Trắc nghiệm 12 - ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Câu 1. Khu vực có gia tăng dân số tự nhiên cao nhất của nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.                                   B. Tây Nguyên
C. Trung du miền núi phía Bắc.                          D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ dân số là:
A. Tỷ lệ sinh cao.                                                 B. Số người nhập cư nhiều.
C. Dân số tăng quá nhanh.                                   D. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều: A. - Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
-  Đồng bằng sông Hồng mật độ 400 người/km², Đồng bằng sông Cửu long đông hơn.
-  Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
B.  - Miền núi chiếm 30% dân số, Đồng bằng chiếm 70% dân số.
-  Đồng bằng sông Hồng mật độ 1200 người/km², Đồng bằng sông Cửu long bằng 1/3.
-  Nông thôn chiếm 80% dân số, thành thị chiếm 20% dân số.
C.  - Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
-  Đồng bằng sông Hồng mật độ 1200 người/km²,  Đồng bằng sông Cửu long bằng 1/3.
-  Nông thôn chiếm 50% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
D.  - Miền núi chiếm 20% dân số, Đồng bằng chiếm 80% dân số.
-  Đồng bằng sông Hồng mật độ 1000 người/km², Đồng bằng sông Cửu long bằng 1/3.
-  Nông thôn chiếm 60% dân số, thành thị chiếm 50% dân số.
Câu 4. Giải pháp nào hợp lý nhất để tạo sự cân đối dân cư: A. Giảm tỷ lệ sinh ở những vùng đông dân.
B.  Di cư từ đồng bằng lên miền núi.
C.  Tiến hành đô thị hoá nông thôn.
D.  Phân bố lại dân cư giữa các vùng, miền và các ngành.
Câu 5. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là: A. Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.
B.  Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên.
C.  Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây.
D.  Thái Bình, Thanh Hoá.
Câu 6. Nơi có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Việt Nam là:
A. Tây Nguyên.                                               B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Duyên hải miền Trung.            D. Đồng bằng sông Cửu long Câu 7. Chất lượng cuộc sống là:
A.  Khái niệm phản ánh độ được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, tinh thần và chất lượng môi trường.
B.  Sự phản ánh tuổi thọ trung bình của dân cư.
C.  Sự phản ánh mức độ học vấn của người dân.
D.  Sự phản ánh mức độ sống của người dân.
Câu 8. Nơi có thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất của nước ta là:
A.Miền núi trung du phía Bắc.                       B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ.                                           D. Tây Nguyên
Câu 8. Để đảm bảo công bằng xã hội, văn minh, đảm bảo sự phát triển các nguồn lực con người và phát triển bền vững về kinh tế xã hội thì vấn đề cấp thiết đặt ra với nước ta hiện nay là:
A.Xoá đói giảm nghèo.                                   B. Phát triển đô thị hoá C. Tăng việc trợ cho các vùng khó khăn.        D. Đẩy mạnh phát triển giáo dục
Câu 10. Phương hướng xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay là: A.Chú ý những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.
B.  Đẩy mạnh phát triển nông thôn và cải tiến hệ thống bảo trợ xã hội.
C.  Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo.
D.  Cả ba phương hướng trên.
Câu 11. Lực lượng lao động có kỹ thuật được tập trung đông nhất ở: A. Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
B.  Hà Nội- Hải Phòng- TPHCM- Đà Nẵng.
C.  Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D.  Miền núi và trung du phía Bắc.
Câu 12. Nguyên nhân làm cho người lao động nước ta có thu nhập thấp là do: A. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.
B.  Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp.
C.  Phải nhập nguyên liệu với giá cao.
D.  Sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh lớn.
Câu 13. Chiếm tỉ lệ lao động cao nhất hiện nay là:
A.  Lao động hoạt động trong khu vực sản xuất vật chất.
B.  Lao động hoạt động trong ngành dịch vụ.
C.  Lao động hoạt động trong ngành du lịch.
D.  Lao động hoạt động trong khu vực không sản xuất vật chất nói chung.
Câu 14. Để nâng cao chất lượng về mặt văn hoá trong đời sống văn hoá- xã hội thì cần phải: A.Ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các bệnh viện.
B.  Tuyệt đối không cho du nhập văn hoá nước ngoài.
C.  Nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
D.  Đưa văn hoá về tận vùng sâu, vùng xa.
Câu 15. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của người dân tăng là do:
A.  Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt.
B.  Đời sống nhân dân phát triển.
C.  Mạng lưới y tế phát triển.
D.  Có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại.
Câu 16. Nguyên nhân chính làm cho nước ta có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá thế giới là do: A.Số người đi lao động học tập ở nước ngoài đông.
B.  Người nước ngoài vào Việt Nam đông.
C.  Sự phát triển của mạng lưới thông tin.
D.  Do sức hấp dẫn của văn hoá nước ngoài.
Câu 17. Dân số Việt Nam thuộc loại trẻ vì có cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng thể dân số như sau:
(năm 1989)
A.  - Dưới độ tuổi lao động: 41,2%
-  Trong độ tuổi lao động: 50,5%
-  Ngoài độ tuổi lao động: 8,3%
B.  - Dưới độ tuổi lao động: 41,2%
-  Trong độ tuổi lao động: 43,5%
-  Ngoài độ tuổi lao động: 15,3%
C.  - Dưới độ tuổi lao động: 36,5%
-  Trong độ tuổi lao động: 50,5%
-  Ngoài độ tuổi lao động: 13%
D.  - Dưới độ tuổi lao động: 36,5%
-  Trong độ tuổi lao động: 43,5%
-  Ngoài độ tuổi lao động: 10%
Câu 18. Nhịp độ gia tăng dân số biến đổi qua các thời kỳ, và tăng nhanh nhất trong thời kỳ:
A.1931- 1960.                                                 B. 1965- 1975
C. 1979- 1989.                                                D. 1990- 2000
Câu 19. Gia tăng dân số tự nhiên là:
A.Hiệu số của số người nhập cư và số người xuất cư.                B. Hiệu số của tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. Tỷ lệ sinh cao.                                                                         D. Tuổi thọ trung bình cao.
Câu 20. Đối với các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long thì vấn đề cần quan tâm nhất trong sự nghiệp giáo dục hiện nay là:
A.Đa dạng hoá loại hình đào tạo.                                                 B. Xoá mù và phổ cập tiểu học.
C. Nâng cao trình độ học vấn cho người dân.                              D. Xây dựng hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.
Câu 21. Theo số liệu thống kê năm 2006, số dân nước ta là:
A.81,5 triệu người.             B. 82,6 triệu người.            C. 83,4 triệu người.            D. 84,1 triệu người.
Câu 22. Dân số nước ta đứng hàng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?
A. 3.                                    B. 4.                                    C.5.                                     D. 6
Câu 23. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ ba sau: A.Malaixia và Thái Lan.                           B. Inđônêxia và Philíppin.
C. Mianma và Lào.                                    D. Malaixia và Inđônêxia.
Câu 24. Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới?
A. Thứ 11.                          B. Thứ 12.                          C. Thứ 13.                            D. Thứ 14.
Câu 25. Nước ta có bao nhiêu dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thố của đất nước?
A. 53 dân tộc.                      B. 54 dân tộc.                     C. 55 dân tộc.                      D. 56 dân tộc.
Câu 26. Dân tộc kinh chiếm bao nhiêu phần trăm dân số nước ta?
A. 86,2%.                             B. 87,3%.                           C. 88,6%.                            C. 89,4%.
Câu 27. Theo số liệu điều tra dân số 1/4/1999, dân tộc có số dân đứng thứ hai sau dân tộc Việt ( kinh ) là:
A.  Tày.                                 B. Thái                                C.Mường.                           D. Khơ-me.
Câu 28. Người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở:
A.Braxin, Canađa.                                                           B. Trung Quốc, Liên Bang Nga.
C.Hoa Kì, Ôxtrâylia.                                                       D. Camphuchia, Lào, Trung Quốc.
Câu 29. Hiện nay, cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc ít người, vì:
A.Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
B.  Sự phát triển kinh tế-xã hội giữa các dân tộc có sự chênh lệch đáng kể.
C.  Cả hai đều đúng.
D.  Cả hai đều sai.
Câu 30. Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt vào:
A.Nửa cuối thế kỉ XIX                                             B. Nửa đầu thế kỉ XX.
C. Nửa cuối thế kỉ XX.                                             D. Nửa đầu thế kỉ XXI.
Câu 31. Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là:
A. 23,45 triệu người.                                                 B. 34,52 triệu người.
C. 42,53 triệu người.                                                 D. 53,24 triệu người.
Câu 32. So với dân số cả nước, dân số hoạt động kinh tế của nước ta ( 2005 ) chiếm:
A. 41,2%.                      B. 51,2%.                        C. 61,2%.                        D. 71,2%.
Câu 33. Lao động nước ta mỗi năm tăng hơn:
A.  1 triệu người.           B. 1,5 triệu người.           C. 2 triệu người.              D. 2,5 triệu người.
Câu 34. Ý nào sau đây không đúng với nguồn lao động của nước ta hiện nay? A. Nguồn lao động dồi dào.
B.  Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
C.  Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
D.  Cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ.
Câu 35. Chất lượng lao động của nước ta ngày càng được nâng lên là nhờ: A.Xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
B.  Đưa hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề vào trường phổ thông.
C.  Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D.  Những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 36. Theo số liệu thống kê năm 2005, tỉ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo ở nước ta chiếm:
A.25%.                           B. 35%                          C. 45%                               D. 55%.
Câu 37. Trong cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ( năm 2005 ) chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động đã qua đào tạo:
A. Trung cấp chuyên nghiệp.                              B. Có chứng chỉ nghề sơ cấp.
C. Cao đẳng, đại học.                                          D. Trên đại học.
Câu 38. Cơ cấu lao động phân theo khu kinh tế ở nước ta đang có dự chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ lệ lao động ở khu vực II, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực I và khu vực III.
B.  Tăng tỉ lệ lao động ở khu vực II và khu vực III, giảm tỉ lệ lao động ở khu vực I.
C.  Tăng tỉ lệ lao động ở khu vực III, giảm tỉ lệ lao động ở khu vực I và khu vực II.
D.  Giảm tỉ lệ lao động ở khu vực III, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực I và khu vực II.
Câu 39. Trong cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vưc kinh tế ở nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A.Công nghiệp-xây dựng.                                              B. Dịch vụ.
C. Nông-lâm-ngư nghiệp.                                               D. Công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
Câu 40. Trong cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005, tỉ lệ lao động trong khu vực I ( nông-lâm-ngư nghiệp ) chiếm:
A.35,4%.                          B. 48,2%.                          C. 57,3%.                          D. 69,8%.
Câu 41. Mật độ dân số ở Tây Nguyên năm 2006 là:
A.Nhỏ hơn Tây Bắc.                                                B. Lớn hơn Đông Bắc.      
C. Lớn hơn Bắc Trung Bộ.                                      D. Lớn hơn Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 42. Vùng có mật độ dân số trung bình cao thứ 2 ở nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng  bằng sông Hồng.                                      D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 43. Sự phân bố dân cư không đều ở nước ta thể hiện giữa:
A. Đồng bằng với trung du, miền núi.                                         B. Thành thị với nông thôn.
C. Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long.          D. Tất cả các ý trên.
Câu 44. Tỉ lệ dân nông thôn ở nước ta năm 2005 là:
A. 73,1%.                          B. 74,2%.                       C. 75,8%.                        D. 79,2%.
Câu 45. Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc:
A. Tạo thị trường tiêu thụ.                                        B. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.                        D. Phát triển y tế, giáo dục ở miền núi.
Câu 46. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2000-2005 có sự chuyển dịch theo hướng:
A.  Lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
B.  Lao động ở khu vực ngoài nhà nước tăng.
C.  Lao động ở khu vực nhà nước tăng nhanh.
D.  Câu A và B đúng.
Câu 47. Năm 2005, cơ cấu lao động ở nước ta theo thành phần kinh tế Nhà nước, ngoài Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là:
A. 9,3%, 90,1%, 0,6%.                                            B. 9,5%, 88,9%, 1,6%.
C. 9,9%, 88,6%, 1,5%.                                            D. 9,5%, 89,4%, 1,1%.
Câu 48. Mặt hạn chế của việc sự dụng lao động ở nước ta hiện nay là:
A.  Năng suất lao động còn thấp.                                  B. Phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
C.Quỹ thời gian lao động chưa được sự dụng triệt để. D. Tất cả các ý trên.
Câu 49. Ý nào sau đây không đúng với tình trạng việc làm của nước ta ( 2005 )?
A.Tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%.
B.  Tính trung bình cả nước, tỉ lệ thiếu việc làm là 9,8%.
C.  Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%.
D.  Tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
Câu 50. Những năm qua, nước ta đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng: A.Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B.  Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
C.  Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
D.  Tất cả các ý trên.
Câu 51. Đô thị đầu tiên ở nước ta là:
A. Phú Xuân.                      B. Hội An                         C. Cổ Loa.                              D. Phố Hiến.
Câu 52. Thành Thăng Long xuất hiện vào thế kỉ:
A. IX.                                  B. X.                                  C. XI.                                     D. XII.
Câu 53. Các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến xuất hiện ở thế kỉ:
A. XVI-XVIII.                    B. XI-XVI.                         C. XVIII-XIX.                        D. XIX-XX.
Câu 54. Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:
A.Thương mại, du lịch.                                                   B. Hành chính, quân sự.     
C. Du lịch, công nghiệp.                                                  D. Công nghiệp, thương mại.
Câu 55. Ý nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A.Vào thời phong kiến, một số đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
B.  Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, các đô thị có sự thay đổi nhiều.
C.  Từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, đô thị gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có.
D.  Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có sự chuyển biến khá tích cực.
Câu 56. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm độ thị hóa ở nước ta? A.Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
B.  Trình độ đô thị hóa thấp.
C.  Tỉ lệ dân thành thị tăng.
D.  Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Câu 57. Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta năm 2005 là:
A.20,8%.                           B. 24,2%.                          C. 25,8%.                              D. 26,9%.
Câu 58. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân thành thị của nước ta:
A. Rất thấp.                       B. Thấp.                        C. Trung bình.                     D. Cao.
Câu 59. Số lượng đô thị Việt Nam ( 2006 ) là:
A. 398.                              B. 461.                          C. 597.                                  D. 689.
Câu 60. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất ở nước ta là:
A. Đồng  bằng sông Hồng.                       B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.             D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 61. Loại đô thị có số lượng nhiều nhất ở nước ta hiện nay là:
A.  Thành phố.                     B. Thị xã.                   C. Thị trấn.                       D. Câu A và B đúng.
Câu 62. Mạng lưới đô thị ở nước ta đang phân thành:
A.4 loại.                              B. 5 loại.                    C. 6 loại.                            D. 7 loại.
Câu 63. Đô thị loại đặc biệt ở nước ta hiện nay là:
A-Hà Nội.                                                             B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng.                                                          D. Câu A và B đúng.
Câu 64. Tính đến năm 2006, nước ta có mấy đô thị trực thuộc Trung ương?
A. 3.                         B. 4.                          C. 5.                               D. 6.
Câu 65. Đô thị nào sau đây của nước ta không trực thuộc Trung ương?
A.  Huế.                    B. Hải Phòng.           C. Đà Nẵng.                  D. Cần Thơ.
Câu 66. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là:
A.Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B.  Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí.
C.  Tăng trưởng kinh tế nhanh.
D.  Câu A và B đúng.
Câu 67. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A.Tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II.
B.  Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I.
C.  Tăng tỉ trọng của khu vực III, giảm tỉ trọng của khu vực II.
D.  Giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I.
Câu 68. Trong cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là:
A.  Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng,dịch vụ.
B.  Dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng.
C.  Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp.
D.  Nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng.
Câu 69. Năm 2005, tỉ trọng khu vực II ( công nghiệp-xây dựng ) trong GDP ở nước ta là:
A.  21%.                         B. 38%.                          C. 41%.                         D. 52%
Câu 70. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: A. Hội nhập nền kinh tế thế giới.
B.  Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C.  Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nhgiã.

D.  Mở rộng đầu tư ra nước ngoài. 







Xem thêm tại đây...
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang