Tính tỉ lệ gia tăng dân số của các nước và của tổng số dân trong toàn khu vực trong các năm 1998- 2000

Cho bảng số liệu sau đây về số dân của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hãy tính tỉ lệ gia tăng dân số của các nước, và của tổng số dân trong toàn khu vực trong các năm 1998- 2000 và nhận xét tình hình tăng dân số và các biện pháp giải quyết vấn đề dân số ở các nước Đông Nam Á
(Đơn vị Nghìn người )
TT
Năm
1995
1998
1999
2000
1
Brunây
296,0
323,1
330,7
338,4
2
Campuchia
10160,0
11440,0
11600,0
12200,0
3
Inđônêxia
194760,0
204390,0
207440,0
210490,0
4
Lào
4600,0
4950,0
5090,0
5220,0
5
Malaixia
20690,0
22180,0
22710,0
23270,0
6
Mianma
44740,0
47260,0
48120,0
49000,0
7
Philippin
70300,0
75200,0
76800,0
78400,0
8
Thái lan
59400,0
61200,0
61810,0
62410,0
9
Xinhgapo
3530,0
3920,0
3950,0
4020,0
10
Việt Nam
71995,5
75356,3
76596,7
77635,4
Hướng dẫn giải:
1-Xử lý số liệu:
  • Tính tổng số dân trong toàn khu vực.
  • Tính gia tăng dân số năm 1999 lấy số dân năm 1998 = 100%.
  • Tính gia tăng dân số năm 2000 lấy số dân năm 1999 là 100%.
  • Tính gia tăng số dân của năm 2000 so với năm 1995, năm 1995 là 100%.

Tên quốc gia
1995
1998
1999
2000
2000 so
với 1995
Tăng (%)
%/năm
1
Brunây
100,0
109,2
3,1
102,4
102,3
114,3
2
Campuchia
100,0
112,6
4,2
101,4
105,2
120,1
3
Inđônêxia
100,0
104,9
1,7
101,5
101,5
108,1
4
Lào
100,0
107,6
2,5
102,8
102,6
113,5
5
Malaixia
100,0
107,2
2,4
102,4
102,5
112,5
6
Mianma
100,0
105,6
1,8
101,8
101,8
109,5
7
Philippin
100,0
107,0
2,3
102,1
102,1
111,5
8
Thái lan
100,0
103,0
1,0
101,0
101,0
105,1
9
Xinhgapo
100,0
111,0
3,7
100,8
101,8
113,9
10
Việt Nam
100,0
104,7
1,6
101,6
101,4
107,8
Tổng số (Tr Ng )
480471,5
506219,4

514447,4
522983,8

Cộng
100,0
105,4
1,8%
101,6
101,7
108,8
 2-Nhận xét.
a-       Tổng số dân trong toàn khu vực.
Đông Nam Á có số dân đông và tăng liên tục trong thời kỳ 1995 tới năm 2000. Năm 1995 có 480 trệu dân, tới năm 2000 là 523 triệu dân. Quốc gia đông dân nhất là Inđônêxia với 210 triệu người, quốc gia có số dân ít nhất là Brunây với 338 nghìn người. Việt nam đứng hàng thứ hai về dân số. Giai đoạn 1995 - 1998, trung bình tăng 1,8%/năm Năm 1999 tăng 1,6% so với năm 1998, năm 2000 tăng 1,7% so với năm 1999. Như vậy mức tăng dân số của toàn khu vực luôn ở mức cao. Mức giảm là không đáng kể, chỉ khoảng 0,1% trong suốt thời kỳ 1995-2000.
Lý do tỉ lệ gia tăng dân số trong khu vực giảm chậm là do nhiều nguyên nhân: tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ văn hoá thấp; mức sóng còn thấp.
b-       Trong khu vực có sự phân hoá về tốc độ tăng dân số
Nhóm nước có gia tăng cao. Brunây với mức tăng 3,1%/năm trong giai đoạn 1995 - 1998 và liên tục tăng với mức 2,3-2,4%/năm các năm tiếp theo; Lào với mức tăng rất cao, luôn từ 2,5%/năm trong cả thời kỳ 1995- 2000; Campuchia tăng với mức kỷ lục là 4,2%/năm, và nhất là năm 2000 so với năm 1999 với mức 5,2%; Malaixia với mức tăng 2,4 tới 2,5%/năm; Philíppin với mức 2,1 tới 2,3%/năm; Xinhgapo tăng rất mạnh vào giai đoạn 1995- 1998 với 3,7%/năm, và năm 2000 so với năm 1999 là 1,8%; nhưng vào năm 1999 so với năm 1998 chỉ tăng có 0,8%. Quốc gia có mức tăng dân số cao nhất là Campuchia với mức tăng 20,1% sau 6 năm. Các nước Brunây, Lào, Malaixia cũng có mức tăng cao trên 10% sau 6 năm.
Nhóm nước có gia tăng thấp. Mianma với mức tăng đều trong cả thời kỳ là 1,8%/năm; Thái Lan với mức tăng đều trong cả thời kỳ là 1,0%/năm; Inđônêxia với mức tăng là 1,5- 1,7%/năm; Việt Nam với mức tăng đều trong cả thời kỳ là 1,6 -1,4%/năm;
 3-Hướng giải quyết sự tăng dân
Để giảm gia tăng dân số các nước trong khu vực cần học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong vấn đề giảm tỉ lệ tăng dân số. Các biện pháp chính mà nước ta đã thực hiện là:
Nâng cao trình độ văn hoá, thực hiện mỗi gia đình chỉ có 2 con;
Phát triển y tế giáo dục; tăng cường giáo dục dân số;
Gắn việc giảm gia tăng dân số với việc giải quyết cấc vấn đề lao động, việc làm, phân bố lại dân cư.







Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang