Ôn thi môn Địa Lý THPT quốc gia 2017: Nắm vững kiến thức trong SGK

Giống như các môn thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT quốc gia 2017, cô Trần Khánh Trinh (giáo viên tổ sử-địa-GDCD Trường THPT Ngô Quyền, Đà Nẵng) cho rằng, nội dung đề thi môn địa lý dàn trải và bao quát toàn bộ kiến thức trong chương trình lớp 12. Vì vậy, để làm tốt bài thi môn này, trước hết học sinh phải nắm vững kiến thức sách giáo khoa (SGK).
địa lý


Đối với môn địa lý, một điểm đáng chú trọng là phải khắc sâu đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn khi chọn đáp án trắc nghiệm. 


Theo cô Trinh, học địa lý là phải thu thập kiến thức mỗi ngày. Học theo phương pháp cuốn chiếu. Nắm chắc từng bài học, ghi nhớ các chi tiết đặc trưng của từng vùng, miền. Học đến đâu ôn tập đến đó. Sau mỗi bài học cần củng cố kiến thức bằng cách làm nhiều câu hỏi liên quan đến kiến thức vừa học, để phát hiện hổng điểm nào thì bổ sung điểm đó. Sau khi nắm vững kiến thức từng bài thì làm càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm càng tốt. “Môn địa lý nếu nắm vững phương pháp học thì không khó, bởi các phần địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội đều rất rõ ràng”, cô Trinh nói.
Cô Trinh cho biết thêm, sau khi nắm vững kiến thức SGK, học sinh cũng cần có tư duy tổng hợp để xâu chuỗi kiến thức các phần. Cần tập luyện kỹ năng phân tích, nhận xét để nhìn nhận vấn đề, giải quyết câu hỏi. Biết đọc và phân tích Atlat là một lợi thế. Đối với các dạng biểu đồ, cần nắm các cụm từ đề dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào thì ta có thể liên tưởng ngay đến dạng biểu đồ đó. Ví dụ, nói đến cơ cấu thì có 2 loại biểu đồ, đó là biểu đồ miền (dành cho câu hỏi có số liệu 4 năm trở lên) và biểu đồ hình tròn (biểu diễn số năm ít hơn biểu đồ miền, chủ yếu là 2 năm). Nếu đề thi có câu hỏi gồm hai đơn vị và hai đại lượng khác nhau thì đó là biểu đồ hình cột có 2 trục tung, trường hợp câu hỏi gồm hai đơn vị và một đại lượng thì vẽ biểu đồ hình cột.
Tương tự, cô Trần Thị Huyền (giáo viên môn địa lý Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị) cho rằng, với bất cứ môn học nào cũng cần có sự nghiêm túc trong học tập và đặt mục tiêu rõ ràng. Cụ thể là phải nắm vững kiến thức trong SGK, có kỹ năng phân tích, nhận xét, tư duy tổng hợp vấn đề. Đối với môn địa lý, một điểm đáng chú trọng là phải khắc sâu đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn khi chọn đáp án trắc nghiệm. Nắm chắc kỹ năng phân tích dựa vào Atlat; tập thành thục các kỹ năng tính toán. Bên cạnh đó rèn luyện nhiều về kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ thông qua các cụm từ lời dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ. Ví dụ, câu hỏi có cụm từ lời dẫn nhắc đến cơ cấu thì dạng biểu đồ hình tròn; sự chuyển dịch là biểu đồ miền; liên quan đến tốc độ tăng trưởng thì sẽ có dạng biểu đồ đường biểu diễn…
Theo cô Huyền, với lượng kiến thức SGK, nếu nắm vững, học sinh có thể an tâm hoàn thành bài thi với trên mức điểm trung bình. Để đạt được điểm cao hơn, ngoài kỹ năng phân tích, tổng hợp, các em cần thu thập thêm các kiến thức thực tế, kiến thức mới thông qua các nguồn tư liệu như sách, báo, ti vi… Tập làm nhiều đề thi trắc nghiệm từ cấp độ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng để có được kết quả tốt.
“Vào giai đoạn nước rút, các em cần sơ đồ hóa kiến thức thông qua tư duy tổng hợp nhằm củng cố kiến thức đã học và bổ sung thêm lượng kiến thức còn hổng. Điểm cần chú ý nữa là với hình thức thi trắc nghiệm, các em không nên học tủ mà cần bao quát được kiến thức SGK lớp 12”, cô Huyền khuyên.
Theo giaoduc.edu.vn

Xem thêm: 
1. Máy rang cafe giá rẻ 
2. Máy xay cafe giá rẻ 
3. Cà phê nguyên chất sạch 100% 
4. Cafe làm đẹp 
5. Túi thơm cafe 
6. Cafe cho người ăn CHAY.HLT 
- Xem thêm tại đây... 
Sưu tầm bởi www.HLT.vn
Lên đầu trang