗi năm có 3-4 cơn bão qua biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta.
*Sạt lở bờ biển ảnh hưỏng đến quốc lộ I A...
*Ven biển miền Trung: nạn cát bay lấn đất nông nghiệp và làng mạc
-Hậu quả: thiệt hại về người và tài sản..
-Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội vùng ven biển.





8.     Hoạt động  gió mùa Đông và gió mùa Hạ:

GIÓ MÙA
HƯỚNG GIÓ CHỦ YẾU
NGUỒN GỐC
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
TÍNH CHẤT
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU
2.1-
GIÓ MÙA
MÙA ĐÔNG
Đông Bắc
Áp cao Xibia
Miền Bắc (160B trở ra)
Tháng 11 đến tháng 04.
-Đầu mùa:
(Tháng11,12,01)lạnh khô.
-Cuối mùa: (tháng 2,3,4)lạnh ẩm.
-Mùa đông lạnh ở miền Bắc.
- Sự hoạt động của gió mùa ở nước ta kết hợp với yếu tố địa hình và hình dáng lãnh thổ đã khiến khí hậu nước ta có sự phân hóa rõ rệt và càng thêm phức tạp (thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian).
Tín phong Đông Bắc
Áp cao chí tuyến
Hoạt động mạnh ở miền Nam (từ dãy Bạch Mã vào Nam)
Quanh năm.
Nóng, khô, ít mưa.
Mùa khô sâu sắc cho miền Nam
2.2-
GIÓ MÙA
MÙA HẠ
Tây Nam
Nửa đầu mùa: từ áp cao Bắc ấn Độ Dương.
Cả nước













Tháng 5 đến tháng 7
Nóng ẩm.
-Mưa: cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
-Khô và nóng:
+Bắc Trung Bộ
+Duyênhải
NamTrungBộ (do gió Tây khô nóng.)
Giữa và cuối mùa:áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt xích đạo.
Tháng 6 đến tháng 10
Mưa cho cả  nước.

      
9.     Trình bày sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

YẾU TỐ
TÂY NGUYÊN
ĐÔNG TRƯỜNG SƠN
-Lương mưa
-Tây Nguyên mưa vảo mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam.
-Vào Thu- Đông Tây Nguyên là mùa khô.
-Đông Trường Sơn vào mùa hạ lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng.
-Đông Trường Sơn mưa vào Thu-Đông, do địa hình đón gió Đ B từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoat động mạnh, mưa nhiều.

-Nhiệt độ
-Tây Nguyên có nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình.
- Đông Trường Sơn có nhiệt độ cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào.



10.            BIỂU HỊÊN CỦA THIÊN NHIÊN NHỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA QUA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA : ĐỊA HÌNH, SÔNG NGÒI, ĐẤT VÀ SINH VẬT.

THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
BIỂU HIỆN TÍNH NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
NGUYÊN NHÂN
Ý NGHĨA
1.1-ĐỊA HÌNH
- Núi, cao nguyên:
+Xâm thực mạnh ở miền núi: bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều hẻm vực,,,,
+Sự hình thành  địa hình cacxtơ ( hang động ngầm, suối cạn...)
- Đồng bằng: Sự bồi tụ mở rộng nhanh  đồng bằng hạ lưu sông. Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển 60-80m.
-Sinh vật nhiệt đới: hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như:
+Đầm lầy-than bùn (U Minh).
+ Bãi triều đước vẹt ( Cà Mau).
+Các bờ biển san hô.


-Khí hậu nhiệt đới  gió ẩm mùa, mưa nhiều, nền nhiệt cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẻ.
-Địa hình dốc.
-Mất lớp phủ thực vật.
-Quá trình ăn mòn, hòa tan đá vôi, thạch cao trong điều kiện nhiệt ẩm.

























*Thuận lợi:
-Khắc sâu tính trẻ của địa hình, làm mềm mại núi, đồi và bán bình nguyên.
*Khó khăn:
-Xói mòn, rữa trôi, đất bạc màu ở miền núi ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
1.2-SÔNG NGÒI
-Mạng lưới sông ngòi dàyđặc (cả nước có 2.360 sông).
-Dọc bờ biển cứ 20 km có một cửa sông.
-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.


