Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lý 11- Khái quát nền kinh tế xã hội thế giới

Tài liệu ôn tập học sinh giỏi địa lý lớp 11

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ LỚP 11

 

PHẦN KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI

iDiaLy.com

 

Địa lí lớp 11-Phần khái quát nền kinh tế xã hội thế giới là phần kiến thức rất quan trọng giúp học sinh tổng quan được những nét cơ bản của nền kinh tế thế giới, là nền tảng cho học sinh học phần địa lí khu vực và quốc gia trên thế giới.

Để giúp giáo viên dạy ôn học sinh giỏi và giúp học sinh ôn tập, tự học tốt hơn, iDiaLy.com xin giới thiệu tài liệu chuyên đề “Hướng dẫn trả lời câu hỏi Địa lí lớp 11-Phần khái quát nền kinh tế xã hội thế giới” sơ bộ quy trình xử lí các dạng câu hỏi khó và cơ bản của phần kiến thức này.

          Trong phần khái quát nền kinh tế xã hội thế giới, toàn bộ kiến thức cơ bản và nâng cao tập trung vào 5 nội dung sau:

- Đặc điểm chung của nền kinh tế thế giới

- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

- Một số vấn đề của khu vực và châu lục: Châu Phi, Mĩ La Tinh, Tây Nam Á và Trung Á

 

Hướng dẫn cụ thể trả lời các câu hỏi Địa lí lớp 11

Phần khái quát nền kinh tế xã hội thế giới

 

Câu 1.Trình bày các đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề nào.

a. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay.

- Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.

- Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại.

-Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh.

- Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.

- Phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới.

b. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề sau:

- Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.

- Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

 

Câu 2.

          Trình bày những đặc trưng biểu hiện của cuộc CMKH và CN hiện đại. Phân tích tác động của cuộc CMKH và CN hiện đại tới nền KT – XH thế giới.

a. Đặc trưng.

- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

- Dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.

- Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT – XH.

b. Biểu hiện.

- Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh…

- Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, gốm tổng hợp, sợi thủy tinh…).

- Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (…).

- Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin.

c. Tác động.

* Tích cực.

- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trước đây sức sản xuất của con người chủ yếu là lao động thể lực, ngày nay người máy dần thay thế sức lao động con người.

- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (…) có tác dụng giảm nguyên liệu, năng lượng, không gian sản xuất, lao động...tạo ra các sản phẩm nhiều hàm lượng KHKT.

- Làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm.

- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, gắn bó chặt chẽ với nhau.

* Tiêu cực.

- Ỉ lại vào máy móc.

- Tình trạng mệt nhọc, căng thẳng hoặc phát sinh bệnh nghề nghiệp…

- Sự ra đời của các loại vũ khí nguy hiểm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông…

- Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo.

 iDiaLy.com

Câu 3.

          Nền kinh tế tri thức là gì? Nêu đặc điểm và điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức. Hãy nêu phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới.

 

Câu 4.

          Toàn cầu hóa là gì? Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới? Nêu các biểu hiện chủ yếu, hệ quả tất yếu và nguyên nhân xuất hiện.

a. Khái niệm toàn cầu hóa.

- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học…trong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.

b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì:

- Xuất phát từ nhu cầu bản thân mỗi quốc gia, muốn tăng tiềm lực phát triển kinh tế cần phải có sự liên kết.

- Do sự tác động của cuộc CMKHKT hiện đại.

- Do những vấn đề mang tính toàn cầu.

c. Biểu hiện.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

d. Hệ quả.

- Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

e. Nguyên nhân.

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

- Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới.

- Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, GTVT và việc ứng dụng nó.

- Để giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh dịch…).

 iDiaLy.com

Câu 5.

          Bản chất của toàn cầu hóa là gì. Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa như thế nào? Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo. Phân tích tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.

a. Bản chất của toàn cầu hóa.

- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

b. Khác nhau.

Toàn cầu hóa là giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóa, nhưng khác với quốc tế hóa là toàn cầu hóa làm cho các mối liên kết giữa các quốc gia, dân tộc tăng lên chưa từng có cả về chiều sâu và bề rộng, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, tác động đến mọi quốc gia, khu vực trên thế giới…

c. Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo vì:

Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.

d. Tác động của toàn cầu hóa tới nền kinh tế - xã hội nước ta.

          Toàn cầu hóa vừa mang lại thời cơ vừa tạo ra thách thức đối với KT – XH nước ta.

* Thời cơ:

- Mở rộng thị trường XK hàng hóa.

- Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.

- Tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Thách thức.

- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh.

- Sự phân hóa giàu – nghèo gia tăng.

- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, KT – XH…mang tính toàn cầu.

- Trình độ quản lí kinh tế nhìn chung còn yếu.

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả…

 

 

 

Câu 6.

          Tại sao nói: “Hợp tác và đấu tranh là hai xu thế chính của quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay”. Tại sao nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh với các nước trong khu vực trong việc phát triển kinh tế?

a. Hợp tác và đấu tranh.

* Hợp tác:

- Cùng phát triển KT - XH trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.

- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.

- Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.

- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.

* Đấu tranh:

- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường Q.tế.

- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:

- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.

- Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.

 

Câu 7.

          Ngày – tháng – năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Khi trở thành thành viên chính thức của WTO Việt Nam gặp phải những thời cơ và thách thức gì?

a. Thời gian.

- 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO.

b. Thời cơ.

- Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Có nhiều cơ hội tiếp nhận trang thiết bị.

- Mở cửa tạo điều kiện phát huy nội lực.

- Có sự phân công lao động mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

c. Thách thức.

- Thực trạng nền kinh tế còn lạc hậu so với khu vực và thế giới.

- Trình độ quản lí kinh tế còn thấp.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

- Sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả.

Câu 8.

          Thế nào là khu vực hóa kinh tế và hệ quả của nó. Chứng minh xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh. Chứng minh rằng Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.

a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.

- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

b. Hệ quả.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.

- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.

c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.

- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

+ Liên minh Châu Âu (EU).

+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:

+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.

+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.

d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.

* Năm 2009:

- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).

- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.

- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.

- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.

- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).

* Năm 2010:

- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.

- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.


-----------------


Toàn cầu hóa

+ tác động toàn cầu hóa:

-       Thế giới chiến tranh lạnh chia rẽ thế giới thành những cánh đồng riêng lẻ, được bao bọc những bức tường dày khó xuyên qua được. để lay chuyển thay đổi chúng ta liên lạc với nhau trong lề lối đầu tư và cách thức tìm hiểu thế giới. ngày nay không còn khái niệm thế giới thứ nhất thứ hai hay thứ ba nữa mà chỉ còn thế giới phát triển nhanh và thế giới phát triển chậm . sự thay đổi đó tóm gọn trong 3 khía cạnh : dân chủ hóa công nghệ, dân chủ hóa tài chính và dân chủ hóa thông tin.

-       Nhưng toàn cầu hóa không phải không có mặt trái ví dụ: toàn cầu hóa về kinh tế sẽ kéo theo toàn cầu hóa về văn hóa độc hại và chúng ta cần ngăn chặn việc toàn cầu hóa văn hóa độc hại này.

-       Rõ ràng cuộc CMKH công nghệ đến thế giới này có tầm ảnh hưởng rộng lớn. nhưng chúng ta còn cần xét đến một yếu tố quan trọng nữa đó là trí thức. Nền  kinh tế  tri thức sớm muộn sẽ thay thế nền kinh tế lao động cổ xưa. Ngày nay chúng ta đang sống trong trong hình thái xã hội sau công nghiệp với các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin…

? Việt Nam có cơ hội và thách thức gì khi gia nhập WTO ?

+ Cơ hội:

     Mở rộng thị trường , được hưởng quyền ưu đãi và hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi sang các nước thành viên khác trong WTO.

     Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài

     Tiếp nhận và đổi mới công nghệ, thiết bị

     Tạo điều kiện phát huy nội lực.

     Tạo điều kiện hình thành phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Thách thức:

     Nền kinh tế nước ta hiện nay còn có nhiều mặt lạc hậu so với khu vực trên thế giới

     Trình độ quản lí còn thấp

     Sự chuyển dịch kinh tế còn chậm

     Sử dụng các nguồn vốn còn kém hiệu quả.

Cuộc CMKH công nghệ hiện đại

     Nguồn gốc : 

-       Do yêu cầu của cuộc sống con người, cụ thể là yêu cầu cuả kĩ thuật và sx trở thành động lực và nguồn gốc sâu xa dẫn đến cuộc CM công nghiệp TK XVIII – XIX và cuộc CM KHKT hiện nay.

-       Khi bước sang nền sx hiện đại, do bùng nổ về dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, trong khi đó nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần, những công cụ sx mớ có kĩ thuật cao những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới được đặt ra ngày càng bức thiết.

-       Do yêu cấu các cuộc chiến tranh phải nghiên cứu  cải tiến vũ khí, sang tạo ra vũ khí hủy diệt lớn hơn.

-       Những thành tựu về CMKHKT cuối thế kỉ XIX đầu XX đã tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cuộc cách mạng KHKT lần thứ hai của nhân loại.

     Nội dung: 

-       Diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản : Toán, Lí, Hóa, Sinh học tạo ra cơ sở lý thuyết cho các ngành KH khác.

-       Nghiên cứu phát minh ra nhiều ngành mới : khoa học vũ trụ, điều khiển học…

-       Tập trung nghiên cứu giải quyết những bức thiết nhằm d0a1p ứng cuộc sống trên các phương hướng tự động hóa và thay đổi điều kiện lao động của con người, nâng cao năng suất lao động.

-       Tìm nguồn năng lượng mới, vật liệu mới những công cụ mới, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, chinh phục vũ trụ …

=> cuộc CMKH công nghệ xuất hiện từ cuối  thế kỉ XX đấu thế kỉ XXI.

-       Phát triển mạnh bốn công nghệ trụ cột: sinh học, năng lượng, vật liệu, thông tin.

-       Công nghệ sinh học : tạo ra các giống mới không có trong tự nhiên, tạo ra những bước tiến quang trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh.

-       Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới có tính năng đặc biệt như vật liệu composite, vật liệu siêu dẫn, vật liệu nano..

-       Công nghệ năng lượng : sử sụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới như hạt nhân, mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt, sinh học ….

-       Công nghệ thông tin: tạo ra các vi mạch điện tử, chip điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp quang .. nâng cao năng lực của con người  trong truyền tải, xử lí  và lưu trữ thông tin. Nối mạng toàn cầu internet năm 1989 ( số người sử dụng internet năm 2006 là 1,1 tỉ người gấp 2 lần năm 2000, gấp 1100 lần 1993)

    ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CMKH  CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI PĐẾN KT – XH THẾ GIỚI:

+ Làm tăng sức mạnh của lực lượng sản xuất

+ Làm xuất hiện nhiều ngành nghề kinh tế mới có hàm lương kĩ thuật cao :  công nghệ gen, sx vật liệu mới, các dịch vụ bảo hiểm, viễn thông…..

+ Làm thay đổi cơ cấu lao động , tỉ lệ người làm việc bằng trí óc trực tiếp tạo ra sản phẩm ngày càng cao: các lập trình viên, nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy vi tính…

+ Làm phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu.

    Kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp( KT thị trường) sang nền kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật cao, công nghệ cao gọi là nền kinh tế tri thức.

     so sánh 3 nền kinh tế NN, CN, Tri thức:

Nền kinh tế

Nông nghiệp

Công nghiệp

Tri thức

Công nghệ chủ yếu

Sử dụng các vật nuôi, cơ  giới hóa đơn giản

Cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, chuyên môn hóa.

Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

Ngành kinh tế chủ yếu 

Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư ngiệp

Công nghiệp và dịch vụ

Dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế cần nhiều tri thức ( ngân hàng, tài chính, bảo hiểm….)

Thành phần lao động chủ yếu

Nông dân, ngư dân

Công nhân

Công nhân trí thức, kĩ thuật viên

Tỉ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

< 10%

> 30%

>80 %

Tầm quan trọng của giáo dục

Nhỏ

Lớn

Rất lớn

Vai trò của công nghệ thông tin và thông tin

Không lớn

Lớn

Quyết định

 


 ---------HLT.vn---------------
 iDiaLy.com  - Tài liệu , videos địa lý miễn phí 
- Kênh youtube.idialy.com
- Kênh tiktok.idialy.com
- Nhóm: nhom.idialy.com - group.idialy.com - iDiaLy.HLT.vn
- Trang: trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - DiaLy.HLT.vn
- Webiste/app: idialy.com
-------------------------------HLT.vn-----------------------
Lop4.idialy.com - Lop4.HLT.vn
Lop6.idialy.com - Lop6.HLT.vn
Lop7.idialy.com - Lop7.HLT.vn
Lop8.idialy.com - Lop8.HLT.vn
Lop9.idialy.com - Lop9.HLT.vn
Lop10.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop11.idialy.com - Lop10.HLT.vn
Lop12.idialy.com - Lop10.HLT.vn
------------HLT.vn--------------
giaoan.idialy.com - giaoan.HLT.vn
tracnghiem.idialy.com
bieudo.idialy.com
atlat.idialy.com
tinhtoan.idialy.com
sodotuduy.idialy.com
dethi.idialy.com

--------Môn khác----------
Các bạn cũng co thể tham khảo các môn khác tại đây:
-Anh văn: anhvan.HLT.vn
-Toán học: toanhoc.HLT.vn
-Vật lý: vatly.HLT.vn
-Hóa học: hoahoc.HLT.vn
-Sinh học: sinhhoc.HLT.vn
-Ngữ văn: nguvan.HLT.vn
-Lịch sử: lichsu.HLT.vn
-GDCD: gdcd.HLT.vn
-Tin học: tinhoc.HLT.vn

---------Quảng cáo----------
HLT.vn kính chào quý khách.
Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:
- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.
- Bán trả góp máy PHA cà phê.
- Cho thuê  máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v..
- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.
- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi 
- Cho mượn máy xay cà phê pha phin. 
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc 
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.
- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...
- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.
- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.
- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.
- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.
Website/app: HLT.vn 
Liên hệ/zalo: 0979.789.285
www.HLT.vn/chothue
Lên đầu trang