Đề thi thử môn địa lý THPT - Mã đề 007

Câu 1. Đặc điểm nào về vị trí địa lí không phải là thuận lợi của nước ta?
A.  Cửa ngõ ra biển của các nước Đông dương và Đông Bắc Thái Lan.
B.   Đầu cầu xâm nhập vào vùng Vân Nam Trung Quốc.
C.   Đảm bảo việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dễ dàng.
D.  Mở rộng quan hệ giao thông và ngoại thương với nhiều nước.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với địa hình nước ta?
A.  Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
B.  Có sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ. 
C.  Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 
D.  Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người.
Câu 3. Phương hướng để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta là 
A. xây dựng hệ thống thuỷ lợi hợp lí.
B.   thay đổi cơ cấu giống cây trồng.
C.   áp dụng biện pháp kĩ thuật canh tác tiên tiến.
D.  thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
Câu 4. Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua 
A. cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
B.   cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
C.   cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế.
D.  cơ cấu dân số theo giới tính.
Câu 5. Cây công nghiệp nào sau đây không thích hợp trồng ở vùng Tây Nguyên?

A. Cao su.                    
B. Cà phê.                    
C. Hồ tiêu.                    
D. Dừa.
Câu 6. Các mỏ crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng là tài nguyên có giá trị nổi bật cho phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                          
B. Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.                                             
D. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 7. Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta tập trung chủ yếu trên  
A. hệ thống sông Mê Kông, sông Đồng Nai.
B.  hệ thống sông Xê Xan, sông Xrê Póc.
C.  hệ thống sông Mã, sông Cả.
D.  hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai.
Câu 8. Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông
Nam Bộ, vấn đề quan trọng cần quan tâm là
A.  cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
B.   thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.
C.   thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng. 
D.  phát triển thủy lợi kết hợp với thủy điện. 
Câu 9. Vùng kinh tế nào sau đây chiếm 1/5 diện tích rừng phòng hộ của cả nước?
A. Đông Nam Bộ.                                              
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                    
D. Tây Nguyên.
Câu 10. Biểu hiện nào sau đây không nói lên sự phong phú của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?
A. Có hơn 30 vườn quốc gia.                             
B. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau. 
C. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.        
D. Nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản. 
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng nào có nhiều tỉnh với GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng?
A. Đồng bằng sông Hồng.                                 
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.                                               
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng giá trị sản xuất công nghiệp là bao nhiêu?
A.  dưới 9 nghìn tỉ đồng.     
B. từ 9-40 nghìn tỉ đồng. 
C. từ trên 40-120 nghìn tỉ đồng.                         
D. trên 120 nghì tỉ đồng.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, biểu đồ GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc và phía Nam phân theo khu vực kinh tế được xếp theo thứ tự về tỉ trọng từ cao xuống thấp là A. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông lâm thủy sản.
B.  nông lâm thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
C.  dịch vụ, Nông lâm thủy sản, công nghiệp và xây dựng.
D.  công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, nông lâm thủy sản.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc?
A. Tây Côn Lĩnh.             
B. Phu Luông.           
C. Kiều Liêu Ti.          
D. Pu Tha Ca.
Câu 15. Gió mùa mùa Đông hoạt động ở khu vực Bắc Trung Bộ có đặc điểm là
A. hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.       
B. hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và ẩm.
C. hướng Đông Nam, tính chất lạnh và khô.      
D. hướng Đông Nam, tính chất lạnh và ẩm. 
Câu 16. Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng
A. 
đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
B.   chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia súc.
C.   phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
D.  khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 17. Tỉ lệ lao động thiếu việc làmnông thôn nước ta cao là do 
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.   
B.   các ngành phi nông nghiệp kém phát triển.
C.   có nhiều làng nghề thủ công truyền thống.
D.  xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Câu 18. Sản xuất lương thực ở nước ta phát triển không phải là do
A. đất trồng thích hợp.                                        
B. khí hậu đa dạng.
C. nguồn nước dồi dào.                                       
D. địa hình đa dạng.
Câu 19. Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để phát triển ngành thủy sản của nước ta?
A.  Dịch vụ thủy sản, chế biến thủy sản ngày càng mở rộng.
B.  Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng.
C.  Nhu cầu thị trường các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng.
D.  Phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá chậm đổi mới.
Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành là do
A.  nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. 
B.   tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C.   quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D.  đất nước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A.  Sản lượng thủy sản lớn nhất nước.
B.  Diện tích mặt nước tự nhiên rộng.
C.  Công nghệ chế biến từng bước phát triển.
D.  Sản phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ.
Câu 22. Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2013
Năm
2000
2005
2010
2013
Tổng số dân (triệu người)
77,6
82,4
86,9
89,7
Số dân thành thị (triệu người)
18,7
22,3
26,5
28,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) 
Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng số dân và số dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 - 2013?
A.  Số dân thành thị tăng liên tục qua giai đoạn trên.
B.   Tổng số dân tăng không liên tục qua giai đoạn trên.
C.   Số dân thành thị tăng nhanh hơn tổng số dân.
D.  Tổng số dân tăng liên tục qua giai đoạn trên.
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng về điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có các đồng cỏ rộng lớn trên cao nguyên Mộc Châu. 
B. Sự phong phú của hoa màu lương thực.
C.   Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu biến động. 
D.  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ thích hợp.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Khai thác than đá và cơ khí.                    
B. Khai thác than đá và than nâu.
C. Khai thác than đá và luyện kim màu.      
D. Cơ khí và chế biến nông sản. 
Câu 25. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không phải là nơi
A.  có đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi.
B.   có mùa mưa chậm dần sang thu đông.
C.   có thời tiết nhiều biến động, mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D.  có địa hình bờ biển đa dạng, đồng bằng mở rộng. 
Câu 26. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên vùng đồi núi phân hóa Đông - Tây rất phức tạp chủ yếu do tác động của
A. gió mùa và độ cao địa hình.                        
B. độ cao địa hình và vị trí địa lí.
C. vị trí địa lí và hướng các dãy núi.  
D. hướng các dãy núi và gió mùa. 
Câu 27. Giải pháp nào không đúng khi giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn? 
A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.                   
B. Đa dạng hóa các ngành nghề.
C. Đẩy mạnh chính sách phát triển dân số.     
D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Câu 28. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
A. trình độ thâm canh.                                     
B. điều kiện về địa hình.
C. đặc điểm về đất đai và khí hậu.                  
D. truyền thống sản xuất của dân cư.
Câu 29. Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện để thúc đẩy việc xây dựng các bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên?
A.  Mùa khô kéo dài, thiếu nước.                     
B.  Cung cấp điện cho các vùng lân cận.
C.  Tiềm năng du lịch và nuôi trồng thủy sản. 
D.  Nguồn lao động có chất lượng khá cao.
Câu 30. Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo? A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B.  Tránh khai thác quá mức các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
C.  Cấm sử dụng phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
D.  Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
Câu 31. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực II ở Đồng bằng sông Hồng là 
A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B.   gắn việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
C.   chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ.
D.  đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao.
Câu 32. Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. giải quyết vấn đề thủy lợi.                         
B. bảo vệ rừng ngập mặn.
C. khai thác hợp lí nguồn lợi từ biển.             
D. quy hoạch vùng nuôi trồng hải sản. 
Câu 33. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA NĂM
2000 VÀ NĂM 2013
 (Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm
Tổng số

Chia ra

Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
129,1
101,1
24,9
3,1
2013
540,2
396,7
135,2
8,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2013, Nhà xuất bản Thống kê 2014)
Nhận xét nào sau đây đúng với xu hướng phát triển của ngành trồng trọt?
A.  Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm.
B.   Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng.
C.   Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.
D.  Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất và không thay đổi.
Câu 34. Điểm nào sau đây không đúng của ngành bưu chính nước ta hiện nay?
A. Chủ yếu mang tính phục vụ.                       
B. Sử dụng nhiều tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
C. Mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.          
D. Thiếu lao động trình độ cao.
Câu 35. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 
A. số tỉnh, thành phố ít nhất.                            
B. số dân đông nhất.
C. ít thành phố trực thuộc Trung ương nhất.    
D. diện tích nhỏ nhất.
Câu 36. Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO
THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 1990-2013
Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 1990-2013?
A.  Tỉ lệ dân thành thị tăng, nhưng còn châm.
B.   Tỉ lệ dân nông thôn đã giảm, nhưng vẫn chiếm đa số.
C.   Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, tỉ lệ dân nông thôn giảm chậm.
D.  Dân thành thị tăng 12,7% (1990-2013), dân nông thôn giảm 12,7% (1990-2013).
Câu 37. Các ngành công nghiệp có khả năng phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là
A.                 khai khoáng, vật liệu xây dựng, dệt may, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
B.                 khai khoáng, hóa chất, cơ khí, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
C.                 khai khoáng, vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông, lâm, hải sản.
D.                 khai khoáng, vật liệu xây dựng, năng lượng, cơ khí, chế biến nông, lâm, hải sản. 
Câu 38. Biểu hiện cho thấy nước ta đang khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới không phải
A. cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.                     
B. tính mùa vụ được khai thác tốt.
C. xuất hiện nhiều nông sản mới. 
D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. 
Câu 39. Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chênh lệch lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta ?
A.                 Ở Huế, lượng mưa và lượng bốc hơi cao nhất.
B.                 Huế có lượng mưa cao nhất, thấp nhất là ở Hà Nội.
C.                 Ở Hà Nội, có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp nhất.
D.                 Lượng bốc hơi ở thành phố Hồ chí Minh cao nhất, thấp nhất là ở Hà Nội. 
Câu 40. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1993-2014
 (Đơn vị: %)
Năm
Tổng diện tích đất
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất thổ cư

Đất chưa sử dụng

1993
100
22,2
30,0
5,6
42,2
2005
100
28,4
43,6
6,0
22,0
2014
100
30,9
47,9
7,9
13,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện cơ cấu các loại đất tự nhiên của nước ta qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường.                                                 
B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.                                                      
D. Biểu đồ tròn.  

Sưu tầm từ bạn THÁI
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 007
Bôi đen trong khung bảng để hiện đáp án.
Chỉ để tham khảo
Câu sai các bạn comment dưới để mình sửa lại nhé.
THANKs

1. C
2. D
3. A
4. B
5. D
6. C
7. D
8. C
9. B
10. C
11. B
12. B
13. D
14. B
15. B
16. A
17. B
18. D
19. D
20. C
21. D
22. B
23. C
24. A
25.
26. D
27. C
28. C
29. D
30. D
31. B
32. A
33. B
34. B
35. B
36. C
37. C
38. C
39. A
40. D


- Xem thêm tại đây - Sưu tầm bởi www.HLT.vn
Lên đầu trang