-Chế độ nước thất thường theo mùa:.
+Mùa lũ tương đương mùa mưa.
+Mùa cạn tương đương mùa khô.

-Do địa hình bị cắt xẻ, có nhiều đứt gãy.
-Do mưa lớn, đất dốc, mất lớp phủ thực vật.
-Do ảnh hưởng của gió mùa.
*Thuận lợi:
-Giàu giá trị thủy sản, giao thông, thủy điện.

*Khó khăn:
-Lũ lụt, lũ quét, xây dựng nhiều cầu cống.
1.3-ĐẤT

-Feralit chiếm đa số.
-Tầng đất dầy, đất chua, có màu đỏ vàng.

-Do nhiệt ẩm dồi dào, khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
-Phong hóa mạnh, tầng phong hóa dày, vi sinh vật hoạt động mạnh nên lượng mùn ít.
*Thuận lợi:
-Đất giàu dinh dưỡng.
*Khó khăn:
-Ở vùng trung du, do mất lớp phủ thực vật, mặt đất bị rửa trôi, khô hạn nên quá trình kết von đá ong diễn ra mạnh làm đất xấu, khó canh tác.

1.4-SINH VẬT

-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh quanh phát triển tốt.
-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.


-Do khí hậu nóng, ẩm đất tốt.
-Do hoạt động của gió mùa.




*Thuận lợi:
-Tài nguyên động thực vật phong phú.
-Cung cấp gỗ, lâm sản cho công nghiệp chế biến.





11.            Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.

SO SÁNH
LÃNH THỔ PHÍA BẮC-BẠCH MÃ(VT 16% B)-LÃNH THỔ PHÍA NAM

-KHÍ HẬU
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa,thể hiện sự phân chia 2 mùa ( mưa và khô).

-NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ trung bình năm từ 16-250C, có 3 tháng nhiệt độ <160C

-  Nóng quanh năm.Nhiệt độ trung bình năm >250C và không có tháng nào<20 0C

-CẢNH QUAN
Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới  ẩm gió mùa

- Tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

-SINH VẬT
*Thực vật
*Đông vật
-Trong rừng thành phần loài cây:
*Nhiệt đới chiếm ưu thế
*Á nhiệt đới: dẻ…
*Ôn đới: samu, pơ mu….
Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới

-Các loài thú có lông dài như gấu,

-Trong rừng  thành phần loài cây:
*Rừng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã lai –Indonexia hoặc Ấn Độ -Mianma)
*Rừng nhiệt đới khô như cây thuộc họ dầu (lá rụng vào mùa khô),Tây Nguyên có rừng thưa nhiệt đới khô
-Đông vật là các loài thú lớn như voi, hổ, báo…
-Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….


12.            Thiên nhiên phân hóa theo hướng TÂY –ĐÔNG.

VÙNG
SỰ THAY ĐỔI CỦA THIÊN NHIÊN
1-Vùng đồi núi:
( chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi).


-Đông Bắc
-Cảnh quan cận nhiệt đới gió mùa do hướng núi hình vòng cung, hút gió đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh, đến sớm(tháng 11,12,01)
-Tây Bắc
-Cảnh quan phân hóa:
+Vùng núi Hoàng Liên Sơn cảnh quan vùng ôn đới do đai cao, ít ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc.
+Vùng núi thấp phía Nam cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.
-Tây Trường Sơn
(Tây Nguyên)
-Tây Nguyên mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam.
-Vào Thu- Đông Tây Nguyên là mùa khô.
-Tây Nguyên có nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình.
-Đông TrườngSơn (Duyên hải miền Trung)
-Đông Trường Sơn vào mùa hạ lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng.
-Đông Trường Sơn mưa vào Thu-Đông, do địa hình đón gió đông bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoat động mạnh, mưa nhiều.
- Đông Trường Sơn có nhiệt độ cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào.
2-Vùng đồng bằng ven biển:
( thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dãy đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông)
-Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
-Mỡ rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông.
-Đồng bằng ven biển Trung Bộ
-Hẹp ngang, đáy sâu bị chia cắt mạnh bởi các vũng, vịnh, đầm, phá....

3-Vùng biển và thềm lục địa:
-Thềm lục địa phía bắc và phía Nam.
-Đáy nông mở rộng, có nhiều đảo ven bờ.


13.            THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO:

TÊN ĐAI CAO
KHÍ HẬU
THỔ NHƯỠNG
SINH VẬT
Ý NGHĨA
Đai ôn đới gió mùa trên núi
> 2600m
-Chỉ có ở miền Bắc.(dãyHoàng Liên Sơn)
-Quanh năm nhiệt độ <150C, mùa đông <50C
    Chủ yếu đất mùn thô.

    Các lòai sinh vật ôn đới.

-Phát triển du lịch.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
     >600-700m
đến 2600m

-Thiên nhiên mang sác thái cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
-Khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Đất chủ yếu:

-Đất mùn



-Feralit có mùn.

>1600m
-Rừng phát triển kém, rêu, địa y phủ kín.
<1600m
-Xuất hiện hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

-Cung cấp gỗ.
Đai nhiệt đới gió mùa chân

-MiềnBắc:
600-700m

-Miền Nam:
900-1000m
 -Nhiệt đới gió mùa
-Có diện tích lớn nhất.
   Bao gồm 2 nhóm đất chính:
-Nhóm đất feralit
60%

-Đất  phù sa 24%


*Đồi:
-Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, nhiều tầng, độngvậtphong phú.
*Đồng bằng:
-Rừng nhiệt đới gió mùa +Trên đá vôi +Rừng tràm, +Rừng ngập mặn.
 +Xavan
-Nơi sinh sống chủ yếu của dân cư.
-Cung cấp tài nguyên cho phát triển công nghiệp.
-Dễ canh tác, đất màu mỡ.


14.            Các miền địa lý tự nhiên.




TÊN MIỀM
MIỀN BẮC VÀ
ĐÔNG- BẮC
BẮC BÔ
MIỀN TÂY BẮC VÀ
BẮC TRUNG BỘ
MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
-Pham vi



-Đặc điểm chung
Tả ngạn sông Hồng gồm vùng núi Đông- Bắc và ĐB.SH.

-Quan hệ với Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo.
-Tân kiến tạo nâng lên chủ yếu là đồi núi thấp.
-Gió mùa đông bắc xâm nhập mạnh.
Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã

-Quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình và Tân kiến tạo nâng mạnh.
-Gió mùa đông bắc giảm sút về phía Nam và phía Tây.
Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.


-Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bốc mòn và các cao nguyên bazan.
-Khí hậu
-Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa Đông lạnh
-Mùa Đông: gió mùa Đông-Bắc
xâm nhập mạnh lạnh và mưa phùn.
-Mùa Hè: đón gió Đông-Nam từ biển vào nóng mưa nhiều.
-Thời tiết biến động thất thường và có bão.
-Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa Đông ngắn, khí hậu phân hóa theo độ cao
-Mùa Đông: gió mùa
Đông-Bắc suy yếu và biến tính.
-Mùa Hè: đón gió phơn (gió Lào) khô và nóng
-Nhiều bão, mùa mưa lùi vào thu đông.
-Cận xích đạo. Có hai mùa mua và khô rõ rệt.
-Mùa mưa: Nam bộ đón gió Tây-Nam từ biển vào mưa nhiều.
-Mùa khô: 6 tháng nắng
-Địa hình
-Đồi núi thấp (600m) chiếm ưu thế, chiếm 2/3 diện tích.
-Núi và sông theo hướng vòng cung.
-Có 4 cánh cung lớn hình rẻ quạt quy tụ tại Tam Đảo mở rộng về phía Bắc và phía Nam.
-Núi già trẻ lại, nhiều địa hình đá vôi, cacxtơ



-Đồng bằng: lớn nhất là đồng bằng Sông Hồng hàng năm bồi ra biển
-Địa hình chủ yếu núi trung bình và núi cao.
*Vùng Tây-Bắc:
-Địa hình cao nhất nước.
-Miền duy nhất có  đủ 3 đai cao.
-Có 3 mạch núi chính.
 ( núi trung bình, cao nguyên, núi cao, đồng bằng  xen giữa )
-Hướng TB-ĐN
*Bắc Trung bộ:
Gồm các dãy núi song song so le, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
-Đồng bằng: nhỏ, càng xuống phía Nam càng hẹp, bị chia cắt mạnh.
*Trường Sơn Nam:
- Gôm khối núi cổ KomTum, khối cực Nam Trung bộ và các cao nguyên, sơn nguyên.
-Có địa hình nâng cao mở rộng và tương đối bằng phẳng.
-Sườn  Tây thoải, sườn
Đông dốc mạnh.
 -Có sự bất đối xứng giữa sườn Tây và sườn Đông về địa hình và khí hậu.

-Đồng bằng phía Đông nhỏ hẹp, bị chia cắt.
-Đồng bằng Nam Bộ  rộng, phẳng, mở rộng.

-Phẳng,nhiểu vịnh,đảo,
quần đảo.


-Nhiều cồn cát,bãi biển đẹp, nhiều đầm phá...
-Nhiều vũng vịnh thuận lợi nuôi trồng thủy hải sản......
-Sông ngòi
-Mạng lưới sông ngòi dầy đặc.Hướng vòng cung và Tây Bắc-Đông Nam.

-Sông có độ dốc lớn, ngắn, có tiềm năng thủy điện
- Hướng TB-ĐN, ở Bắc Trung bộ T→Đ
Có 3 hệ thống sông chính:
-Các sông ven biển hướng T→Đ ngắn, dốc.
-Hệ thống sông Đồng Nai.
-Hệ thống sông Cửu Long
-Sinh vật
-Đai cận nhiệt đới, thực vật phương Bắc phát triển.
-Rừng nhiệt đới thường xanh.
Có đủ hệ thống đai cao:
-Đai nhiệt đới <700m
-Đai cận nhiệt đới
700m→2600m.
-Đai ôn đới >2600m
-Thực vật xích đạo, nhiệt đới ẩm chiếm ưu thế
-Nam bộ có rừng  ngập mặn (đước và tràm)
-Khóang sản
Giàu: than, sắt, thiếc, vonfran, VLXD, bạc, chì, kẻm....
Thíêc, sắt, apatit, crom, titan,VLXD..
-Tây Nguyên: nghèo khóang sản chỉ có Bôxít
-Nam bộ: Dầu mỏ , khí đốt
Thế mạnh
-Địa hình nhiều kiểu, hấp dẫn khách du lịch.
-Khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, mùa vụ.
-Giàu thủy năng, khoáng sản.
-Thủy điện, biển, đất feralit đỏ vàng.
-Đồng bằng rộng, màu mỡ, giàu giá trị thủy điện.
-Khí hậu nóng, ẩm.
-Giàu dầu mỏ, khí đốt.
-Tài nguyên biển giàu có.
Hạn chế
-Mùa đông lạnh.
-Đồi núi trọc.
-Núi đồi hiểm trở bị chia cắt.
-Đồng bằng hẹp,ít màu mỡ.
-Thiên tai: bão, lũ, hạn hán..
-Nhiểm phèn, nhiểm mặn.
-Tài nguyên suy thoái.
    
15.             Đặc điểm địa hình  và khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mối quan hệ với nhau như thế nào?


               Đặc điểm địa hình khí hậu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mối quan hệ với nhau như sau:

ĐỊA HÌNH
KHÍ HẬU
*Sự sắp xếp địa hình từ Tây sang Đông:
-Có 4 cánh cung lớn hình rẻ quạt mở ra về phía Bắc và Đông Bắc quy tụ tại Tam Đảo.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của gió. Do đó, nền nhiệt của miền thấp nhất cả nước.
-Các thung lũng sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng.

-Là những hành lang hút gió mùa Đông Bắc từ lục Trung Quốc tràn sang một cách dễ dàng nhanh chóng, hình thành mùa đông lạnh nhất nước.
-Cánh cung duyên hải: Yên Tử, Đông Triểu, Móng Cái,



 -Ngăn cản tác động của biển làm cho khu vực bên trong (Lạng Sơn, An Châu, Đình Lập) trở  nên khô nóng, ít mưa hơn so với vùng duyên hải Quảng Ninh, Móng Cái.
-Đồng bằng sông Hồng:
Vào mùa hạ hình thành một hạ áp hút gió mùa Tây-Nam thành Đông-Nam tạo nên hình thái thời tiết khá đặc biệt như mưa ngâu hoặc những đợt nắng nóng do gió Lào tràn qua.

                    

16.             So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a ) Giống nhau:
-Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó diên tích đồi núi chiếm ưu thế.
-Khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc lạnh.
b ) Khác nhau:
YẾU TỐ
MIỂN BẮC VÀ
ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
MIỂN TÂY BẮC VÀ
BẮC TRUNG BỘ
-Địa hình
- Chủ yếu là đồi núi thấp chiếm ưu thế   ( chiếm 2/3 diện tích)
-………………………………………...
-…………………………………….......
-………………………………………..
-………………………………………...
………………………………………….

Địa hình núi cao (1%), núi trung bình chiếm ưu thế.
-……………………………………..
-……………………………………...
-……………………………………...
-……………………………………...
………………………………………
………………………………………
………………………………………

-Khí hậu
Chịu tác đông chịu tác đông mạnh của gió mùa Đông Bắc
Tác đông của gió mùa Đông Bắc yếu dần (từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.)
-Tài nguyên
Khóang sản phong phú hơn (Atlat kể ra?)
Rừng phong phú hơn (Atlat kể ra?)
Do ?....................................................

-Khó khăn
Sự thất thường của thời tiết, sương muối……..                                                 
Bão, lủ, hạn hán, sương muối…..








17.            Trình bày những biểu hiện suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật ở nước ta.


TÀI NGUYÊN
1-TÀI NGUYÊN RỪNG
2-ĐA DANG SINH VÂT
1-THỰC TRẠNG
-Diện tích rừng suy giảm nhanh, đặc biệt từ 1943 đến 1983.Độ che phủ rừng và chất lượng hiên nay cũng giảm.
-Từ 1983 đến 2005 mặc dù diện tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng suy thoái ( 70% rừng nghèo và rừng mới phục hồi).
-Bình quân diện tích rừng đầu người thấp: 0,14 ha (thế giới 1,6 ha).

-Nước ta có thành phẩn lòai kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen sinh vật phong phú và đa dạng.
- Nước ta đã đưa  360 loài thực vật và 350 loài động vật  vào Sách đỏ Việt Nam.
-Hiện nay, suy giảm về số lương lòai, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
2-NGUYÊN NHÂN

Những thay đổi của tài nguyên sinh vật liên quan đến một số chương trình phát triển kinh tế-xã hội.
-Khai thác quá mức (du canh du cư, khai thác bừa bãi).
-Chưa có những chủ trương, biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu.
-Do chiến tranh cháy rừng.
        Suy giảm tài nguyên sinh vật chủ yếu do các hoạt động kinh tế-xã hội.
-Khai thác quá mức.
-Kĩ thuật lạc hậu.
-Ý thức con người chua cao.
3-
HẬU QUẢ
-Với môi trường: Tăng diện tích đất trống đồi trọc, xói mòn đất, nguồn gen giảm sút, sinh vật tuyệt chủng, mất cân bằng tài nguyên nước.
-Với kinh tế-xã hội: ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, mất nguồn sống của đồng bào dân tộc, đe dọa môi trường sống.
-Mất dần nguồn gen quý.

4-
BIỆN
PHÁP

-Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
-Ban hành luật bảo vệ môi trường.
-Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân.
-Xây dựng hệ thống vườn Quốc giavà mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên.
-Ban hành: Sách đỏ.
-Dùng pháp luật để hạn chế vi phạm.






