Trắc nghiệm 10 - Chương VŨ TRỤ, CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

Câu 1. Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm:
            A. Các thiên thể, khí, bụi
            B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ
            C. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi
            D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó
Câu 2. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
            A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
            B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân hà
            C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên hà
            D. Trong mỗi Thiên hà có rất nhiều các hành tinh
Câu 3. Nguyên tử nguyên thủy theo thuyết Big Bang có đặc điểm là:
            A. Chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vô cùng nhỏ bé nhưng rất đậm đặc và có nhiệt độ cực kì cao
            B. Các vật chất chuyển động tự do về mọi hướng một cách dễ dàng
            C. Có nhiệt độ rất cao
            D. Chứa vô vàn các phân tử khí đậm đặc
Câu 4. Theo thuyết Big Bang, các ngôi sao và các Thiên hà trong Vũ Trụ được hình thành chủ yếu do tác động của lực:
            A. Hấp dẫn
            B. Ma sát
            C. Côriôlit
            D. Li tâm
Câu 5. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về hệ Mặt Trời:
            A. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng
            B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
            C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng
            D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay
Câu 6. Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng:
            A. Tròn
            B. Êlíp
            C. Không xác định
            D. Tất cả đều đúng
Câu 7. Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo quanh Mặt Trời là:
            A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
            B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh
            C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
            D. Thuận chiều kim đồng hồ
Câu 8. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng
            A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
            B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
            C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh
            D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh
Câu 9. Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:
            A. Kim Tinh, Trái Đất, Thủy Tinh, Hỏa Tinh
            B. Kim Tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất
            C. Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh
            D. Kim Tinh, Thủy Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh
Câu 10. Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là:
            A. Thủy Tinh
            B. KimTinh
            C. Hỏa Tinh
            D. Mộc Tinh
Câu 11. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
            A. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có kích thước nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
            B. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian tự quay quanh trục ngắn hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
            C. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có thời gian chuyển động quanh Mặt Trời  nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
            D. Các hành tinh thuộc kiểu Trái Đất có khối lượng nhỏ hơn so với các hành tinh kiểu Mộc Tinh
Câu 12. Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thủy Tinh là:
            A. Bằng nhau
            B. Dài gấp khoảng 3 lần
            C. Dài gấp khoảng 4 lần
            D. Ngắn hơn
Câu 13. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:
            A. 149,6 nghìn km
            B. 149,6 triệu km
            C. 149,6 tỉ km
            D. 140 triệu km
Câu 14. Trục tưởng tượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng xích đạo một góc:
            A. 900
            B. 600
            C. 660
            D. 66033’
Câu 15. Trục tưởng tượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng quĩ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc:
            A. 900
            B. 600
            C. 660
            D. 66033’
Câu 16. Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là:
            A. Thuận chiều kim đồng hồ
            B. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
            C. Ngược chiều kim đồng hồ
            D. Ý B và C đúng
Câu 17. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:
            A. Hai cực
            B. Hai chí tuyến
            C. Vòng cực
            D. Xích đạo
Câu 18. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:
            A. Một ngày đêm
            B. Một năm
            C. Một mùa
            D. Một tháng
Câu 19. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là:
            A. Vòng cực
            B. Chí tuyến
            C. Xích đạo
            D. Vĩ độ trung bình
Câu 20. Vận tốc tự quay của Trái Đất có đặc điểm:
            A. Lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về hai cực
            B. Tăng dần từ xích đạo về hai cực
            C. Lớn nhất ở chí tuyến
            D. Không đổi ở tất cả các vĩ tuyến
Câu 21. Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ:
            A. Giảm dần khi đến gần ngày 3  -  1 và tăng dần khi đến gần ngày 5  -  7
            B. Tăng dần khi đến gần ngày 3  -  1 và giảm dần khi đến gần ngày 5  -  7
            C. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo
            D. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3  -  1 và 5  -  7
Câu 22. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
            A. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật
            B. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật
            C. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất
            D. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất
Câu 23. Nguyên nhân khiến ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất là:
            A. Trái Đất hình cầu
            B. Trái Đất Tự quay
            C. Các tia sáng từ Mặt Trời chiếu song song
            D. Ý A và C đúng
Câu 24. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm:
            A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
            B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau
            C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn
            D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau
Câu 25. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: 
            A. Giờ địa phương tại một địa điểm bất kì luôn sớm hơn giờ múi tại địa điểm đó
            B. Các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ địa phương khác nhau
            C. Tại cùng thời điểm các địa điểm ở phía Đông có giờ địa phương sớm hơn so với phía Tây do Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông
            D. Tại mỗi quốc gia sẽ có vô số giờ địa phương khác nhau
Câu 26. Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:
            A. Múi giờ số 0
            B. Múi giờ số 1
            C. Múi giờ số 23
            D. Múi giờ số 7
 Câu 27. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
            A. Các địa phương nằm trong cùng múi giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi
            B. Để thuận lợi cho việc tính giờ địa phương, người ta chia đều bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến
            C. Việt Nam thuộc múi giờ số 7
            D. Giờ múi tại một địa điểm bất kì có thể sớm hơn hoặc muộn hơn giờ địa phương tại địa điểm đó
Câu 28. Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là:
            A. Trung Quốc
            B. Hoa Kì
            C. Nga
            D. Canađa
Câu 29. Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến:
            A. 1800
            B. 00
            C. 900Đ
            D. 900T
Câu 30. Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì:
            A. Tăng thêm một ngày lịch
            B. Lùi lại một ngày lịch
            C. Không cần thay đổi ngày lịch
            D. Tăng thêm hay lùi lại một ngày lịch là tùy qui định của mỗi quốc gia
Câu 31. Tại cùng một thời điểm nếu ở phía Tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28 tháng 2 năm 2008 thì ở phía Đông sẽ là ngày:
            A. 27 tháng 2
            B. 1 tháng 3
            C. 29 tháng 2
            D. 28 tháng 2
Câu 32. Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là:
            A. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông
            B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông và khi tự quay vận tốc góc giảm dần từ xích đạo về cực
            C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
            D. Tất cả các ý trên
Câu 33. Do tác động của lực Côriôlit nên ở bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng:
            A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động
            B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động
            C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động
            D. Về phía xích đạo
Câu 34. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
            A. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái
            B. Lực Côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc
            C. Lực Côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất
            D. Hướng gió Đông Bắc thổi đến nước ta vào mùa đông là do tác động của lực Côriôlit
Câu 35. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả:
            A. Sự luân phiên ngày đêm
            B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
            C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
            D. Ý A và B đúng
Câu 36. Chuyển động biểu kiến là:
            A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời
            B. Chuyển động thấy bằng mắt nhưng không thực có
            C. Chuyển động có thực của Mặt Trời
            D. Chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy
Câu 37. Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:
            A. Trái Đất tự quay quanh trục
            B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
            C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
            D. Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 38. Mặt Trời được gọi là lên thiên đỉnh tại một địa phương khi:
            A. Mặt Trời chiếu sáng vào buổi trưa ở mọi thời điểm trong năm
            B. Tia sáng Mặt Trời chiếu chếch so với tiếp tuyến của bề mặt đất ở địa phương đó
            C. Tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở địa phương đó
            D. Ý A và C đúng
Câu 39. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ xuất hiện ở bán cầu Bắc trong khoảng thời gian:
            A Từ 21  -  3 đến 22  -  6
            B. Từ 21  -  3 đến 23  -  9
            C. Từ 22  -  6 đến 23  -  9
            D. Từ 23  -  9 đến 22  -  12
Câu 40. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là:
            A. Chí tuyến Bắc
            B. Vòng cực Bắc
            C. 200B
            D. 230B
Câu 41. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là:
            A. Vòng cực
            B. Vùng nội chí tuyến
            C. Chí tuyến
            D. Vùng ngoại chí tuyến
Câu 42. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:
            A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
            B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
            C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
            D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 43. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
            A. Ở bán cầu Nam bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc
            B. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân
            C. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam
            D. Thời gian mùa đông ở cả hai bán cầu là như nhau
Câu 44. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại một địa điểm phụ thuộc nhiều vào:
            A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
            B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
            C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
            D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
Câu 45. Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là:
            A. Cực
            B. Xích đạo
            C. Vòng cực
            D. Chí tuyến
Câu 46. Từ ngày 23  -  9 đến ngày 21  -  3 mặc dù bán cầu Bắc nằm ở vị trí gần Mặt Trời hơn so với khoảng thời gian còn lại trong năm nhưng vẫn là nửa mùa lạnh do:
            A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với tốc độ nhanh hơn
            B. Chếch xa Mặt Trời nên có góc nhập xạ và diện được phơi ra ánh sáng nhỏ
            C. Nhận được góc nhập xạ nhỏ
            D. Thời gian ngày ngắn
Câu 47. Đường phân chia sáng tối chỉ trùng với trục Trái Đất vào ngày:
            A. 21  -  3 và 23  -  9
            B. 21  -  3 và 22  -  6
            C. 22  -  6 và 23  -  9
            D. 23  -  9 và 22  -  12
Câu 48. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
            A. Đường phân chia sáng tối chỉ trùng với trục tưởng tượng của Trái Đất vào ngày 21  -  3 và 23  -  9
            B. Đường phân chia sáng tối luôn vuông góc với tia sáng Mặt Trời
            C. Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ tuyến nào thì vĩ tuyến đó sẽ có thời gian ngày và đêm bằng nhau
            D. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì đường phân chia sáng tối sẽ ở sau cực của nửa cầu đó
Câu 49. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa là:
            A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc thay đổi
            B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm
            C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
            D. Trái Đất hình cầu
Câu 50. Trong khoảng thời gian từ 21  -  3 đến 23  -  9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do:
            A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ
            B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi
            C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời
            D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời
Câu 51. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
            A. Vĩ tuyến duy nhất trên Trái Đất có độ dài ngày và đêm quanh năm bằng nhau là đường xích đạo
            B. Càng xa xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều
            C. Từ vòng cực về phía cực quanh năm có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ

            D. Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng



Xem thêm tại đây...
Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang