Giúp giáo viên biên soạn đề thi trắc nghiệm môn Địa lý - ma trận đề.

Từ các đợt tập huấn, quá trình nghiên cứu, giảng dạy, ra đề trắc nghiệm môn Địa lý, tiến sĩ Phùng Thái Dương - Trưởng bộ môn Địa lý (Trường ĐH Đồng Tháp) - đã có những phân tích, làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề thi minh họa môn Địa lý.



Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm
- Theo thầy, với môn Địa lý, việc ra đề thi theo hướng trắc nghiệm khách quan có phải là một lựa chọn tốt?
Trắc nghiệm khách quan với Địa lý chủ yếu tập trung vào 4 phương án: Đúng-sai, chọn trả lời, ghép đôi và điền khuyết.  Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, không trùng đề giữa các thí sinh trong một phòng thi, việc chấm điểm do máy thực hiện hoàn toàn là hướng mà Bộ GD&ĐT đang hướng tới.
Có thể so sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan theo bảng sau:

So sánh câu hỏi/đề thi tự luận và trắc nghiệm khách quan
Nội dung
Mô tả
Tự luận
Trắc nghiệm khách quan
1. Tính giá trị
Đo lường và đánh giá được đúng điều cần đo
Thấp hơn
Cao hơn
2. Tính định lượng
Kết quả biểu diễn được bằng các số đo
Thấp hơn
Cao hơn
3. Tính kinh tế
Chi phí tiêu tốn cho việc biên tập, thử nghiệm và hoàn chỉnh
Tốn kém ít nếu xét trong thời gian ngắn
Nếu xét trong thời gian dài sẽ ít tốn kém hơn khi đã có ngân hàng câu hỏi
4. Độ tin cậy
Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện
Thấp hơn
Cao hơn
5. Đo năng lực nhận thức
Sự nhận thức của học sinh
Như nhau
6. Đo năng lực tư duy
Khả năng tư duy của học sinh
Như nhau
7. Đo kỹ năng, kỹ xảo
Kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của học sinh
Như nhau
8. Đo phẩm chất
Thể hiện phẩm chất của học sinh
Tốt hơn
Yếu hơn
9. Đo năng lực sáng tạo
Khả năng sáng tạo của học sinh
Tốt hơn
Yếu hơn
10. Độ phân hóa
Phân hóa được học sinh giỏi và kém
Thấp hơn
Cao hơn
11. Ra đề
Việc biên tập câu hỏi và đề thi
Dễ hơn
Khó hơn
12. Chấm điểm
Chấm thủ công hoặc tự động bằng máy tính
Thiếu chính xác và thiếu khách quan hơn do người chấm
Chính xác và khách quan hơn do máy chấm
13. Thích hợp và tính khả thi
Thực thi trong điều kiện đã cho
Quy mô nhỏ
Quy mô lớn
Qua bảng trên, nếu xét dựa vào 13 nội dung đưa ra thì rõ ràng trắc nghiệm khách quan nhiều ưu điểm hơn và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với tự luận. Đặc biệt nhất là kỳ thi THPT quốc gia với quy mô rộng lớn rất cần triển khai hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Rõ ràng với những so sánh trong bảng trên thì việc lựa chọn phương án thi trắc nghiệm khách quan cho kỳ thi THPT quốc là một lựa chọn tối ưu.
Điều quan trọng nhất ở đây là việc làm sao để biên soạn ngân hàng câu hỏi đủ lớn. Để làm được điều này, chúng ta cần phải đầu tư kinh phí tương đối lớn trong giai đoạn đầu. Khi ngân hàng câu hỏi được hoàn thiện, chi phí sẽ tốn ít hơn.
Khó khăn này sắp tới sẽ được giải quyết khi hiện tại Bộ GD&ĐT đang triển khai việc biên soạn, thử nghiệm ngân hàng câu hỏi và đề thi trong khắp tất cả các vùng miền trong cả nước nhằm tạo ra ngân hàng đủ lớn phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và những năm tiếp theo.
Giáo viên không thể dạy theo “chủ điểm”, học sinh không thể “học tủ”
- Bộ GD&ĐT đã sớm công bố đề thi minh họa các môn thi THPT quốc gia. Nhận định của thầy về đề thi minh họa môn Địa lý như thế nào?
Với 5 trang, môn Địa lý thuộc bài thi Khoa học xã hội với hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 50 phút. Nhìn chung có thể nhận thấy như sau:
Đề thi minh họa môn Địa lí có 30 câu lí thuyết (75%) và 10 câu thực hành (25%). Theo đó, câu hỏi lí thuyết nhằm vào tất cả kiến thức các phần trong chương trình môn Địa lí 12, phù hợp với khối lượng kiến thức của mỗi phần trong chương trình gồm: Địa lý tự nhiên 7 câu; Địa lý dân cư 3 câu; Địa lý kinh tế ngành 10 câu; Địa lý kinh tế vùng 10 câu; Câu hỏi kĩ năng 10 câu. Với cơ cấu và số lượng câu hỏi của đề minh hoạ nêu trên, rất phù hợp với thời gian làm bài 50 phút.
Câu hỏi kĩ năng nhằm vào các kĩ năng cơ bản của môn Địa lý 12: Đọc Atlat Địa lý Việt Nam, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê. Đề thi cho sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 đến 2016 (năm tới là 2017) trong khi làm bài thi.
Nhìn chung, đề thi đã bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Địa lý lớp 12, đảm bảo tính vừa sức của học sinh, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT hiện nay.
Trong đó, thấy rõ nhất ở đề minh hoạ đã đề cập đến những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà học sinh được học trong chương trình lớp 12; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, đề minh hoạ sử dụng số liệu thống kê được cập nhật mới nhất.
Trong đề Địa lý minh họa với mức độ dàn trải khắp chương trình địa lý 12, đảm bảo được tính kế thừa và phân hóa của đề thi THPT quốc gia năm 2016: 60% (24 câu), trong đó nhận biết 35% (14 câu), thông hiểu 25% (10 câu); Mức độ vận dụng (thấp, cao): 40%; trong đó vận dụng thấp 30% (12 câu), vận dụng cao 10% (4 câu).
Các câu hỏi của đề thi Địa lý được sắp xếp tuần tự từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao thuận tiện cho học sinh trong khi làm bài thi với mục tiêu khác nhau (chỉ thi tốt nghiệp, vừa thi tốt nghiệp vừa thi vào đại học, chỉ thi vào đại học).
Đề thi minh hoạ này nhìn chung đảm bảo được kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Địa lí, đồng thời giúp cho học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng (quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí và sử dụng số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat,..) và yêu cầu học sinh phải biết vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích các hiện tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư, lao động, kinh tế,môi trường, cuộc sống,…Từ đó giúp cho học sinh hình thành các năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
Sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ huy động những chuyên gia đầu ngành, thầy cô địa lý giỏi trong cả nước để tiến hành biên soạn, thử nghiệm câu hỏi, xây dựng đề thi, thử nghiệm, chỉnh sửa đề thi. Cuối cùng rà soát, lựa chọn vào ngân hàng câu hỏi thi.
Với việc làm này, giáo viên không thể dạy theo “chủ điểm”, học sinh cũng không thể “học tủ”. Do đó, từ bây giờ giáo viên, sinh viên phải làm quen dần với việc dạy, biên soạn và thi trắc nghiệm khách quan trong địa lý. Muốn làm được điều này, đòi hỏi chúng ta cần hiểu biết những nội dung cơ bản về đề thi trắc nghiệm khách quan và những điểm cần lưu ý trong biên soạn đề thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý.
Cần nắm rõ 4 mức độ nhận thức
- Theo thầy, giáo viên cần đặc biệt lưu ý điều gì để có thể biên soạn được câu hỏi Địa lý theo hình thức trắc nghiệm khách quan đảm bảo yêu cầu?
Nhìn chung các câu hỏi của đề thi địa lý minh họa được sắp xếp tăng dần theo 4 mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Ở mức độ nhận biết có thể coi là câu hỏi dễ, chỉ yêu cầu thí sinh tư duy đơn giản: ghi nhớ, tính toán, áp dụng công thức khái niệm, kiến thức sơ cấp, trực quan, không phức tạp và trừu tượng.
Ở mức độ hiểu và vận dụng thấp là câu hỏi trung bình: bước đầu phân tích, tổng hợp, áp dụng công thức tính toán 1 đến 2 bước, lập luận, giải thích mối quan hệ trực tiếp, kiến thức cơ bản, chưa phức tạp và trừu tượng quá.
Ở mức độ vận dụng cao là câu hỏi khó: đòi hỏi tư duy cao trong việc phân tích, đánh giá, tổng hợp và sự sáng tạo, kiến thức khá sâu sắc, trừu tượng và đòi hỏi tính toán, lời giải từ 2 bước trở lên.
Để việc biên soạn những câu hỏi tốt, chúng ta cần nắm rõ 4 mức độ nhận thức trên. Đây chính là cơ sở, tiền đề để biên soạn câu hỏi theo các cấp độ mà mình mong muốn từ đó thuận lợi hơn trong bố trí các câu hỏi bài thi nhằm đánh giá chính xác, công bằng cho tất cả học sinh.
Lưu ý khi xây dựng ma trận đề thi
- Để triển khai công tác biên soạn câu hỏi thi và đề thi, một trong những việc làm đầu tiên đó xây dựng ma trận đề thi. Thầy có chia sẻ gì với các giáo viên về nội dung này?
Có nhiều cách xây dựng ma trận đề thi, nhưng phải đảm bảo rằng ma trận đó phải có: đơn vị kiến thức là gì? Bố trí số câu, số điểm và tỉ lệ % trong ma trận đó ra sao?
Theo phương án chính thức thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017 kiến thức nằm trong khung chương trình địa lý 12 chúng ta có thể lượt khảo ma trận như sau:
Chủ đề
(đơn vị kiến thức)
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Tự nhiên Việt NamVị trí địa lýPhạm Vi Lãnh thổ………..………
Số câu7
Số điểm1,75

Tỉ lệ 17,5%
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
………………..Số câu….
Số điểm….

Tỉ lệ ……
2. Dân cư




Số câu, số điểm, tỉ lệ % tương tự như mục 1. Tự nhiên Việt Nam


3. Địa lý ngành Việt Nam
4. Địa lý vùng
5. Kỹ năng
5.1. Atlat
5.2. Biểu đồ
5.3. Bảng số liệu
…………………
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Như vậy tùy thuộc vào nội dung, mục đích kiểm tra, đối tượng kiểm tra mà ta xây dựng ma trận đề thi và đơn vị kiến thức sao cho hợp lý. Trong quá trình giảng dạy tại trường phổ thông chúng ta cũng có thể dễ dàng áp dụng ma trận trên trong việc kiểm tra để giúp học sinh quen dần, không còn bỡ ngỡ trong kỳ thi THPT sắp tới.
Sau khi xây dựng ma trận đề thi với đơn vị kiến thức, số lượng câu hỏi, số điểm và % tương ứng, chúng ta cần phải huy động một đội ngũ chuyên gia, nhà giáo, giảng viên giỏi để thực hiện việc biên soạn câu hỏi. Chúng ta có thể tiến hành phân công và quản lý theo mẫu tham khảo sau:
Stt
Họ và tên
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức

Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Nhóm 1-Nguyễn Văn A
-Trần Thị B
A.1.1.
B.2.1.
….
E.4.4.
…….


Quy định số câu tương ứng với mức độ nhận thức
Tổng số câu của nhóm 1
Nhóm 2……….……….……….……….……….….….
Nhóm n……….……….……….……….……….….….
Tiến hành mã hóa theo chủ đề, đơn vị kiến thức, cấp độ nhận thức như trên sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý các nhóm trong quá trình biên soạn cũng như ngân hàng câu hỏi sau khi biên soạn. Thứ tự các câu được đặt như sau: A.1.1.Câu 1…; A.1.1.Câu 2…; B.1.1.Câu 1…; E.1.1. Câu 1…;…
Việc biên soạn câu hỏi cần phải huy động nhiều người tham gia và được thực hiện theo quy trình. Trong quá trình biên soạn căn cứ vào số lượng người, nên phân chia mỗi người, mỗi nhóm với đơn vị kiến thức càng nhỏ càng tốt. Có như thế chúng ta mới có được một ngân hàng câu hỏi đủ lớn, điều này có ý nghĩa sống còn với hình thức trắc nghiệm khách quan. 

_______________





Xem thêm tại đây... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net
Lên đầu trang