18.            Nêu tình trạng suy thóai tài nguyên đất. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng
TÀI NGUYÊN
3-TÀI NGUYÊN ĐẤT
1-
HIỆN TRẠNG
-Diện tích đất tự nhiên ở nước ta là 33 triệu ha (thứ 58 trên thế giới).Do dân số đông nên bình quân đất tự nhiên đầu người là 0,1 ha/ người.(128/200 quốc gia).
-Số lượng: có 28,5% triệu ha đất chưa sử dụng, đồng bằng chỉ có 350.000 ha còn 5 triệu ha ở miền núi nhưng là đất trống, đồi trọc bị đe dọa hoang mạc hóa.
-Khả năng mở rộng đất có hạn, cải tạo đất khó khăn.
2-
NGUYÊN NHÂN
-Mất rừng, chế độ canh tác chưa hợp lý.
-Đất bị  nhiễm phèn mặn.
-Hiện tượng đá ong hóa khiến đất bị thoái hóa.
2-
BIỆN
PHÁP
Nhà nước ta có nhiểu biện pháp hợp lý:
a-Đối với đất vùng núi trung du: để chóng xói mòn
+Đất dốc:phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông lâm như trồng cây trên đỉnh , trồng cỏ ở sườn, làm ruộng bậc thang....
+Đất hoang đồi trọc: bằng các biện pháp kết hợp bảo vệ rừng và  định  canh định cư.
b-Đối với đồng bằng:
-Có kế hoạch cải tạo đất bạc màu và mở rộng diên tích đất nông nghiệp.
-Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
-Chống ô nhiễm đất.



19.            Nêu các loại tài nguyên khác cần sừ dụng hợp lý và bảo vệ.

TÀI NGUYÊN
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CÁC BIÊN PHÁP BÀO VỆ
1-NƯỚC
-Chưa hợp lý. Chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu qua thấp.
-Khai thác nước ngầm quá mức, hạ thấp mực nước,lún đất.
-Ô nhiễm và thiếu nước ngọt.
-Xây dựng các công trình chứa nước.
-Quy hoạch các công trình chứa  nước.
-Có các biện pháp hành chính để xử lý các trường hợp vi phạm.
-Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân.
2-KHOÁNG SẢN
Nhiều, đa số mỏ nhỏ, phân tán, khó khai thác, gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
-Quản lý chặt việc khai thác.
-Xử lý vi phạm.
3-DU LỊCH
Ô nhiễm môi trường khiến cảnh quan du lịch suy thoái.
Bảo tồn, tôn tạo giá trị du lịch, phát triển du lịch sinh thái.
4-KHÍ HẬU
Chưa được khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả.
Xây dựng các ngành kinh tế để sử dụng hiệu quả.
5-BIỂN
Khoáng sản, hải sản đang được khai thác bừa bãi, ô nhiễm môi trường.
Khai thác tổng hợp.


20.            Hãy nêu thời gian hoat động và hậu quả của bảo ở Vịêt Nam và biện pháp phòng chống bão.

THIÊN TAI
PHÂN BỐ
NGUYÊN NHÂN-HẬU QUẢ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1-BÃO
-Thời gian: Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 12 tập trung nhiều nhất vào tháng 9.
-Mùa bão: chậm dần từ Bắc vào Nam.
-Bão hoat động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, đặc biệt từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi, sau đó là đồng bằng Bắc Bộ.

-Nguyên nhân:Trung tâm bão gió mạnh kèm  theo mưa lớn → ngập lụt...
-Trên biển: lật tàu thuyền.
-Tàn phá: nhà cửa, công trình công cộng, lũ lụt trên diên rộng.
-Gió bão làm nước biển  dâng cao gây ngập lụt cho vùng ven biển..
→Gây ảnh hưởng đến sản xuất nhất là đời sống nhân dân vùng ven biển.

-Nhờ vệ tinh báo về quá trình hình thành và đường đi của bão.
-Trên biển khi có bão tàu thuyền phải trú ẩn hoặc về đất liền.
-Cũng cố công trình đê biển, sơ tán dân.
-Chống lũ đi đôi với chông úng ở đồng bằng và chống lũ, chống sạt lỡ ở miền núi.
2-NGẬP LỤT
Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng:
-Châu thổ sông Hồng.


-Đồng bằng Sông Cửu Long.
-Bắc Trung Bộ và hạ lưu sông ở Nam Trung bộ.
-Nguyên nhân:
+Mưa lớn, tập trung, mặt đất thấp, có đê sông, nhiều ô trũng, mức độ đô thị hóa cao.
+Mưa lớn, triều cường.
+Mưa bão, nước biển dâng, lũ.
→Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ Hè Thu ở đồng bằng.

-Xây dựng các công trình thủy lợi để thoát lũ.
-Đồng bằng Sông Cửu Long: xây dựng các công trình ngăn tác động của triều cường.
3-LŨ QUÉT
-Vùng núi phía Bắc.
-Vùng núi từ Hà Tỉnh đến Nam Trung Bộ.
-Nguyên nhân:
Mưa lớn, địa hình bị cắt xẽ mạnh, mất lớp phủ thực vật.
→Gây thiệt hại lớn cho đời sống nhân dân và sản xuất những vùng lũ đi qua.

- Quy hoach các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm.
-Biện pháp kĩ thuật, trồng rừng, áp dụng biện pháp kĩ thuật trên đất dốc.
4-HẠN HÁN
Ở nhiều nơi:
-Miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sơn La, Bắc Giang.
-Miền Nam:
* Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp ở Tây Nguyên.
*Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
-Nguyên nhân:Môi trường suy thoái dẫn đến mùa khô kéo dài.
→Gây ảnh hưởng:
-Thiếu nước cho sinh hoat và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thiêu hủy rừng.
-Xây dựng các  công trình thủy lợi, hồ chứa nước.

5-ĐỘNG
ĐẤT
Những khu vực thường xảy ra động đất ở nước ta:
-Động đất mạnh nhất: Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung
-Vùng biển:tập trung ở vùng biển Nam Trung Bộ



21.            Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng đối với   phát triển KT-XH ở nước ta.

KHU VỰC
ĐỒI NÚI
ĐỒNG BẰNG
-THẾ MẠNH
-Tự nhiên:
+Địa hình:
+TNTN
-Nông nghiệp:
-Công nghiệp:
-Dịch vụ:

-Khóang sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều lọai khóang sản có giá trị với trữ lượng khá lớn là nguyên liệu của nhiểu ngành công nghiệp.
-Núi cao, sông lớn, nguồn nước dồi dào:
+Nguồn thủy năng dồi dào ( tiềm năng thủy điện lớn)
+Tạo cơ sở cho phát triển lâm, nông nghiệp nhiệt đới.
+Ở vùng núi cao có thể trồng được các lòai thực vật cân nhiệt và ôn đới



- Đồi có nhiều đồng cỏ: phát triển chăn nuôi đại gia súc.
-Đất trồng: hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả...  
-Tiềm năng du lịch sinh thái


 
- Khóang sản: Khu vực đồng bằng tập trung nhiền khóang sản để phát triển  công nghiệp ( than nâu, than bùn, đất sét, dầu, khí....)
-Mạng lưới sông ngòi dầy đặc, nguồn nước dồi dào:thuận lợi giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy hải sản.
-Địa hình: thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng ( đô thị , giao thông , trung tâm thương mại)
-Rừng
+Tạo cơ sở cho phát triển lâm nghiệp nhiệt đới như hệ sinh rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thá`i rừng trên các đảo. 
-Phát triển nhiệt điện ( than,  dầu khí)
-Đời sống thuận lợi cho cư trú và sản xuất.
- Đất trồng:Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
-Tiềm năng du lịch sinh thái
-HẠN CHẾ
-Nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều suối sâu, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế với các vùng.
-Các thiên tai: lũ quét,lỡ đất, trượt đất, lốc, mưa đá, sương muối.....gây tác hại đến sản xuất và đời sống
-Thiên tai ?





Xem thêm tại đây...
=>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo.
 Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé....
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang