Phân tích cơ cấu vận chuyển hàng hoá và luân chuyển hàng hoá của các phương tiện giao thông vận tải nước ta trong những 1995 và 2001.

Cho bảng số liệu dưới đây về khối lượng vận chuyển hàng hoá và khối lượng luân chuyển hàng hoá, hãy phân tích cơ cấu vận chuyển hàng hoá và luân chuyển hàng hoá của các phương tiện giao thông vận tải nước ta trong những 1995 và 2001.

Loại phương tiện
KLVC hàng hoá (Nghìn tấn)
KLL hàng hoá (Triệu Tấn/km)
Năm
1995
2001
1995
2001
Tổng số
87219,9
145813,4
21858,9
44079,0
Đường ô tô
55952,1
93233,7
2967,4
5399,5
Đường sắt
4515,0
6390,6
1750,6
1994,3
Đường sông
20050,9
31879,9
2248,2
3245,1
Đường biển
6669,9
14261,0
14793,3
33319,8
Đường không
32,0
48,2
99,4
120,3
NGTK2001 trang 390- 405
Hướng dẫn giải:
1- Xử lí số liệu.
- Tính tốc độ tăng trưởng của tổng số KLVC hàng hoá và KLLCHH của năm 2001 so với năm 1995, lấy năm 1995 = 100%
- Tính cơ câú KLVCHH của năm 1995 và 2001, lấy tổng số là 100%
- Tính cơ câú KLLCHH của năm 1995 và 2001, lấy tổng số là 100%
-          Tính cự ly vận chuyển trung bình (km) theo công thức:
CLVC = KLLC/KLLC
(Chú ý đơn vị của KLLC (tính bằng triệu tấn. km), để phù hợp với KLVC (tính bằng nghìn tấn) cần nhân KLLC với 1000).

 Kết quả như sau:
Năm
Cơ cấu KLVC (%)
Cơ cấu KLLC (%)
Năm
1995
2001
1995
2001
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
Đường ô tô
64,15
63,94
13,58
12,25
Đường sắt
5,18
4,38
8,01
4,52
Đ­ường sông
22,99
21,86
10,29
7,36
Đu­ờng biển
7,65
9,78
67,68
75,59
Đư­ờng không
0,04
0,03
0,45
0,27

Cự ly vận chuyển trung bình (km)

Loại phương tiện
Cự li VCTB (km)
Năm 2001 so với 1995 =100%

1995
2001
KLVC
KLLC
Tổng số
251
302
167,2
201,7
Đường ô tô
53
58
166,6
182,0
Đường sắt
388
312
141,5
113,9
Đ­ường sông
112
102
159,0
144,3
Đu­ờng biển
2218
2336
213,8
225,2
Đư­ờng không
3106
2496
150,6
121,0
2) Phân tích.
a)       Tất cả các phương tiện.
-          KLVC tăng 1,67 lần;
-          KLLC tăng 2,02 lần, cao hơn so với KLVC
-          Cự li vận chuyển trung bình đã tăng từ 251 km lên 320km
-          Là do: kinh tế đang phát triển mạnh, CSVCKT đã được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hoá; sự phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ đang phát triển mạnh mẽ...
b)       Sự chuyển dịch cơ cấu KLVC và KLLC hàng hoá theo từng phương tiện.
*) Đường bộ.
Chiếm tỉ trọng lớn nhất ... Tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với trung bình. Cự li vận chuyển thích hợp với cự li ngắn chỉ đạt 53km năm 1995 và 58km năm 2001. Do đó KLVC cao nhưng tỉ trọng trong KLLC lại nhỏ hơn rất nhiều. Tỉ trọng có xu hướng giảm dần cả trong KLVC và KLLC...
Phương tiện ô tô chiếm tỉ trọng lớn là do...Sự giảm dần tỉ trọng của phương tiện này có liên quan tới giá cước vận chuyển của ô tô cao hơn, sự cạnh tranh của các phương tiện khác...
*) Đường sắt.
            Chiếm tỉ trọng nhỏ trong KLVC và KLLC. Tỉ trọng KLLC lơnăng suất hơn so với KLVC là do phương tiện này thích hợp với cự li dài. Cự li vận chuyển của đường sắt đạt 388 km năm 1995 và giảm chỉ còn 312km năm 2001. Tốc độ tăng trưởng của đường sắt thấp nhất trong số các phương tiện nên tỉ trọng giảm mạnh nhất là trong KLLC.
Lí do...
*) Đường sông.
Có vị trí quan trọng trong KLVC và KLLC. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tocó độ chung; Cự li vận chuyển chỉ bằng 1/3 so với cự li chung. Tỉ trọng của loại phương tiện này giảm cả trong KLVC và KLLC.
Nguyên nhân của sự giảm trên là do.... (HS tự trả lời)
*) Đường biển
Có tốc độ tăng lên rất nhanh, cao hơn nhiều so với tốc độ chung.
Mặc dù có tỉ trọng thấp trong KLVC nhưng lại chiểm tỉ trọng rất cao trong KLLC. Là do cự li vận chuyển của phương tiện này rất lớn, đạt tới 2218km năm 1995 và 2336km năm 2001. Kết quả là tỉ trọng của phương tiệnnày tăng lên mạnh cả trong KLVC và KLLC.
Nguyên nhân: hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh; sự phát triển của ngành dầu khí; Nhà nước đầu tư hiện đại hoá phương tiện và cảng biển...
*) Đường không.
             Có tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu KLVC. Tỉ trọng trong cơ cấu KLLC có cao hơn KLVC là do cự li vận chuyển lớn, đạt tới 3106km năm 1995 và giảm chỉ còn 2496km năm 2001. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn hơn so với tóc độ chung. Kết quả là ngành hàng không có tỉ trọng giảm dần cả trong KLVC và KLLC.
Nguyên nhân là do, mặc dù ngành này có CSVC hiện đại nhưng do tác động của sự kiện 11/9 nên hoạt động hàng không bị suy giảm; cước phí vận chuyển đắt nên chỉ vận chuyển các loại hàng đặc biệt.
=> KL: Mỗi phương tiện có những ưu điểm, nhược điểm trong việc vận tải hàng hoá. Trong số đó, phương tiện ô tô giữ vai trò lớn nhất, đường sông chiếm vị trí thứ hai. Ngành đường biển có tỉ trọng KLVC hàng hoá thấp những do cự li vận chuyển xa nên chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu KLLC.





Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang