Một số vấn đề mang tính toàn cầu

L
ỚP 11 - Bài 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
Câu 1. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia.                                      B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.                            D. chủ yếu ở châu Phi  và Mỹ - la – tinh.
Câu 2. Các nước đang phát triển hiện nay chiếm khoảng
A. 70% dân số và 80% số dân tăng hàng năm của thế giới.
B. 75% dân số và 85% số dân tăng hàng năm của thế giới.
C. 80% dân số và 90% số dân tăng hàng năm của thế giới
D. 80% dân số và 95% số dân tăng hàng năm của thế giới.
Câu 3. Bùng nổ dân số không gây ra sức ép nặng nề đối với
A. tài nguyên môi trường.                                               B. phát triển kinh tế.
C. chất lượng cuộc sống.                                       D. biến đổi khí hậu.
Câu 4. Sự già hóa dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia.                                      B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.                            D. chủ yếu ở châu Phi.
Câu 5. Hiện tượng già hóa dân số không biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp.                     B. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng tăng.          D. Tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
Câu 6. Hiện tượng già hóa dân số không gây ra hậu quả kinh tế - xã hội nào sau đây?
A. Thiếu hụt nguồn lao động                                 B. Trả lương hưu bảo đảm cuộc sống.
C. Nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi.               D. Thừa nguồn lao động bổ sung.
Câu 7. Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ.
B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển.
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu.
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…
Câu 8. Lượng khí thải tăng nhanh trong khí quyển sẽ  
A. làm
Trái Đất nóng lên.                                                B. gây ra mưa axit.
C. làm thủng tầng ôdôn.                                        D. gây Ô nhiễm nguồn nước.
Câu 9. Trong vòng 100 năm trở lại đây nhiệt độ Trái Đất nóng lên thêm khoảng
A. 0,60C.                                                               B. 1,40C.
C. 5,80C.                                                               D. 6,00C.
Câu 10. Nhiệt độ trên Trái Đất tăng nhanh không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Băng tan ở hai cực.                                           B. Tầng ôdôn mỏng dần
C. Thời tiết thay đổi thất thường.                                    D. Nước biển dâng cao.
Câu 11. Tầng ôdôn bị thủng không gây ra hậu quả nào đối với đời sống trên Trái Đất?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.                           B. Ảnh hưởng đến mùa màng.
C. Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh.                             D. Ảnh hưởng đến mực nước biển.
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển, đại dương
A. chất thải công nghiệp và chất thải sinh họat chưa được xử lý đổ ra sông, hồ
B. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
C. thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng 
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…
Câu 13. Hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. thiếu nước ngọt cho sinh hoạt                                    B. ảnh hưởng đến sức khỏe con người
C. Mất cân bằng sinh thái.                                              D. suy giảm nguồn thủy hải sản.
Câu 14. Biện pháp hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương là
A. Giảm lượng CO2 trong sản xuất và sinh hoạt.   
B. Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.
C. Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt.     
D. Xử lí chất thải trước khi thải ra sông hồ.
Câu 15. Sự suy giảm đa dạng sinh vật không làm mất đi
A. các nguồn gen di truyền.                                   B. nhiều loài sinh vật.
C. các nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh.            D. nguồn nhiên liệu cho sản xuất
Câu 16. Loài động vật ở nước ta trên thực tế đã bị tuyệt chủng là
A. bò tót.                                                              B. voi.
C. vượn tay trắng                                                  D. heo rừng.
Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm sự đa dạng sinh học là do
A. cháy rừng         nghiêm trọng.                                   B. các loại thiên tai.
C. khai thác quá mức.                                            D. đấu tranh sinh tồn.
Câu 18. Giải pháp có ý nghĩa thiết thực để bảo vệ môi trường là
A. giảm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.
B. đẩy mạnh giáo dục môi trường cho dân cư
C. đổi mới nâng cao trình độ khai thác sản xuất
D. phối hợp với các nước trên thế giới để bảo vệ môi trường
Câu 19. Mối đe dọa nào không trực tiếp gây mất ổn định, hòa bình thế giới?
A. Xung đột sắc tộc.                                              B. Xung đột tôn giáo. 
C. Hoạt động kinh tế ngầm.                                   D. Khủng bố.
Câu 20. Hình thức khủng bố được cho là nguy hiểm nhất mà các phần tử khủng bố đã làm là
A. sát hại thủ lĩnh chính trị.                         B. uy hiếp, bắt cóc con tin.

C. huấn luyện và sử dụng lính đánh thuê.    D.sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ.


Lên đầu trang