HLT.vn - iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Đêm tháng năm (5) chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười (10) chưa cười đã tối

Đêm tháng năm (5) chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười (10) chưa cười đã tối


Trong bài 6 “Hệ quả Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời(Địa Lý 10)                 khi nói về hệ quả Ngày đêm dài ngắn, ta có câu:

"Đêm tháng năm (5) chưa nằm đã sáng;
                 Ngày tháng mười (10) chưa cười đã tối."


           Giải thích

Ta biết các cụ thường dùng âm lịch - như khi nói về giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 ai cũng biết đó là ngày âm lịch (không phải theo dương lịch) năm nay 31/3/2012 là ngày giỗ tổ. (còn năm 2011 giỗ tổ vào ngày 23/4/2011)
Nên tháng 5 âm lịch rơi vào khoảng tháng 6, tháng 7 dương lịch,
                 Cụ thể tháng 5 âm lịch năm 2011 là vào khoảng từ 2/6 - 30/6 dương lịch và năm 2012 là vào khoảng từ 19/6 đến 18/7.

           + Mà vào ngày 22/6 dương lịch, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Chí Tuyến Bắc (Vĩ độ 23027’B). Khi đó có ngày dài nhất ở khu vực Bắc Bán Cầu.
             Ngày dài hơn đêm và càng về cực thì ngày càng dài.
      Ở Vòng cực 66033’ B trở lên Cực (900B) có hiện tượng ngày dài 24 giờ trong suốt mùa hè.
             Nên miền Bắc Việt Nam gần chí tuyến Bắc sẽ có ngày dài hơn đêm.
      Vì thế đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng - nghĩa là đêm ngắn. Và như vậy thì ngày sẽ dài.

              + Tháng 10 âm lịch rơi vào  khoảng tháng 11, hay tháng 12 dương lịch.
                                 Cụ thể tháng 10 âm lịch năm 2011 là vào khoảng từ 27/10 đến 24/ 11.
                                 Còn năm 2012 thì rơi vào khoảng 14/11 đến 12/12 .
           Mà từ ngày 23/9 trở đi Mặt Trời di chuyển biểu kiến về phía Nam Bán Cầu,
           khi đó Bắc bán cầu đang đi dần từ thu qua đông. Nên ngày ngắn hơn đêm (nhiệt độ cũng hạ thấp xuống). Nghĩa là đêm sẽ dài.
Nên: Ngày tháng 10 chưa cười đã tối - nghĩa là ngày ngắn.ngày ngắn thì đêm dài.

        _ Câu này chỉ đúng ở Bắc Bán Cầu nhưng với Nam Bán cầu thì không đúng,
          (Nam Bán Cầu thì ngược lại, phải nói là: Đêm tháng 5 nằm hoài vẫn chưa thấy sáng)

              _Câu này cũng không đúng ở Xích đạo - nơi ngày và đêm luôn dài bằng nhau.

               Miền Nam gần Xích đạo hơn nên độ chênh lệch ngày dài đêm ngắn không nhiều chưa tới 1 tiếng. (khoảng trên 30 phút ) Vì thế miền Nam hiện tượng ngày dài đêm ngắn hay ngược lại ngày ngắn đêm dài ít thấy rõ như ở miền Bắc.

Xem hình chứng minh bên dưới:  







Tài liệu Địa Lý miễn phí.
idialy.HLT.vn - dialy.HLT.vn - lop10.idialy.com - lop11.idialy.com -lop12.idialy.com
Ca dao - tục ngữ Tài liệu tham khảo Tin tức
Lên đầu trang